. .

 

CURSILLO VIETNAM AU CHAU


Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc lành và nối kết chúng con nên một trong Tình Yêu Bao La của NGƯỜI *** Kính chúc quý anh chị và các bạn bước vào Mùa Phụng Vụ mới 2022-2023 tràn đầy Hồng ân, dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và an bình***Website CURSILLO - Việt Nam - ÂU CHÂU***

 


 

 

 

GIỜ CẦU NGUYỆN
KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
(3 giờ chiều)


Một Trăm Chuyện Tích
CHUỖI HẠT MÂN CÔI


Kinh Mừng Thánh Giuse

Thánh Ca Tháng Mân Côi 2021
Nguyễn Hồng Ân

Tài Liệu Của Phong Trào
CURSILLO

Sứ điệp Mùa Chay năm 2020
Của ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

Thông Điệp
Của ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC PARIS



Bài Hát Cầu Nguyện
Trong Mùa Dịch Covid 19



Duyên Thơ
(Thơ)


 

Những Vần Thơ Mùa Thu
(Thơ Xướng Họa)


Nguyện Chúa Thương Con
(Nhạc Đức Nguyên)


Cành Hoa Dâng Mẹ
(Nhạc Đức Nguyên)


Vidéo Kỷ Niệm 25 Năm
Ngày Thành Lập Phong Trào Cursillo Việt Nam - ÂU CHÂU
1993 - 2018


Tình Lộ Đức
(Thơ N.C.)


 

 


CẦU NGUYỆN
CHÚC MỪNG-PHÂN ƯU-CẢM TẠ

Xin mời vào đọc Tin cập nhật:

dangchua.html

 


Trường Huấn luyện:

Trường Huấn luyện được họp vào mỗi Chúa nhật thứ hai hàng tháng từ 14h30 - 16h30 tại Giáo Xứ Việt Nam PARIS. Tháng 7 & Tháng 8 cùng các trường hợp ngoại lệ sẽ được thông báo riêng.

ULTREYA:

Ultreya được tổ chức vào mỗi Chúa nhật thứ 4 hàng tháng từ 14h30 - 16h30 tại Giáo xứ Việt Nam PARIS. Tháng 7 & Tháng 8 cùng các trường hợp ngoại lệ sẽ có thông báo riêng.

 

 

SINH HOẠT HÀNG THÁNG

Sau thời kỳ COVID hoành hành, cho đến nay mọi sinh hoạt của Trường Huấn Luyện và Ultreya đã trở lại bình thường.




Thông tấn xã CÔNG GIÁO  
Giáo xứ Việt Nam PARIS 
Tuyên úy đoàn C.G.V.N. tại Pháp 
Trung tâm P.T. CURSILLO Mỹ Quốc 
P.T. CURSILLO Ngành V.N. Tổng Giáo phận LOS ANGELES - Mỹ Quốc  
Cursillo-Liên nhóm Đức Quốc 
Ca đoàn GARGES - SARCELLES 
Cursillo-Nhóm TEREXA 


 

PHONG TRÀO CURSILLO
Ngành Việt Nam ÂU CHÂU

WebSites:         
1- http://cursillo.free.fr

2- http://cursillovnau.free.fr

Email: BAN-ĐIỀU-HÀNH          
mduongn@gmail.com

- Thư từ, bài viết gửi đăng trong Bản tin xin Qúy anh chị gửi qua địa chỉ email của Ban Báo chí (phương tiện tốt nhât):
cursillo.vn.auchau@gmail.com

-Thư từ, Bài viết hoặc Ý kiến đóng góp trang web, xin gửi về anh Nguyễn Đức Thiệp, người vận hành trang web:
nguyenducthiep@gmail.com

Tài chính ủng hộ Phong Trào, trên chèque xin đề :

Mission Catholique Vietnamienne
(Xin Qúy anh chị ghi thêm chữ "CURSILLO" trên bì thư).

 


 

PHÒNG NGHE THÁNH CA

TẬP HÁT
 


Xin mời các anh chị vào

 





THIÊN SỨ BÁO TIN CHO GIUSE

Trong khi Tin Mừng Luca trình bày việc truyền tin cho Đức Maria, thì Thánh sử Mathêu lại đề cập đến biến cố truyền tin cho Thánh Giuse, và vì thế mọi viễn tượng đều thay đổi. Nơi Mathêu, Thánh Giuse, "con vua Đavit" (c.20b), người đưa Đức Giêsu vào dòng dõi Đavit, mới là khuôn mặt chính yếu chứ không phải Đức Maria. Trình thuật Mathêu chất chứa cả một loạt hành động được thực hiện từ trong giấc mộng… Các chi tiết trình thuật của Mathêu được chọn lọc cách phù hợp và hoàn hảo nơi lời sấm ngôn.

Thánh sử Mathêu muốn ám chỉ về lời tiên tri "Chúa ở cùng chúng ta" của ngôn sứ Isaia : "Tất cả sự việc nầy xảy ra để Lời Thiên Chúa, qua miệng lưỡi của vị ngôn sứ, được thực hiện : "Này đây Trinh Nữ sẽ mang thai, hạ sinh một con trai và người ta sẽ gọi tên Người là Emmanuen, nghĩa là : Thiên Chúa ở cùng chúng ta".

"Giuse, chồng bà, vì là người công chính và không muốn tố giác bà" : Sự "công chính" của Thánh Giuse hệ tại chỗ nào ? Vấn đề ở đây là "sự công chính tôn giáo", sự công chính đòi hỏi Thánh Giuse tôn trọng công trình Thiên Chúa nơi Đức Maria và không cho phép ông đoạt lấy công lao của một hành động thần linh : Thánh Giuse nghĩ rằng mình không được quyền đem về nhà Đấng mà Giavê đã dành riêng cho Ngài. Trước mầu nhiệm ấy, Thánh Giuse muốn rút lui kín đáo và vì tế nhị đối với Thiên Chúa, ngài cẩn thận không muốn tiết lộ mầu nhiệm thần linh nơi Đức Maria. Thánh Giuse phản ứng như hết thảy mọi kẻ công chính trong Thánh Kinh trước việc Thiên Chúa can thiệp vào đời họ : Như Môsê cởi giày trước bụi gai rực cháy; như Isaia khiếp đảm trước sự xuất hiện của Vị Thiên Chúa ba lần thánh; như bà Elisabeth tự hỏi tại sao mình lại được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm ?

Một luận cứ xác nhận khác là chính lời thiên sứ (c.20-21), nếu được hiểu đúng nghĩa. Cách dịch hay nhất có lẽ là như thế này : "Hỡi Giuse, con vua Đavít, đừng sợ đem Maria về nhà làm vợ, vì quả thật, thai sinh nơi bà là công trình của Thánh Thần, nhưng bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông sẽ đặt tên là Giêsu; vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội lỗi".

"Emmanuen", thánh sử Mathêu không cố ý nêu ra một danh xưng mới của Đấng Thiên Sai. Như vậy, qua Đức Giêsu, Thiên Chúa sẽ hiện diện giữa Dân Ngài để cứu giải họ. Lời minh hứa long trọng của Chúa Kitô vinh hiển : "Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (28,20), đánh dấu việc thể hiện hoàn toàn lời loan báo trên. Tin Mừng Mathêu mở đầu và kết thúc với ý tưởng : Thiên Chúa đã hiện diện tích cực với nhân loại trong Con Người Đức Giêsu.

Thánh Giuse im lặng, Thánh Kinh không ghi lại một lời nào của ngài, một người dù sao cũng là con cháu vua Đavit và đã làm cho Đức Giêsu cũng phụ thuộc vào dòng dõi Đavit. Sự "công chính" của Thánh Giuse chính là ý thức của ngài về Thiên Chúa, là sự tôn trọng của ngài đối với mầu nhiệm và thánh ý Thiên Chúa. .
"Emmanuen : Thiên Chúa ở cùng chúng ta". Sở dĩ Thiên Chúa ở với chúng ta là để cứu chuộc chúng ta. Sự hiện diện của Người trong cuộc đời của mỗi người là nguồn bình an hoan lạc lớn lao nhất. Ngày nay, Đức Giêsu là "Emmanuen" đối với chúng ta hơn bao giờ hết, vì sau cuộc khổ nạn và biến cố phục sinh, Ngài đoan hứa ở cùng nhân loại mỗi ngày cho đến tận thế. .

Lm. Giuse Trần Anh Dũng

Đại Hội ULTREYA ngày 22/12/2024
Mùa Vọng và Kiên nhẫn

Ngày Chúa quang lâm (trích thư thánh Giacôbê 5, 7-11)
7 Thưa anh em, xin anh em cứ kiên nhẫn cho tới ngày Chúa quang lâm. Kìa xem nhà nông, họ kiên nhẫn chờ đợi cho đất trổ sinh hoa màu quý giá : họ phải đợi cả mưa đầu mùa lẫn mưa cuối mùa.
8 Anh em cũng vậy, hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa quang lâm đã gần tới.
9 Thưa anh em, anh em đừng phàn nàn kêu trách lẫn nhau, để khỏi bị xét xử. Kìa Vị Thẩm Phán đang đứng ngoài cửa.
10 Thưa anh em, về sức chịu đựng và lòng kiên nhẫn, anh em hãy noi gương các ngôn sứ là những vị đã nói nhân danh Chúa.
11 Kìa xem: chúng ta tuyên bố: phúc thay những kẻ đã có lòng kiên trì! Anh em đã nghe nói đến lòng kiên trì của ông Gióp và đã thấy mục đích Chúa nhắm, vì Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.

Mùa Vọng trở lại hàng năm, anh chị em có thấy có sự gì nhàm chán không ?
- Nếu có, muốn thoát khỏi sự nhàm chán thì xin chia sẻ kinh nghiệm.
- Nếu không, xin anh chị cho biết cảm nghĩ, suy tư, việc làm trong nội tâm hay ngoài xã hội để anh chị không thể cảm thấy nhàm chán.
- Thánh Giacobê nói về « Ngày Chúa quang lâm », anh chị có suy nghĩ thế nào về ngày ấy ?
- Theo ý tưởng của 5 câu của đọan Kinh thánh trên, xin anh chị chia sẻ kinh nghiệm bản thân, ngay trong đời sống hàng ngày.
Chờ đợi Đấng Cứu Thế : Chờ đợi đòi hỏi sự KIÊN NHẪN. Người Do Thái vẫn chờ đợi Đấng Messia. Còn ta, người Công Giáo, ta đang chờ đợi gì mà phải kiên nhẫn mãi, lại còn lập đi lập lại mỗi năm ?

De Colores
Ban Thông Tin Liên Lạc
Phong trào CURSILLO Việt Nam ÂU CHÂU.

TRỞ LẠI VỚI CỘNG ĐOÀN

“Tám ngày sau, các môn đệ lại có mặt trong nhà, có cả Tôma ở đó với các ông!”.
“Không có cộng đoàn thì khó tìm được Chúa Giêsu!” - Phanxicô.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa lễ kính thánh Tôma tông đồ cho thấy - theo Đức Thánh Cha Phanxicô - cách tốt nhất, nhanh nhất để gặp lại Chúa Giêsu là ‘trở lại với cộng đoàn!’.
Tin Mừng cho biết, khi Chúa Giêsu hiện ra chiều ngày Phục Sinh, Tôma không có mặt ở đó. Thật thú vị, tên của anh có nghĩa “Đi đi mô!”. Vậy mà, “Tám ngày sau, các môn đệ lại có mặt trong nhà, có cả Tôma ở đó với các ông!”, Chúa Giêsu đã hiện ra với họ...

Xin mời vào đọc toàn bộ bài viết ===>

Hình Ảnh Hai Khóa CURSILLO 39 & 40

De Colores
Ban Thông Tin Liên Lạc
Phong trào CURSILLO Việt Nam ÂU CHÂU

Tôi đã tham dự khóa Cursilo …
Bài của một tân CURSILLISTA khóa 40

Đã nhiều năm rồi, tôi có nghe qua loa phong trào Cursilo nhưng không để ý mấy, những năm gần đây tôi thường ̣được sinh hoạt với Anh trưởng Cursilo và đã nhiều lần Anh mời tôi nên tham dự, nhưng tôi vẫn từ chối vì không có thời gian...
Vậy tại sao khóa này lại có mặt tôi?
Vâng! Chỉ vì cách sống đức tin của Anh, tuy tuổi đã ngoài 80, vậy mà tinh thần phục vụ của Anh rất hăng say, trẻ trung, toả sáng đức mến, nên tôi muốn đáp lại lời mời gọi của Anh.
Đã có lần Anh chia sẻ cái duyên Anh đến tham dự Cursilo, từ đó đã đổi mới đời sống đức tin của Anh như thế nào? Ngày Cursilo đã đến, vào một buổi chiều thứ năm với bầu trời rất đẹp, nóng ấm của mùa hè tháng tám Paris.Tôi trong trạng thái bình an thoải mái đến nơi tĩnh tâm.
Tôi đã đi nhiều lần tĩnh tâm trong im lặng với cộng đoàn địa phận pháp, với việt nam, nhưng ̣đây là lần đầu tiên, tôi tham dự một khoá vừa dài, vừa trang trọng như thế này.
Điều tôi biết chắc chắn là tôi sẽ được sống 3 ngày trong tâm tình cầu nguyện, với bí tích hòa giải, tham dự Thánh Lễ mỗi ngày, chầu Thánh Thể…Nên lòng tôi rất vui và an bình, tôi mong đến ngày được tham dự. Và ngày ấy đã đến !!!
Cái duyên đầu tiên, là lúc đến nhận phòng, tôi ở với một bạn trẻ hơn tôi cả hơn 10 tuổi chưa bao giờ quen biết. Cảm nhận đầu tiên là thấy mến phục có những người trẻ quyết định lựa chọn những chương trình tĩnh tâm để tham dự. Chúng tôi rất vui vẻ với nhau sau đó còn chia sẻ trò chuyện với nhau rất hợp, đây cũng là hồng ân đầu tiên tôi nhận được, tôi tạ ơn Chúa.
Rồi chúng tôi được các cursillitas tiếp đón phục vụ rất ân cần, tận tình, làm cho chúng tôi mến phục quá đổi. Chương trình bắt đầu tiếp nối từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác. Tôi nhận thấy sự hy sinh của ban tổ chức, một tinh thần phục vụ cao cả.
Những giây phút lắng đọng để nghe những bài suy niệm, giúp tôi trở về với Chúa, ở lại trong Chúa, và xin Chúa ở lại trong tôi.
Những chia sẻ qua các chứng từ, làm đánh động tâm hồn mỗi người, chúng tôi tìm thấy được hình ảnh mình trong đó, riêng tôi tìm thấy được sự can đảm chỗi dậy của một người khi đã nhận được ân sủng, cố gắng bước theo lời mời gọi của Chúa, để phục vụ Giáo Hội, yêu mến Giáo Hội cho dù bị bao khó khăn trắc trở, cho dù Giáo Hội còn nhiều khiếm khuyết.
Tôi nghĩ rằng, nếu mỗi người công giáo có đức tin trưởng thành, sống một đời sống yêu thương, bác ái, bình an, phục vụ theo khả năng và hồng ân Chúa ban, thì nhất định tất cả các môi trường chúng ta sống sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng nếu muốn có một đời sống vui, bình an, phục vụ, thì cần có một đức tin trưởng thành. Thế nhưng, vốn liếng của quá trình học giáo lý để lãnh nhận các phép bí tích, thì không đủ nuôi dưỡng đời sống đạo cho một người trưởng thành, nếu người này không nhờ ơn Chúa, để làm phát triển đời sống đức tin cho bản thân. Vì vậy nhiều lúc một người đã trưởng thành nhưng lại sống với một đức tin của trẻ con, thì không thể phù hợp, chúng ta sẽ gặp lấn cấn trên hai mặt “sùng đạo và sống đạo”.
Qua hai ngày đầu, tôi đã xác nhận rằng đây chính là một chương trình cần thiết cho mỗi người công giáo ở tuổi trưởng thành.
Tôi cảm nghiệm được những điểm này là nhờ đời sống cầu nguyện và thực hành đời sống yêu thương tha thứ, nhưng vẫn chưa đủ, ở thời buổi văn minh hôm nay, cái gì cũng đòi hỏi dẫn chứng với lý thuyết và lý lẽ. Nhất là các phụ huynh ao ước muốn giáo dục con cái lớn lên trong đức tin, phải trả lời những câu hỏi thực tế sâu sắc của các con, đồng thời hướng dẫn các con sống đời sống thiêng liêng cao thượng.
Vậy nên, với kinh nghiệm của tôi, tôi chia sẻ và cũng ước mong, chúng ta cứ mạnh dạn siêng năng bước tới giai đoạn học hỏi, để có một nền tảng giáo lý vững vàng, từ đó chúng ta có thể đáp ứng được trước những nhu cầu gia đình, cộng đoàn và xã hội hôm nay và tương lai.
Như trong đoạn thư của Thánh Phao lô (1Cr 13,11-13) « Khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con, nhưng khi tôi đã thành người lớn, thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con. Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi hiểu biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi. Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến ».
Ba ngày tôi say sưa nghe ngóng học hỏi các đề tài, các chứng từ thật tuyệt vời. Và các văn bản giáo lý công giáo cũng được học hỏi, để dẫn đến một tiến trình rất chặt chẽ từ học đạo, sùng đạo, tới sống đạo. Nội dung của chương trình rất hay và ý nghĩa, trong vòng 3 ngày, tôi được sống những giai đoạn quan trọng thời Chúa Giêsu như chặng đàng Thánh Giá, buổi tiệc ly và còn nhiều nữa…
Lẽ dĩ nhiên là còn nhiều chi tiết nữa mà tôi không thể dài dòng chia sẻ hết được, chỉ có thể cảm nghiệm và nói như Nathanael nói với anh mình “Hãy đến mà xem”
Cuối cùng, tôi hân hoan vui mừng tạ ơn Thiên Chúa với Mẹ Maria, đã soi sáng cho có những khóa học Cursilo, để có cơ hội cho dân Chúa học hỏi,sùng đạo, và sống đạo một cách tốt đẹp nhất.
Nguyện xin Thiên Chúa luôn chúc lành cho phong trào, mãi bền vững lớn mạnh qua sự gìn giữ của Mẹ Maria và Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.
Paris, ngày 14/09/2024 Khóa sinh Maria Hoa Phượng.

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ PHONG TRÀO CURSILLO

Phong trào Cursillo là một phong trào của Giáo Hội, được thành lập năm 1949 tại Majorca (Tây Ban Nha) từ sự thao thức của ông Eduardo Bonnín Aguiló, một giáo dân trong địa phận của Đức Cha Juan Hervas. Vào thời kỳ đó, ông Bonnin đã nhận thấy rằng thế giới trần gian đang quay lưng đối nghịch với Chúa Kitô và Giáo Hội. Những vị sáng lập PT Cursillo đã xác tín sâu xa rằng cuộc sống dần dần hết có tính cách Kitô-giáo, và sở dĩ có tình trạng này là vì ảnh hưởng của Kitô-giáo trên cuộc sống hầu như đã không còn nữa, ngay cả trong các giới được mệnh danh là Kitô-hữu. Tình trạng nói trên vẫn xảy ra trong xã hội ngày nay, có thể mỗi người chúng ta cũng linh cảm rồi đây những thế hệ con cháu mai sau sẽ rơi vào tình trạng như vậy. Đó là thách đố chung của những người công giáo.
Để đương đầu với thách đố này, PT Cursillo đã tổ chức những khóa học cuối tuần, dành cho những người trưởng thành, có một đời sống đạo và có kinh nghiệm về cuộc sống, để những người này tìm ra giải đáp cho thách đố nói trên, trong hoàn cảnh môi trường của họ. Những khóa học này mang lại kết quả rất khả quan và hết sức hấp dẫn, nên Phong Trào đã nhanh chóng phát triển trên khắp thế giới. Ngày nay người ta ước lượng có hơn 6 triệu người đã tham dự khóa Cursillo. PT Cursillo được du nhập vào VN năm 1967 do những quân nhân Phi Luật Tân, nhưng đã ngưng hoạt động trong nước từ năm 1975. Ở Âu châu, từ năm 1993 cho tới nay, phong trào Cursillo VN đã có 38 khóa hội học được tổ chức. Đặc biệt bốn khóa đầu tiên đã hân hạnh được Đức cố hồng y P.X. Nguyễn Văn Thuận đến giúp linh hướng khóa học. Chính ngài đã tham dự khóa 13 năm 1967 tại Manila, Phi Luật Tân.
Riêng tại Âu Châu (Pháp, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ,…) đã có nhiều linh mục và nam nữ tu sĩ tham dự khóa Cursillo. Nhiều người lầm tưởng đi dự một khóa Cursillo sẽ bị gò bó trong một đoàn thể. Chúng tôi xin thưa: Cursillo chỉ là một phong trào, một nếp sống, không phải là một đoàn thể, nên các sinh hoạt đều tự nguyện và linh động. Do đó, những người đang sinh hoạt trong các hội đoàn, đoàn thể, các giáo lý viên, ... sau khi dự khóa, sẽ trở về sinh hoạt lại trong môi trường của mình một cách hữu hiệu hơn.
Phong Trào Cursillo là gì ? - Đó là một phong trào của Giáo hội mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên bố là « do Thiên Chúa linh ứng hầu mang Tin Mừng đến cho thời đại chúng ta » (Đại hội Ultreya Phong trào Cursillo Quốc Tế tại Roma năm 2000).
Tham dự một khóa học Cursillo để làm gì ? *Để học hỏi lại những điều căn bản nhờ đó sẽ trở nên Kitô-hữu đích thực bằng cách sống chứng nhân * Được cảm nhận sâu xa niềm khao khát Thiên Chúa và nhận diện Ngài mỗi ngày trong đời sống. * Nhìn Giáo Hội như một nhiệm tích của sự cứu độ cho mọi người chứ không phải như một định chế thuộc về, hay dành cho, những người có đặc quyền để họ tự cứu. (Trong buổi tiếp kiến chiều ngày 30/04/2015 dành cho bảy ngàn thành viên Phong trào Cursillo Âu châu tham dự cuộc gặp gỡ Ultreya ở Đại thính đường Phaolô 6 ở nội thành Vatican, ĐTC Phanxicô ghi nhận rằng “Phương pháp truyền giáo của Phong trào Cursillo nảy sinh từ ước muốn làm bạn với Chúa Kiô, và từ đó nảy sinh tình bạn với anh chị em... Nhờ xác tín đó, hàng ngàn người trên thế giới đã được giúp đỡ để tăng trưởng trong đời sống đức tin…”.).
Tôi đang tích cực trong một cộng đoàn, có phải là một trở ngại cho công việc tông đồ tôi đang làm không ? - Không, trái lại tôi sẽ là Men nồng hơn và là Muối mặn hơn bằng lối sống mới để làm chứng nhân cho Tin Mừng trong các môi trường tôi đang sống.
Phần lớn tham dự viên nhận định rằng khóa ba ngày Cursillo là một kinh nghiệm đầy cảm động sâu xa, lưu lại một dấu ấn không phai trong quãng đời còn lại của họ.

De Colores
Ban Thông Tin Liên Lạc
Phong trào CURSILLO Việt Nam ÂU CHÂU

Tiếng Hát Tự Con Tim

« …Biết mấy lúc chúng ta đi trong cuộc sống mọi ngày đã gặp Ngài, nhưng chẳng biết Ngài. Ấy những lúc mắt ta không trông không thấy được Ngài, trong những kẻ nghèo đói… ».
Trên đây là tiểu khúc một bài Thánh ca quen thuộc mà các Ca đoàn thường hát vào dịp lễ Phục sinh : bài « Trên đường Em-mau ». Với tôi, bài hát này mang một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời …
Ngày ấy, khi kết thúc một thời cắp sách tới trường là tấm bằng tốt nghiệp đại học với bảng điểm tối ưu, tôi vui mừng chờ đón một tương lai tươi sáng...
Tuy nhiên, khi cầm tờ đơn xin việc làm với bản "sơ yếu lý lịch" và tấm bằng tốt nghiệp đại hoc đi khắp nơi khắp chốn, tôi chỉ nhận được những lời từ chối lịch sự hoặc những cái lắc đầu lạnh nhạt. Có ông giám đốc một hãng nọ nhìn tôi qua cặp kính đeo trễ dưới mũi, ề à nói: " Ở đây chúng tôi chỉ nhận người trông trẻ và lao động khuân vác hàng mà thôi, với bằng cấp của anh thì không có chỗ. À mà cho tôi hỏi, gia đình anh có chú bác, cô dì hoặc người thân làm việc trong chính phủ không ?". Tôi lắc đầu và nói: "Không, bố tôi mất sớm, gia đình tôi làm ăn chân chất, không có ai làm việc trong chính quyền !". Ông giám đốc cười khẩy và lịch sự chào tạm biệt...Đúng là cái thời buổi mà:

Bằng cấp đành cài nơi xó bếp
An lòng, yên phận kiếp cu li...

Vào một sáng Chúa nhật, tôi lững thững bước xuống đường đi đến Nhà thờ (như một thói quen của mỗi sáng Chúa nhật) với những bước chân vô định như kẻ mộng du. Đường phố đông đúc người qua lại, tiếng chim hót líu lo trên tán lá, hàng cây xel lẫn tiếng cười đùa của bày em nhỏ đang vui chơi trong vườn với muôn hoa khoe sắc thắm. Những cảnh sắc ấy với tôi giờ đây chỉ là vô nghĩa bởi vì người ta thường nói : Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ…ngẫm ra đúng thật !...

Xin mời vào đọc toàn bộ bài viết ===>