CURSILLO VIETNAM AU CHAU

 

 

Triều kiến : « Chúa Giêsu, Thầy dạy cầu nguyện « cho tất cả chúng ta »
« Kinh Lậy Cha », loạt Bài giáo lý mới (bản dịch toàn văn) .

DÉCEMBRE 05, 2018 16:20 HÉLÈNE GINABAT - AUDIENCE GÉNÉRALE, PAPE FRANÇOIS


Triều kiến chung ngày 05/12/2018

Chúa Giêsu, Đức Giáo Hoàng giải thích, « trở thành Thầy dạy các môn đệ của Người cầu nguyện, và chắc chắn Người cũng muốn là Thầy dạy cho tất cả chúng ta » : « Người đến chính là để giới thiệu chúng ta vào mối quan hệ với Chúa Cha ».  
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bắt đầu chuỗi Bài giáo lý mới về « Kinh Lậy Cha », hôm thứ tư 05/12/2018, trong buổi triều kiến chung được diễn ra tại Đại Giảng Đường Phaolô VI, trước hàng ngàn khách hành hương và tín hữu đến từ toàn thể nước Ý và trên thế giới.
Các môn đệ « nhìn thấy Chúa Giêsu cầu nguyện và các ông đã muốn học cầu nguyện », Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhân mạnh. Quả thế, « trong cách cầu nguyện của Người, cũng đã chứa đựng một mầu nhiệm, một cái gì chắc chắc đã không lọt khỏi những con mắt của các môn đệ Người ».
Bình giảng lời cầu xin của các môn đệ với Chúa Giêsu « Xin Thầy dạy chúng con cầu nguyện », Đức Giáo Hoàng đã khuyến khích những ai đã cầu nguyện « có khi từ nhiều năm rồi » cũng hãy luôn học hỏi và ngài đã chỉ rõ điều kiện tiên quyết để cầu nguyện : « Bước đầu để cầu nguyện, là phải khiêm nhường, đến với Chúa Cha và thưa với Người : « Xin Chúa đoái nhìn con, con là kẻ tội lỗi, con yếu đuối, con xấu xa ». « Điều này luôn bắt đầu bằng lòng khiêm nhường và Chúa sẽ lắng nghe », ngài nhấn mạnh. « Cầu nguyện khiêm nhường được Chúa nhậm lời ».  
Sau đây là bản dịch toàn văn Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bằng tiếng Ý.
HG
Bài giáo lý của  Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Thân chào Quý Anh Chị Em !
Hôm nay, chúng ta bắt đầu một chu kỳ bài giáo lý về « Kinh Lậy Cha ».
Các sách  Phúc Âm đã kể lại cho chúng ta những nhình ảnh rất sống động của Chúa Giêsu như con người của cầu nguyện : Chúa Giêsu cầu nguyện. Mặc dù tính khẩn cấp của sứ vụ của Người và tất cả ai cũng khẩn khoản đòi hỏi Người, Chúa Giêsu vẫn cảm thấy có nhu cầu lánh ra xa để một mình cầu nguyện. Phúc Âm theo thánh Macô kể chi tiết này ngay từ trang đầu của sứ vụ công cộng Chúa Giêsu (x. Mc 1, 35). Ngày khai trương của  Chúa Giêsu tại Capharnaum đã chấm dứt một cách huy hoàng. Sau khi mặt trời lặn, vô số người bệnh đã đến trước cửa nơi Chúa Giêsu cư ngụ : Đấng Mêsia giảng dạy và chữa lành. Những lời tiên tri cổ và những đợi chờ của nhiều người đang đau khổ đã được thực hiện ; Chúa Giêsu là Thiên Chúa gần kề, Thiên Chúa giải thoát chúng ta. Nhưng đám đông này còn nhỏ nếu đem so sánh với bao đám đông khác kéo tới chung quanh đấng Ngôn Sứ thành Nazareth ; đôi lúc, đó là những cử tọa đại dương và Chúa Giêsu là trung tâm của tất cả, Đấng được các dân mong đợi, mục đích của niềm hy vọng của Israel.
Và tuy thế, Người cũng đã tách ra được : Người không là con tin của những người từ nay đã tôn vinh Người như là Đấng « Lãnh Đạo » của họ. Có một mối nguy cho những nhà « lãnh đạo » là quá bám lấy thiên hạ, không biết giữ khoảng cách. Chúa Giêsu đã nhận thấy và đã không trở thành con tin của quần chúng. Ngay từ đêm đầu tiên tại Capharnaum, Người đã chứng tỏ Người là một Đấng Mêsia độc đáo. Cuối đêm đó, khi bình minh chưa ló dạng, các môn đệ đã đi tìm Người, nhưng không tìm thấy. Người ở đâu rồi ?  Cho đến lúc ông Phêrô cuối cùng đã tìm thấy Người trong một nơi hẻo lánh, hoàn toàn bị thu hút trong cầu nguyện. Ông thưa với Người : « Mọi người đang tìm Thầy đấy » (Mc 1,37). Lời thốt lên này có vẻ là biểu hiện một sự tiến cử thành công, bằng chứng sự thành công tốt đẹp của một sứ vụ.
Nhưng Chúa Giêsu phán với những người đi theo Người là Người phải đi nơi khác ; vấn đề  không phải là quần chúng đi tìm Người mà là Người đi tìm người khác. Bởi thế, Người không được bám rễ một chỗ, mà phải thường xuyên là khách lữ hành trên khắp miền Galilêa (x. c.38-39). Và người cũng là khách hành hương đi về với Cha Người, nghĩa là bằng  cầu nguyện. Trên một con đường cầu nguyện. Chúa Giêsu cầu nguyện.
Và tất cả chuyện này xẩy ra trong một đêm cầu nguyện.
Trong nhiều trang Kinh Thánh, dường như trước hết là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, sự thân mật của Người với Đức Chúa Cha, Đấng trị vì mọi sự. Đó là trường hợp, thí dụ, cái đêm trong vườn Giệtsimani. Đoạn đường chót của  Chúa Giêsu (một cách tuyệt đối, đoạn đường khó khăn nhất trong những đoạn đường Người đã đi qua cho đến lúc đó) dường như tìm thấy ý nghĩa trong sự lắng nghe liên lỉ mà Chúa Giêsu dành cho Chúa Cha. Một lời cầu nguyện chắc chắn là không dể dàng, hay đúng là một sự « hấp hối » trong ý nghĩa tinh thần phấn đấu của các lực sĩ, và tuy nhiên đó một lời cầu nguyện đã có khả năng nâng đỡ trên con dường Thánh Giá.
Điều cốt lõi là thế : là Chúa Giêsu cầu nguyện.
Chúa Giêsu đã cầu nguyện với cường độ trong những lúc ở với công chúng, chia sẻ phụng vụ với dân của Người, nhưng Người đã tìm kiếm những nơi chốn để cầm lòng cầm trí, xa lánh những quay cuồng của thế gian, những nơi chốn cho phép xuống đến tận đáy tâm hồn mình : Người vẫn là Đấng ngôn sứ đã biết rõ từng phiến đá trong sa mạc và đã bước lên những đỉnh núi. Những lời cuối cùng của Chúa Giêsu, trước khi tắt thở trên Thánh Giá, là những lời của Thánh Vịnh, nghĩa là lời cầu nguyện, lời cầu nguyện cho dân Do Thái : Người đã cầu xin với những kinh nguyện mà Mẹ Người đã dạy cho Người.
Chúa Giêsu đã cầu nguyện giống như tất cả mọi người trên thế gian này. Và tuy thế, trong cách cầu nguyện của Người, đã có một mầu nhiệm khép kín, đã có cái gì chắc chắn không thoái khỏi con mắt của các môn đệ Người và chúng ta có thể tìm thấy trong các sách Phúc Âm lời cầu khẩn quá đơn sơ và trực tiếp này : « Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện » (Lc 11,1). Các ông đã nhìn thấy Chúa Giêsu cầu nguyện và các ông muốn học cầu nguyện : « Xin Thầy, dạy chúng con cầu nguyện ». Và Chúa Giêsu đã không từ chối, Người không ganh tỵ tình thân mật của Người với Chúa Cha, mà chính là Người đến để giới thiệu chúng ta vào mối quan hệ này với Đức Chúa Cha. Và như thế, Người trở thành vị Thầy dạy cầu nguyện của các môn đệ Người, cũng như Người chắc chắn muốn là vị Thầy cho tất cả chúng ta. Chúng ta cũng vậy, chúng ta phải thưa với Chúa : « Xin Chúa, dạy chúng con cầu nguyện. Xin Chúa dạy con ».
Dù rằng chúng ta có thể đã cầu nguyện từ nhiều năm nay rồi, chúng ta cũng luôn phải học hỏi ! Lời cầu nguyện của con người, cái ước muốn đó nẩy sinh một cách quá tự nhiên trong tâm hồn mình, có lẽ là một trong những mầu nhiệm đậm đà nhất của vũ trụ. Và chúng ta cũng chẳng biết những kinh nguyện chúng ta dâng lên Thiên Chúa có đúng là những điều Người muốn chúng ta dâng lên Người không. Kinh Thánh cũng cho chúng ta chứng minh của những cầu nguyện không thích hợp, cuối cùng bị Thiên Chúa gạt đi : chỉ cần nhớ đến dụ ngôn người pharisêu và người thâu thuế. Chỉ có người này, người thâu thuế, từ đền thờ về nhà mình là được công nhận công chính, bởi vì người pharisêu kiêu căng chỉ muốn người ngoài nhìn thấy hắn cầu nguyện, và hắn làm bộ cầu nguyện : tâm hồn hắn ta nguội lạnh. Và Chúa Giêsu phán : « vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống ; còn ai hạ mình xuống thì được tôn lên » (Lc 18,14). Bước thứ nhất để cầu nguyện, là phải khiêm nhường, đến với Chúa Cha và thưa rằng : « Xin Chúa đoái nhìn con, con là kẻ tội lỗi, con yếu đuối, con xấu xa », mọi người đều biết phải thưa gì. Nhưng luôn phải có lòng khiêm nhường và Chúa sẽ nhậm lời. Khiêm nhường cầu nguyện sẽ được Chúa nhậm lời.
Bởi vậy, khởi sự chu kỳ các bài giáo lý về kinh nguyện của Chúa Giêsu, điều tốt đẹp nhất và chính đáng nhất mà tất cả chúng ta đều phải làm là nhắc lại lời kêu cầu của các môn đệ : « Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện ! ». Sẽ rất là đẹp, trong Mùa Vọng, để nhắc lại câu này : « Lậy Chúa, xin dạy con cầu nguyện ». Tất cả chúng ta có thể đi xa hơn một chút và cầu nguyện tốt hơn ; nhưng hãy cầu xin Chúa : « Lậy Chúa, xin dạy con cầu nguyện ». Chúng ta hãy làm điều đó trong Mùa Vọng này và chắc chắn Người sẽ không để lời cầu khẩn của chúng ta rơi vào khoảng không.
© Traduction de Zenit, Hélène Ginabat
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit
https://fr.zenit.org/articles/audience-jesus-maitre-de-priere-pour-nous-tous-traduction-integrale/

 


Bài giáo lý : Bí mật của sự « ghép » tim
Kết luận các Bài giáo lý về Mười Điều Răn.

NOVEMBRE 28, 2018 15:27 HÉLÈNE GINABAT - AUDIENCE GÉNÉRALE, PAPE FRANÇOIS


Để sống Thập Điều, « chúng ta cần có một trái tim mới, được Chúa Thánh Thần cư ngụ », Đức Giáo Hoàng Phanxicô dạy. Nhưng ngài hỏi : « cuộc « ghép » tim này tiến hành như thế nào, từ trái tim cũ sang trái tim mới ? ». Chính là « qua trao tặng những mong muốn mới, được gieo trồng trong chúng ta nhờ ân sủng của Thiên Chúa », Đức Giáo Hoàng trả lời. Đức Kitô là Đấng đã thực hiện các Điều Răn một cách hoàn hảo và qua Người, lề luật trước đây vốn là « một loạt những giới luật và cấm đoán », « đã thay đổi thành một thái độ tích cực ».
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kết thúc Bài giáo lý về Mười Điều Răn trong buổi triều kiến chung ngày thứ tư 28/11/2018, tại Hội Trường Phaolô VI của Vatican. Ngài đã đề nghị đọc lại Thập Điều bằng cách sử dụng chìa khóa, chủ đề các mong muốn, « hoàn toàn dưới ánh sáng của sự mặc khải trong Đức Kitô »
« Trong Đức Kitô », Đức Giáo Hoàng còn giải thích, « và chỉ nơi Người, Thập Điều mới hết là một sự lên án và trở thành chân lý đích thực của đời sống con người, nghĩa là sự mong muốn thương yêu - ở đây nẩy sinh một mong muốn điều thiện, làm điều thiện – mong muốn niềm vui, mong muốn hòa bình, mong muốn sự cao thượng, lòng khoan dung, sự tốt lành, lòng chung thủy, sự dịu hiền, tính tự chủ ».
Và ngài kết luận : « Đời sống mới không phải là một nỗ lực lớn lao để phù hợp với một chuẩn mực », mà là « chính Thần Khí của Thiên Chúa bắt đầu hướng dẫn chúng ta đến những hoa trái của Người, trong một sự hài hòa giữa niềm vui của chúng ta được Người thương yêu và niềm vui của Người yêu mến chúng ta ».
Sau đây là bản dịch toàn văn Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
HG
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thần chào Quý Anh Chị Em !
Trong Bài giáo lý ngày hôm nay, kết thúc hành trình về Mười Điều Răn, chúng ta có thể dùng như là chủ đề chìa khóa, chủ đề những mong muốn, cho phép chúng ta đi lại hành trình đã qua và tóm lược các chặng đường và đọc lại văn bản Thập Điều, luôn hoàn toàn dưới ánh sáng của sự mặc khải trong Đức Kitô.
Chúng ta đã khởi hành bằng lòng tri ân như là nền móng của mối quan hệ tin tưởng và vâng phục : Thiên Chúa – như chúng ta đã thấy – không đòi hỏi gì trước khi đã ban cho chúng ta quá nhiều. Người mời gọi chúng ta vâng phục để cứu chuộc chúng ta khỏi điều dối trá của những thứ tín ngưỡng thờ thần của thế giới này đang có bao nhiêu quyền hành đối với chúng ta. Quả vậy, tìm kiếm sự thực hiện trong các tượng thần của thế giới này sẽ làm chúng ta cạn kiệt và khiến chúng ta trở thành nô lệ, trong khi điều cho chúng ta một vóc giáng và một thể chất, chính là quan hệ với Người, trong Đức Kitô, làm cho chúng ta trở thành con cái của Người khởi đầu từ tình phụ tử của Người (x.Dt 3,14-16).
Điều này bao hàm một tiến trình chúc lành và giải thoát, vốn là sự nghỉ ngơi đích thực. Cũng như Thánh Vịnh đã nói : « Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn, ơn cứu độ tôi bởi Người mà tới » (Tv 62,2).
Cuộc đời được giải phóng này trở thành sự đón nhận lịch sử cá nhân chúng ta và hòa giải chúng ta với những gì chúng ta đã sống từ thuở thiếu thời cho đến bây giờ và đã làm cho chúng ta trở thành những con người trưởng thành, có khả năng cho đi sức nặng chính xác của chúng ta cho những thực tế và cho những con người của cuộc đời chúng ta. Chính nhờ con đường này mà chúng ta đi vào mối quan hệ với người thân cận, vốn dĩ từ tình yêu mà Thiên Chúa đã cho thấy trong Đức Giêsu Kitô, là một ơn gọi đến với cái đẹp của sự trung thành, của lòng quảng đại và của sự chân thật.
Nhưng để sống như thế - nghĩa là trong cái đẹp của sự trung thành, của lòng quảng đại và của tính chân thật – chúng ta cần phải có một con tim mới mẻ, được cư ngụ bởi Chúa Thánh Thần (x. Ed 11,19 ; 36,26). Tôi tự hỏi : cuộc « ghép » tim này tiến hành như thế nào, từ trái tim cũ sang trái tim mới ? Qua ơn có được những mong ước mới (x. Rm 8,6), được gieo trổng trong chúng ta bởi ân sủng của Thiên Chúa, đặc biệt là qua Mười Điều Răn được Chúa Giêsu chu toàn, như Người đã dạy trong « bài giảng trên núi » (x. Mt 5, 17-48). Quả vậy, trong sự chiêm nghiệm về cuộc đời được mô tả trong Thập Điều, như là một cuộc sống biết ơn, tự do, đích thực, cuộc sống chúc phúc, trưởng thành, gìn giữ và yêu thương sự sống, thủy chung, quảng đại và chân thật, hầu như chúng ta cũng không hề hay biết, chúng ta cùng ở trước mặt Chúa Kitô. Thập Điều là một cuộc « soi rọi tia X » của mình, nó mô tả như một tấm hình âm bản nổi lên khuôn mặt của mình – như khuôn mặt trong tấm Vải Liệm Chúa Giêsu. Và như thế Chúa Thánh Thần làm cho trái tim chúng ta kết thành hoa trái bằng cách gieo vào lòng chúng ta những mong ước vốn là một ân sủng của Người, những mong ước của Chúa Thánh Thần. Mong ước theo Chúa Thánh Thần, mong ước theo nhịp độ của Chúa Thánh Thần, mong ước với âm nhạc của Chúa Thánh Thần.
Khi nhìn lên Đức Kitô, chúng ta thấy được chân, thiện, mỹ. Và Chúa Thánh Thần tạo ra một sự sống, khi nhậm lời những mong ước của Người, làm ra trong chúng ta đức tin, đức cậy và đức mến.
Như thế, chúng ta hiểu rõ hơn thế nào là sự kiện Chúa Giêsu không đến để bãi bỏ lề luật mà để kiện toàn lề luật, để làm cho lề luật lớn lên, trong khi lề luật theo xác thịt là một loạt những quy định và những cấm đoán, theo Thần Khí thì cũng luật này trở thành sự sống (x. Ga 6,63 ; Ep. 2,15), bởi vì không còn phải là một tiêu chuẩn mà là thân xác của chính Đức Kitô, Đấng thương yêu chúng ta, tìm kiếm chúng ta, tha thứ cho chúng ta, an ủi chúng ta và tái tạo chúng ta vào trong Nhiệm Thể của Người, hiệp thông với Đức Chúa Cha, nó đã bị mất đi bởi sự bất tuân tội lỗi. Và như thế, tính phủ định về mặt văn học, tính phủ định trong sự biểu lộ các Điều Răn – « Chớ trộm cắp », « Chớ chửi rủa », « chớ giết người » - cái « chớ » đó đã được biến đổi thành một thái độ thiết thực : yêu thương, dọn chỗ cho người khác trong lòng mình, tất cả những mong ước đã gieo trồng sự thiết thực. Và chính là sự toàn vẹn của lề luật mà Chúa Giêsu đã đến để đem cho chúng ta.
Trong Đức Kitô, và chỉ độc nhất trong Người, Thập Điều không còn là một sự lên án (x. Rm 8,1) và trở thành sự thật đích thực của đời sống con người, nghĩa là sự mong ước tình yêu - ở đây nẩy sinh một mong ước điều thiện, mong ước làm điều thiện – mong ước của niềm vui, của hòa bình, của lòng cao thượng, của lòng khoan dung, sự dịu hiền, lòng chung thủy, sự nhân hiền, lòng tự chủ. Từ những cái « không », người ta bước sang cái « được » : thái độ tích cực của một trái tim biết mở ra với sức mạnh của Chúa Thánh Thần.
Sự tìm kiếm Đức Kitô trong Thập Điều dùng để như thế đó : để làm trái tim chúng ta đâm hoa kết trái để nó được đầy tình yêu thương và mở ra cho công trình của Thiên Chúa. Khi con người đi theo ước muốn của mình để sống theo Đức Kitô, lúc đó người ấy mở ra cánh của cứu độ, chỉ có thể đến, bởi vì Thiên Chúa Cha là Đấng rộng lượng và vì, như Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo đã nói, « Thiên Chúa khát khao chúng ta khao khát Ngài » (số 2560).
Nếu đó là những ước muốn xấu làm hùy hoại con người (x. Mt 15,18-20), Chúa Thánh Thần đặt để trong lòng chúng ta những ý muốn thánh thiện của Người, đó là mầm non của đời sống mới (x. 1 Ga 3,9). Đời sống mới, không phải là một nỗ lực lớn lao để phù hợp với một mẫu mực, mà đời sống mới là chính Thần Khí của Thiên Chúa bắt đầu hướng dẫn chúng ta đến những hoa trái của Người, trong một sự hài hòa giữa niềm vui của chúng ta được Người thương yêu và niềm vui của Người được yêu mến chúng ta. Hai niềm vui gặp nhau : niềm vui của Thiên Chúa thương yêu chúng ta và niềm vui của chúng ta được Người thương yêu.
Thập điều đối với chúng ta, các Kitô hữu, là như thế đó : chiêm ngắm  Đức Kitô để mở trái tim chúng ta ra nhận lấy trái tim của Người, để nhận được những ý muốn của Người, để nhận được Thần Khí của Người.
© Traduction de Zenit, Hélène Ginabat
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit
https://fr.zenit.org/articles/catechese-le-secret-de-la-greffe-du-coeur-traduction-integrale/


Bài giáo lý - « Tự nhận là ăn xin để nhận được lòng thương xót »
« Chớ tham của người » .

NOVEMBRE 21, 2018 16:39 HÉLÈNE GINABAT - AUDIENCE GÉNÉRALE, PAPE FRANÇOIS


Triều kiến chung ngày 21/11/2018

 « Những điều răn cuối của Thập Điều dạy cho mỗi người tự nhận biết mình là kẻ ăn xin ; giúp cho chúng ta đặt mình trước sự rối loạn của lòng mình », Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích. Con người cần nhận ra rằng « mình không một mình tự cứu được ». Và ngài nói thêm, « mục đích của Lề Luật là dẫn đưa con người đến với thực tế của mình, nghĩa là đến với sự nghèo khó của mình, vốn đã trở thành một lối ra đích thực và một sự mở ra với lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng chuyển đổi và canh tân chúng ta ».
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục Bài giáo lý về Mười Điều Răn trong buổi triều kiến chung ngày thứ tư 21/11/2018, trên Quảng Trường Thánh Phêrô, trước rất nhiều đoàn khách hành hương và tín hữu đến từ nước Ý và trên toàn thế giới. Ngài đã giảng về điều răn « ngươi không được ham muốn vợ người ta (…) bất cứ vật gì của người ta » (Đnl 5,21).
Tất cả các điều răn chỉ rõ « ranh giới mà vượt qua nó, con người sẽ tự hủy hoại, làm hỏng đi quan hệ với  Thiên Chúa », Đức Giáo Hoàng đã biện giảng thêm. Bởi thế, ngài tiếp, « hành trình của Thập Điều sẽ chẳng ích lợi gì nếu nó không chạm được đến mức độ này là lòng người » ; nhưng « nếu lòng người không được giải phóng, những gì còn lại không dùng được vào việc gì to tát cả. Đó là thách đố : giải phóng lòng người khỏi mọi sự xấu ».
Cuối buổi triều kiến, Đức Giáo Hoàng đã mời gọi hãy nhớ tới những cộng đoàn tu sĩ chiêm niệm nhân Ngày « pro Orantibus » được cử hành vào ngày hôm nay.
Sau đây là bản dịch Bài giáo lý bằng tiếng Ý của  Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
HG
Bài giáo lý của  Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào Quý Anh Chị Em !
Những buổi gặp gỡ của chúng ta về Thập Điều, hôm nay đã đưa chúng ta tới điều răn cuối cùng. Chúng ta đã nghe vào lúc mở đầu. Đây không chỉ là những điều cuối của toàn văn bản, mà còn nhiều hơn nữa : đây là sự hoàn tất hành trình xuyên qua Thập Điều, chạm đến trọng tâm của tất cả những gì trong đó đã được chuyển đến chúng ta. Quả vậy, khi nhìn kỹ, điều răn này không thêm nội dung mới : những chỉ thị « ngươi không được ham muốn vợ người ta (…), bất cứ vật gì của người ta » là những điều ít là đã tiềm tàng trong các điều răn về ngoại tình và trộm cắp ; như vậy, điều răn này có chức năng gì ? Liệu có phải là một điều tóm lược không ? Hay là còn cái gì hơn nữa ?
Chúng ta phải nhớ rõ là tất cả các điều răn đều có mục đích là chỉ rõ ranh giới của cuộc sống, ranh giời mà nếu vượt qua nó, con người sẽ tự hủy và hủy hoại cả người thân cận, làm hỏng quan hệ của mình với Thiên Chúa. Nến bạn vượt qua nó, bạn sẽ tự hủy hoại và bạn sẽ hủy hại cả mối quan hệ của bạn với Thiên Chúa và với người khác. Đó là điều mà các điều răn báo hiệu. Điều răn cuối này làm rõ là mọi vi phạm đều sinh ra từ một nguồn gốc nội tâm chung : ham muốn xấu. Tất cả mọi tội lỗi sinh ra từ một ham muốn xấu. Tất cả. Chính ở đó mà lòng người bắt đầu nghiêng ngả, và đi vào làn sóng đó và điều đó kết thúc bằng một sự vi phạm. Nhưng không phải một sự vi phạm hình thức, luật định ; và trong một sự vi phạm làm tổn thương chính mình và cả người khác nữa.
Trong bài  Phúc Âm, Chúa Giêsu chỉ phán : « Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu : tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế » (Mc 7, 21-23).
Như thế, chúng ta hiểu rằng, phải chăng toàn bộ hành trình được Thập Điều thực hiện sẽ không có lợi ích gì nếu không chạm được đến mức độ này là lòng người. Từ đó nẩy sinh tất cả những điều xấu xa đó ? Thập Điều tỏ ra sáng suốt và xâu sắc trên phương diện này : điểm đến - điều răn cuối - của cuộc hành trình này là lòng người và chính bản thân mình, nếu lòng mình không được giải phóng, những gì còn lại không dùng được vào việc gì to tát cả. Đó là thách đố : giải phóng lòng người khỏi những điều xấu xa đó. Các giới luật của Thiên Chúa lúc đó chỉ thu hẹp lại thành một cái bề ngoài đẹp đẽ của một cuộc sống, dù sao chăng nữa cũng chỉ là cuộc sống nô lệ chứ không phải là cuộc sống con cái. Đàng sau cái mặt nạ pharisêu « làm ra vẻ » ngột ngạt, che dấu cái gì là không tốt và không mang tính quyết định.
Trái lại, chúng ta phải để các điều răn này lột trần cái mặt nạ ham muốn này, bởi vì các điều răn đó cho chúng ta thấy sự nghèo khó của chúng ta để dẫn đưa chúng ta đi tới lòng khiêm nhường thánh thiện. Mỗi người trong chúng ta có thể tự hỏi : những ham muốn xấu xa nào thường hay đến với tôi ? Ganh tỵ, tham tiền, ác khẩu ? Tất cả những thứ này đều đến với tôi từ bên trong. Mỗi người có thể tự đặt câu hỏi này và điều đó sẽ có ích.  Con người cần sự khiêm nhượng được chúc phúc, lòng khiêm nhượng qua đó con người nhận thấy mình không thể một mình tự cứu được, lòng khiêm nhượng qua đó con người kêu lên Thiên Chúa để được cứu độ. Thánh Phaolô giải thích điều này một cách không ai sánh kịp, bằng cách liên hệ ngay với lề luật « ngươi không được ham muốn » (x.Rm 7,7-24).
Thật là hão huyền khi nghĩ rằng có thể tu sửa chính mình được mà không cần ơn Chúa Thánh Thần. Thật là hão huyền khi nghĩ rằng có thể thanh sạch hóa lòng mình trong một cố gắng phi thường của chỉ riêng ý chí của mình : không thể được. Phải mở ra với quan hệ với Thiên Chúa trong chân lý và trong tự do : chỉ có thế thì những nỗ lực của chúng ta mới có thể mang lại kết quả, bởi vì có Chúa Thánh Thần thôi thúc chúng ta tiến lên phía trước.
Mục đích của Lề Luật Kinh Thánh không phải là làm cho con người tin rằng một sự tuân thủ từng câu, từng chữ sẽ đưa con người tới một sự cứu độ giả tạo và hơn nữa không thể đạt tới được. Mục đích của Lề Luật là để dẫn đưa con người đi tới thực tế của mình, nghĩa là tới sự nghèo khó của mình, vốn trở thành một sự mở ra mang tính đích thực và cá nhân với lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng chuyển đổi và canh tân chúng ta. Thiên Chúa là Đấng độc nhất có khả năng canh tân lòng dạ chúng ta, với điều kiện là chúng ta mở lòng chúng ta ra với Người : đó là điều kiện duy nhất ; chính Người thực hiện tất cả, nhưng chúng ta phải mở lòng chúng ta ra với Người.
Những điều cuối của Thập Điều dạy cho mỗi người chúng ta hãy nhìn nhận mình là kẻ ăn xin : những điều này giúp cho chúng ta tự đặt mình trước sự hỗn loạn của lòng mình, để ngưng sống một cách ích kỷ và trở nên nghèo khó về mặt tinh thần, chân thật trước mặt Chúa Cha, để mình được cứu chuộc bởi Chúa Con và dìu dắt bởi Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là Thầy dẫn dắt chúng ta : chúng ta hãy để mình được trợ giúp. Chúng ta hãy là những kẻ ăn xin, chúng ta hãy cầu xin cho được ơn đó.
« Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ » (Mt 5,3). Đúng, phúc thay ai thôi không tự lừa dối mình và nghĩ rằng có thể tự cứu mình khỏi sự yếu đuối mà không cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa, Người là đấng độc nhất có thể chữa lành. Chỉ có lòng thương xót của Thiên Chúa mới chữa lành được lòng người. Phúc thay ai thú nhận những ý tưởng xấu của mình và, với tấm lòng hối cải và khiêm tốn, không đứng trước Thiên Chúa và người khác như những người công chính, mà như những kẻ tội lỗi. Thật là đẹp, điều mà ông Phêrô thưa với Chúa : « Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi ».
Chính là những người đó, những người biết có sự thương cảm, và biết có lòng thương xót với những người khác, bởi vì chính bản thân họ đã trải nghiệm chuyện này.
© Traduction de Zenit, Hélène Ginabat
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.
https://fr.zenit.org/articles/se-reconnaitre-mendiant-pour-recevoir-la-misericorde-catechese-du-mercredi-traduction-integrale/

« Các con đừng sợ chọn Chúa Giêsu »
Đức Giáo Hoàng đối thoại với giới trẻ tại Vilnius.

Cuộc hội ngộ trước bức ảnh Chúa Giêsu « Lòng Chúa Thương Xót .
septembre 22, 2018 17:29 Anita Bourdin - Jeunes, Pape François, Voyages pontificaux


Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp giới trẻ tại Vilnius

« Các con đừng sợ chọn Chúa Giêsu, ôm lấy chính nghĩa của Người, của Phúc Âm » : đó là lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi hàng chục ngàn thanh thiếu niên mà ngài đã gặp hôm 22/9/2018, trên sân trước thánh đường Vilnius (Lithuania), ngày đầu trong 4 ngày ngài ở lại các quốc gia Baltic. Nữ tổng thống, Bà Dalia Grybauskaité, cũng như đức nguyên tổng giám mục, Đức Hồng Y Audrys Backis, đã chào đón Đức Giáo Hoàng lúc ngài mới tới. Thời tiết ở đây lạnh hơn Rôma nhiều (10°C) và Đức Giáo Hoàng đã phải mặc chiếc áo choàng lớn mầu trắng.
Cuộc gặp đã diễn ra trước bức ảnh Chúa Giêsu, ảnh Lòng Chúa Thương Xót, được vẽ bởi họa sĩ Eugeniusz Kazimirowski năm 1934, tại Vilnius, dưới sự hướng dẫn của thánh nữ Faustina Kowalska, được tháp tùng bởi chân phước Michal Sopocko, là cha tinh thần của thánh nữ, một bí mật lớn : cha Sopocko làm người mẫu ! Bức ảnh thường được giữ trong thánh đường Chúa Ba Ngôi trở thành đền thánh Lòng Chúa Thương Xót tại Vilnius. Đền thánh xuất hiện trên webcam, không có bức ảnh.

Sau khi cầu nguyện trước bức ảnh, Đức Giáo Hoàng đã lắng nghe lời chứng của hai bạn trẻ, Monika và Jonas. Monica đã minh chứng rằng cô nhận được đức tin nhất là từ bà ngoại cô. Cha cô là người hung bạo. Cô bị đánh đập nhiều lần. Cô đã từng muốn mẹ cô bỏ đi. Cô giận mẹ và mối căm hận cha cô lớn dần. Rồi ông ta bị khánh tận và sa vào rượu chè. Mẹ cô thu gom chai không mang trả lấy tiền đi chợ mua thức ăn. Cô đã xin lỗi cha cô và ông đã ôm hôn cô. Khi cha cô quyết định rời bỏ cõi đời, cô đã hiểu, đúng là ơn Thiên Chúa đã ban cho cô được làm hòa với ông trước đó. Cô kết luận : « Thiên Chúa đã cứu con ra khỏi bóng tối bằng ánh sáng. Người đã cho con được hạnh phúc. Điều quan trọng nhất là Chúa Giêsu ở trên con thuyền cuộc đời con ».

Jonas có vợ. Anh đã tìm lại được đức tin sau 6 năm đám cưới, khi anh mắc phải một căn bệnh tự miễn dịch. Anh nói, anh đã hiểu « thế nào là được ở bên cạnh người phối ngẫu trong những lúc khó khăn và thật là quan trọng được đồng hành bởi người vợ ». « Chúng ta luôn phải tìm sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời ; bây giờ mỗi tuần ba lần, con phải đi lọc máu. Và con sống trong hy vọng », anh Jonas kết luận.

Đức Giáo Hoàng đã ôm hôn hai người và ngài đã lên tiếng, sau khi ngợi khen các bạn trẻ đã ca hát và nhẩy múa.
Ngài đã mời gọi các bạn trẻ hãy tin cậy vào Đức Kitô, như chữ viết trên bức ảnh mời gọi – « Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy nơi Chúa ! » - và ngài nói : « Quả vậy, Người không bao giờ bước ra khỏi con thuyền cuộc đời các con đâu, Người sẽ luôn đợi ở ngã ba đường của các con, Người không bao giờ ngừng hồi phục chúng ta, kể cả đôi khi chúng ta cứ nỗ lực tự hủy hoại mình. Chúa Giêsu ban cho ta nhiều và dư giả thời gian, ở đó có đủ chỗ cho những thất bại, ở đó không ai phải di cư, bởi vì có chỗ cho tất cả mọi người. Nhiều kẻ muốn chiếm ngự trái tim các con, phá hoại ruộng đồng của các con bằng cỏ lùng, nhưng cuối cùng, nếu chúng ta hiến dâng cuộc đời chúng ta cho Chúa, hạt giống tốt sẽ luôn thắng thế »
Cuối buổi ặp gỡ, Đức Tổng Giám Mục Gintaras Grusas đã mời gọi các bạn trẻ cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô như ngài thường yêu cầu và tất cả đã giơ tay về phía Đức Giáo Hoàng để cầu nguyện cho ngài.

Đức Giáo Hoàng đã lần chuỗi tại đền thánh Đức Mẹ là Cửa Bình Minh. Trên đường tới nhà thờ chánh tòa, ngài đã dừng chân bên những người bệnh của Trung Tâm điều trị tạm thời Chân Phước Michal Sopocko. Đức Giáo Hoàng đã ban phép lành cho các bệnh nhân và đã cầu nguyện cho họ.
Ngày mai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tới cố đô của Lithuania là Kaunas, cách Vilnius 100 cây số về hướng Đông-Bắc. Ngài sẽ chủ sự Thánh Lễ, và đặc biệt sẽ gặp hàng giáo sĩ và những người tận hiến. Ngài sẽ tưởng niệm các nạn nhân của nạn diệt chủng tại Lithuania và những nạn nhân trại tập trung người Do Thái.

https://fr.zenit.org/articles/nayez-pas-peur-de-vous-decider-pour-jesus-dialogue-du-pape-avec-les-jeunes-a-vilnius-texte-complet/

 

 

Hạnh phúc trong tình yêu đích thực.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bình giảng bài Phúc Âm ngày chúa nhật.

« Tình yêu thay đổi tất cả ! Nó có thể thay đổi cả chúng ta nữa » (toàn văn) .
septembre 16, 2018 15:07 Anita Bourdin - Angélus et Regina Caeli, Pape François


Kinh Truyền Tin ngày 16 tháng 9 năm 2018

 « Chúng ta chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc khi tình yêu thực sự bất chợt gặp gỡ chúng ta và làm chúng ta thay đổi » : bằng những lời này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bình giảng bài Phúc Âm hôm nay, trước giờ Kinh Truyền Tin ngày chúa nhật 16/9/2018, từ trên của sổ dinh giáo hoàng trông xuống Quảng Trường Thánh Phêrô, nơi tụ tập khoảng 35 000 người, theo nguồn tin của sở Cảnh Sát Vatican.
« Tình yêu thay đổi tất cả ! Và tình yêu có thể thay đổi cả chúng ta nữa, thay đổi mỗi người chúng ta. Chứng từ của các thánh cho thấy điều đó », Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh trong khi bình giảng bài Phúc Âm này vốn dĩ mời gọi hãy khám phá Đức Kitô là ai để đi theo Người (Mc 8, 27-35).
Nhưng ngài đã lưu ý rằng Đức Kitô không để ý đến những « thăm dò » về tính được lòng dân của Người và chờ đợi nơi các môn đệ của Người những câu trả lời không phải là « tiền chế », mà những câu trả lời đến từ trái tim.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng đã nhắc đến chuyến đi tới đảo Sicile của ngài, hôm thứ bẩy vừa qua. Ngài đã yêu cầu mọi người vỗ tay hoan hô dân chúng Sicile và người đã cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của họ. Và ngài cũng giải thích, tại sao ngài tặng cho những người hiện diện ngày hôm nay trên Quảng Trường một cây Thánh Giá mạ bạc, dấu chỉ tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, và mời gọi mọi người đặt để trong nhà ở một nơi dễ nhìn thấy.
Đức Giáo Hoàng cũng đã chào mừng các nhóm, trong đó có các giáo sư dạy tiếng Latinh của Hòa Lan và học sinh của họ và ngài đã chào họ bằng tiếng Latinh, và một nhóm đến từ Nicaragua.
Sau đây là bản dịch những lời bằng tiếng Ý của Đức Giáo Hoàng trước Kinh Truyền Tin.
AB
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin
Thân chào Quý Anh Chị Em !
Trong đoạn Phúc Âm ngày hôm nay (x. Mc 8, 27-35), câu hỏi xuyên suốt toàn bộ sách Phúc Âm của thánh Mác-cô thu gọn lại là : Đức Giêsu là ai ? Nhưng lần này, chính Chúa Giêsu đích thân đặt câu hỏi này với các môn đệ của Người, giúp cho họ dần dần đối phó với câu hỏi nền tảng về căn tính của Người. Trước khi trực tiếp hỏi nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu muốn nghe từ họ điều thiên hạ nghĩ gì về Người – và Người biết rõ, các môn đệ rất là nhậy cảm về sự được lòng dân của Thầy ! Như vậy, Người hỏi : « Người ta nói Thầy là ai ? » (c. 27). Từ đó suy ra là Chúa Giêsu được dân chúng coi như một vị ngôn sứ lớn. Nhưng, thật ra, Người không quan tâm đến những thăm dò cũng như những đồn thổi của người ta. Người cũng không chấp nhận các môn đệ của Người trả lời các câu Người hỏi bằng những công thức tiền chế, bằng cách kể ra những nhân vật nổi tiếng trong Thánh Kinh, bởi vì một đức tin bị thâu hẹp vào những công thức là một đức tin cận thị.
Chúa muốn các môn đệ Người của ngày hôm qua và của ngày hôm nay thiết lập một mối quan hệ cá nhân với Người và như thế, họ đón nhận Người vào trung tâm cuộc đời họ. Bởi thế, Người thúc đẩy các ông đặt vấn đề sự thật trước mặt các ông và Người hỏi : « Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ? » (c. 29). Ngày hôm nay, Chúa Giêsu cũng đặt câu hỏi này một cách trực tiếp và thân tình cho mỗi người chúng ta « Này con, con bảo Thầy là ai ? Này các con, các con bảo Thầy là ai ? Đối với con Thầy là ai ? ». Mỗi người đều được kêu gọi trả lời, trong lòng mình, bằng cách để mình được chiếu rọi bởi ánh sáng mà Chúa Cha ban xuống cho chúng ta để biết đến Con của Người là Chúa Giêsu. Và, có thể xẩy đến cho chúng ta, cũng như cho ông Phêrô, để hăng hái khẳng định rằng : « Thầy là Đấng Kitô ». Nhưng khi Chúa Giêsu phán rõ ràng với chúng ta điều Người phán với các môn đệ của Người, phải biết rằng sứ vụ của Người không hoàn tất trên con đường thành công rộng rãi thêng thang, mà trên con đường mòn khó khăn của Kẻ Tôi tớ bị đau đớn, xỉ nhục, ruồng bỏ và đóng đinh, cũng có thể xẩy đến cho chúng ta, như cho ông Phêrô, là phản đối và chống lại bởi vì điều đó đi ngược lại với những mong đợi của chúng ta, những mong đợi mang tính thế gian. Trong những lúc đó, chúng ta cũng xứng đáng bị lời quở trách cứu độ của Chúa Giêsu : « Satan, lui lại đàng sau Thầy ! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là tư tưởng của loài người » (c.33).
Thưa anh chị em, sự truyên xưng đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô không thể dừng lại trên những lời nói, mà nó đòi hỏi phải được chứng thật bởi những lựa chọn và những cử chỉ cụ thể, bởi một cuộc sống được đánh dấu bởi tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, bởi một cuộc sống rộng lớn, bởi một cuộc sống tràn đầy tình yêu tha nhân. Chúa Giêsu phán với chúng ta rằng, để đi theo Người, để trở thành môn đệ của Người, phải từ bỏ chính mình (x. c. 34), nghĩa là từ bỏ những tham vọng tự kiêu ích kỷ, và vác lấy thánh giá của mình. Rồi Người ban cho mỗi người một quy định mang tính căn bản : « Ai muốn cứu mạng sống của mình thì sẽ mất » (c.35). Trong cuộc sống, lắm khi, vì nhiều lý do, chúng ta lầm đường lạc lối, vì chỉ đi tìm hạnh phúc trong những sự vật hay những con người mà chúng ta đối xử như là sự vật. Nhưng chúng ta chỉ tìm được hạnh phúc khi tình yêu đích thực bất chợt gặp gỡ chúng ta, và làm chúng ta thay đổi. Tình yêu thay đổi tất cả ! Và tình yêu cũng có thể thay đổi chúng ta, mỗi người trong chúng ta. Chứng từ của các thánh cho thấy điều đó.
Cầu mong Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã trải nghiệm đức tin của Mẹ bằng cách trung thành đi theo Con Giêsu của Mẹ, cũng phù giúp chúng ta bước đi trên con đường của Mẹ, trong khi rộng lòng xả thân cho Người và cho anh em chúng ta.
© Traduction de ZENIT, Anita Bourdin
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.
https://fr.zenit.org/articles/le-bonheur-dans-lamour-veritable-le-pape-francois-commente-levangile-du-dimanche-traduction-complete/

 

Đức Maria lên trời chứng tỏ
« Thiên Chúa muốn cứu độ con người toàn diện, cả hồn lẫn xác »

Bài huấn đức của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin ngày 15 tháng 8 năm 2018 (toàn văn).
août 15, 2018 16:23 - Anita Bourdin - Angélus et Regina Caeli, Marie, Pape François

 ‘‘Thiên Chúa muốn cứu độ con người toàn diện, nghĩa là cứu độ cả hồn lẫn xác’’, Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích trong khi suy ngẫm về Lễ Thăng Thiên của Đức Trinh Nữ Maria, được cử hành vào ngày 15 tháng 8 năm 2018. Ngài nhắc rằng « sự thể xác sống lại » là « một yếu tố đặc thù của mặc khải Kitô giáo ».  
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chủ sự Kinh Truyền Tin, buổi trưa, trên Quảng Trường Thánh Phêrô và ngài đã giải thích thế nào là sự Thăng Thiên của Đức Maria, trước khoảng 20 000 người.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng đã nhắc tới sự can thiệp của Đức Maria trong các thảm kịch của thế giới, và đặc biệt là vụ sập một đoạn cầu Morandi ở Gênova, bắc nước Ý.
Trang tweet đã được đăng trên chương mục của Đức Giáo Hoàng Phanxicô @pontifex_fr: ‘‘Cầu xin Đức Maria, Mẹ  của sự gần gũi và của lòng từ nhân, hãy làm Chủ đời con và đức tin của con’’.
Sau đây là bản dịch toàn văn bài huấn đức của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bằng tiếng Ý.
AB
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin
Thân chào Quý Anh Chị Em !
Hôm nay, trong ngày mừng trọng thể Đức Thánh Trinh Nữ Maria lên trời, dân thánh của Thiên Chúa biểu lộ niềm hân hoan tôn kính Đức Mẹ Đồng Trinh. Dân Chúa mừng Mẹ trong phụng vụ chung và còn dưới muôn vạn hình thức tôn sùng khác nhau ; và như thế, lời tiên tri của chính Đức Maria đã được thể hiện : « Hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc » (Lc 1,48). Bởi vì Chúa đã tán dương nữ tỳ khiêm tốn của Người. Sự thăng thiên, cả hồn lẫn xác của Mẹ, là một đặc ân Thiên Chúa ban cho Mẹ Thánh của Thiên Chúa vì sự kiện hợp nhất đặc biệt của Mẹ với Chúa Giêsu. Đó là một sự hợp nhất thể xác và thiêng liêng, đã khởi sự từ lúc Truyền Tin và đã chín muồi trong suốt cuộc đời của Đức Maria bởi sự tham gia đặc biệt của Mẹ vào mầu nhiệm Con Mẹ. Đức Maria đã luôn đi với Con Mẹ : Mẹ đã theo chân Chúa Giêsu và vì thế, người ta nói Mẹ là môn đệ đầu tiên.
Cuộc đời Đức Trinh Nữ Maria đã trôi đi như đời sống của một người phụ nữ bình thường ở thời đại Mẹ : Mẹ đã cầu nguyện, đã điều hành gia đình và nhà cửa của mình, đã thường xuyên đi tới hội đường… Nhưng mọi hành động thường nhật luôn được Mẹ hoàn tất trong sự hợp nhất toàn diện với Chúa Giêsu. Và trên Núi Sọ sự hợp nhất này đã đạt tới tột đỉnh, trong tình yêu, trong thương cảm và trong khổ đau tâm hồn. Vì thế, Thiên Chúa đã ban cho Mẹ cũng được tham gia đầy đủ vào sự phục sinh của Chúa Giêsu. Thân xác của Mẹ Thánh Người đã được giữ cho khỏi bị hư nát, cũng như thân xác Con của Mẹ.
Hôm nay, Hội Thánh mời gọi chúng ta chiêm ngắm mầu nhiệm này : mầu nhiệm cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa muốn cứu độ con người toàn diện, nghĩa là cứu cả hồn và xác. Chúa Giêsu đã phục sinh với thân xác Người vốn gánh lấy từ Đức Maria ; và Người đã lên với Chúa Cha với tính nhân bản được biến dạng của Người. Với thân xác của Người, một thân xác giống như thân xác chúng ta, nhưng đã được biến dạng. Sự thăng thiên của Đức Maria, một con người thụ tạo, khẳng định với chúng ta rằng số phận chúng ta sẽ được vinh hiển. Các nhà hiền triết Hy Lạp đã hiểu được rằng linh hồn con người được định trước sẽ hưởng hạnh phúc sau khi chết. Tuy nhiên, họ khinh thường thân xác - bị coi như nhà tù giam hãm linh hồn – và họ không quan niệm rằng Thiên Chúa muốn cho thân xác con người cũng được hợp nhất với linh hồn trong niềm cực lạc trên trời. « Sự kiện xác người sống lại » là một yếu tố đặc thù của mặc khải Kitô giáo, một tảng đá góc của đức tin chúng ta.
Thực tế tuyệt diệu của sự kiện Đức Maria Thăng Thiên biểu lộ và xác nhận sự hợp nhất của con người và nhắc chúng ta rằng chúng ta được kêu gọi phụng sự và vinh danh Thiên Chúa với tất cả con người, cả hồn lẫn xác. Phựng sự Thiên Chúa chỉ với thân xác là một hành động nô lệ ; phụng sự Người chỉ với linh hồn là trái với bản chất con người của chúng ta. Vào năm 220, một thượng phụ của Hội Thánh, thánh cả Irênê, khẳng định rằng « vinh quang của Thiên Chúa chính là con người đang sống và đời sống con người là ở trong nhãn quan của Thiên Chúa » (Chống những lạc giáo, IV, 20, 7). Nếu chúng ta sống như thế, trong sự vui vẻ phụng sự Thiên Chúa, cũng được biểu lộ trong sự rộng lượng phục vụ anh em, số phận chúng ta, trong ngày sống lại, sẽ giống như sự sống lại của Mẹ chúng ta ở trên trời. Lúc đó chúng ta sẽ được ban cho thực hiện ầy đủ lời hô hào của thánh Phaolô : « Anh em hãy tôn vinh Chúa nơi thân xác anh em » (1Cr 6,20), và chúng ta tôn vinh Người mãi mãi trên nước trời
Chúng ta hãy cầu xin Đức Maria để Mẹ phù giúp chúng ta, bằng sự chuyển cầu từ mẫu, được sống cuôc hành trình hàng ngày của chúng ta trong niềm hy vọng tích cực, một ngày kia,  được đến với Mẹ, với tất cả các thánh và các thân nhân của chúng ta, tất cả, trên nước thiên đàng.
Traduction de ZENIT, Anita Bourdin
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.
https://fr.zenit.org/articles/lassomption-de-marie-montre-que-dieu-veut-sauver-lhomme-tout-entier-lame-et-le-corps-traduction-complete/

 


Kinh Truyền Tin – « Người Kitô hữu không được giả hình,
phải sống trước sau như một ! »

« Sáu yếu tố hay tật xấu, quấy rối niềm vui của Chúa Thánh Thần, đầu độc lòng người » (toàn văn).
août 13, 2018 18:29 Anita Bourdin - Angélus et Regina Caeli, Pape François


Kinh Truyền Tin ngày 12 tháng 8 năm 2018

 « Người Kitô hữu không được giả hình, phải sống trước sau như một », Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích trong giờ Kinh Truyền Tin.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã điều khiển Kinh Truyền Tin, với các bạn trẻ và các khách hành hương hiện diện trên Quảng Trường Thánh Phêrô, tức là khoảng chừng 90 0000 người hôm chúa nhật 12 tháng 8 năm 2018.
Đức Giáo Hoàng đã xuất hiện dưới mái hiên các buổi triều kiến chung ngày thứ tư, sau Thánh Lễ dưới sự chủ tế của Đức Hồng Y Guatiero Bassetti, chủ tịch HĐGM Ý (CEI), cho « Cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với giới trẻ người Ý »
Trước đó Đức Giáo Hoàng đã dùng xe papamobil đi vòng quanh giữa đám đông để chào mừng giới trẻ đang hết sức nhiệt tình.
Đức Hồng Y Bassetti đã đón chào Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và cảm ơn ngài đã đón tiếp và đã phần nào « lay động » giới trẻ, nhân buổi canh thức tại trường đua Circo Massimo, tối hôm thứ sáu.
Trong giờ Kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng đã khuyên nhủ hãy có một cuộc sống phù hợp với những lời hứa lúc Rửa Tội, và lúc Thêm Sức : « Để đừng làm phiền lòng Chúa Thánh Thần, cần phải sống trước sau như một với những lời hứa khi chịu Phép Rửa, được nhắc lại lúc chịu Phép Thêm Sức ». « Sống trước sau như một, không sống giả hình : đừng quên điều đó ! », Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh và thêm rằng « Những lời hứa lúc Rửa Tội có hai phương diện là : từ bỏ sự ác và gắn liền với sự thiện ».
Đức Giáo Hoàng đã viện dẫn câu nói của một vị thánh Dòng Tên người Chilê là Alberto Hurtado (1901-1952) : « Không làm điều ác đã là điều tốt rồi, nhưng không làm điều thiện thì là xấu đó ».
Và ngài đã nói thêm : « Nếu chúng ta không chống lại điều ác, thì mặc nhiên chúng ta nuôi dưỡng nó ».
Sau đây là bản dịch những lời của Đức Giáo Hoàng bằng tiếng Ý trước Kinh Truyền Tin.
AB
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin
Thân chào Quý Anh Chị Em và các bạn trẻ người Ý !
Trong Bài Đọc 2 ngày hôm nay, thánh Phaolô gửi đến chúng ta một lời mời gọi cấp bách : « Xin anh em đừng làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn in trên anh em để chờ ngày cứu chuộc » (Ep 4,30).
Nhưng tôi thì tôi xin hỏi anh chị em : chúng là làm phiền lòng Chúa Thánh Thần như thế nào ? Tất cả chúng ta đều đã chịu Phép Rửa và Phép Thêm Sức, như thế, để không làm phiền lòng Chúa Thánh Thần, cần phải sống phù hợp với những lời hứa lúc Rửa Tội, được nhắc lại lúc Thêm Sức. Sống trước sau như một, không sống giả hình : anh chị em đừng quên điều này ! Người Kitô hữu không được giả hình : phải sống trước sau như một. Các lời hứa lúc Rửa Tội có hai phương diện : Từ bỏ sự ác và chấp nhận sự thiện.
Từ bỏ sự ác có nghĩa là nói « không » với những cám dỗ, với tội lỗi, với satan. Cụ thể hơn nữa, điều đó có nghĩa là nói « không » với một thứ văn hóa của sự chết vốn thể hiện bằng sự trốn chạy sự thật để đi tìm cái hạnh phúc giả tạo được biểu lộ bởi điêu ngoa, gian lậu, bất công, khinh rẻ người khác. Với tất cả những thứ đó, phải nói « không ». Cuộc sống mới đã được ban cho chúng ta lúc Rửa Tội, và nó có nguồn mạch là Chúa Thánh Thần, bác bỏ một lối sống bị thống trị bởi những tình cảm chia rẽ và bất hòa. Chính vì thế mà thánh Phaolô Tông Đồ hô hào loại bỏ khỏi tâm hồn những « sự chua cay, gắt gỏng, nóng nảy, giận hờn, hay la lối, thóa mạ và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác » (c. 31). Đớ là thánh điều thánh Phaolô đã nói. Sáu yếu tố, hay tật xấu này, quấy rối niềm vui của Chúa Thánh Thần, đầu độc tâm hồn và dẫn tới những nguyền rủa chống lại Thiên Chúa và anh em.
Nhưng không làm điều ác vẫn không đủ để làm môt người Kitô hữu tốt lành, phải gắn liền với cái thiện và làm điều thiện. Và rồi thánh Phaolô tiếp rằng : « Anh em phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô » (c.32). Rất nhiều khi, người ta nghe thiên hạ nói rằng : « Tôi, tôi chẳng làm gì hại ai cả ». Và người ta tưởng mình là một vị thánh. Đồng ý, nhưng bạn có làm điều thiện không ? Biết bao người không làm gì ác, nhưng cũng chẳng làm điều gì thiện và đời sống của họ trôi đi trong vô cảm, trong lãnh đạm, trong sự nguội lạnh. Thái độ đó trái với Phúc Âm và nó cũng trái với khí chất của anh chị em, của các con, những người trẻ, vốn có bản chất năng động, đam mê và can đảm.
Anh chị em - nếu anh chị em còn nhớ thì chúng ta có thể cùng nhau lập lại - : Không làm điều ác là tốt, nhưng không làm điều thiện là xấu ». Đó là điều thánh Alberto Hurtado đã nói.
Hôm nay tôi khuyên anh chị em hãy là những người chủ chốt trong việc thiện. Người chủ chốt trong việc thìện. Anh chị em đừng tưởng mình vô can khi mình không làm điều ác : mỗi người chúng ta đều là thủ phạm vì những điều thiện chúng ta có thể làm mà đã không làm.  Không ghét bỏ ai vẫn chưa đủ, còn phải tha thứ nữa ; không thù oán ai cũng vẫn chưa đủ, còn phải cầu nguyện cho những kẻ thù của mình ; không gây chia rẽ vẫn chưa đủ, còn phải mang hòa giải tới những nơi không có an bình ; không nói xấu người khác vẫn chưa đủ, nhưng phải ngăn chặn ngay những chuyện ngồi lê đôi mách khi nghe nói xấu người khác. Đó là làm điều thiện. Nếu chúng ta không chống lại điều ác, tức là mặc nhiên chúng ta nuôi dưỡng nó. Phải can thiệp ở nơi nào cái ác lan truyền; bởi vì cái ác lây lan ở nơi nào không có những Kitô hữu can đảm chống lại bằng điều thiện, bằng « bước đi trong bác ái » (x. Ep 5,2), như lời cảnh báo của thánh Phaolô.
Các bạn trẻ thân mến, những ngày vừa qua các con đã đi bộ rất nhiều. Như thế, các con đã được huấn luyện và cha có thể nói với các con rằng : các con hãy bước đi trong đức ái, hãy bước đi trong đức ái ! Và cùng nhau, chúng ta bước tới Thượng Hội Đồng các giám mục (về giới trẻ) sắp tới đây. Cầu mong Đức Trinh Nữ Maria nâng đỡ chúng ta bằng lời cầu bầu từ mẫu của Mẹ, để mỗi người trong chúng ta , trong mỗi ngày, bằng hành động, có thể nói « không » với điều ác và nói « vâng » với điều thiện.
Traduction de ZENIT, Anita Bourdin
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.
https://fr.zenit.org/articles/angelus-le-chretien-ne-peut-pas-etre-hypocrite-il-doit-vivre-de-facon-coherente-traduction-complete/

 

Kinh Truyền Tin – « Công trình của Thiên Chúa không là phải làm cái gì
mà là tin vào Đấng Người đã sai đến »

Lời Đức Giáo Hoàng trước kinh kính Đức Mẹ (toàn văn)
août 07, 2018 16:26 - Hélène Ginabat - Angélus et Regina Caeli, Pape François


Kinh Truyền Tin ngày 05 tháng 8 năm 2018

Chúa Giêsu thật là « bánh hằng sống » : Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bình giảng bài Phúc Âm, trước Kinh Truyền Tin, hôm chúa nhật 05/8/2018. Như thế, ngài nói thêm, Đức Kitô muốn « làm no nê không những các thể xác mà còn cả các tâm hồn », Người đến « mở cuộc sống của chúng ta ra một chân trời rộng lớn hơn là những lo âu hàng ngày về cái ăn, cái mặc, và công ăn việc làm ». Đức Kitô trước hết mời gọi hãy « tin » chứ không phải là « làm ».
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chủ sự kinh kính Đức Mẹ từ cửa sổ cung giáo hoàng ở Vatican, trước hàng ngàn tín hữu trên Quảng Trường Thánh Phêrô. Bình giảng bài Phúc Âm trong ngày, ngài đã gợi lại « hình ảnh đầy sự dịu hiền » của Chúa Giêsu khi Người đến với đám đông và những nhu cầu của họ.
Cám dỗ chung, Đức Giáo Hoàng giải thích, là thu hẹp tôn giáo vào chỉ một việc là thực hành lề luật, bằng cách phóng chiếu lên quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, hình ảnh của mối quan hệ giữa tôi tớ và ông chủ của họ : tôi tớ phải thực hiện các bổn phận mà ông chủ đã cắt đặt cho họ để có được sự khoan dung của ông. Điều này, tất cả chúng ta đều biết. Vì thế đám đông muốn biết từ Chúa Giêsu xem họ phải làm những hành động nào để đẹp lòng Thiên Chúa ».
« Nhưng Chúa Giêsu ban ra một lời giải đáp bất ngờ : « Việc Thiên Chúa muốn các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến » (Ga 6, 29). Những lời này được gửi cho chúng ta ngày hôm nay : công trình của Thiên Chúa không là phải « làm » chuyện gì mà là « tin » vào Đấng Người đã sai đến ».
« Điều này có nghĩa là niềm tin vào Chúa Giêsu giúp chúng ta chu toàn các công trình của Thiên Chúa. Nếu chúng ta để mình được lôi cuốn vào mối quan hệ tình yêu và tin tưởng này với Chúa Giêsu, chúng ta sẽ có khả năng hoàn thành các công trình mang hương thơm của Phúc Âm, cho lợi ích và những nhu cầu của anh em chúng ta », Đức Giáo Hoàng nói thêm.
Sau đây là bản dịch những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bằng tiếng Ý trước Kinh Truyền Tin.
HG/AB
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin
Thân chào Quý Anh Chị Em !
Các ngày chúa nhật gần đây, phụng vụ cho chúng ta thấy hình ảnh đầy sự dịu hiền của Chúa Giêsu khi Người đến gặp các đám đông và những nhu cầu của họ. Trong câu chuyện Phúc Âm ngày hôm nay (x. Ga 6, 24-35), viễn cảnh thay đổi : chính là đám đông, đang thèm khát Chúa Giêsu, lại đi tìm kiếm Người, và đến gặp Chúa Giêsu. Nhưng theo Chúa Giêsu, sự kiện người ta đi tìm kiếm Người là chưa đủ, Người muốn người ta nhận biết Người ; Người muốn rằng sự tìm kiếm và gặp gỡ với Người phải đi xa hơn sự thỏa mãn tức thời cho các nhu cầu vật chất.
Chúa Giêsu đến, mang cho chúng ta cái gì hơn nữa, mở cuộc sống chúng ta tới một chân trời rộng lớn hơn cả những lo âu hàng ngày về cái ăn, cái mặc, về công ăn việc làm, vv… Bởi thế Người đã phải nói với đám đông rằng : « Các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê » (c.26). Như thế, Người kích thích người ta hãy bước thêm một bước về phía trước, hãy tự hỏi về ý nghĩa của phép lạ chứ đừng chỉ lợi dụng phép lạ mà thôi. Quả vậy, sự kiện nhân bánh và cá thành nhiều là một dấu lạ của món quà to lớn mà Chúa Cha đã ban cho nhân loại và đó chính là Chúa Giêsu.
Người, « bánh hằng sống » đích thực (c.35) muốn làm no nê không chỉ các thân xác mà còn các linh hồn, bằng cách ban cho lương thực thiêng liêng có khả năng thỏa mãn cơn đói sâu đậm. Vì thế Người mời gọi đám đông hãy tìm kiếm không phải những của ăn dễ hư nát, mà của ăn thường tồn đời đời (x. c.27). Đó là thức ăn mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta mỗi ngày  là Lời của Người, là Mình và Máu của Người. Đám đông lắng nghe lời mời gọi của Chúa, nhưng không hiểu được ý nghĩa – cũng giống như vẫn thường xẩy ra với chúng ta – và hỏi lại Người : « Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những điều Thiên Chúa muốn ? » (c. 28). Các thính giả của Chúa Giêsu nghĩ rằng Người sẽ đòi hỏi họ tuân thủ các giới luật để có thể có được những dấu lạ khác như dấu lạ nhân bánh.
Đó là một cám dỗ chung là thu hẹp tôn giáo vào chỉ một việc là thực hành các lề luật, bằng cách phóng chiếu lên quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, hình ảnh của mối quan hệ giữa tôi tớ và ông chủ của họ : tôi tớ phải thực hiện các bổn phận mà ông chủ đã cắt đặt cho họ để có được sự khoan dung của ông. Điều này, tất cả chúng ta đều biết. Vì thế đám đông muốn biết từ Chúa Giêsu xem họ phải làm những hành động nào để đẹp lòng Thiên Chúa. Nhưng Chúa Giêsu ban ra một lời giải đáp bất ngờ : « Việc Thiên Chúa muốn các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến » (c. 29). Những lời này cũng được gửi cho chúng ta ngày hôm nay : công trình của Thiên Chúa không là phải « làm » chuyện gì mà là « tin » vào Đấng Người đã sai đến. Điều này có nghĩa là niềm tin vào Chúa Giêsu giúp chúng ta chu toàn các công trình của Thiên Chúa. Nếu chúng ta để mình được lôi cuốn vào mối quan hệ tình yêu và tin tưởng này với Chúa Giêsu, chúng ta sẽ có khả năng hoàn thành các công trình mang hương thơm của Phúc Âm, cho lợi ích và những nhu cầu của anh em chúng ta. 
Chúa mời gọi chúng ta đừng quên rằng, nếu cần thiết phải lo cơm ăn, thì còn quan trọng hơn nữa là phải vun trồng quan hệ của chúng ta với Người, phải tăng cường đức tin của chúng ta nơi Người vốn là « bánh hằng sống », Người đến để làm no nê cơn đói sự thật, cơn đói công lý, cơn đói tình yêu của chúng ta.
Cầu mong Đức Trinh Nữ Maria, trong ngày hôm nay đang lúc chúng ta kính nhớ ngày dâng hiến Đền Đức Bà Cả ở Rôma, « Đấng Cứu vớt nhân dân Rôma », nâng đỡ chúng ta trên con đường đức tin và phù hộ chúng ta để vui vẻ phó thác chúng ta cho chương trình của Thiên Chúa trong cuộc đời của chúng ta.
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp ca Zenit.
https://fr.zenit.org/articles/angelus-loeuvre-de-dieu-ne-consiste-pas-tant-a-faire-des-choses-qua-croire-en-celui-quil-a-envoye-traduction-complete/

 

Tình yêu vô biên của Chúa Cha,
Đấng phán cùng mỗi người : « Con là con yêu dấu của Cha »

Bài giáo lý về bí tích Rửa Tội, « dấu ấn không tẩy xóa được » (toàn văn)
mai 09, 2018 16:26 - Hélène Ginabat - Audience générale, Pape François

Trong lễ Rửa Tội, tình yêu vô biên của Chúa Cha, Đấng phán cùng mỗi người : « Con là con yêu dấu của Cha », Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục các Bài giáo lý của ngài về bí tích Thánh Tẩy, nhân buổi triều kiến chung ngày thứ tư 09 tháng 5 năm 2018, trên Quảng Trường Thánh Phêrô. Ngài đã triển khai ý nghĩa của nghi thức trung tâm là « dìm mình trong nước ».
Bởi vậy « phép Rửa Tội không lập lại ». Viện dẫn Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh trên điểm này, cho thấy rằng « dấu ấn này không bị tẩy xóa bởi bất cứ tội lỗi nào, kể cả khi tội lỗi ngăn trở phép Rửa mang lại hoa trái cứu độ ». « Dấu ấn Rửa Tội không bao giờ mất đi cả », ngài nói, bởi vì « Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ con cái Người », ngài đã yêu cầu đám đông nhắc lại câu này nhiều lần.  
Dựa vào điển tích Chúa Giêsu chịu Phép Rửa trong Phúc Âm theo thánh Mác-cô, Đức Giáo Hoàng đã đoan chắc rằng « trên mỗi người chúng ta cũng thế, đã được tái sinh trong nước và Thần Khí, với một tình yêu vô biên, Chúa Cha trên trời đã làm vang rền lời Người phán rằng : « Con là con yêu dấu của Cha » . « Tiếng nói của người cha, ngài nói, không nghe được bằng lỗ tai, nhưng đã được con tim của người có đức tin nghe thấu, đồng hành với chúng ta trong suốt cuộc đời, không bao giờ bỏ rơi chúng ta ».
Sau đây là bản dịch Bài giáo lý bằng tiếng Ý.
HG
Bài giáo lý bằng tiếng Ý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô (toàn văn)
Thân chào Quý Anh Chị Em !
Bài giáo lý về bí tích Rửa Tội ngày hôm nay dẫn chúng ta tới việc nói về sự tắm nước kèm theo sự khẩn cầu Thiên Chúa Ba Ngôi, đó là nghi thức chính yếu, đúng nghĩa là « rửa tội » - tức là dìm trong nước – trong mầu nhiệm vượt qua của Đức Kitô (x. Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, 1239). Thánh Phaolô nhắc nhở ý nghĩa của cử chỉ này cho các Kitô hữu Rôma, trong lúc hỏi họ trước rằng : « Anh em không biết rằng : khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuôc về Chúa Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao ? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta cũng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một cuộc đời sống mới »  (Rm 6, 3-4). Phép Rửa mở ra cho chúng ta cánh cửa của một đời sống phục sinh, chứ không phải một đời sống thế gian. Một đời sống theo Chúa Giêsu.
Giếng Rửa Tội là nơi diễn ra cuộc Vượt Qua cùng với Đức Kitô ! Con người cũng được mai táng, với những ham muốn lừa dối (. Ep 4,22), để sống lại như một thọ tạo mới ; thực sự, cái cũ đã qua và cái mới đã nẩy sinh (x. 2Cr 5,17). Trong các « Bài giáo lý » được cho là của thánh Cyrille thành Giêrusalem, chính như thế mà người ta đã giải thích cho các tân tòng điều gì đã xẩy ra với họ trong nước rửa tội. Sự giải thích này của thánh Cyrille thật là đẹp : « Anh chị em đã chết và sinh ra cùng một lúc, và cùng làn sóng cứu độ đó đã trở thành cho anh chị em vừa là nấm mồ vừa là người mẹ của anh chị em » (số 20, Mystagogique 2, 4-6 : PG 33, 1079-1082). Sự tái sinh của con người mới đòi hỏi rằng con người thối nát bởi tội lỗi phải biến thành tro bụi. Hình ảnh nấm mồ và bầu sữa mẹ, mà ngài đã nhắc đến trước giếng rửa tội, quả là rất sắc bén để biểu lộ điều gì vĩ đại đã xẩy ra qua những cử chỉ đơn giản của lễ rửa tội. Tôi thích viện dẫn hàng chữ khắc trên giếng rửa tội Rôma cũ trong nhà thờ Latran, viết bằng chữ latinh câu được cho là của Đức Giáo Hoàng Sixtô III : « Mẹ Hội Thánh trinh nguyên của chúng ta, đã hạ sinh qua nước, các con cái mẹ thụ thai nhờ hơi thở của Thiên Chúa. Anh chị em đã được tái sinh ra từ những giếng rửa tội đó, anh chị em hãy hy vọng vào nước trời » (1). Thật là đẹp : Hội Thánh sinh ra chúng ta, Hội Thánh là bầu sữa, là mẹ chúng ta bằng phép rửa tội.
Nếu cha mẹ chúng ta đã sinh chúng ta trong đời sống thế gian, Hội Thánh đã sinh chúng ta trong đời sống vĩnh cửu nơi phép Rửa Tội. Chúng ta trở thành con cái trong Con Giêsu của Người (x. Rm 8, 15 ; Gl 4, 5-7). Trên mỗi người chúng ta nữa, được tái sinh từ nước và từ Thần Khí, Cha trên trời, với một tình yêu vô biên, đã làm vang lên lời Người phán rằng : « Con là con yêu dấu của Ta » (. Mt 3, 17). Tiếng nói của người cha, không nghe được bằng lỗ tai, nhưng đã được con tim của người có đức tin nghe thấu, đồng hành với chúng ta trong suốt cuộc đời, không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Trong suốt cuộc đời, Chúa Cha phán với chúng ta : « Con là con trai yêu dấu, con gái yêu dấu của Cha ». Thiên Chúa thương yêu chúng ta nhiều, như một người Cha, và Người không bỏ chúng ta một mình. Và điều đó, từ lúc rửa tội. Được tái sinh ra như con cái Thiên Chúa, chúng ta sẽ luôn mãi là con cái Thiên Chúa ! Quả vậy, phép rửa tội không lập lại, bởi vì nó đã in một dấu ấn thiêng liêng (ấn tín) không thể tẩy xóa : « Không một tội lỗi nào xóa được ấn tín này, mặc dù tội lỗi ngăn cản bí tích Rửa Tội mang lại những hậu quả của ơn cứu độ » (Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, 1272). Ấn tín Rửa Tội không bao giờ mất cả ! « Thưa cha, nhưng nếu một người trở thành kẻ cướp, những kẻ cướp lừng danh, giết người cướp của, ấn tín có mất đi không ? » Không ! Con người con Thiên Chúa đó đã làm những chuyện đáng hổ thẹn, nhưng ấn tín không mất đi. Và hắn tiếp tục là con Thiên Chúa, dù là chống lại Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ con cái Người. Anh chị em có hiểu điểm này không ? Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ con cái Người. Chúng ta hãy cùng nhau nhắc lại : « Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ con cái Người ». Nói lớn hơn nữa, bởi vì hoặc là tôi điếc hoặc là tôi không hiểu : [đám đông đáp lại to hơn] « Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ con cái Người ». Đúng thế, như vậy là tốt rồi.
Được tháp nhập vào Đức Kitô nhờ bí tích Rửa Tội, những người chịu Phép Rửa được nên đồng hình, đồng dạng với Người, « Trưởng Tử giữa một đàn em đông đúc » (Rm 8, 29). Qua tác động của Thần Khí, bí tích Rửa Tội thanh tẩy, thánh hóa, làm cho công chính, để làm thành trong Đức Kitô, một thân thể duy nhất từ nhiều người (x. 1Cr 6,11 ; 12,13). Đó là điều được biểu lộ lúc xức dầu thánh, « vốn là dấu chỉ chức tư tế Vương Đế của người chịu phép Rửa và của sự chấp nhận người đó vào cộng đoàn dân Thiên Chúa » (Nghi thức rửa tội trẻ em, số 18,3). Bởi thế nên linh mục ban phép lành với dầu thánh trên đầu mỗi người chịu phép Rửa, sau khi đọc những lời nói lên ý nghĩa của việc này : « Chính Thiên Chúa thánh hiến anh chị em với dầu thánh cứu độ để sau khi tháp nhập vào Đức Kitô là Tư Tế, là Vua và Tiên Tri, anh chị em luôn là các chi thể của thân thể Người cho đến đời đời »  (ibid., số 71).
Thưa Quý Anh Chị Em, ơn gọi Kitô giáo là toàn diện : sống hiệp nhất với Đức Kitô trong Hội Thánh, tham gia vào cùng một sự cung hiến để hoàn thành cùng một sứ vụ, trên thế gian, bằng cách mang một kết quả lâu bền mãi mãi. Được thúc đẩy bởi Thần Khí, toàn dân Thiên Chúa tham gia vào những chức năng của Chúa Giêsu Kitô, « Tư Tế, Vương Đế và Tiên Tri » và lãnh trách nhiệm về sứ vụ và về sự phục vụ, xuất phát từ ba chức năng đó (x. Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, 783-786). Tham dự vào chức tư tế, vương đế và tiên tri của Đức Kitô có nghĩa là gì ? Điều đó có nghĩa là biến mình thành một của lễ đẹp lòng Thiên Chúa (x. Rm 12, 1), bằng cách làm chứng về Người bằng một đời sống đức tin và bác ái (x. Lumen gentium, 12), và phục vụ người khác, theo gương của Chúa Giêsu (Mt 20, 25-28 ; Ga 13, 13-17). Cảm ơn.
_____________________________________
[1] «Virgineo fetu genitrix Ecclesia natos / quos spirante Deo concipit amne parit. / Caelorum regnum sperate hoc fonte renati».
© Traduction de Zenit, Hélène Ginabat
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit
https://fr.zenit.org/articles/lamour-infini-du-pere-qui-dit-a-chacun-tu-es-mon-fils-bienaime-traduction-complete/

 

Bài giáo lý : Tam Nhật Vượt Qua :
« Một mầu nhiệm cao cả và độc nhất »

Loan báo sự sống lại là một lời kêu gọi thừa sai (toàn văn)


Triều kiến chung ngày 28/3/2018

Đức Giáo Hoàng đã suy niệm về Tam Nhật vượt qua : thứ năm, thứ sáu và thứ bẩy tuần thánh, « những ngày quan trọng nhất của năm phụng vụ », vốn « làm thành ký ức để cử hành một mầu nhiệm cao cả và độc nhất : cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu ». Ngài đã mời gọi các Kitô hữu hãy làm cho ba ngày này thành « cái ‘‘bao’’ bọc lấy đời sống cá nhân và đời sống cộng đoàn của họ, cũng như những người anh em Do Thái đã trải nghiệm cuộc xuất hành ra khỏi Ai Cập ».
Buổi triều kiến chung hàng tuần của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã diễn ra trong ngày 28 tháng 3 năm 2018 trên Quảng Trường Thánh Phêrô, với sự hiện diện của đông đảo tín hữu và khách hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tạm dừng Bài giáo lý của ngài về Thánh Lễ để suy niệm về Tam Nhật Vượt Qua sẽ bắt đầu từ ngày thứ năm 29/3 này và sẽ kết thúc vào đêm thứ bẩy tuần thánh 31/3/2018.
Đức Giáo Hoàng đã giải thích rằng những lời « Chúa Kitô đã sống lại », được đọc lên trong ngày lễ Phục Sinh, « chứa đựng không những một lời loan báo vui mừng và hy vọng, mà còn là một lời kêu gọi tinh thần trách nhiệm và thừa sai », « liên tục Phúc Âm hóa Hội Thánh và đến lượt mình, Hội Thánh cũng được sai đi rao giảng Phúc Âm ».  
Cầu mong Đức Mẹ Maria « xin cho chúng ta được ơn can dự nhờ những cử hành trong các ngày sắp tới, để tâm hồn và đời sống chúng ta được thực sự thay đổi », Đức Giáo Hoàng kết luận.
Triều kiến chung của Đức Giáo Hoàng Phanxicô (toàn văn)
Thân chào Quý Anh Chị Em !
Hôm nay, tôi muốn dừng chân để suy niệm về Tam Nhật Vượt Qua sẽ bắt đầu vào ngay mai, để đào sâu thêm những gì các ngày quan trọng nhất của năm phụng vụ tượng trưng cho chúng ta, các tín hữu. Tôi muốn hỏi anh chị em một câu : ngày lễ nào quan trọng nhất theo đức tin của chúng ta ? Giáng Sinh hay Phục Sinh ? Phục Sinh, bởi vì đây là ngày lễ mừng sự cứu độ của chúng ta, ngày lễ tình thương yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, lễ cử hành cái chết và sự sống lại của Người. Và vì vậy tôi muốn cùng với anh chị em, suy nghĩ về ngày lễ này, về những ngày này, vốn là những ngày Vượt Qua, cho đến sự phục sinh của Chúa. Những ngày này làm thành ký ức để cử hành một mầu nhiệm cao cả và độc nhất : cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Tam Nhật Thánh bắt đầu vào ngày mai (thứ năm Tuần Thánh) với Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly của Chúa và sẽ kết thúc với kinh chiều ngày chúa nhật Chúa Sống Lại.
Rôi tới ngày Thứ Hai Phục Sinh để cử hành ngày lễ lớn này : thêm một ngày nữa. Nhưng điều này là hậu-phụng vụ : đó là ngày lễ trong gia đình, ngày lễ nghỉ của xã hội. Điều này đánh dấu những chặng căn bản của đức tin chúng ta và ơn gọi chúng ta trên thế gian, và tất cả các Kitô hữu được kêu gọi hãy sống ba ngày thánh - thứ năm, thứ sáu, thứ bẩy ; và ngày Chúa Nhật, đương nhiên, nhưng ngày thứ bẩy chính là sự sống lại – Tam Nhật Thánh, như thế, cũng như « cái bao » của đời sống cá nhân của họ, của đời sống cộng đoàn của họ, như những người anh em Do Thái của chúng ta đã trải nghiệm cuộc xuất hành ra khỏi xứ Ai Cập.
Ba ngày này tái đề nghị cho dân Chúa những biến cố lớn của công trình cứu độ được Chúa Kitô hoàn tất và các biến cố này phóng chiếu ra chân trời vận mạng tương lai của dân Chúa và tăng cường sự dấn thân của dân Người trong việc làm chứng trong lịch sử.
Buổi sáng ngày Lễ Phục Sinh, khi đi lại những chặng đường được trải nghiệm trong Tam Nhật Thánh, bài Ca Tiếp Liên, tức là một bài hoan ca, giống như thánh vịnh, sẽ làm cho chúng ta được nghe một cách long trọng sự loan báo phục sinh ; và bài này nói : « Đức Kitô, nguồn hy vọng của chúng ta, đã sống lại và đã đi trước chúng ta tới Galilêa ». Đây là một sự khẳng định quan trọng : Đức Kitô đã sống lại. Và tại nhiều nước trên thế giới, nhất là ở Đông Âu, người ta chào nhau trong những ngày lễ Phục Sinh không bằng câu « chào buồi sáng », « chào buổi chiều » mà bằng cách nói : « Chúa Kitô đã phục sinh » để khẳng định lời chào mừng đặc biệt của lễ Phục Sinh. « Chúa Kitô đã phục sinh ». Tam Nhật Thánh đạt tới tột đỉnh trong những lời hân hoan đầy xúc cảm này : « Chúa Kitô đã phục sinh ». Ba ngày này không những chỉ chứa đựng một sự loan báo vui mừng và hy vọng, mà còn là một lời kêu gọi tinh thần trách nhiệm và thừa sai. Và diễn biến không chấm dứt với kẹo bánh hình chim bồ câu, hình trứng, lễ hội - thật ra cũng đẹp vì là lễ hội của gia đình – ba ngày thánh này không chấm dứt như thế. Con đường thừa sai, con đường rao giảng, bắt đầu ở chỗ này : Chúa Kitô đã phục sinh. Và lời loan báo này, điểm đến của Tam Nhật Thánh trong khi chuẩn bị chúng ta để đón mừng, là trung tâm đức tin của chúng ta và niềm hy vọng của chúng ta, đó là cốt lõi, đó là sụ loan báo, đó là - một chữ khó nhưng nói lên tất cả - lời rao giảng tiên khởi (kerygma), hằng Phúc Âm hóa Hội Thánh và đến lượt mình, Hội Thánh cũng được sai đi rao giảng Phúc Âm.
Thánh Phaolô tóm lược biến cố vượt qua với câu nói này : « Chúa Kitô đã chịu hiến tế làm Chiên Lễ Vượt Qua của chúng ta » (1 Cr 5, 7). Người đã chịu sát tế. Bởi vậy, ngài viết tiếp, « Cái cũ đã qua và cái mới đã có đây rồi » (2 Cr 5, 17). Được sinh ra trở lại. Và vì vậy, ngày lễ Phục Sinh, ngay từ đầu, người ta rửa tội các tân tòng. Đêm hôm thứ bẩy này nữa, tôi sẽ ban phép Rửa tại đây, trong Đền Thánh Phêrô, cho 8 người lớn để họ sẽ khởi sự cuộc đời Kitô giáo của mình. Và tất cả bắt đầu bởi vì những người này sẽ được tái sinh. Và với một cách trình bầy tổng hợp khác, thánh Phaolô giải thích rằng Đức Kitô đã « bị giao nộp vì tội lỗi chúng ta và đã được Thiên Chúa làm cho sống lại để chúng ta được nên công chính » (Rm 4, 25). Đấng duy nhất, Đấng độc nhật làm cho chúng ta được nên công chính ; Đấng duy nhất làm cho chúng ta được tái sinh là Chúa Giêsu Kitô. Không ai khác. Và vì thế người ta không phải trả tiền, bởi vì việc làm cho nên công chính – sự kiện trở nên công chính – là miễn phí. Và điều này là sự cao cả của tình yêu Chúa Giêsu : Người ban sự sống một cách miễn phí để làm cho chúng ta nên thánh, để canh tân chúng ta, để tha tội cho chúng ta. Và điều này đích thực là cốt lõi của Tam Nhật Vượt Qua. Trong Tam Nhật Vượt Qua, ký ức của biến cố căn bản này được cử hành đầy đủ để tạ ơn và, đồng thời, canh tân nơi người chịu phép Rửa, ý nghĩa tình trạng mới của mình, tình trạng mà thánh Phao lô luôn biểu lộ bằng cách này : « Nếu anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc về thượng giới […] chứ đừng … những gì thuộc về hạ giới » (Cl 3, 1-3). Nhìn lên trên, nhìn về chân trời, mở rộng chân trời : đó là đức tin của chúng ta, đó là điều làm chúng ta nên công chính, đó là tình trạng ân điển của chúng ta ! Nhờ Phép Rửa, quả thật, chúng ta đã trỗi dậy cùng với Chúa Giêsu và chúng ta đã chết đi với những thực tế và cái lôgíc của thế gian ; chúng ta được tái sinh như những vật thụ tạo mới : một thực tế đòi hỏi phải được hiện hữu ngày này qua ngày khác.
Nếu thật sự người Kitô hữu để mình được rửa sạch bởi Đức Kitô, nếu thật sự người đó được Người lột bỏ con người cũ để bước đi trong cuộc đời mới, tuy vẫn còn là kẻ tội lỗi - bởi vì tất cả chúng ta đều là tội nhân – không còn có thể bị thối nát, sự kiện được Chúa Giêsu làm cho trở thành công chính, cứu thoát chúng ta ra khỏi sự thối nát, chúng ta là những kẻ có tội, nhưng không thối nát, một người Kitô hữu không thể trải nghiệm cái chết trong tâm hồn, cũng không là nguyên nhân của sự chết. Và nơi đây, tôi phải nói lên điều đáng buồn và đau đớn. Có những Kitô hữu giả mạo : những kẻ nói « Chúa Giêsu đã sống lại », « tôi đã được Chúa Giêsu làm cho nên công chính », tôi đang sống đời sống mới, nhưng tôi sống một cuộc sống thối nát. Và những Kitô hữu giả mạo này sẽ kết thúc không tốt. Người Kitô hữu, tôi nhắc lại, là một người tội lỗi – chúng ta đều là những kẻ tội lỗi, tôi cũng thế - nhưng chúng ta có sự an toàn là khi chúng ta xin tha thứ, Chúa tha tội cho chúng ta. Kẻ thối nát giả bộ làm một người đáng kính, nhưng cuối cùng, trong lòng hắn, chỉ có sự thối nát. Chúa Giêsu ban cho chúng ta một cuộc đời mới. Người Kitô hữu không thể trải nghiệm cái chết trong tâm hồn, cũng như không thể là nguyên nhân của sự chết.
Chúng ta hãy suy nghĩ - để không phải đi tìm ở đâu xa – hãy nghĩ tới ngay ở nhà chúng ta, hãy nghĩ tới những « Kitô hữu theo đảng mafia ». Những người này chẳng có gì là Kitô hữu cả : họ tự nhận là Kitô hữu, nhưng họ mang sự chết trong tâm hồn và mang chết chóc tới cho những người khác. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, để cho Chúa đụng đến tâm hồn họ. Những người lân cận, nhất là những người bé mọn nhất và những người đau khổ nhất, trở thành khuôn mặt cụ thể để chúng ta hiến tặng tình yêu cho họ, tình yêu mà chính Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta. Và thế gian trở thành không gian cuộc sống mới phục sinh của chúng ta. Chúng ta được phục sinh với Chúa Giêsu : trỗi dậy, ngẩng cao đầu, và chúng ta có thể chia sẻ lòng khiêm hạ của những ai, ngày hôm nay, như Chúa Giêsu, còn sống trong đau khổ, trong sự trần trụi, trong sự thiếu thốn, trong sự cô đơn, trong cái chết, để trở thành, nhờ Người và với Người, những khí cụ cứu chuộc và hy vọng, những dấu chỉ của sự sống và sự sống lại. Tại nhiều quốc gia - ở nước Ý đây, và cả ở nước tôi nữa – có một thói quen theo đó, khi nghe chuông đổ trong lễ Phục Sinh, các bà mẹ, các bà nội bà ngoại đưa con cháu ra rửa mắt bằng nước hằng sống, như một dấu chỉ để có thể nhìn thấy những việc của Chúa Giêsu, những sự việc mới. Trong lễ Phục Sinh này, chúng ta hãy để cho chúng ta được tẩy rửa linh hồn, tẩy rửa đôi mắt của linh hồn, để nhìn thấy những điều tốt đẹp và để làm những điều tốt đẹp. Và thật là tuyệt vời ! Chính là sự phục sinh của Chúa Giêsu sau cái chết của Người, đã là cái giá để cứu chuộc tất cả chúng ta.
Anh Chị Em thân mến, chúng ta hãy chuẩn bị để sống tốt Tam Nhật Thánh đang tới đây - bắt đầu ngày thứ năm Tuần Thánh - để luôn gắn chặt với mầu nhiệm của Đức Kitô, chịu chết và phục sinh cho chúng ta. Cầu mong Đức Trinh Nữ Maria đồng hành với chúng ta trên con đường thiêng liêng này, Mẹ đã từng theo chân Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn của Người - Mẹ đã ở đó, Mẹ đã nhìn thấy, Mẹ đã đau khổ… - Mẹ đã có mặt và đã hợp nhất với Người dưới cây Thánh Giá, nhưng Mẹ đã không hổ thẹn vì Con Mẹ. Một bà mẹ sẽ không bao giờ hổ thẹn vì con mình ! Mẹ đã ở đó và Mẹ đã nhận được trong trái tim Từ Mẫu niềm vui vô tận của sự phục sinh. Cầu mong Mẹ xin cho chúng ta ơn được can dự trong lòng qua những lễ nghi sẽ được cử hành trong những ngày tới, để cho tâm hồn chúng ta và cuộc sống chúng ta được thực sự biến đổi.
Và bằng cách để lại cho anh chị em những suy nghĩ đó, tôi gửi đến anh chị em những lời chúc mừng thân ái nhất của tôi để anh chị em có được một lễ Phục Sinh thánh thiện và vui vẻ, với các cộng đoàn và những người thân của anh chị em.
Và tôi khuyên anh chị em : buổi sáng ngày lễ Phục Sinh, anh chị em hãy dẫn con cháu mình ra vòi nước để rửa mắt cho chúng. Đó sẽ là môt dấu chỉ của cách nhìn Chúa Giêsu phục sinh.
© Traduction de Zenit, Hélène Ginabat
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.
https://fr.zenit.org/articles/catechese-le-triduum-pascal-un-grand-et-unique-mystere/

Đức Maria hạ sinh, Đức Maria ban ánh sáng
Bài giảng Thánh Lễ đêm Giáng Sinh

« Tia sáng cách mạng lòng nhân từ của Thiên Chúa » (toàn văn)


Thánh Lễ đêm Giáng Sinh 24/12/2017

 « Tia sáng cách mạng lòng nhân từ của Thiên Chúa » lóe lên nơi Đức Maria và Thánh Giuse, bị buộc « phải rời quê hương mình » để tới một vùng đất « nơi không có chỗ cho các ngài » và « Đức Maria hạ sinh, Đức Maria ban ánh sáng ».
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc đến Giáng Sinh trong bài giảng lễ Noël, hôm chúa nhật 24/12/2017, trong Đền Thánh Phêrô, nhân dịp Thánh Lễ đêm Giáng Sinh.
« Đức Tin của đêm nay mang cho chúng ta được nhận biết Thiên Chúa hiện diện trong mọi hoàn cảnh mà chúng ta nghĩ rằng Người vắng mặt », Đức Giáo Hoàng lưu ý.
Ngài cũng đã mời gọi « có một sự sáng tạo mới cho xã hội » dưới ánh sáng sự giáng sinh của Hài Nhi, Đấng « trong sự nghèo khó và trong sự bé mọn của Người, đã tố cáo và thể hiện rằng uy quyền và sự tự do đích thực là những ai tôn vinh và cứu giúp sự mỏng giòn của kẻ yếu đuối nhất ».
Ngài đã kết thúc bằng một lời nguyện : « Lạy Hài Nhi Bêlem, cảm động bởi niềm vui của ơn phúc, chúng con cầu xin Chúa ».
AB


Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Đức Maria « hạ sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ » (Lc 2, 7). Bằng câu đơn giản nhưng rỡ ràng này, thánh Luca dẫn đưa chúng ta đi vào trung tâm của đêm thánh này : Đức Maria hạ sinh, Đức Maria ban Ánh Sáng. Một câu chuyện đơn giản để dìm chúng ta vào biến cố biến đổi vĩnh viễn lịch sử của chúng ta. Tất cả, trong đêm này, đã trở thành nguồn mạch hy vọng.
Chúng ta hãy trở lại vài đoạn trước. Vì chiếu chỉ của hoàng đế, bà Maria và ông Giuse đã buộc phải ra đi. Ông bà đã phải rời bỏ người thân, nhà cửa, quê quán để lên đường đi kiểm tra. Một hành trình không thuận tiện cũng không dễ dàng chút nào đối với cặp vợ chồng trẻ đang sắp sinh con ; ông bà đã bị bắt buộc phải rời bỏ quê quán. Trong lòng ông bà tràn đầy hy vọng và tương lai vì hài nhi sắp sinh ra đời ; trái lại, bước chân của hai ông bà thì trĩu nặng lo âu và những nguy hiểm dành cho những ai phải rời bỏ mái ấm nhà mình.
Rồi sau đó, ông bà đã phải đối phó với điều có lẽ là khó khăn nhất : tới Bêlem và trải nghiệm rằng nơi đây không phải là một vùng đất đang đợi chờ ông bà, một vùng đất không có chỗ dành cho ông bà.
Và chính ở đó, trong cái tình trạng vốn là một thử thách, Đức Maria đã cống hiến cho chúng ta Đấng Emmanuel. Con Thiên Chúa đã phải sinh ra trong một chuồng gia súc bởi vì người nhà không có chỗ cho Người. « Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận » (Ga 1, 11). Và ở đó… trong bóng tối của một thành phố không có không gian, cũng chẳng có chỗ trú cho người khách lạ từ xa đến đây, trong cái tăm tối của một thành phố đang rất nhộn nhịp và, trong trường hợp này, dường như đang muốn xây dựng trong khi lại quay lưng với những người khác, chính xác là ở đó, thắp cháy lên tia lửa cách mạng của lòng nhân từ Thiên Chúa. Ở Bêlem, đã mở ra một khe hở cho những ai đã mất đi quê hương, tổ quốc, mộng đẹp ; kể cả những ai đã buông xuôi vì ngạt thở gây ra bởi một cuộc sống khép kín.
Trong bước chân của ông Giuse, ẩn dấu nhiều bước chân khác. Chúng ta thấy vết chân của toàn bộ nhiều gia đình, ngày hôm nay, đang bị bắt buộc phải ra đi. Chúng ta thấy những vết chân của hàng triệu người không muốn ra đi mà bị bắt buộc phải xa rời người thân, bị trục xuất ra khỏi quê hương của họ. Trong nhiều trường hợp, sự ra đi này chứa đầy hy vọng, chất chứa tương lai ; trong nhiều trường hợp khác, sự ra đi này chỉ có một tên gọi : sống sót. Sống sót khỏi những tên Herode của thời đại, những kẻ, để áp đặt quyền lực của chúng và gia tăng giầu sang của chúng, đã không ngần ngại đổ máu người vô tội.
Đức Maria và ông Giuse, đã không có chỗ cho mình, là những người đầu tiên được ôm hôn Đấng đến để ban cho tất cả chúng ta giấy tờ chứng minh quốc tịch. Những ai, trong sự khó nghèo của mình và trong sự nhỏ bé của mình, tố cáo và thể hiện rằng quyền lực đích thực và tự do thật sự là những người tôn trọng và cứu giúp sự mỏng giòn của kẻ yếu đuối nhất.
Trong đêm nay, Đấng không có chỗ để sinh ra đời đã được thông báo cho những người cũng không có chỗ nơi bàn tiệc và trong đường phố của đô thị. Các mục đồng là những người đầu tiên nhận được Tin Mừng. Qua công việc của họ, đây là những con người nam, nữ phải sống ngoài lề xã hội. Điều kiện sinh sống của họ, những nơi chốn mà họ bị bó buộc phải ở, ngăn cản họ tuân giữ những lề luật lễ nghi thanh tẩy trong đạo và vì thế, họ bị coi là ô uế. Da dẻ họ, áo quần họ, mùi hôi họ, cách ăn nói của họ, gốc gác họ làm họ bị tiết lộ. Tất cả nơi họ làm cho họ bị nghi kỵ. Đó là những con người nam, nữ cần phải tránh xa, phải sợ ; người ta coi họ như những kẻ ngoại giữa các tín đồ, những kẻ tội lỗi giữa người công chính, những người nước ngoài giữa các công dân. Với họ - kẻ ngoại, kẻ tội lỗi và người nước ngoài -, thiên sứ bảo : « Anh em đừng sợ, này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân : hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa » (Lc 2, 10-11).
Đó là niềm vui mừng mà trong đêm nay, chúng ta được mời gọi hãy chia sẻ, hãy cử hành và hãy loan báo. Niềm vui mừng qua đó Thiên Chúa, với lòng thương xót vô biên của Người, đã ôm lấy chúng ta, là những kẻ ngoại, những kẻ tội lỗi và những người nước ngoài, và kích thích chúng ta cứ như thế mà làm.
Đức Tin của đêm nay khiến chúng ta nhận biết Thiên Chúa hiện diện trong mọi cảnh huống nơi chúng ta tin rằng Người vắng mặt. Người ở trong người khách tò mò, nhiều khi không ai nhận ra, bước đi trong các thành phố của chúng ta, đi trên xe buýt của chúng ta, gõ cửa nhà chúng ta.
Và cũng Đức Tin này khích động chúng ta để dọn chỗ cho một sáng kiến mới về xã hội, để đừng sợ trải nghiệm những hình thức quan hệ mới trong đó, không ai là người cảm thấy mình không có chỗ trên trái đất này cả. Giáng Sinh, là thời điểm để biến sức mạnh của sợ hãi thành sức mạnh của yêu thương, thành sức mạnh cho một sự sáng tạo mới của bác ái. Đức Ái vốn không quen thuộc với bất công như thể bất công là lẽ tự nhiên, mà nó có can đảm, giữa những căng thẳng và những tranh chấp, để làm « ngôi nhà chẩn tế », vùng đất hiếu khách. Thánh Gioan Phaolô II nhắc nhở chúng ta « Anh chị em đừng sợ ! Hãy mở ra, hãy mở rộng tất cả các cửa cho Chúa Kitô » (Bài giảng rong Thánh Lễ khai mạc triều đại của ngài, ngày 22/10/1978). 
Trong Hài Nhi thành Bêlem, Thiên Chúa đến gặp chúng ta để làm cho chúng ta trở thành những người chủ chốt của đời sống chung quanh chúng ta. Người hiến mình để chúng ta ẵm bồng Người trên tay, để chúng ta bế Người lên và ôm ấp Người. Để thông qua Người, chúng ta không còn sợ ẵm bồng trên tay, bế lên và ôm ấp kẻ đói khát, người khách lạ, kẻ trần trụi, người ốm đau, kẻ tù rạc (x. Mt 25, 35-36). « Anh chị em đừng sợ ! Hãy mở ra, hãy mở rộng tất cả các cửa cho Chúa Kitô ». Nơi Hài Nhi này, Thiên Chúa mời gọi chúng ta đảm nhận niềm hy vọng. Người mời gọi chúng ta hãy là những lính canh cho nhiều người đã xuôi tay dưới sức nặng của thất vọng phát sinh từ sự kiện là thấy nhiều cánh cửa đều đóng chặt. Nơi Hài Nhi này, Thiên Chúa làm cho chúng ta trở thành những người chủ chốt của sự hiếu khách của Người.
Lạy Hài Nhi nhỏ bé thành Bêlem, cảm động bởi niềm vui mừng của ân sủng hiến tặng, chúng con cầu xin rằng tiếng khóc của Chúa đánh thức chúng con ra khỏi tính vô cảm của chúng con, mở mắt cho chúng con trước người đau khổ. Cầu xin lòng nhân hậu của Chúa đánh thức tính nhậy cảm của chúng con và làm cho chúng con cảm thấy được mời gọi nhận biết Chúa trong tất cả những người đến trong thành phố chúng con, trong lịch sử chúng con, trong cuộc sống chúng con. Cầu xin lòng nhân từ cách mạng của Chúa khiến cho chúng con cảm thấy được mời gọi đảm nhận niềm hy vọng và lòng nhân hậu cho những người của chúng con.
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.
https://fr.zenit.org/articles/marie-met-au-monde-marie-donne-la-lumiere-homelie-de-la-nuit-de-noel-texte-complet/

 


81 tuổi - Đức Giáo Hoàng thổi nến trên chiếc bánh pizza dài 4 thước
« Đừng làm buồn tuổi thơ », Ngài dặn dò.

17 décembre 2017 - Anne Kurian - Nominations


Trẻ em của Chẩn Y Viện Thánh Martha © L'Osservatore Romano

Vào buổi sáng ngày 17 tháng 12 năm 2017, ngày ngài tròn 81 tuổi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp kiến, trong đại sảnh Phaolô VI, các trẻ em được trợ giúp bởi Chẩn Y Viện nhi đồng « Thánh Martha » - trung tâm miễn phí của Vatican. Với các em, ngài đã thổi một cây nến trên tấm bánh pizza dài 4 mét được chuẩn bị bởi các đầu bếp tí hon.
« Đừng làm buồn tuổi thơ », ngài đã nói với những người thiện nguyện và các bậc cha mẹ : niềm vui của trẻ thơ là một « kho báu… Và chúng ta phải làm tất cả để các em tiếp tục được vui mừng ».
Ngài đã mời gọi phải bảo vệ niềm vui của các em, phải làm cho các em nói chuyện với ông bà và dạy cho các em đi vào đối thoại với Thiên Chúa. Sau đây là bản dịch những lời ứng khẩu của Đức Giáo Hoàng trong cuộc tiếp xúc.
Lời chào mừng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Chào mọi người !
Niềm vui của trẻ thơ… Niềm vui của trẻ thơ là một kho báu. Trẻ thơ vui mừng… Và chúng ta phải làm mọi cách để các em tiếp tục vui mừng, bởi vì niềm vui cũng như là một khu đất tốt. Một tâm hồn vui vẻ cũng ví như là một vùng đất tốt làm cho sự sống lớn lên, với những trái ngọt. Chính vì thế mà người ta làm ra ngày lễ này : người ta luôn tìm ngày gần kề với Lễ Giáng Sinh để tập trung chúng ta, để làm ngày lễ này cho các em.
Anh chị em hãy lắng nghe. Điều thứ nhất : anh chị em hãy bảo vệ niềm vui của trẻ thơ. Đừng làm cho trẻ thơ phải buồn. Khi trẻ thơ nhìn thấy có những vấn đề trong gia đình, thấy cha mẹ cãi nhau, các em đau khổ lắm. Anh chị em đừng làm buồn lòng trẻ thơ. Các em phải luôn được lớn lên trong niềm vui. Các con có vui không ? [« Có ! »]. Cha không tin : có hay không ? [« Có ! »] Tốt lắm. Đó là niềm vui.
Điều thứ nhì, để các em lớn lên cách tốt đẹp : anh chị em hãy làm cho các em nói chuyện với ông bà nội ngoại. Hai đầu của cuộc đời. Bởi vì các ông bà có ký ức, các cụ có cội nguồn, và chính các ông bà sẽ cho các cháu cội nguồn. Làm ơn, đừng để các em là những đứa trẻ mất gốc, không có ký ức dân tộc, không có ký ức Đức Tin, không có ký ức về những điều tươi đẹp mà lịch sử đã làm ra, không có ký ức các giá trị. Và ai sẽ là người giúp các em có những điều đó ? Là các ông bà. Các em phải nói chuyện với các ông bà, với những người lớn tuổi. Các con có nói chuyện với ông bà các con không ? [« Có ! »] Chắc không ? [« Chắc »] Để xin ông bà viên kẹo hả ? [« Không ! »] Không sao ? Nói thật đi… Rất nhiều khi, rất nhiều khi ông bà mất sớm, phải không các con ? Nhưng vẫn có những người lớn tuổi cũng giống như ông bà các con vậy. Các con phải luôn nói chuyện với những người lớn tuổi. Cha đặt cho các con một câu hỏi, các con hãy trả lời cho đúng : có phải ông bà, những người lớn tuổi phiền chán lắm không ? [« Không… Có »] Con thì sao ? [« Ông bà cho con nhiều quà lắm »] Em này ham quá : ông bà cho nhiều quà ! Ông bà không phiền chán đâu, ông bà tốt lằm. Con nói đi… [« Ông bà thương chúng con nhiều lắm »]. Ông bà thương chúng con nhiều lắm. Các em nhỏ phải học tập nói chuyện với những người lớn tuổi hơn, nói chuyện với các ông bà.
Và lời khuyên thứ ba tôi muốn nói với anh chị em là : các anh chị em hãy dạy các em nói chuyện với Thiên Chúa. Dạy các em biết cầu nguyện, nói lên những điều các em cảm thấy trong lòng.
Vui tươi, nói chuyện với ông bà, với người lớn tuổi, và nói chuyện với Thiên Chúa. Đồng ý không ? Tất cả đồng ý ? Các con nữa, các con có đồng ý không ? Cha chúc tất cả các con một ngày tươi đẹp, với nhiều vui mừng. Và các con hãy ăn 4 mét pizza này ; ăn cho ngon, sẽ có ích cho các con, và làm cho các con mau lớn ? Và các con hãy tiến lên ! Cảm ơn, cảm ơn !
Và bây giờ chúng ta hãy cầu nguyện Đức Trinh Nữ Maria để Mẹ ban phép lành cho chúng ta : Kính mừng Maria…
 [Phép lành]
Và xin cầu nguyện cho cha !
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit
https://fr.zenit.org/articles/nattristez-pas-les-enfants-les-conseils-du-pape/

 

 

Pháp Quốc - Đức Cha Michel Aupetit được cử làm tổng giám mục Paris
Đức Giáo Hoàng chấp thuận đơn từ nhiệm của Đức Hồng Y André Vingt-Trois

7 décembre 2017 - Anne Kurian - Nominations


Đức Cha Aupetit

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chỉ định Đức Cha Michel Aupetit, làm tổng giám mục Paris : tin này đã được thông báo sáng ngày 07/12/2017 bởi Radio Vatican bằng tiếng Ý. Là một y khoa bác sĩ, Đức Cha Aupetit đang là giám mục giáo phận Nanterre từ năm 2014.
Đức Cha kế vị Đức Hồng Y André Vingt-Trois sau khi đơn từ nhiệm của ngài trong chức vị giám mục vì đáo hạn tuổi đã được chấp thuận. Được tấn phong Hồng Y ngày 24/11/2007 bởi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, ngài đã là tổng giám mục Paris từ năm 2005 đến năm 2017 cũng như là Chủ Tịch HĐGM Pháp. Đức Hồng Y Vingt-Trois đã được chỉ định làm giám quản tông tòa giáo phận Paris cho đến khi người kế vị ngài đáo nhậm nhiệm sở theo giáo luật.
Theo một thông cáo của HĐGM Pháp được công bố vào lúc trưa ngày 07/12/2017, đồng thời với thông báo chính thức của Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, lễ an vị Đức Cha Aupetit được dự trù vào ngày thứ bẩy 06/01/2018 lúc 18giờ30 tại nhà thờ Notre-Dame de Paris.
Sinh ngày 23/3/1951 tại Versailles, Đức Cha Aupetit là bác sĩ y khoa và có bằng đạo đức sinh học y khoa. Ngài hành nghề bác sĩ từ năm 1979 đến năm 1990 trong vùng Paris, rồi sau đó ngài vào chủng viện.
Sau khi thụ phong linh mục năm 1995, ngài đã công tác trong nhiều sứ vụ tại Paris (phó xứ tại Saint-Louis-en-l’Ile và Saint-Paul-Saint-Louis, chánh xứ tại Notre-Dame de l’Ardèche d’Alliance, viện trưởng của Pasteur-Vaugirard), và đã là tuyên úy các trường trung học cấp 2 và cấp 3 của khu Marais (Paris) cũng như là giảng viên về đạo đức sinh học tại CHU Henri Mondor tại Créteil, và tổng đại diện của tổng giáo phận Paris (2006-2013).
Ngài đã là giám mục phụ tá giáo phận Paris từ năm 2013-2014, trước khi được bổ nhiệm tới Nanterre, và là giám mục tháp tùng các Công Trình của Hồng Y (tu bổ các thánh đưòng trong Paris và vùng Parisienne) từ năm 2013 đến năm 2017. Khẩu hiệu giám mục của ngài là « Tôi đến để cho chiên được sống dồi dào »
Hiện nay ngài là chủ tịch của Hội Đồng gia đình và xã hội thuộc HĐGM Pháp, ngài cũng là chủ tịch của Radio Notre-Dame.
Đi ra khỏi những vùng của tiện nghi mục vụ
Trong bức thư từ biệt giáo phận Nanterre, Đức Cha Aupetit tâm sự : « Tôi nhớ cái ngày mà trong phòng ăn của căn phố tôi ở, tôi đã quỳ xuống để thưa rằng ‘Ý Cha thể hiện’ với tất cả những thớ thịt có trong cơ thể mình… Cuộc đời linh mục của tôi đã là một chuỗi dài từ biệt và « phó thác cho Thiên Chúa" trong ý nghĩa mà ơn gọi đã bắt tôi ra khỏi những vùng tiện nghi mục vụ của mình ».
« Và đây lại là một lần nữa, ngài viết, Hội Thánh giao cho tôi một sứ vụ mới. Đức Giáo Hoàng yêu cầu tôi nhận lấy trọng trách giáo phận Paris.
Chính luôn ở vào cái lúc mà tôi nghĩ bắt đầu thực sự đo lường trọng trách của mình là tôi lại phải di dời đi chỗ khác, đây là lần thứ mười… sự phong phú Thiên Chúa, chỉ có thể đến từ Chúa Thánh Linh, giúp (tôi) giữ được lòng khiêm nhượng cần thiết để đi theo Đức Kitô khắp mọi nơi mà Người dẫn mình đi ».
« Tôi thú thật, tôi đã luôn có một sự se thắt trong lòng khi nghĩ đến câu nói này của Chúa Giêsu : ‘ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn’. Cám dỗ thật to lớn là muốn vắt giò lên cổ mà chạy trốn ở đâu đó. Nhưng Đức Tin và lòng trông cậy hoàn toàn nơi Thiên Chúa là Đấng không bao giờ bỏ rơi chúng ta, cho phép tôi tiếp tục con đường lạ lùng trên đó Người dẫn tôi đi », Đức Cha Aupetit kết luận.  
https://fr.zenit.org/articles/france-mgr-michel-aupetit-nomme-archeveque-de-paris/


 

Pháp Quốc – thông điệp của Đức Hồng Y Vingt-Trois vào lúc ngài từ nhiệm
« Thời đại chúng ta kêu gọi chúng ta phải thực sự là những thừa sai »

7 décembre 2017 - Anne Kurian - Nominations


Đức Hồng Y André Vingt-Trois @cardinalandrevingttrois

« Thời đại chúng ta kêu gọi chúng ta phải thực sự là những thừa sai ».  Đó là lời khích lệ của Đức Hồng Y André Vingt-Trois, trong một thông điệp gửi người Công Giáo Paris được công bố ngày 07/12/2017, vào lúc ngài từ nhiệm sứ vụ tổng giám mục Paris.
Tiếp theo việc chỉ định Đức Cha Michel Aupetit là người kế vị của mình, Đức Hồng Y André Vingt-Trois được bổ nhiệm làm giám quản tông tòa của giáo phận Paris cho tới ngày nhậm chức theo giáo luật của Đức Cha Aupetit, vào ngày 06/01/2018. Thụ phong linh mục năm 1969 và được tấn phong Hồng Y năm 2007, ngài là tổng giám mục Paris từ 12 năm nay.
Trước khi được bổ nhiệm tổng giám mục Paris, Đức Hồng Y Vingt-Trois đã là giám đốc đại chủng viện Saint-Sulpice ở Issy-les-Moulineaux, tổng đại diện rồi giám mục phụ tá Paris và tổng giám mục giáo phận Tours (1999-2005).
Thông điệp của Đức Hồng Y Vingt-Trois
Thưa Quý Anh Chị Em thân mến,
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chấp thuận cho tôi được từ nhiệm chức vị tổng giám mục Paris và giám mục người Công Giáo theo nghi thức phương Đông vốn không có giám mục tại Pháp. Tôi cảm ơn ngài không những cho riêng tôi được cất một gánh nặng vượt quá sức mình hiện tại, mà nhất là cho cả giáo phận Paris đang cần một vị tổng giám mục có đầy đủ năng lực hoạt động.
Hôm thứ năm này, Đức Giáo Hoàng đã chỉ định người kế vị tôi ; Đức Cha Michel Aupetit, mà Quý Anh Chị Em đều đã biết rõ. Để tạ ơn, tôi sẽ dâng Thánh Lễ tại nhà thờ Notre-Dame de Paris, ngày thứ bẩy 16/12/2017 vào lúc 10giờ30 sáng. Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm tôi làm Giám Quản Tông Tòa cho đến ngày an vị Đức Cha Aupetit sẽ được cử hành vào ngày thứ bẩy 06/01/2018 tại nhà thờ Notre-Dame de Paris.
Vào lúc rời khỏi nhiệm vụ, tôi có thể cùng với thánh Phaolô mà nói rằng : « Chúng tôi không ngừng tạ ơn Thiên Chúa : vì khi chúng tôi cho anh em nghe lời Thiên Chúa, anh em đã đón nhận, không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy. Lời đó tác động nơi anh em là những tín hữu » (1 Tx 2, 13).
Phải, tôi tạ ơn vì những hoa trái mà các cộng đoàn của Quý Anh Chị Em đã mang bởi sự làm chứng cho Chúa cũng như bởi sự rộng lượng của đức ái linh hoạt và bền bỉ của Quý Anh Chị Em. Thời đại chúng ta kêu gọi chúng ta phải đích thực là những thừa sai để cho sự nhận biết vể Chúa Giêsu Kitô đáp ứng sự mong đợi của những người đồng thời với chúng ta và trở nên cho họ một niềm hy vọng.
Mỗi cộng đoàn của chúng ta sẽ ghi khắc sâu đậm trong tim tôi và tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho Quý Anh Chị Em cũng như tôi hy vọng rằng Quý Anh Chị Em sẽ cầu nguyện cho tôi.
Ngày 07 tháng 12 năm 2017, nhân lễ mừng thánh Ambrôsiô
+ André Hồng Y VINGT-TROIS
Tổng giám mục Paris
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit
https://fr.zenit.org/articles/france-message-du-card-vingt-trois-au-moment-de-sa-renonciation/

 

Đừng nhìn ngắm Chúa Giêsu chỉ  "trong tranh vẽ",
nhưng trong các anh em đau khổ

Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Chúa Nhật Lễ Lá (toàn văn)

9 AVRIL 2017 - RÉDACTION - PAPE FRANÇOIS


Chúa Nhật Lễ Lá

Cho ngày Chúa Nhật Lễ Lá, 09/4/2017, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi đừng nhìn ngắm Chúa Giêsu "chỉ trong tranh vẽ hay trên hình ảnh, hay là trên vi-đê-ô" nhưng "trong rất nhiều anh chị em chúng ta, ngày hôm nay… đang trải nghiệm khổ đau". "Chúa Giêsu ở trong họ, trong mỗi người họ, và với khuôn mặt méo mó, với giọng nói bị vỡ, Người xin được ngắm nhìn, được nhận biết, được yêu mến", ngài đã nhấn mạnh trong Thánh Lễ ngài cử hành trên quảng trường Thánh Phêrô. 
Khi khai mạc Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu "không hề hứa hẹn vinh dự và thành công. (…) Người đã luôn báo trước với các bạn bè của Người là con đường của Người là con đường đó, và chiến thắng cuối cùng sẽ phải đi qua thương khó và thánh giá". "Và điều đó cũng đúng với chúng ta, ngài nói thêm : Để trung thành đi theo Chúa Giêsu, chúng ta hãy cầu xin ơn phúc thực hiện nó không phải chỉ bằng lời nói, mà trong hành động, và kiên trì vác thập giá của chúng ta : đừng từ chối nó, đừng vứt bỏ nó, nhưng khi nhìn lên Chúa Giêsu, hãy chấp nhận nó và vác lấy nó, ngày này qua ngày khác".
"Chúng ta không có môt Chúa nào khác ngoài Người : Chúa Giêsu, Vị Vua khiêm nhường của công lý, của lòng thương xót và của bình an", Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói tiếp, "kẻ tôi tớ của Thiên Chúa và của con người đang đi tới thương khó; đó là Đấng sắp bị hành tội vĩ đại của sự đau khổ con người".
Trong lúc cử hành, cũng đánh dấu Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XXXII được cử hành ở cấp giáo phận, những người trẻ của Krakow (Balan), địa điểm củă JMJ quốc tế 2016, đã bàn giao Thánh Giá của JMJ cho các bạn trẻ Panama, địa điểm của JMJ 2019.
AK
Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Cuộc cử hành này có một lúc hai mùi vị, ngọt ngào và cay đắng; nó là vui mừng và đau đớn, bởi vì chúng ta cử hành ở đây Chúa đi vào Giêrusalem và đã được các môn đệ Người tung hô như một vị vua. Và cùng lúc đó, bài Phúc Âm về cuộc thương khó của Người đã được long trọng tuyên bố. Bởi thế, tâm hồn chúng ta cảm thấy sự tương phản xót xa và cảm nhận một phần nào những điều mà Chúa Giêsu cảm thấy trong lòng Người trong ngày này, ngày mà Người vui mừng với bạn bè của Người và đã khóc than cho Giêrusalem.
Từ 32 năm nay, tầm mức vui mừng của ngày chúa nhật này đã được làm phong phú bởi ngày đại hội của giới trẻ : Ngày Giới Trẻ Thế Giới (JMJ), năm nay được cử hành ở cấp giáo phận, nhưng trên Quảng Trường này sắp được trải nghiệm một khoảnh khắc xúc động, của những chân trời rộng mở, với sự bàn giao Thánh Giá bởi các bạn trẻ Krakow và các bạn trẻ Panama.
Bài Phúc Âm được tuyên đọc trước cuộc rước kiệu (x. Mt 21, 1-11), mô tả Chúa Giêsu từ trên núi Cây Dầu đi xuống trên lưng một con con lừa, từ trước đến nay chưa ai cưỡi nó. Bài Phúc Âm này nêu rõ sự phấn khởi của các môn đệ, tháp tùng Thầy bằng những lời tung hô vui mừng và người ta có thể hình dung được sự phấn khởi đó đã lây lan ra các trẻ em và những người trẻ trong thành phố, họ reo hò nhập vào đám rước. Chính Chúa Giêsu cũng đã công nhận, trong sự đón rước vui mừng này, một sức mạnh không tránh được do Thiên Chúa muốn, và Người trả lời cho những người pharisêu đang công phẫn : "Tôi bảo các ông, họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên" (Lc 19, 40).
Nhưng Đức Giêsu này, Đấng mà theo Sách Thánh, đi vào thành thánh như thế đó, không phải là một người ngây thơ đi gieo rắc ảo ảnh, một ngôn sứ "kiểu mới", một người đi bán ảo ảnh, không phải thế : Người là một Đấng Mêsia quả cảm, với diện mạo cụ thể của người tôi tớ, tôi tớ của Thiên Chúa và của con người đang đi vào thương khó; đó là Đấng sắp bị hành tội vĩ đại của sự đau khổ con người.
Như vậy, trong lúc mà cả chúng ta nữa, chúng ta ăn mừng Đức Vua của chúng ta, chúng ta hãy nghĩ đến những đau đớn Người sẽ phải chịu đựng trong suốt Tuần Lễ này. Chúng ta hãy nghĩ tới những vu khống, những lăng nhục, những cạm bẫy, những phản bội, sự bỏ rơi, tới công lý bất công, tới những hành trình, tới những roi đòn, tới mão gai… và sau cùng tới con đường thánh giá đến lúc chịu đóng đinh.
Người đã nói rõ cho các môn đệ của Người : "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo" (Mt 16, 24). Người đã không hề hứa hẹn vinh dự và thành công. Các Phúc Âm rất rõ ràng. Người luôn báo trước cho các bằng hữu của Người rằng con đường của Người là con đường đó, và chiến thắng sau cùng sẽ phải trải qua thương khó và thánh giá. Và điều này cũng đúng đối với chúng ta nữa. Để trung thành đi theo Chúa Giêsu, chúng ta hãy cầu xin ơn phúc thực hiện nó không phải chỉ bằng lời nói, mà trong hành động, và kiên trì vác thập giá của chúng ta : đừng từ chối nó, đừng vứt bỏ nó, nhưng khi nhìn lên Chúa Giêsu, hãy chấp nhận nó và vác lấy nó, ngày này qua ngày khác.
Và Đức Giêsu này, Đấng đã chấp nhận được hoan hô trong lúc Người biết chắc câu "đóng đinh nó đi" đang chờ đợi Người, không yêu cầu chúng ta nhìn ngắm Người chỉ trong những tranh vẽ hay trên hình ảnh, hay trong những phim viđeo đang chạy trên mạng. Không ! Người hiện diện trong rất nhiều anh chị em chúng ta trong ngày hôm nay, ngày hôm nay đang trải nghiệm những đau đớn như Người : họ đau khổ vì lao động nô lệ, họ đau khổ vì những bi kịch gia đình, bệnh hoạn… Họ đau khổ vì chiến tranh và khủng bố, vì những lợi nhuận đang làm vũ khí chuyển động và giáng lên đầu họ. Những con người bất kể nam nữ bị lừa đảo, bị xúc phạm nhân phẩm, bị loại bỏ… Chúa Giêsu ở trong họ, trong mỗi người họ, và với khuôn mặt méo mó, với tiếng nói bị vỡ, Người yêu cầu được nhìn ngắm, được nhận biết và được yêu mến.
Không phải là Chúa Giêsu khác đâu : cũng chỉ là Chúa Giêsu đã vào thành Giêrusalem giữa những cành lá thiên tuế và lá ô-liu phất lên. Cũng là Chúa Giêsu đã bị đóng đinh và đã chết giữa hai kẻ gian. Chúng ta không có một Chúa nào khác ngoài Người : Chúa Giêsu, Vị Vua khiêm nhường của công lý, của lòng thương xót và của bình an.
Mạc Khải dịch từ bản tiếng Pháp do Zenit phổ biến
https://fr.zenit.org/articles/ne-pas-contempler-jesus-seulement-dans-les-tableaux-mais-dans-les-freres-souffrants/

" Thánh Giá không phải là "món đồ để trưng bầy"
mà là "một sự nhắc nhở tình yêu" của Chúa Giêsu "

Đức Giáo Hoàng mời gọi hãy chiêm ngắm Thánh Giá (toàn văn)


Kinh Truyền Tin ngày 12 tháng 3 năm 2017

Thánh Giá Kitô giáo không phải là "một món đồ trưng bầy trong nhà hay một món đồ trang sức để đeo", mà là "một lời nhắc nhở tình yêu" của Chúa Giêsu, là "biểu tưởng đức tin Kitô giáo", Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố trong giờ Kinh Truyền Tin ngày 12/3/2017. 
Dẫn nhập vào giờ kinh kính Đức Mẹ trước khoảng 35.000 người trên quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đã dặn dò nên chiêm ngắm hình ảnh Thánh Giá trong Mùa Chay : "Chúng ta hãy làm sao để Thánh Giá đánh dấu những chặng đường hành trình Mùa Chay của chúng ta để luôn hiểu biết thêm tính trầm trọng của tội lỗi và giá trị của sự hy sinh qua đó Chúa Cứu Thế đã cứu độ chúng ta".
Lời Đức Giáo Hoàng trước Kinh Truyền Tin
Thân chào Quý Anh Chị Em !
Bài Phúc Âm ngày chúa nhật thứ hai Mùa Chay này trình bầy cho chúng ta câu chuyện Chúa Giêsu hiển dung (Mt 17, 1-9). Người đưa ba người trong các tông đồ là Phêrô, Giacôbê và Gioan đi riêng ra một chỗ, Người cùng các ông lên một ngọn núi cao, và ở đó đã xẩy ra hiện tượng đặc biệt này : dung nhan Chúa Giêsu "chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng" (c. 2). Bằng cách đó, Chúa làm cho sự vinh quang Thiên Chúa trong Người sáng chói lên mà người ta chỉ có thể tiếp cận được bằng lòng tin vào giảng dạy của Người và trong những cử chỉ phép lạ của Người. Và sự hiển dung kèm theo, trên đỉnh núi, sự xuất hiện của ông Môsê và ông Êlia, "đàm đạo với Người" (c. 3).
Đặc tính "sáng láng" của biến cố lạ lùng này là biểu tượng của mục đích sự kiện : đó là soi sáng tinh thần và lòng dạ của các môn đệ hầu cho họ có thể hiểu rõ ai là Thầy của họ. Đó là một tia ánh sáng bỗng mở ra trên mầu nhiệm Chúa Giêsu và soi sáng toàn thể thân thế và tiểu sử của Người.
Từ nay, Người đã lên con đường hướng về Giêrusalem, nơi Người sẽ phải chịu sự xử chết trên thập giá, Chúa Giêsu muốn chuẩn bị môn đệ của Người cho vụ tai tiếng này, sự tai tiếng của thánh giá, quá mạnh mẽ đối với đức tin của họ và đồng thời, báo trước sự phục sinh của Người, bằng cách thể hiện như là Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa. Và Chúa Giêsu chuẩn bị họ cái lúc đau buồn này và mang theo bao là đau khổ. Quả vậy, Chúa Giêsu tỏ mình ra là một Đấng Mêsia khác với mong đợi, khác với những gì họ tưởng tuợng về Đấng Mêsia, về Đấng Mêsia sẽ như thế nào : không phải như một vị vua uy quyền và vinh hiển, mà là một người tôi tớ khiêm hạ và không có vũ khí; không phải như một lãnh chúa giầu có, chỉ dấu của sự chúc lành, nhưng là một người nghèo khó không có cả chỗ kê đầu; không phải như một tổ phụ với con đàn cháu đống, nhưng là một người độc thân không nhà, không cửa. Đó chính thật là một sự mặc khải lộn ngược của Thiên Chúa, và dấu chỉ bối rối nhất của sự lộn ngược tai tiếng là cây thập tự giá. Nhưng chính qua Thánh Giá mà Chúa Giêsu sẽ đạt tới sự phục sinh vinh quang, sẽ là vĩnh viễn, không như sự hiển dung này đã chỉ kéo dài một lúc, một khoảnh khắc.
Chúa Giêsu hiển dung trên núi Ta-bo đã muốn cho các môn đệ của Người thấy được vinh quang của Người, không phải để tránh cho họ phải qua cây thánh giá, nhưng để chỉ rõ cây thánh giá sẽ dẫn họ tới đâu. Ai chết đi với Chúa Kitô, người đó sẽ sống lại với Chúa Kitô. Thánh giá là cửa ngõ của sự phục sinh. Ai chiến đấu cùng Người, sẽ cùng Người chiến thắng. Đó là thông điệp hy vọng mà thánh giá của Chúa Giêsu chứa đựng, cổ vũ sức mạnh trong cuộc đời chúng ta. Thánh Giá Kitô giáo không phải món đồ trưng bày trong nhà hay một đồ trang sức để đeo mang, nhưng thánh giá Kitô giáo là một nhắc nhở tình yêu với nó, Chúa Giêsu đã hy sinh để cứu chuộc nhân loại khỏi sự ác và tội lỗi. Trong Mùa Chay này, chúng ta hãy chiêm ngắm với lòng sốt sắng hình ảnh Thánh Giá : Chúa Giêsu trên cây Thánh Giá. Người là biểu tượng của đức tin Kitô giáo, đó là biểu hiện của Chúa Giêsu, chết và sống lại cho chúng ta. Chúng ta hãy làm sao cho Cây Thánh Giá đánh dấu những chặng hành trình Mùa Chay của chúng ta để luôn hiểu được thấu đáo hơn về sự trầm trọng của tội lỗi và giá trị của sự hy sinh với nó Đấng Cứu Thế đã cứu độ tất cả chúng ta.
Đức Trinh Nữ Maria đã biết chiêm ngắm vinh quang của Chúa Giêsu được che dấu trong tính nhân bản của Người. Cầu xin Mẹ phù hộ chúng ta được luôn ở với Người trong thầm lặng cầu nguyện, được sự hiện diện của Người soi sáng, để mang trong lòng, qua những đêm tăm tối nhất, một phản ánh vinh quang của Người.
Mạc Khải Dịch ttừ bản tiếng Pháp của Zenit.
https://fr.zenit.org/articles/la-croix-nest-pas-un-bibelot-mais-un-rappel-de-lamour-de-jesus/

Sứ điệp Mùa Chay 2017
« Lời Chúa là một Hồng ân. Tha nhân là một Hồng ân »
Đọc Luca : 16,19-31

Mùa Chay là mùa thuận lợi cho việc đào sâu đời sống tinh thần của chúng ta qua các phương tiện thánh hóa mà Giáo Hội mang đến cho chúng ta như ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Cơ sở của tất cả những điều này là Lời Chúa, mà trong suốt mùa này, chúng ta được mời gọi lắng nghe và suy ngẫm sâu sắc hơn. 

Tha nhân là một hồng ân (Đọc Luca 16,19-31) 

Nằm trước cửa nhà người đàn ông giàu có, người đàn ông nghèo sống nhờ những mảnh bánh vụn rơi xuống từ bàn của người nhà giàu. Người ông đầy những vết lở lói và chó đến liếm các vết thương của ông (x. 20-21). Đây là một hình ảnh thật quá khổ đau; nó mô tả một con người bất hạnh và đáng thương. con người nghèo khổ này được gọi là Ladarô: một cái tên đầy hứa hẹn, Ladarô có nghĩa là “Thiên Chúa hộ trì”. Trong khi ông hầu như là vô hình đối với người giàu có, chúng ta nhận ra ông như một ai đó quen thuộc. Ông trở thành một khuôn mặt, và như thế là một hồng ân, một kho tàng vô giá, một con người mà Thiên Chúa yêu thương và chăm sóc, mặc dù tình hình cụ thể của ông không hơn gì một kẻ bị ruồng bỏ (Bài giảng, ngày 08 Tháng 1 2016).

Ladarô dạy chúng ta rằng tha nhân là một hồng ân. Tương quan đúng đắn với con người bao gồm việc nhìn nhận giá trị của họ với lòng biết ơn. Dụ ngôn này trước hết mời gọi chúng ta mở cửa lòng mình cho tha nhân vì mỗi người đều là một hồng ân, dù cho người ấy là láng giềng của chúng ta hay một người ăn xin vô danh. Mùa chay là mùa thuận tiện để mở cửa cho tất cả những ai đang túng quẫn và nhận ra nơi họ khuôn mặt của Chúa Kitô. Mỗi người trong chúng ta gặp gỡ những người như thế mỗi ngày. Mỗi cuộc sống mà chúng ta gặp gỡ phải là một ân sủng đáng được đón nhận, tôn trọng và yêu thương.
 
Không giống như anh Ladarô nghèo, ông nhà giàu không có một cái tên; ông chỉ đơn giản được gọi là “một người đàn ông giàu có”. Sự sang trọng của ông đã được nhìn thấy nơi chiếc áo choàng lộng lẫy và đắt tiền. Người đàn ông rõ ràng phô trương về sự giàu có của mình, và có thói quen biểu diễn nó hàng ngày: “ông ngày ngày yến tiệc linh đình” (câu 19). Nơi ông, chúng ta có thể thoáng thấy sự băng hoại của tội lỗi, tiến triển qua ba giai đoạn kế tiếp nhau: yêu mến tiền của, phù hoa và tự hào (Bài giảng, ngày 20 tháng 9 2013).

Thánh Tông Đồ Phaolô nói với chúng ta rằng “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc” (1 Tim 6:10). Đây là nguyên nhân chính của tham nhũng và một nguồn mạch dẫn đến ghen tị, xung đột và nghi ngờ. Tiền bạc có thể thống trị chúng ta, thậm chí đến mức nó trở thành một thứ ngẫu tượng độc tài (cf. Evangelii Gaudium, 55).

Thay vì là một khí cụ phục dịch chúng ta để làm điều thiện và thể hiện tình đoàn kết với người khác, tiền bạc có thể xiềng xích chúng ta và cả thế giới vào một thứ luận lý ích kỷ không còn chỗ cho tình yêu và gây trở ngại cho hòa bình. Nhưng vẻ bề ngoài ấy chỉ che đậy một sự trống rỗng bên trong.

Nhìn vào nhân vật này, chúng ta có thể hiểu tại sao Tin Mừng thẳng thừng lên án lòng yêu mến tiền của: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6:24).

Lời Chúa là một hồng ân

Cuối cùng, cả người đàn ông giàu có và người nghèo đều qua đời, và phần quan trọng của dụ ngôn này nằm ở đoạn nói về những gì diễn ra ở thế giới bên kia. Hai nhân vật đột nhiên phát hiện ra rằng “chúng ta đã chẳng mang gì vào cõi đời này, thì cũng chẳng mang ra được gì” (1Tim6: 7)

Cội rễ của tất cả căn bệnh của ông là sự thất bại không chú ý đến lời Thiên Chúa. Kết quả là, ông không còn yêu mến Thiên Chúa và càng ngày càng coi thường người láng giềng của mình. Lời Chúa sống động và mạnh mẽ, có khả năng chuyển đổi trái tim và dẫn chúng ta trở về với Chúa. Khi chúng ta đóng kín con tim chúng ta trước hồng ân Lời Chúa, chúng ta cũng đóng kín con tim của chúng ta trước ân sủng là các anh chị em của chúng ta.
Chúng ta nhớ đến những người già, yếu, khó nghèo về tinh thần cũng như vật chất và giúp đỡ họ để được sống một Mùa Chay kết hiệp với Chúa Kitô .
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An

 

Câu hỏi cho Đại Hội Ultreya 18/03/2017:

1/ Tha nhân có là một hồng ân cho anh chị không ? Anh chị có là một hồng ân cho tha nhân không ?

2/ Lời Chúa  giúp chúng ta sống ra sao ?

3/ Qua sứ điệp trên anh chị có nhận thấy gần gũi với đường lối của PT Cursillo không ?

4/ Kể lại Mùa Chay nào anh chị đã được đánh động và ghi nhớ mãi ?

 

 

"Giáo huấn là một hình thức Phúc Âm hóa"
Các công trình bác ái "khuyên nhủ người nghi vấn và giáo huấn người dốt nát" (toàn văn)


Triều kiến chung tại Phòng Phaolô VI

23 NOVEMBRE 2016 - CONSTANCE ROQUES - PAPE FRANÇOIS
Giáo huấn là "một hình thức đặc biệt của Phúc Âm hóa", Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khẳng định trong buổi triều kiến chung ngày 23/11/2016 trong hội trường Phaolô VI tại điện Vatican. Ngài đã ca ngợi mọi Kitô hữu đã "cống hiên đời mình trong việc giáo dục" và góp phần "trả lại phẩm giá của những người nghèo".
Đức Giáo Hoàng đã tiếp tục các Bài giáo lý của ngài về những công trình lòng thương xót và dừng lại trên đề tài : "khuyên nhủ những ai nghi vấn và dạy dỗ những người dốt nát". "Ở một thế giới mà những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt tới mức cao như bây giờ, vẫn còn những trẻ em mù chữ ! Đó là một sự bất công, ngài tố cáo (…) Không có giáo huấn, người ta dễ trở thành mồi ngon của sự khai thác và nhiều những hình thức bất ổn xã hội".
Ngài cũng đã suy niệm về sự nghi vấn, mà mỗi người đều có thể cảm nhận : "Những nghi vấn liên quan đến đức tin, trên chiều hướng tích cực, là một dấu chỉ chúng ta đang muốn hiểu biết thêm và cặn kẽ về Thiên Chúa, Chúa Giêsu và mầu nhiệm tình yêu của Người đối với chúng ta. Những nghi vấn này làm cho người ta lớn lên ! Như thế, thật là một điều tốt lành khi chúng ta đặt những câu hỏi về đức tin của chúng ta, bởi vì như vậy, chúng ta sẽ được thúc đẩy đào sâu thêm về đức tin".
Để vượt qua những nghi vấn, Đức Giáo Hoàng đã khuyên nhủ hãy nghe Lời Thiên Chúa và "sống đức tin hết sức mình" : "Chúng ta đừng khiến cho đức tin trở thành một lý thuyết trừu tượng trong đó sinh ra nhiều nghi vấn. Thay vào đó, chúng ta hãy làm cho đức tin trở thành đời sống của chúng ta. Chúng ta hãy tìm cách thực hành đức tin trong sự phục vụ anh em chúng ta, nhất là những người nghèo khổ nhất. Và lúc đó, nhiều nghi vấn sẽ biến mất".
AK
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào quý anh chị em !
Năm Thánh đã bế mạc, hôm nay chúng ta trở về đời sống bình thường, nhưng vẫn còn một số suy nghĩ về các công trình lòng thương xót và như thế, chúng ta tiếp tục về đề tài này.
Sự suy nghĩ về các công trình lòng thương xót tinh thần, hôm nay, liên quan đến hai công tác gắn chặt với nhau. Đó là : khuyên nhủ những ai nghi vấn và dạy dỗ những người dốt nát, nghĩa là những người không hiêu biết. Từ ngữ "dốt nát" có vẻ quá mạnh, nhưng nó có nghĩa là những người không hiểu biết một điều gì đó và cần phải được giáo huấn. Đó là những công trình cụ thể tồn tại trong một chiều kích đơn giản, quen thuộc, gần gũi với tất cả mọi người, hay là, đặc biệt công tác thứ nhì, công tác giáo huấn, trên một bình diện mang tính thể chế hơn, có tổ chức hơn. Thí dụ, chúng ta hãy nghĩ tới tất cả những trẻ em còn đang bị nạn mù chữ. Điều này không thể hiểu được : Ở một thế giới mà những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt tới mức cao như bây giờ, vẫn còn những trẻ em mù chữ ! Đó là một sự bất công. Biết bao trẻ em còn đang ở trong điều kiện thiếu giáo dục ! Đó là một tình trạng bất công to lớn xúc phạm đến cả phẩm giá con người. Không có giáo dục, người ta dễ trở thành miếng mồi ngon của sự khai thác và nhiều những hình thức bất ổn xã hội.
Suốt nhiều thế kỷ, Giáo Hội đã cảm thấy sự đòi hỏi phải dấn thân vào lãnh vực giáo dục, bởi vì sứ vụ Phúc Âm hóa bao gồm sự cam kết phải đem lại phẩm giá cho những người nghèo khổ nhất. Từ thí dụ đầu tiên của một "trường học" được dựng lên ngay tại Rôma đây bởi thánh Justinô, vào thế kỷ thứ hai, để những Kitô hữu hiểu biết hơn về Thánh Kinh, tới thánh Giuse Calasanz,  là người đã mở ra những trường học bình dân miễn phí đầu tiên của Châu Âu, chúng ta có một danh sách dài các thánh nam, nữ, ở những thời đại khác nhau, đã mang giáo dục tới cho những người bị thiệt thòi nhất, biết rằng qua con đường này, họ sẽ vượt lên khỏi sự khốn cùng và những kỳ thị. Biết bao người Kitô hữu, giáo dân, các anh chị em tu sĩ, các linh mục đã cống hiến đời mình cho giáo dục, cho đào tạo trẻ em và thanh thiếu niên ! Đó là điều vĩ đại; tôi mời gọi anh chị em hãy tỏ lòng tôn kính họ bằng một tràng pháo tay. [cử tọa vỗ tay]. Những người tiên phong trong giáo dục đã hiểu rõ công trình lòng thương xót và đã biến nó thành một lối sống đến độ làm biến đổi ngay cả xã hội. Qua một việc làm đơn giản và có ít cấu trúc, các vị đã biết trả lại phẩm giá cho một số đông người. Và nền giáo dục các vị cống hiến thường hay hướng về lao động. Nhưng chúng ta hãy nghĩ tới thánh Gioan Bosco, là đấng đã chuẩn bị các trẻ em đường phố đi vào lao động với thuyết giảng và sau đó với các trường học, các văn phòng. Chính như thế mà nhiều trường dậy nghề khác đã mọc lên để chuẩn bị cho lao động trong lúc vẫn giáo huấn các giá trị nhân bản và Kitô giáo. Giáo dục, vì vậy, thực sự là một hình thức đặc biệt của Phúc Âm hóa.
Giáo dục càng phát triển, người ta càng lãnh hội được những điều xác thực và một lương tâm, mà tất cả chúng ta đều cần có trong đời. Một nền giáo dục tốt dạy cho chúng ta phuơng pháp phê phán cũng bao gồm một kiểu nghi vấn, hữu ích để đặt những câu hỏi nhằm kiểm chứng các kết quả đạt được, hướng tới một sự hiểu biết rộng lớn hơn. Nhưng công trình lòng thương xót nhằm khuyên nhủ những ai nghi vấn không liên quan đến kiểu nghi vấn này. Biểu lộ lòng thương xót đối với những người nghi vấn, trái lại, tương đương với việc làm giảm đi nỗi đau và nỗi khổ đến từ sự sợ hãi và lo âu, vốn là những hậu quả của sự nghi vấn. Như vậy, đây là một hành động tình yêu đích thực, qua đó người ta muốn nâng đỡ một người trong sự yếu đuối của họ gây ra bởi sự bấp bênh.
Tôi nghĩ, người ta có thể hỏi tôi : "Thưa Cha, con có rất nhiều những nghi vấn về đức tin, con phải làm gì ? Cha không bao giờ có nghi vấn hết sao ?". Tôi có nhiều lắm… Chắc chắn rằng ở một lúc nào đó, mọi người đều có những nghi vấn. Những nghi vấn liên quan đến đức tin, trên chiều hướng tích cực, là một dấu chỉ chúng ta muốn hiểu biết nhiều hơn, sâu hơn về Thiên Chúa, và mầu nhiệm tình yêu của Người đối với chúng ta. "Nhưng con, con có nghi vấn này : con đi tìm, con học hỏi, con thấy, hay con hỏi ý kiến về cách phải làm". Những nghi vấn đó làm cho ta lớn lên ! Như vậy, thật là một điều tốt lành khi chúng ta đặt những câu hỏi về đức tin của chúng ta, bởi vì như vậy, chúng ta sẽ được thúc đẩy đào sâu thêm về đức tin. Tuy nhiên, các nghi vấn phải được vượt qua. Để được vậy, cần phải lắng nghe Lời của Thiên Chúa và hiểu được điều Người dạy dỗ chúng ta. Một đường lối quan trọng giúp ích nhiều trong việc này là con đường giáo lý, qua đó sự loan truyền đức tin đến với chúng ta trong sự cụ thể của đời sống riêng tư và cộng đồng. Đồng thời, còn có một con đường khác cũng quan trọng, đó là con đường sống đức tin hết sức mình. Chúng ta đừng biến đức tin thành một lý thuyết trừu tượng trong đó sinh ra nhiều nghi vấn. Thay vào đó, chúng ta hãy làm cho đức tin trở thành đời sống của chúng ta. Chúng ta hãy tìm cách thực hành đức tin trong sự phục vụ anh em chúng ta, nhất là những người nghèo khổ nhất. Và lúc đó, nhiều nghi vấn sẽ biến mất, bởi vì chúng ta cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa và sự thật của Phúc Âm trong tình yêu, cho dù chúng ta chẳng có công trạng gì, vẫn luôn ở trong chúng ta và chúng ta chia sẻ với người khác.
Thưa quý anh chị em, như người ta có thể thấy, hai công trình lòng thương xót này cũng không xa vời với đời sống chúng ta. Mỗi người trong chúng ta có thể dấn thân để sống chúng và mang ra thực hành lời Chúa khi Người phán rằng mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa đã không được mặc khải cho những người khôn ngoan thông thái mà đã mặc khải cho những người bé mọn (x. Lc 10, 21; Mt 11, 25-26). Vì vậy, giáo huấn sâu xa nhất mà chúng ta được kêu gọi truyền bá và sự xác thực đáng tin cậy nhất để thoát ra khỏi nghi vấn, là tình yêu của Thiên Chúa, nhờ đó mà chúng ta được Người yêu thương (x. Ga 4, 10). Một tình yêu cao cả, nhưng không và được ban cho đời đời. Thiên Chúa không bao giờ lùi bước với tình yêu của Người ! Người luôn tiến tới phía trước và người chờ đợi; Người ban tình yêu của Người mãi mãi, và chúng ta phải cảm thấy mãnh liệt tinh thần trách nhiệm về tình yêu đó, để làm chứng nhân cho tình yêu đó bằng cách cống hiến lòng thương xót của chúng ta cho các anh em của chúng ta. Cảm ơn.
Bản dịch tiếng Pháp : Constance Roques (Zenit)
Mạc Khải dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit
https://fr.zenit.org/articles/linstruction-est-une-forme-particuliere-devangelisation-catechese-integrale/

 


Cửa Thánh đã đóng nhưng
Cửa Lòng Thương Xót vẫn mở

Nghi thức đóng Cửa Thánh tại Đền Thánh Phêrô bế mạc Năm Thánh

20 NOVEMBRE 2016 - ANNE KURIAN - PAPE FRANÇOIS
Đóng Cửa Thánh
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã long trọng đóng Cửa Thánh tại Đền Thánh Phêrô, bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót, vào lúc 10 giờ sáng ngày 20/11/2016. Nhưng cửa lòng thương xót vẫn rộng mở, ngài khẳng định trong bài giảng của ngài.
Trong Lễ Chúa Kitô Vua Hoàn Vũ, Đức Giáo Hoàng đã bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót, được khai mạc một năm trước đây, vào ngày 08/12/2015. Đầu Thánh Lễ chúa nhật trên quảng trường Thánh Phêrô, ngài đã chủ sự lễ nghi đóng lại Cửa Thánh trước sự hiện diện của khoảng chừng 70.000 người.
Sau khi khẩn cầu Thiên Chúa Ba Ngôi và lòng thương xót đời đời của Người cũng như một kinh tạ ơn cho năm vừa qua, Đức Giám Mục Rôma đã suy niệm trước Khung Cửa đã có hàng triệu người bước qua. Rồi ngài đã long trọng đóng lại hai cánh cửa, trong im lặng.
Một vị phụ lễ sau đó đã tuyên bố : "Thưa anh chị em, Cửa Thánh đã đóng lại theo đúng lễ nghi, nhưng, nguồn mạch bất tận ơn phúc và lòng thương xót vẫn mở ra cho chúng ta"
"Dù rằng Cửa Thánh đã đóng lại, Đức Giáo Hoàng khẳng định trong bài giảng lễ của ngài, cánh cửa đích thực của lòng thương xót vẫn luôn rộng mở ra cho chúng ta, là Thánh Tâm Đức Kitô. Từ bên ngực bị đâm thủng của Chúa Phục Sinh tuôn chảy ra cho đến ngày tận thế, lòng thương xót, sự an ủi và niềm hy vọng".
Đức Giáo Hoàng đã mời gọi hãy tiếp tục con đường đã đi trong Năm Thánh : "Chúng ta hãy cầu xin ơn đừng bao giờ đóng cửa của sự hòa giải và sự tha thứ, mà phải biết vượt lên trên điều ác và những bất đồng, mở ra mọi con đường hy vọng có thể. Cũng như Thiên Chúa đã tin vào chúng ta, vô cùng xa hơn những công đức của chúng ta, chúng ta cũng được kêu gọi hãy lan tỏa ra niềm hy vọng và cho người khác cơ hội của họ".

https://fr.zenit.org/articles/la-porte-sainte-se-ferme-mais-la-source-de-la-misericorde-demeure-ouverte/

 

Vương quyền của Đức Kitô
"Quyền phép duy nhất của tình yêu"

Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong lễ bế mạc Năm Thánh (toàn văn)

20 NOVEMBRE 2016 - RÉDACTION PAPE FRANÇOIS
Thánh Lễ bế mạc Năm Thánh
Chúa Giêsu đã trở thành "Quốc Vương muôn đời, Chủ Tể lịch sử", chỉ bằng "độc nhất uy quyền của tình yêu", Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã xác quyết trong ngày lễ trọng kính Đức Kitô Vua Hoàn Vũ, ngày 20/11/2016. Một "chiến thắng đặc biệt" đã "biến tội lỗi thành ơn phúc, cái chết thành phục sinh, sợ hãi thành tin tưởng". Thánh Lễ chúa nhật, trên quảng trường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của khoảng 70.000 người, cũng đánh dấu sự bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Trong bài giảng của ngài, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh rằng vương quyền của Chúa Giêsu là "ngược đời" : "ngai vàng của Người chính là thập giá; triều thiên của Người là mão gai, Người không có vương trượng mà là một cây sậy đã được đặt vào tay Người; Người không mang hoàng bào lộng lẫy mà Người đã bị lột tấm áo một mảnh của Người; Người không có nhẫn đeo tay sáng chói mà có hai bàn tay bị đinh sắt xuyên qua; Người không có kho báu mà đã bị bán đi chỉ với 30 đồng bạc"
"Sự vĩ đại của vương quốc của Người, ngài giải thích, không phải là uy quyền theo thế gian mà là tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu có khả năng theo kịp và chữa lành mọi chuyện". Đức Giáo Hoàng lúc đó đã kêu gọi hãy "để cho Người trở thành Chủ Tể cuộc đời chúng ta : tất cả điều này là vô ích nếu chúng ta không đích thân đón tiếp Người và nếu chúng ta cũng không đón nhận cách hiển trị của Người".
AK
Bài giảng lễ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Lễ trọng kính Chúa Giêsu Kitô là Vua Hoàn Vũ khánh thành Năm Phụng Vụ cũng như Năm Thánh Lòng Thương Xót này. Phúc Âm quả đã trình bầy vương quyền của Chúa Giêsu trên đỉnh của công trình cứu độ của Người, và Người đã làm một cách đáng ngạc nhiên. "Đấng Mêsia của Thiên Chúa, Đấng được tuyển chọn, Đấng là Vua" (Lc 23, 35.37) xuất hiện như không có uy quyền và không vinh quang : Người ở trên cây thập tự giá và có vẻ là thua trận hơn là thắng trận. Vương quyền của Người là ngược đời : ngai vàng của Người chính là thập giá; triều thiên của Người là mão gai, Người không có vương trượng mà là một cây sậy đã được đặt vào tay Người; Người không mang hoàng bào lộng lẫy mà Người đã bị lột tấm áo một mảnh của Người; Người không có nhẫn đeo tay sáng chói mà có hai bàn tay bị đinh sắt xuyên qua; Người không có kho báu mà đã bị bán đi chỉ với 30 đồng bạc.
Thật ra vương quốc của Chúa Giêsu không ở thế gian này (x. Ga 18, 36); mà nơi Người, như thánh Phaolô Tông Đồ đã nói với chúng ta trong bài đọc thứ hai, chúng ta tìm được sự cứu độ và sự tha thứ (x. Cl 1, 13-14). Vì tính cao cả của sự hiển trị của Người không phải là quyền lực theo thế gian mà là tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu có khả năng theo kịp và chữa lành mọi chuyện. Qua tình yêu đó, Đức Kitô đã hạ mình xuống tới tận chúng ta, Người đã trú ngụ nơi sự khốn cùng của loài người, Người đã trải nghiệm kiếp sống khốn cùng nhất của chúng ta là : bất công, phản bội, ruồng bỏ; Người đã trải nghiệm cái chết, mồ chôn, luyện ngục. Bằng cách đó, vị Vua của chúng ta đã đi đến tận cùng những giới hạn của hoàn vũ để ôm lấy và cứu độ mọi sinh vật. Người đã không kết án chúng ta, Người cũng không chinh phục chúng ta, Người đã không bao giờ vi phạm tự do của chúng ta, mà Người đã vạch con đường với tình yêu khiêm nhường tha thứ tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả (x. 1Cr 13, 7). Chỉ có tình yêu đó đã chiến thắng và tiếp tục chiến thắng những địch thủ lớn mạnh của chúng ta là : tội lỗi, tử vong, sợ hãi.
Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta tuyên xưng sự thắng lợi đặc biệt này, qua đó Chúa Giêsu đ trở thành Quốc Vương muôn đời, Chủ Tể lịch sử : chỉ bởi quyền phép của tình yêu vốn là bản thể của Thiên Chúa, là sự sống của Người, vốn không hề chấm dứt (x. 1Cr 13,8). Với niềm vui chúng ta cùng chia sẻ cái tốt đẹp có được Chúa Giêsu là Vua của chúng ta : Vị Chủ Tể tình yêu biến đổi tội lỗi thành ơn phúc, cái chết thành phục sinh, sợ hãi thành tin tưởng.
Nhưng quả thật là vẫn còn quá ít, nếu chỉ tin rằng Chúa Giêsu là Vua hoàn vũ và là trung tâm của lịch sử mà không làm cho Người trở thành Chủ Tể của đời sống chúng ta : tất cả điều này là vô ích nếu chúng ta không đích thân đón tiếp Người và nếu chúng ta cũng không đón nhận cách hiển trị của Người. Các nhân vật mà bài Phúc Âm hôm nay trình bầy cho chúng ta giúp chúng ta trong việc này. Ngoài Chúa Giêsu ra, có ba hình ảnh tháp tùng Người : dân chúng đứng nhìn, nhóm người ở gần thập giá và một kẻ tội phạm bị đóng đinh gần Chúa Giêsu.
Trước tiên là Dân Chúng : Phúc Âm nói rằng họ "đứng nhìn" (Lc 23,35) : không ai nói lên điều gì, không ai tới gần. Dân chúng ở xa, họ nhìn xem chuyện gì đang xẩy ra. Cũng là dân chúng đó, khi cần đến Người, thì họ kéo nhau tới xung quanh Chúa Giêsu, và bây giờ họ lại giữ khoảng cách. Đứng trước những cảnh huống của cuộc đời hay trước những đợi chờ không thực hiện được, chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng có thể có cám dỗ giữ khoảng cách đối với vương quyền của Chúa Giêsu, hoàn toàn không chấp nhận tình yêu khiêm nhượng của Người, làm cho cái tôi lo sợ, làm rộn cái tôi. Ta muốn đứng sau cửa sổ, đứng riêng ra thay vì tới gần và trở thành gần gũi. Nhưng dân thánh, có Chúa Giêsu là Vua, được kêu gọi đi theo con đường tình yêu cụ thể; tự hỏi chính mình, mỗi người và mọi ngày : "Tình yêu đòi hỏi tôi điều gì, nó đẩy tôi đi đâu ? Tôi phải đáp trả Chúa Giêsu như thế nào bằng đời sống của tôi ?"
Có một nhóm bao gồm nhiều người ; những người thủ lãnh dân chúng, những lính tráng và một người tội phạm. Tất cả những người này chế nhạo Chúa Giêsu. Họ nói với Người lời khiêu khích : "Hãy tự cứu lấy mình đi !" (x. Lc 23, 35.37.39). Đây là cám dỗ tệ hại hơn cả cám dỗ của dân chúng. Ở đây, họ cám dỗ Chúa Giêsu như ma quỷ đã làm ở phần đầu Phúc Âm (x. Lc 4, 1-13), để Người từ bỏ sự hiển trị theo cách cûa Thiên Chúa mà làm theo cái lôgic của thế gian : bước xuống khỏi cây thánh giá và đánh bại quân thù của Người ! Nếu Người là Thiên Chúa, thì Người hãy tỏ quyền uy của Người và sự cao trọng của Người ! Cám dỗ này là một sự tấn công trực tiếp vào tình yêu : "Hãy tự cứu mình đi" (c. 37. 36); không phải cứu người khác mà cứu lấy chính mình. Đưa cái tôi của Người lên hàng đầu, với sức mạnh của Người, với vinh quang của Người, với thành công của Người. Đây là sự cám dỗ đáng sợ nhất, cám dỗ đầu tiên và cám dỗ sau cùng của Phúc Âm. Nhưng đối mặt với sự tấn công này chống lại cách sống của Người, Chúa Giêsu không phán ra lời nào, không phản ứng gì cả. Người không tự vệ, Người không tìm cách thuyết phục, Người không làm một thứ biện giải cho vương quyền của Người. Thay vào đó, Người tiếp tục yêu thương, Người tha thứ, Người sống khoảnh khắc thử thách theo thánh ý Chúa Cha, xác tín rằng tình yêu sẽ mang lại hoa trái.
Để đón nhận vương quyền của Chúa Giêsu, chúng ta được kêu gọi hãy chiến đấu chống lại cái cám dỗ này, hãy nhìn thẳng lên cây Thánh Giá, để trở nên luôn luôn trung thành với Thánh Giá. Biết bao lần, cũng ở giữa chúng ta, những sự an toàn mang tính trấn an do thế gian cống hiến đã được chúng ta tìm kiếm. Biết bao lần chúng ta chẳng đã bị cám dỗ bước xuống khỏi cây thập giá. Sức thu hút của uy quyền và sự thành công đã dường như là con đường dễ dàng để loan truyền Phúc Âm, mà quên đi quá nhanh phương cách tác động của sự hiển trị của Thiên Chúa. Năm Thánh Lòng Thương Xót này đã kêu gọi chúng ta hãy tái khám phá điểm trung tâm, hãy trở lại với điều cốt lõi. Thời gian của lòng thương xót này kêu gọi chúng ta hãy nhìn lên khuôn mặt thật của Đức Vua chúng ta, khuôn mặt đã chói sáng trong ngày Phục Sinh, và hãy tái khám phá khuôn mặt trẻ trung và tươi đẹp của Giáo Hội chói sáng khi Giáo Hội mang tính đón nhận, tự do, trung thành, nghèo nàn về phương tiện, nhưng giầu có về tình yêu, giầu có sứ vụ truyền giáo. Lòng thương xót , khi đưa chúng ta tới trung tâm của Phúc Âm, cũng khuyên nhủ chúng ta hãy từ bỏ những thói quen và những tập quán có thể ngăn cản tác động của sự hiển trị của Thiên Chúa, hãy chỉ tìm phương hướng của chúng ta trong vương quyền đời đời và khiêm nhượng của Chúa Giêsu, và không trong sự thích nghi với những vương quyền chóng qua và những quyền lực hay thay đổi của từng thời đại.
Một nhân vật khác xuất hiện trong bài Phúc Âm, gần với Chúa Giêsu hơn, đó là người tội phạm cầu xin Người và thưa với Người rằng "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi" (c. 42). Con người này, chỉ cần nhìn thấy Chúa Giêsu, đã tin vào sự hiển trị của Người. Anh ta không khép lòng mình lại, mà, với những sai lầm, những tội lỗi và những khốn khó của mình, đã cất tiếng thưa với Chúa Giêsu. Anh ta cầu xin Người hãy nhớ đến anh ta và đã được trải nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa : "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng" (c. 43). Thiên Chúa nhớ đến chúng ta khi mà chúng ta để cho Người cái cơ hội đó. Người sẵn sàng xóa bỏ hoàn toàn và mãi mãi tội lỗi, bởi vì trí nhớ của Người không lưu giữ điều ác đã phạm và mãi mãi không tính đến những điều chúng ta xúc phạm đến Người, khác với ký ức của chúng ta. Thiên Chúa không nhớ đến tội lỗi, nhưng nhớ đến chúng ta, đến mỗi người chúng ta, các con cái thân yêu của Người. Và Người tin rằng, chúng ta luôn có thể bắt đầu trở lại, có thể đứng lên trở lại.
Chúng ta cũng vậy, chúng ta hãy cầu xin ơn của ký ức cởi mở và sống động này. Chúng ta hãy cầu xin ơn đừng bao giờ đóng cửa hòa giải và tha thứ, mà biết vượt lên trên điều ác và những bất đồng, mở tung ra mọi con đường hy vọng. Cũng như Thiên Chúa tin tưởng nơi chúng ta, vượt xa vô cùng những công trạng của chúng ta, chúng ta cũng được kêu gọi hãy lan tỏa niềm hy vọng và cho kẻ khác cơ hội của họ. Bởi vì, dù rằng Cửa Thánh đã đóng, cánh cửa đích thực của lòng thương xót vẫn luôn rộng mở cho chúng ta, đó là Thánh Tâm Đức Kitô. Từ bên ngực bị đâm thủng của Chúa Phục Sinh tuôn chảy ra cho đến ngày tận thế, lòng thương xót, sự an ủi và niềm hy vọng.
Nhiều khách hành hương đã bước qua các Cửa Thánh và, bỏ ngoài tai những lời ong tiếng ve, đã nếm trải lòng nhân từ vĩ đại của Chúa. Chúng ta hãy tạ ơn vì điều này và chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta đã được ban cho lòng thương xót để chúng ta mặc lấy những tinh thần lòng thương xót, để cũng trở thành những khí cụ của lòng thương xót. Chúng ta hãy cùng nhau tiếp tục con đường của chúng ta. Cầu xin Đức Trinh Nữ đồng hành với chúng ta, Mẹ cũng đã đứng dưới chân Thánh Giá, Mẹ đã sinh ra chúng ta nơi đó như bà Mẹ dịu hiền của Giáo Hội đang mong muốn đón lấy tất cả chúng ta dưới tà áo của Mẹ. Dưới chân Thánh Giá Mẹ đã thấy người trộm lành nhận được sự tha thứ và Mẹ đã nhận người môn đệ của Chúa Giêsu làm con của Mẹ. Mẹ là Bà Mẹ của lòng thương xót nơi chúng ta phó thác : mọi hoàn cảnh, mọi kinh cầu, được dâng lên trước mắt đầy thương xót của Mẹ sẽ không bao giờ là không có cầu trả lời.
Mai Khôi dịch
https://fr.zenit.org/articles/le-christ-roi-par-la-seule-toute-puissance-de-lamour/


 

Mẹ Têrêxa thành Calcutta:
"Vị thánh toàn hảo cho Năm Thánh Lòng Thương Xót"
Trình bầy về lễ tuyên phong hiển thánh tại Vatican(toàn văn)


Trình bầy về lễ Tuyên phong Hiển Thánh cho Mẹ Têrêxa tại Vatican

Mẹ Têrêxa thành Calcutta (1910-1997) và vị nữ thánh toàn hảo cho Năm Thánh Lòng Thương Xót". Đó là điều đã được nhấn mạnh trong buổi họp báo đã diễn ra tại Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, ngày 02/9/2016, hai ngày trước lễ phong thánh.
Trưóc một cử tọa các nhà báo, Sơ Mary Prema Pierick, Bề Trên Tổng Quyền dòng Các Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái, đã nhớ tới "nụ cười" của Mẹ Trêxa như là "món quà tốt đẹp nhất của Mẹ dâng Chúa Giêsu và ban cho tất cả chúng ta". Khi nhìn thấy "nụ cười" đó, "người ta không còn u buồn trong lòng và hiểu rõ niềm vui và hy vọng toát ra từ một trái tim yêu mến Chúa", Sơ nhấn mạnh. 
Là vị Bề Trên thứ ba của hội dòng sau Mẹ Têrêxa sáng lập và Sơ Nirmala, Sơ Mary Prema Pietrick đã giải thích rằng vị thánh tương lai đã không tìm cách "giải quyết tất cả mọi vấn đề của Calcutta", mà Mẹ chỉ cúi lo cho "những vấn đề cá nhân" của người ta. Mẹ đã giúp đỡ họ thay đổi tâm tư và mời gọi dân chúng hãy tham gia vào công việc của Mẹ, bằng cách "giao cho họ trách nhiệm".
Nhắc tới "đức vâng phục" của Mẹ Têrêxa, nhất là đối với các bác sĩ, bà nữ tu người Đức được bầu làm Bề Trên năm 2009 đã gợi nhớ rằng kể cả trong những ngày cuối đời, vị sáng lập dòng đã luôn là người đầu tiên tới nhà nguyện để đọc kinh sáng. Mẹ Têrêxa "không hề làm bất cứ chuyện gì để ràng buộc người ta vào với Mẹ", bề trên nói, mà Mẹ luôn luôn hành động để dẫn đưa người khác đến với Đức Kitô.
Mẹ Têrêxa, Sơ Mary Prema Pietrick nói tiếp, vừa là "Mẹ" vừa là "thầy giảng dạy". Mẹ chia sẻ mọi thứ với các chị em, từ chối mọi sự đối xử dành cho Mẹ khác với chị em khác.
Calcutta ở khắp mọi nơi
Cha Brian Kolodiejchuk, Bề Trên Tổng Quyền các Cha Thừa Sai Bác Ái, khẳng định rằng Mẹ Têrêxa là "vị thánh toàn hảo cho Năm Thánh Lòng Thương Xót". Với tư cách là người bảo vệ án phong thánh, ngài đã giải thích rằng vị thánh tương lai "luôn ý thức rằng mình cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa", và "sự khó nghèo của rỉêng mình".
Mẹ Têrêxa xác tín rằng "Calcutta ở khắp mọi nơi", trong mọi trái tim, dưới hình thức của sự khó nghèo trong lòng, vị linh mục người Canada giải thích. Người phụ nữ thường hay xưng tội và đã sống một đêm đức tin, đã có "một khả năng thương xót to lớn".
Bằng sự làm chứng cho lòng thương xót, "Mẹ Têrêxa là một vị thánh của tất cả mọi người, của cả người nghèo và người giầu, và của thời đại chúng ta, bị tàn phá bởi bao bạo lực và bao trái tim sỏi đá", cha Kolodiejchuk nói tiếp. Và vị bảo vệ án phong thánh đã xét rằng Mẹ Têrêxa có thể là thánh quan thầy các cặp vợ chồng có khó khăn thụ thai – sau khi Mẹ đã giúp cho rất nhiều cặp – và của những hành khách đi máy bay.
Sự nối dài của Phép Lạ
Trong cuộc họp báo, ông Marcilio Haddad Andrino, được chữa lành cách lạ lùng bởi sự chuyển cầu của chân phước Têrêxa năm 2008 đã làm chứng về câu chuyện của ông.  Ông người Brazil này bị nhiều áp-xe (ung nhọt) não, đã được lành bệnh một cách không giải thích được, sau khi nhận được một di vật của Mẹ Têrêxa.
Sau khi được chữa lành một cách lạ lùng, các bác sĩ đã thông báo cho ông Marcilio và vợ ong là bà Fernanda Nascimento Rocha rằng sau những vấn đề đó về sức khỏe, hai vợ chồng, theo thống kê, chỉ có dưới 1% khả năng có con. Nhưng hai vợ chồng đã có hai đứa con, mà ông Marcilio Haddad Andrino coi như một "sự nối dài của phép lạ"
Trước các phóng viên, ông đoan chắc rằng ông không hề cảm thấy mình "đặc biệt" hơn người khác : "Thiên Chúa giầu lòng thương xót  và đoái nhìn tất cả mọi người".
Mai Khôi phỏng dịch
https://fr.zenit.org/articles/mere-teresa-la-sainte-parfaite-pour-lannee-de-la-misericorde/

 

 

Lễ Đức Mẹ hồn xác lên Trời :
Thiên Chúa cúi xuống những kẻ khiêm nhường để nâng họ lên cao
Kinh Truyền Tin ngày 15 tháng 8 năm 2016 (toàn văn)

15 AOÛT 2016 - RÉDACTION - ANGÉLUS ET REGINA CAELIPAPE FRANÇOIS

 

"Đức Mẹ Mông Triệu Thăng Thiên là một mầu nhiệm cao cả liên quan đến mỗi người chúng ta, liên quan đến tương lai chúng ta", Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã giải thích trong giờ Kinh Truyền Tin ngày 15/8/2016, trên quảng trường Thánh Phêrô. Một mầu nhiệm trong đó "Chúa cúi xuống những kẻ khiêm nhường để nâng họ lên cao".
Lời Đức Giáo Hoàng trước Kinh Truyền Tin
Thân chào quý anh chị em !
Hôm nay, bài Phúc Âm (Lc 1, 39-56) của Lể Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, mô tả cuộc gặp gỡ giữa Đức Mẹ Maria và bà chị họ của Mẹ là bà Elisabeth, nhấn mạnh rằng "Bà Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa" (c. 39). Trong những ngày đó, Đức Maria chạy tới một thành phố nhỏ lân cận Giêrusalem để gặp bà Elisabeth. Hôm nay, chúng ta ngắm Mẹ trên hành trình của Mẹ tới Giêrusalem trên trời, để cuối cùng gặp được Thánh Nhan Chúa Cha và thấy lại thánh nhan Con Giêsu của Mẹ. Trong suốt cuộc đời dưới thế của Mẹ, biết bao lần Mẹ đã ngược xuôi những vùng núi non hiểm trở, đến tận chặng cuối cùng đau khổ trên đồi Calvê, kết hợp với mầu nhiệm khổ hình của Chúa Kitô. Bây giờ chúng ta thấy Mẹ đã tới ngọn núi Thiên Chúa, "mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao" như đã kể trong Sách Khải Huyền (Kh 12, 1) và chúng ta thấy Mẹ bước qua ngưỡng cửa quê trời. 
Mẹ đã là người đầu tiên tin vào Con của Thiên Chúa, là cũng là người đầu tiên trong chúng ta được nâng lên trời với cả linh hồn và thân xác. Mẹ là người đầu tiên đã ôm Chúa Giêsu trong vòng tay khi Người còn thơ dại, và Mẹ cũng là người đầu tiên được đón nhận trong vòng tay của Người để đưa vào Nước Trời vĩnh cửu của Chúa Cha. Đức Maria, cô thôn nữ khiêm nhường đơn sơ của một ngôi làng lẩn khuất trong vùng ngoại vi của đế quốc, bởi vì Mẹ đã đón nhận và sống Phúc Âm, Mẹ đã được Thiên Chúa chấp nhận cho ở bên Con Người đời đời bất tận. Chính như thế mà Chúa đã lật đổ những kẻ quyền thế xuống khỏi ngai bệ của chúng và nâng cao những kẻ khiêm nhường (x. Lc 1, 52).
Đức Maria hồn xác lên trời là một mầu nhiệm cao cả liên quan đến mỗi người chúng ta, liên quan đến tương lai chúng ta. Đức Maria, quả thật, đã đi trước chúng ta trên hành trình mà những ai đã dấn thân, qua Phép Rửa, gắn liền cuôc sống của mình với Chúa Giêsu, như Đức Maria đã gắn liền đời sống của Mẹ với Người. Ngày lễ hôm nay khiến cho chúng ta ngước mắt lên Trời, ngày lễ hôm nay loan báo "những vòm trời mới và đất mới", với chiến thắng của Đức Kitô phục sinh trên sự chết và sự bại trận vĩnh viễn của ác thần. Bởi thế, sự hân hoan của cô gái khiêm nhường xứ Galilê, được biểu lộ trong bài ca Magnificat, trở thành bài hát của cả nhân loại, sung sướng thấy được Chúa cúi xuống trên mọi con người nam nữ, những tạo vật khiêm hạ để nâng họ lên cao và điều này, chúng ta đã nghe trong kinh Magnificat, trong bài tụng ca của Đức Maria.
Bài ca chúc tụng của Đức Maria khiến chúng ta nghĩ tới biết bao những tình trạng đau thương hiện tại, đặc biệt tới những phụ nữ bị dầy vò vì gánh nặng cuộc đời và vì thảm trạng của bạo lực, tới những phụ nữ nô lệ sự lợi dụng của những kẻ quyền thế, tới những bé nữ bị ép buộc làm những công việc vô nhân đạo, tới những phụ nữ bị bắt buộc hiến dâng thân xác và tinh thần cho sự lợi dụng của đàn ông. Mong rằng một cuộc sống bình an, công bằng, yêu thương, có thể bắt đầu cho những người này ngay khi có thể được, trong sự chờ đợi cái ngày mà cuối cùng, họ cảm thấy được nắm tay bởi những bàn tay không làm nhục họ, mà với sự dịu hiền nâng đỡ họ lên và dẫn đưa họ lên đến tận trời. Đức Maria, một người phụ nữ, một cô gái đã chu đau khổ trong cuộc đời mình, làm cho chúng ta liên tưởng tới những người phụ nữ kia đang đau khổ rất nhiều. Chúng ta hãy cầu xin Chúa đích thân nắm lấy tay họ để dẫn dắt họ trên con đường của sự sống và giải thoát họ ra khỏi cảnh nô lệ này.
Và bây giờ, chúng ta hãy tin tưởng hướng về Mẹ Maria, Nữ Vương Thiên Đàng hiền dịu, và cầu xin Mẹ : "Xin Mẹ ban cho chúng con những ngày bình an, xin Mẹ để mắt dõi theo con đường chúng con đi, xin cho chúng con thấy được Con của Mẹ, đầy niềm vui trên Trời".
Bản dịch tiếng Pháp : Anne Kurian (Zenit)
Mạc Khải phỏng dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit
https://fr.zenit.org/articles/assomption-dieu-se-penche-sur-les-humbles-pour-les-elever/

 

Cầu nguyện giúp tin tưởng vào Thiên Chúa
"Thiên Chúa đầy lòng thương xót"

25 MAI 2016 - CONSTANCE ROQUES - AUDIENCE GÉNÉRALE

Kinh Truyền Tin ngày 22 tháng 5 năm 2016
"Cầu nguyện không phải là chiếc đũa thần", Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích : cầu nguyện "giúp giữ gìn lòng tin vào Thiên Chúa, giúp chúng ta phó thác nơi Người, kể cả khi chúng ta không hiểu được thánh ý của Người".
Đức Giáo Hoàng đã dành Bài giáo lý thứ 20 của ngài về lòng thương xót trong Tân Ước, hôm thứ tư 25/5/2016 trên quảng trường Thánh Phêrô -, đề tài "Cầu nguyện và lòng thương xót"; ngài đã bình giảng về dụ ngôn bá góa quấy rầy và quan tòa bất chính, được kể lại bởi thánh sử gia Luca (x. LC 18, 1-8).
Không có cầu nguyện, "đức tin chao đảo", Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh. "Chúng ta hãy cầu xin Chúa một đức tin làm bằng cầu nguyện liên lỉ và kiên trì để trải nghiệm "lòng thương cảm của Thiên Chúa, như một người Cha, đến gặp gỡ con cái mình, lòng đầy tình yêu thương xót". 
Sau đây là bản dịch toàn văn Bài giáo lý bằng tiếng Ý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
C.R.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào quý anh chị em !
Bài dụ ngôn trong Phúc Âm chúng ta vừa nghe (x. Lc 18,1-8) chứa đựng một giáo huấn quan trọng : "Sự cần thiết phải luôn cầu nguyện" (c. 1). Không phải là thỉnh thoảng mới cầu nguyện, khi mình nghĩ tới. Không, Chúa Giêsu phán, phải "cầu nguyện luôn, không được nản chí". Và Người đã nêu tấm gương bà góa và ông quan tòa.
Ông quan tòa là một người quyền thế, được cử ra để tuyên án trên cơ sở lề luật Mô-sê. Vì vậy truyền thống Thánh Kinh nhắn nhủ các quan tòa phải là những người kính sợ Thiên Chúa, đáng tin cậy, công minh và không ham của bất chính (x; Xh 18, 21). Trái lại, ông quan tòa này "chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì" (c. 2). Đó là một ông quan tòa bất công, bất chính, không đếm xỉa gì tới lề luật mà chỉ làm điều gì ông ta muốn, theo lợi ích cá nhân của ông ta. Một bà góa tới xin ông xử kiện cho bà. Các bà góa, cũng như các cô nhi và người khách lạ, đều là những loại người yếu đuối nhất trong xã hội. Các quyền mà luật pháp ban cho họ có thể dễ dàng bị chà đạp, bởi vì họ là những kẻ thân cô, thế cô và không ai bênh vực, họ khó có thể khiến người khác thừa nhận : một bà góa nghèo hèn đứng đó, một mình, không có ai bênh vực, người ta có thể phớt lờ bà ta, kể cả không thèm xét xử cho bà. Và cũng như vậy, đứa trẻ mồ côi , người khách lạ, người di dân : ở thời đại đó, vấn đề này cũng đã rất là hiện hữu. Trước sự vô cảm của ông quan tòa, bà góa chỉ có vũ khí duy nhất của bà : tiếp tục khẩn khoản quấy rầy ông ta và đưa đơn kêu oan. Và chính vì tính kiên trì của mình, bà ta đã đạt được mục đích. Ông quan tòa, đến môt mức độ nào đó, quả đã nhận lời bà ta, không phải vì thương xót bà ta, hay vì lương tâm cắn rứt, mà đơn giản chỉ là ông ta thừa nhận rằng :"vì mụ góa này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc" (c. 5).
Chúa Giêsu đã rút ra từ dụ ngôn này 2 kết luận : nếu bà góa đã có thể khuất phục ông quan tòa bất lương với những thỉnh cầu, huống hồ với Thiên Chúa, là một người Cha nhân lành và công chính, sẽ "minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người" và hơn nữa, Người không bắt họ "chờ đợi mãi", mà Người sẽ hành động "mau chóng" (c. 7-8) 
Vì thế, Chúa Giêsu khuyên dạy phải "không ngừng cầu nguyện". Chúng ta đều cảm thấy có những lúc mệt mỏi và chán nản, nhất là khi những lời cầu nguyện của chúng ta có vẻ như vô hiệu quả. Nhưng Chúa Giêsu cam kết với chúng ta : khác với ông quan tòa bất lương, Thiên Chúa mau chóng nhậm lời con cái Người, tuy rằng điều đó không có nghĩa là Người thực hiện trong thời gian hay theo phương cách mà chúng ta kỳ vọng. Cầu nguyện không phải là cây đữa thần ! Cầu nguyện giúp cho gìn giữ lòng tin vào Thiên Chúa, giúp cho chúng ta phó thác cho Người, kể cả những khi chúng ta không hiểu được Thánh Ý của Người. Về chuyện này, chính Chúa Giêsu - Người cầu nguyện nhiều ! – là tấm gương cho chúng ta. Thư gửi tín hữu Do Thái nhắc rằng "Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời vì có lòng tôn kính" (Dt 5, 7).
Mới đọc qua, sự khẳng định này có vẻ như khó tin, bởi vì Chúa Giêsu đã chết trên cây thập tự giá. Và tuy thế, Thư gửi tín hữu Do Thái đã không viết sai : Thiên Chúa đã thực sự cứu Chúa Giêsu khỏi chết và ban cho Người một sự chiến thắng vẹn toàn trên cái chết, nhưng con đường để đạt tới chiến thắng lại phải đi qua chính cái chết. Thư gửi tín hữu Do Thái đã dựa vào lời cầu khẩn Thiên Chúa đã khấng nhậm, đưa ta trở về lúc Chúa Giêsu cầu nguyện trong vườn Gethsémani. Bị tấn công bởi nỗi lo sợ lớn lao, Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha cất đi chén đắng khổ nạn của Người, nhưng lời nguyện của Người chứa đầy lòng tin tưởng vào Cha Người và Người đã phó dâng tất cả cho Thánh Ý Cha : "Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha" (Mt 26, 39).
Mục đích của cầu nguyện lùi ra phía sau; điều quan trọng hơn cả là mối quan hệ với Chúa Cha.  Đó là tác dụng của cầu nguyện : cầu nguyện biến ước muốn và uốn nắn nó theo thánh ý của Thiên Chúa, dù cầu xin gì đi nữa, bởi vì người cầu nguyện, trước hết mong muốn hợp nhất với Thiên Chúa, vốn là tình yêu thương xót.
Dụ ngôn kết thúc bởi một câu hỏi : Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?" (c. 8). Và với câu hỏi này, chúng ta dểu được khuyến cáo : chúng ta không được bỏ cầu nguyện dù cho không có đáp trả. Chính cầu nguyện gìn giữ đức tin, không có cầu nguyện, đức tin chao đảo ! Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho một đức tin luôn biết cầu nguyện liên lỉ, kiên trì, như lời cầu xin của bà góa trong dụ ngôn, một đức tin được nuôi dưỡng bởi ước mong Chúa đến. Và trong cầu nguyện, chúng ta trải nghiệm lòng thương cảm của Thiên Chúa là Đấng, như người Cha, đến gặp gỡ con cái Người, lòng đầy tình yêu thương xót.
Bản dịch tiếng Pháp : Constance Roques (Zenit)
Mạc Khải phỏng dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit
https://fr.zenit.org/articles/la-priere-aide-a-conserver-la-foi-en-dieu/

 

 

 

___________________________

<< Trang trước: =