CURSILLO VIETNAM AU CHAU

 

 

Thiên Chúa là một "gia đình" có ba ngôi yêu thương nhau
Nhân loại được kêu gọi tham gia vào gia đình này (toàn văn)

23 MAI 2016OCÉANE LE GALLANGÉLUS ET REGINA CAELI


Kinh Truyền Tin ngày 22 tháng 5 năm 2016
"Thiên Chúa là một 'gia đình' có ba ngôi yêu thương nhau", Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định, và nhân loại được kêu gọi tham gia vào gia đình này.
Đức Giáo Hoàng đã phát biểu như vậy trước Kinh Truyền Tin, trưa chúa nhật 22/5/2016, nhân Lễ Chúa Ba Ngôi, trên quảng trường Thánh Phêrô.
Kể từ chúa nhật này, Kinh Truyền Tin trở lại. Trong Mùa Phục Sinh tới Lễ Hiện Xuống, Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng đã đồng hành với Giáo Hội.
"Thiên Chúa là một 'gia đình' có ba ngôi yêu thương nhau đến độ ba ngôi chỉ còn là một. 'Gia đình Thiên Chúa' đó không khép kín. Gia đình đó mở rộng, truyền ra toàn công trình tạo dựng và trong lịch sử, đi vào thế giới loài người để kêu gọi mọi người hãy gia nhập vào gia đình này", Đức Giáo Hoàng giải thích.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh : "vì được tạo dựng theo hình ảnh và giống với một Đấng Thiên Chúa của hiệp thông", những người đã chịu phép Rửa được kêu gọi hãy "hiểu rõ chúng ta là những những sinh vật mang tính liên hệ"
"Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi Cực Thánh, Đức Giáo Hoàng kết luận, mời gọi chúng ta đầu tư vào đời sống hàng ngày như là 'men' của sự hiệp thông, của niềm an ủi và của lòng thương xót".
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc tới Hội Nghị Thượng Đỉnh về Nhân Đạo tại Istanbul, Ngày thế giới cầu nguyện cho các Kitô hữu Trung Hoa, 24/5, lễ tuyên phong chân phước cho một linh mục người Ý tại Cosenza, cha Francesco Maria Greco, và ngài đã chào mừng các tín hữu Chính Thống Giáo của Albany có mặt trong giờ Kinh Truyền Tin, cảm ơn họ vì sự dấn thân đại kết của họ.
Từ nước Pháp, Đức Giáo Hoàng đã chào mừng các khách hành hương của thành phố Meudon và Strasbourg, và cho Vương Quốc Bỉ, khách đến từ Laeken.
Sau đây là bản dịch toàn văn, từ tiếng Ý, bài giảng huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước và sau Kinh Truyền Tin.
A.B.
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin
Thân chào quý anh chị em !
Hôm nay, ngày Lễ kính Thiên Chúa Ba Ngôi Cực Thánh, bài Phúc Âm theo thánh Gioan giới thiệu với chúng ta một bài huấn từ giã biệt do Chúa Giêsu ban ra ít lâu trước cuộc thương khó của Người. Trong bài huấn từ đó, Người giải thích cho các môn đệ của Người chân lý sâu xa nhất liên quan đến Người, làm nổi bật mối giây kết nối Chúa Giêsu, Chúa Cha và Chúa Thánh Linh. Chúa Giêsu biết rõ là ý định của Chúa Cha sắp được thực hiện, kết thúc bằng cái chết và sự phục sinh của Người. Người muốn bảo đảm với các môn đệ của Người là Người sẽ không bao giờ bỏ rơi họ, vì Chúa Thánh Linh sẽ kéo dài sứ vụ của Người. Chúa Thánh Linh sẽ tiếp tục sứ vụ của Chúa Giêsu, nghĩa là sẽ dẫn dắt Giáo Hội, làm cho Giáo Hội tiến lên.
Chúa Giêsu mặc khải cho chúng ta sứ vụ của Người là thế nào. Trước hết, Chúa Thánh Linh dẫn dắt chúng ta bằng cách làm cho chúng ta hiểu được tất cả những điều mà bản thân Chúa Giêsu còn phải nói (x. Ga 16, 12). Không phải là những giáo lý mới mẻ hay đặc biệt, mà là một sự thấu hiểu đầy đủ những điều Chúa Con đã nghe từ Chúa Cha và Người truyền đạt lại cho các môn đệ (x. c. 15). Chúa Thánh Linh dẫn dắt chúng ta trong những hoàn cảnh mới của cuộc sống chúng ta, mắt hướng lên Chúa Giêsu và đồng thời mở ra với các biến cố và với tương lai. Người giúp chúng ta bước đi trong lịch sử, giúp chúng ta bám rễ chặt vào Phúc Âm, trong khi chúng ta sống những thói quen và truyền thống của chúng ta một cách trung thành và hăng hái.
Nhưng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi cũng nói với chúng ta về chính chúng ta, về những mối quan hệ của chúng ta với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh. Quả vậy, qua Phép Rửa, Chúa Thánh Linh đã đưa chúng ta vào trong chính sự sống của Thiên Chúa, vốn là một sự hiệp thông tình yêu. Thiên Chúa là một "gia đình" có ba ngôi thương yêu nhau đến độ ba ngôi chỉ còn là một. "Gia đình Thiên Chúa" đó không khép kín. Gia đình đó mở rộng, truyền ra toàn công trình tạo dựng và trong lịch sử, đi vào thế giới loài người để kêu gọi mọi người hãy gia nhập vào gia đình này. Chân trời ba ngôi hiệp thông bao lấy tất cả chúng ta và khuyến khích chúng ta hãy sống trong tình yêu và trong sự chia sẻ huynh đệ, với sự xác tín là Thiên Chúa ở nơi nào có tình yêu thương.
Sự kiện chúng ta đã được tạo dựng theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa-hiệp thông, kêu gọi chúng ta hãy hiểu, chúng ta là những sinh vật mang tính liên hệ, hãy sống những quan hệ giữa con người với nhau trong sự liên đới và tình yêu thương lẫn nhau. Các quan hệ này trước hết thể hiện trong vòng các cộng đoàn Giáo Hội, để cho hình ảnh của Giáo Hội, hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi luôn được hiển nhiên. Nhưng cũng trong bất cứ mối quan hệ xã hội nào khác, từ gia đình đến tình bạn bè, nơi làm việc : đó là những cơ hội cụ thể được cống hiến cho chúng ta để thắt chặt những quan hệ nhân bản ngày càng phong phú, có khả năng tương kính và yêu thương bất vụ lợi.
Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi Cực Thánh mời gọi chúng ta đầu tư vào đời sống hàng ngày như là 'men' của sự hiệp thông, của niềm an ủi và của lòng thương xót. Sức mạnh Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sẵn đó để nâng đỡ chúng ta trong sứ vụ này : sức mạnh đó chữa lành thịt da của nhân loại bị tổn thương bởi bất công, bởi đàn áp, bởi hận thù và bởi lòng tham lam. Đức Trinh Nữ Maria, trong sự khiêm cung của Mẹ, đã chấp nhận thánh ý của Chúa Cha và đã thụ thai Chúa Con dưới tác động của Chúa Thánh Linh. Là phản ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi, mong Mẹ phù giúp chúng ta củng cố đức tin trong mầu nhiệm Ba Ngôi và mặc lấy màu nhiệm này khi phải lựa chọn và khi phải có những thái độ yêu thương và hợp nhất.
Đức Chúa Trời sai thánh thiên thần…
Lời Đức Giáo Hoàng sau Kinh Truyền Tin
Anh chị em thn mến !
Hôm qua, tại Cosenza, vị linh mục giáo phận, cha Francesco Maria Greco, sáng lập dòng các tiểu muội công nhân Thánh Tâm, đã được tuyên phong chân phước. Giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX, cha đã hoạt náo đời sống tôn giáo và xã hội trong thành phố của ngài là Acri, nơi đó, ngài đã thực thi thừa tác vụ mang nhiều hoa trái. Chúng ta hãy dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì đã ban cho chúng ta vị linh mục gương mẫu này. Những tràng pháo tay này cũng được gửi tới tất cả các linh mục thánh thiện đang ở trên đất nước Ý này.
Ngày mai sẽ khai mạc tại Istanbul, hội nghị thượng đỉnh nhân đạo thế giới lần thứ nhất, với mục đích là để suy nghĩ tới các biện pháp cần phải đưa ra để đối phó với những tình trạng nhân đạo bi thảm, tạo ra bởi các cuộc tranh chấp, bởi những vấn đề môi sinh và bởi tình trạng nghèo khổ cùng cực. Chúng ta hãy đồng hành với những tham dự viên của hội nghị này bằng lời cầu nguyện, để họ dấn thân toàn diện vào việc thực hiện mục đích nhân đạo chính là : cứu lấy sự sống của mọi con người, không thải loại ai cả, đặc biệt là những người vô tội và những người yếu đuối nhất. Tòa Thánh sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh nhân đạo này, đó là lý do chuyến đi của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh ngày hôm nay để đại diện Tòa Thánh.
Ngày thứ ba 24/5/2016, chúng ta sẽ hợp nhất cách thiêng liêng với các tín hữu công giáo Trung Quốc đang cử hành lễ kính Đức Trinh Nữ Maria "Phù Hộ các Giáo Hữu", được tôn kính với lòng sốt sắng cao độ tại đền thánh Sheshan ở Thượng Hải. Chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ Maria ban xuống cho các con cái ở Trung Quốc khả năng phân biệt trong mọi tình huống, những dấu chỉ của sự hiện diện đầy yêu thương của Thiên Chúa, là Đấng luôn luôn đón nhận và tha thứ. Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, mong rằng người công giáo Trung Hoa, và với họ, tất cả những ai đi theo các tín ngưỡng tôn giáo khác, trở nên một dấu chỉ cụ thể của đức ái và của hòa giải. Và như thế, họ xiển dương một nền văn hóa hội ngộ và sự hài hòa trong toàn xã hội, sự hài hòa đó vốn là ước mong của người Trung Hoa.
Tôi chào mừng mọi người cư dân của Rôma và các khách hành hương ! Đặc biệt, tôi rất sung sướng đón tiếp các tín hữu Chính Thống Giáo của giáo phận Berat, Albany, và tôi cảm ơn về chứng ngôn đại kết của họ.
Tôi chào mừng các em của Trường các Nữ Tu Salêdiêng của Crakow, các sinh viên của Pamplona; các tính hữu của Madrid, Bilbao và Grande Canarie ở Tây Ban Nha, của Meudon và Strasbourg ở Pháp, của Laeken ở Bỉ; và nhóm y tế của Slovênia.
Tôi chào mừng cộng đoàn công giáo Trung Hoa ở Rôma, hội dòng Calgari và Molfetta, các thanh niên của giáo phận Cafelu, các lễ sinh của Val l'Alta, Công Giáo tiến hành giáo phận Mileto-Nicotera-Tropea, các Ca Đoàn của Desenzano, Ca' di David và Lugavilla.
Tôi chúc tất cả anh chị em một ngày chúa nhật tt đẹp. Xin anh chị em vui lòng, đừng quên cầu nguyện cho tôi. Tạm biệt !
Bản dịch tiếng Pháp : Océane Le Gall (Zenit)
Mạc Khải phỏng dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit
https://fr.zenit.org/articles/dieu-est-une-famille-de-trois-personnes-qui-saiment-angelus/

Lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta
gắn liền với lòng thương xót của chúng ta đối với tha nhân
Dụ ngôn ông nhà giầu và anh Lazarrô (toàn văn)

18 MAI 2016 - CONSTANCE ROQUES - AUDIENCE GÉNÉRALE



Triều kiến chung ngày 18/5/2016
"Lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta gắn liền với lòng thương xót của chúng ta đối với tha nhân", Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích.
Đức Giáo Hoàng đã dành Bài giáo lý thứ 19 của ngài về lòng thương xót trong Tân Ước, hôm thứ tư 18/5/2016, trên quảng trường Thánh Phêrô -, cho đề tài "Sự nghèo khó và lòng thương xót" và ngài đã bình giảng dụ ngôn ông nhà giầu và anh Lazarô, được kể trong Tin Mừng theo thánh Luca (x. Lc 16, 19-31).
"Dụ ngôn cảnh báo rõ ràng : lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta gắn liền với lòng thương xót của chúng ta đối với tha nhân ; khi lòng thương xót này thiếu vắng, thì lòng thương xót kia cũng không tìm được chỗ đứng trong trái tim khép kín của chúng ta, không thể vào được. Nếu tôi không rộng mở cánh cửa trái tim của tôi cho người nghèo, cánh cửa đó vẫn luôn kép kín. Với Thiên Chúa cũng vậy. Và đây là điều khủng khiếp", Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh.
Sau đây là bản dịch toàn văn từ tiếng Ý, Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào quý anh chị em !
Tôi muốn cùng anh chị em, ngày hôm nay, dừng lại với dụ ngôn ông nhà giầu và anh Lazarô nghèo khó. Cuộc đời của hai con người đó, dường như diễn ra trên hai con đường song song ; điều kiện sinh sống của họ trái ngược và không hề giao tiếp với nhau. Cánh cửa của ông nhà giầu luốn đóng chặt với người nghèo khó, đang nằm đó, ở bên ngoài, tìm kiếm vài miếng ăn thừa rơi rớt từ mâm cơm của ông nhà giầu. Ông này ăn mặc sang trọng, trong lúc anh Lazarô mình đầy thương tích; ông nhà giầu ngày nào cũng mở tiệc linh đình, trong lúc anh Lazarô đói đến chết; chỉ có mấy con chó là săn sóc anh và tới liếm láp những vết thương của anh. Cảnh tượng này nhắc đến lời trách cứ nghiêm khắc của Con Người trong lần phán xét cuối cùng : "Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta […] trần truồng, các ngươi đã không cho mặc" (Mt 25, 42-43). Anh Lazarô đúng là tượng trưng cho tiếng kêu thầm lặng của những người nghèo khó của mọi thời đại và sự mâu thuẫn của một thế giới nơi mà những tài sản và những tài nguyên khổng lồ nằm trong tay của một thiểu số.
Chúa Giêsu phán, một ngày kia, ông nhà giầu chết đi : kẻ nghèo, người giầu đều phải chết, họ cùng có một số mạng cũng như tất cả chúng ta, không có ngoại lệ cho chuyện này. Và khi người này thưa với ông Ápraham, cầu khẩn ngài và gọi ngài là "Tổ Phụ" (c. 24-27). Hắn đòi hỏi quyền làm con của hắn, thống thuộc vào dân của Thiên Chúa. Nhưng tuy vậy, lúc sinh thời, hắn không hề kính trọng Thiên Chúa, trái lại, hắn đã tự coi mình là trung tâm của mọi chuyện, khép kín trong một thế giới xa hoa và lãng phí. Khi thải loại anh Lazarô, hắn không hề đếm xỉa đến Chúa cũng như lề luật của Người. Không thèm biết đến người nghèo, chính là khinh thường Thiên Chúa. Chúng ta phải biết rõ điều này : không thèm biết đến người nghèo, chính là khinh thường Thiên Chúa. Có một chi tiết trong dụ ngôn cần phải chú ý : ông nhà giầu không có tên, mà chỉ có tĩnh từ "nhà giầu"; trong lúc mà tên của anh chàng nghèo khó đã được nhắc đến 5 lần và cái tên "Lazarô" có nghĩa là 'Thiên Chúa phù hộ". Lazarô, nằm co trước ngõ, là một sự nhắc nhở sống động đối với ông nhà giầu để hắn nhớ đến Thiên Chúa, nhưng ông nhà giầu đã không đón nhận sự nhắc nhở đó. Như thế, hắn đã bị kết án, không phải vì cái giầu sang của hắn, mà vì hắn đã không có khả năng cảm thương đối với anh Lazarô và không cứu giúp anh ta.
Trong phần thứ hai của dụ ngôn, chúng ta thấy lại anh Lazarô và ông nhà giầu sau khi họ chết đi (c. 22-31). Ở bên kia thế giới, tình trạng đổi ngược : anh Lazarô nghèo khó được các thiên thần đem lên trời bên cạnh ông Ápraham; ông nhà giầu bị ném xuống nơi đau khổ. Lúc đó, "ngước mắt lên, hắn đã thấy tổ phụ Apraham ở tận đàng xa và anh Lazarô gần sát bên cạnh ngài" Hắn làm như mới thấy anh Lazarô lần đầu, nhưng lơi lẽ ca hắn đã phản bội hắn : "Lạy tổ phụ Ápraham hãy thương xót con và sai anh Lazarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát, vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm". Bây giờ thì ông nhà giầu nhận ra anh Lazarô và cầu xin anh giúp đỡ, trái lại, lúc ở trên đời, hắn đã làm như không trông thấy anh ta. –Quá thường khi, có nhiều người làm như không trông thấy người nghèo ! Đối với họ, người nghèo không có trên đời. - Trước đó, ông đã từ chối cho anh dù chỉ là những đồ ăn dư thừa trên mâm cơm của ông và bây giờ, hắn lại muốn anh ta bưng nước cho hắn uống ! Hắn còn tưởng còn có quyền hưởng thụ nhờ điều kiện xã hội của hắn lúc trước. Khi tuyên bố không thể chấp nhận lời cầu xin của hắn, đích thân ông Ápraham đã đưa ra chìa khóa của câu chuyện : ông giải thích rằng cái tốt và cái xu được phân bố làm sao để bù đắp cho những bất công trên đời và rằng cánh cửa ngăn cách người giầu với người nghèo trên đời đã biến thành "một vực thẳm lớn".
Bao lâu anh Lazarô còn ở trước ngõ nhà hắn, còn có một cơ hội cứu độ cho ông nhà giầu, nếu hắn mở rộng cửa ra, giúp đỡ anh Lazarô, nhưng bây giờ khi mà cả hai người đã chết, tình hình trở thành vô phương cứu chữa.
Thiên Chúa không hề can dự trực tiếp ở đây, nhưng dụ ngôn cảnh cáo rõ rệt rằng : lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta gắn liền với lòng thương xót của chúng ta đối với tha nhân; khi lòng thương xót này thiếu vắng, thì lòng thương xót kia cũng không tìm được chỗ đứng trong trái tim khép kín của chúng ta, không thể vào được. Nếu tôi không rộng mở cánh cửa trái tim của tôi cho người nghèo, cánh cửa đó vẫn luôn kép kín. Với Thiên Chúa cũng vậy. Và đây là điều khủng khiếp.
Ở điểm này, ông nhà giầu nghĩ đến các anh em của ông, cũng có rủi ro có một chung cuộc giống như hắn và hắn cầu xin cho anh Lazarô trở lại thế gian để thông báo cho anh em của hắn. Nhưng ông Ápraham đáp lại : "Chúng đã có Môsê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó ! ". Để trở lại với Chúa, chúng ta không nên chờ đợi một biến cố kỳ diệu, nhưng phải mở lòng chúng ta cho Lời của Thiên Chúa đang kêu gọi chúng ta hãy yêu mến Thiên Chúa và yêu mến tha nhân. Lời của Thiên Chúa có thể làm sống lại một trái tim khô cằn và chữa lành bệnh đui mù. Ông nhà giầu biết rõ Lời Thiên Chúa, nhưng hắn ta đã không để Lời của Thiên Chúa đi vào trong lòng, hắn ta không nghe theo Lời của Thiên Chúa, và vì vậy, hắn ta không có khả năng mở mắt ra và tỏ lòng thương cảm với người nghèo. Không có ngôn sứ nào và không có thông điệp nào có thể thay thế người nghèo mà chúng ta gặp gỡ trên đường chúng ta đi, vì qua họ, chính là Chúa Giêsu đã đến gặp gỡ chúng ta : "mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25, 40), Chúa Giêsu phán. Như thế, trong sự lật ngược số phận mà dụ ngôn nói đến, mầu nhiệm cứu chuộc chúng ta cũng được mô tả, trong đó Chúa Kitô hợp nhất sự nghèo khó và lòng thương xót.
Anh chị em thân mến, mong rằng sau khi nghe xong bài Phúc Âm này, tất cả chúng ta, cùng với những người nghèo khổ trên mặt đất này, có thể cùng Đức Mẹ Maria cất lên bài ca : "Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giầu có, lại đuổi về tay trắng" (Lc 1, 52-53).
Bản dịch tiếng Pháp : Constance Roques (Zenit)
Mặc Khải phỏng dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit
https://fr.zenit.org/articles/la-misericorde-de-dieu-envers-nous-liee-a-notre-misericorde-envers-le-prochain/

"Không ai là người bị loại ra khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa"
Tuần lễ cầu nguyện cho sự hợp nhất và lòng thương xót (bản dịch đầy đủ)

20 JANVIER 2016BY PAPE FRANCOIS AUDIENCE GÉNÉRALE
Xuất phát lại từ Phép Rửa có nghĩa là tìm lại nguồn gốc của lòng thương xót, nguồn gốc của hy vọng cho tất cả mọi người, bởi vì không có một ai là bị loại ra khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa. Không có một ai là bị loại ra khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa !", Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói.
Đức Giáo Hoàng đã dành Bài giáo lý của ngài vừa nói về lòng thương xót, vừa nói về sự hợp nhất Kitô hữu, hôm thứ tư 20/01/2016, trong đại sảnh Phaolô VI của Vatican, khởi đi từ một câu được chọn cho tuần lễ này : "Anh em đã nhận được lòng thương xót" (1Pr).
Đức Giáo Hoàng đã muốn lập lại 2 lần bằng tiếng Ý, câu : "Không có một ai là bị loại ra khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa !".
"Nhờ Phép Rửa, chúng ta đã lãnh nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa", Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh.
Nhờ Phép Rửa, ngài lưu ý, các Kitô hữu là "anh em" và "lòng thương xót của Thiên Chúa, tác động trong Phép Rửa, là mạnh mẽ hơn những chia rẽ".
Bởi thế, các Kitô hữu có sứ vụ "cùng nhau truyền đạt" - người công giáo, chính thống giáo, tin lành - , lòng thương xót của Thiên Chúa "khắp nơi trên thê gian".
Sau đây là bản dịch toàn văn Bài giáo lý.
A.B.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bằng tiếng Ý
Thân chào quý anh chị em !
Chúng ta đã nghe qua bài Thánh Kinh hướng dẫn suy ngẫm Tuần Lễ cầu nguyện cho sự hợp nhất Kitô hữu năm nay, kéo dài từ ngày 18 đến ngày 26/01/2016 : tức là chính tuần này. Đoạn văn này trích Thư thứ Nhất của thánh Phêrô đã được nhóm đại kết của Latvia chọn ra, vốn được ủy nhiệm bởi Hội Đồng đại kết của các Giáo Hội và Hội Đồng Giáo Hoàng cổ vũ hợp nhất Kitô hữu.
Ở giữa nhà thờ chánh tòa của Giáo Hội tin lành Luther tại thủ đô Riga, có giếng Rửa Tội cổ xưa từ thế kỷ thứ XII, vào thời đại mà nước Latvia được Phúc Âm hóa bởi thánh Mêna. Giếng rửa tội này là chỉ dấu hùng hồn của một đức tin mà nguồn gốc được công nhận bởi tất cả các Kitô hữu của nước Latvia, bao gồm người công giáo, tin lành Luther và chính thống giáo. Nguồn gốc này là Phép Rửa chung của chúng ta. Công Đồng Vatican II khẳng định rằng "Phép Rửa làm thành sợi dây hợp nhất mang tính bí tích hiện hữu giữa tất cả những ai đã được bí tích này tái sinh" (Unitatis redintefratio, 22). Thư thứ nhất của thánh Phêrô được gửi cho thế hệ Kitô hữu thứ nhất để cho họ ý thức được ơn phúc họ đã lãnh nhận trong Phép Rửa và những đòi hỏi kèm theo. Chúng ta cũng vậy, trong Tuần lễ cầu nguyện này, chúng ta được mời gọi hãy tái khám phá những điều đó, và cùng nhau thực hiện, vượt thắng những chia rẽ của chúng ta.
Chia sẻ Phép Rửa, trước hết, có ý nghĩa tất cả chúng ta đều là những kẻ tội lỗi và chúng ta cần được cứu độ, chuộc tội và giải thoát khỏi cái ác. Chính phương diện tiêu cực này mà Thư thứ nhất của thánh Phêrô gọi là "miền u tối" khi nói đến "Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền" (1P 2,9). Đó là cái chết, mà Đức Kitô đã chọn cho mình và được biểu tượng hóa trong Phép Rửa qua sự kiện dìm người trong nước, trước khi trồi lên, biểu tượng của sự phục sinh trong cuộc đời mới nơi Đức Kitô. Khi các Kitô hữu chúng ta nói, chúng ta chia sẻ một Phép Rửa duy nhất, chúng ta khẳng định rằng tất cả chúng ta - người công giáo, tin lành và chính thống giáo – chúng ta chia sẻ kinh nghiệm được gọi ra từ miền u tối tàn nhẫn và kìm hãm để đi tới gặp gỡ Thiên Chúa hằng sống, đầy lòng thương xót. Quả vậy, khốn nỗi, tất cả chúng ta đều trải nghiệm lòng ích kỷ vốn sinh ra chia rẽ, khép kín và khinh miệt. Tái xuất phát từ Phép Rửa có nghĩa là tìm lại nguồn gốc của lòng thương xót, nguồn gốc của hy vọng cho tất cả mọi người, bởi vì không có ai là bị loại khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa. Không có ai là bị loại khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa !
Sự chia sẻ ân điển này tạo thành một mối quan hệ bền chặt giữa các Kitô hữu chúng ta, để nhờ vào Phép Rửa, tất cả chúng ta có thể coi nhau thật sự như là anh em. Chúng ta thật sự là dân thánh của Thiên Chúa, dù cho cũng vì tội lỗi của chúng ta, chúng ta chưa là một dân hoàn toàn hợp nhất. Lòng thương xót của Thiên Chúa, tác động trong Phép Rửa, mạnh mẽ hơn những chia rẽ của chúng ta. Trong mức độ chúng ta đón nhận ân điển của lòng thương xót, chúng ta luôn trở thành dân của Thiên Chúa một cách toàn vẹn hơn và chúng ta cũng trở thành có khả năng loan báo cho tất cả mọi người những công trình kỳ diệu của Người, chính là từ một sự làm chứng bằng tính hợp nhất của chúng ta, đơn giản và mang tính huynh đệ. Là Kitô hữu chúng ta, chúng ta có thể loan truyền cho tất cả mọi người sức mạnh của Tin Mừng bằng cách chúng ta dấn thân trong việc chia sẻ các công trình nhân đạo về thể xác và tinh thần. Và phải là một sự làm chứng cụ thể cho tính hợp nhất giữa chúng ta, các Kitô hữu tin lành, chính thống và công giáo.
Để kết luận, anh chị em thân mến, tất cả chúng ta đều là Kitô hữu, nhờ ơn Phép Rửa, chúng ta đã lãnh nhận được lòng thương xót từ Thiên Chúa và chúng ta đã được đón nhận vào làm dân Người. Tất cả, công giáo, chính thống và tin lành, chúng ta làm thành một thừa tác vụ vương giả và một quốc gia thánh thiện. Điều này có nghĩa chúng ta có một sứ vụ chung, đó là truyền đạt cho những người khác lòng thương xót chúng ta đã nhận lãnh, bắt đầu từ những người nghèo khó và những người bị bỏ rơi nhất. Trong Tuần Lễ cầu nguyện này, chúng ta hãy cầu nguyện để cho tất cả, các môn đệ của Đức Kitô, chúng ta tìm được phương cách hợp tác để mang lòng thương xót của Chúa Cha đến khắp nơi trên trái đất.
Bản dịch tiếng Pháp : Constance Roques (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải
http://fr.zenit.org/articles/nous-partageons-un-seul-bapteme/

 

"Hôm nay, thánh nhan Chúa chiếu sáng trên con"
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô giờ Kinh Truyền Tin ngày 01 tháng 01 năm 2016

Pape François |  1 janv. |  ZENIT.org |  Angélus et Regina Caeli |  Rome |  1003
"Hôm nay, thánh nhan Chúa chiếu sáng trên con" : Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắn nhủ ý tưởng này mỗi buổi sáng khi thức dậy trong suốt năm mới.
Trước và sau Kinh Truyền Tin ngày 21/21/2016, trong ngày lễ trọng mừng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, cũng là Ngày Hòa Bình Thế Giới, Đức Giáo Hoàng đã căn dặn ý tưởng này mỗi buổi sáng khi thức dậy.
Đức Giáo Hoàng cũng chỉ rõ "bí quyết của Mẹ Thiên Chúa" : cầu nguyện và đối thoại với Thiên Chúa. Ngài đã mời gọi hãy chinh phục hòa bình trên "sự vô cảm, khiến chỉ nghĩ đến mình, và tạo ra những rào cản, những nghi ngờ, những sợ hãi, những khép kín".
"Chúng ta hãy bắt đầu mở lòng chúng ta, đánh thức sự quan tâm của chúng ta đối với người bên cạnh. Đó là con đường chinh phục hòa bình", Đức Giáo Hoàng căn dặn.
Sau đây là bản dịch toàn văn lời Đức Giáo Hoàng trước và sau Kinh Truyền Tin.
A. Bourdin
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin
Thân chào và chúc mừng năm mới quý anh chị em !
Thật là đẹp khi trao đổi những lời chúc mừng của chúng ta trong buổi đầu năm này.
Như thế, chúng ta cũng lập lại với nhau, mong ước rằngg những gì chúng ta chờ đợi sẽ tốt đẹp hơn một chút. Thực chất, đó là một dấu hiệu của hy vọng đang sống động trong chúng ta, và mời gọi chúng ta tin tưởng vào cuộc đời.
Nhưng chúng ta biết rằng tất cả sẽ không thay đổi với năm mới và rằng, nhiều vấn đề của ngày hôm qua cũng vẫn còn tồn tại trong ngày mai. Vì thế, tôi muốn gửi tới anh chị em một lời chúc được nâng đỡ bởi một niềm hy vọng đích thực, mà tôi rút ra từ phụng vụ của ngày hôm nay.
Đó là những lời qua đó, chính Chúa đã cầu xin chúc lành cho dân của Người : "Nguyện Đức Chúa tưởi nét mặt nhìn đến ngươi (…). Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn ngươi" (Ds 6, 25-26).
Tôi cũng vậy, tôi chúc anh chị em điều đó : Nguyện Chúa ghé mắt trên anh chị em và nguyện anh chị em có thể vui mừng, biết rằng mỗi ngày thánh nhan đầy lòng thương xót của Người, rực rỡ hơn mặt trời, chiếu sáng trên anh chị em và không bao giờ lăn.
Khám phá thánh nhan Thiên Chúa khiến cho cuộc đời mới mẻ. Bởi vi Người là cha thương yêu con người, không hề nề hà phải bắt đầu lại từ đầu với chúng ta để đổi mới chúng ta. Nhưng Người không hứa một sự thay đổi thần diệu, Người không sử dụng đũa thần. Người thích thay đổi thực tế từ bên trong, với sự kiên nhẫn và với tình yêu thương, Người yêu cầu được đi vào cuộc đời chúng ta một cách tế nhị, như mưa rơi trên mặt đất, để mang hoa trái. Và Người luôn chờ đợi chúng ta và Người nhìn chúng ta vời lòng nhân từ. Mỗi buổi sáng, khi thức dậy, chúng ta có thể thưa rằng "Hôm nay, thánh nhan Chúa chiếu sáng trên con".
Lời chúc lành trong Thánh Kinh viết tiếp như thế này : "Nguyện Người ban bình an cho ngươi !" (c. 26). Hôm nay chúng ta cử hành Ngày Hòa Bình Thế Giới, với chủ đề "Thắng sự vô cảm và mang lại hòa bình". Hòa bình mà Thiên Chúa Cha muốn gieo rắc trên thế giới, phải được chúng ta vun trồng. Không những nó phải được "chinh phục". Điều này bao gồm một cuộc đấu tranh đích thực có thật, một cuộc chiến tinh thần xẩy ra trong tâm hồn chúng ta. Bởi vì kẻ thù của hòa bình, không phải chỉ là chiến tranh, nhưng cũng là sự vô cảm, khiến chỉ nghĩ tới mình, và tạo ra những rào cản, những nghi ngờ, những sợ hãi, những khép kín. Nhờ ơn Thiên Chúa, chúng ta có nhiều thông tin. Nhưng đôi khi chúng ta bị tràn ngập bởi biết bao tin tức đến nỗi chúng ta sao lãng với thực tế, với anh chị em đang cần đến chúng ta. Chúng ta hãy bắt đầu mở lòng ra; và đánh thức sự quan tâm của chúng ta đối với người bên cạnh. Đó là con đường chinh phục hòa bình.
Nguyện xin Nữ Vương ban sự Bình An; Mẹ Thiên Chúa, mà hôm nay chúng ta cử hành ngày lễ mừng kính, phù giúp chúng ta trong chuyện này. Bài Phúc Âm ngày hôm nay viết rằng Mẹ "hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng" (Lc 2, 19). Đó là những chuyện gì vậy ? Chắc chắn là niềm vui Chúa Giêsu giáng sinh, nhưng cũng còn những khó khăn : Mẹ đã phải đặt Con Mẹ trong một cái máng cỏ bởi vì "hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ" (Lc 2, 7), và tương lai rất bấp bênh. Những hy vọng và những âu lo, lòng biết ơn và các vấn đề ; tất cả những gì xẩy ra trong cuộc đời đã trở thành cầu nguyện, trong thâm tâm Đức Maria, thành cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Đó là bí quyết của Đức Maria, cầu nguyện và đối thoại với Thiên Chúa. Đó là bí quyết của Đức Mẹ Thiên Chúa. Và Mẹ làm điều đó cho chúng ta : Mẹ gìn giữ niềm vui và Mẹ tháo gỡ những gúc mắc của cuộc đời chúng ta, bằng cách mang những thứ đó đến cho Chúa.
Chiều nay tôi sẽ tới vương cung thánh đường Đíc Bà Cả, để mở Cửa Thánh. Chúng ta hãy ký thác năm mới này cho Đức Mẹ, để hòa bình và lòng thương xót được lớn lên.
Đức Chúa Trời sai thánh thiên thần…
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau Kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến,
Tôi muốn được cảm ơn Tổng Thống nước Cộng Hòa Italia vì những lời chúc mừng ông đã gửi cho tôi tối hôm qua trong thông điệp cuối năm của ông, và tôi cũng hết lòng gửi lời chúc mừng đến ông. Tôi ngỏ lời tri ân vì rất nhiều những sáng kiến cầu nguyện và hành động cho hòa bình được tổ chức trên toàn thế giới nhân dịp Ngày Hòa Bình Thế Giới. Tôi đặc biệt nghĩ tới cuộc Đi Bộ toàn quốc diễn ra ngày hôm qua tại Molfetta, được đề xướng bởi các tổ chức CEI, Caritas, Pax Christi và Công Giáo Tiến Hành. Thật là đẹp khi biết được có biết bao người, nhất là những bạn trẻ, đã chọn lựa cách thức này để sống buổi canh thức.
Tôi thân ái chào mừng những tham dự viên của cuộc xuống đường "Hòa Bình trên khắp thế giới", được đề xướng tại Rôma và trong nhiều quốc gia bởi Cộng Đoàn Thánh Egidio. Các bạn thân mến, tôi khuyến khích các ban hãy tiếp tục sự dấn thân cho hòa giải và hòa hợp. Và tôi chào mừng các gia đình của Phong Trào Tình Yêu gia đình; đã canh thức đêm nay trên quảng trường Thánh Phêrô, để cầu nguyện cho hòa bình và cho sự hiệp nhất trong các gia đình trên toàn thế giới. Cảm ơn tất cả mọi người vì những sáng kiến tốt đẹp này và vì lời cầu nguyện của các bạn.
Tôi thân mến chào mừng hết thảy các anh chị em, những khách hành hương hiện diện nơi đây. Một tư tưởng đặc biệt hướng tới ca đoàn "Các Ca Viên Ngôi Sao" - Sternsinger -; các thanh thiếu niên, tại Đức và Áo đã mang đến cho mọi nhà phép lành của Chúa Giêsu và thu nhận các quà tặng cho những người nghèo khó cùng lứa tuổi với họ.
Tôi chào mừng các bạn và các thiện nguyện viên của Fraterna Domus, của Patronage de Stezzano và các tín hữu của Tarante.
Tôi chúc tất cả anh chị em một năm an bình trong ân điển của Chúa, giầu lòng thương xót và với sự che chở từ mẫu của Đức Maria, Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời.
Và anh chị em đừng quên, buổi sáng khi thức dậy, hãy nhớ đến câu chúc lành của Thiên Chúa : "Hôm nay, thánh nhan Chúa chiếu sáng trên con". Tất cả nào ! "Hôm nay, thánh nhan Chúa chiếu sáng trên con". Lần nữa nào ! "Hôm nay, thánh nhan Chúa chiếu sáng trên con".
Chúc mừng năm mới và xin anh chị em vui lòng, đừng quên cầu nguyện cho tôi. Tạm biệt !
[Bản gốc bằng tiếng Ý]
Bản dịch tiếng Pháp : Anita Bourdin (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải
http://www.zenit.org/fr/articles/aujourd-hui-le-seigneur-fait-briller-sur-moi-son-visage

 

Đại dương lòng thương xót tràn ngập thế giới chúng ta
Lễ trọng mừng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa tại Đền Thánh Phêrô (bản văn đầy đủ)

 Pape François |  1 janv. |  ZENIT.org |  Pape François |  Rome |  226

Giòng sông khốn khổ và tội lỗi dâng đầy "không thể làm gì chống lại đại dương của lòng thương xót đang tràn ngập thế giới chúng ta", Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định.
Đức Giáo Hoàng đã chủ tọa thánh lễ trọng thể mừng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, ngày thứ sáu 01/01/2016, trong Đền Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của đông đảo các Tiểu Ca Sinh mới được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến hôm 31/12/2015.
"Một con sông của sự khốn cùng, được tội lỗi đổ vào, dường như muốn phản lại sự viên mãn thời gian được thực hiện bởi Chúa Kitô . Tuy nhiên, con sông nước đầy này không thể làm gì được với đại dương của lòng thương xót đang ngập tràn thế giới chúng ta". Đức Giáo Hoàng khẳng định. Ngài mời gọi hãy lập lại kinh nghiệm lòng thương xót : "Tất cả chúng ta được kêu gọi hãy đắm chìm trong đại dượng đó, hãy để cho mình được tái sinh, để chiến thắng sự vô cảm đang ngăn cản tình liên đới, và thoát ra khỏi sự trung tính giả dối đang gây trở ngại cho sự chia sẻ".
Đức Giáo Hoàng kêu gọi hành động : "Ân điển của Đức Kitô, đưa sự mong đợi cứu độ đến chỗ thực hiện, thúc đẩy chúng ta trở thành các cộng tác viên trong việc xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn, trong đó mỗi con người, mỗi tạo vật có thể sinh sống hòa bình, trong sự hài hòa của công trình tạo dựng nguyên thủy của Thiên Chúa".
Sau đây là bản dịch tiếng Pháp chính thức bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
A.Bourdin
Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Chúng ta đã nghe những lời của thánh Phaolô Tông Đồ : "Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai con mình tới, sinh làm con một người đàn bà" (Gl 4, 4).
Sự kiện Chúa Giêsu sinh ra "lúc thời gian tới hồi viên mãn" có nghĩa là gì ? Nếu chúng ta chỉ hướng mắt nhìn vào thời gian lịch sử, chúng ta có thể nhanh chóng thất vọng. Đế quốc La Mã đã hiển trị trên một phần lớn của thế giới vốn được biết đến bởi sức mạnh quân sự của nó. Hoàng đế Augustô đã lên ngôi sau 5 cuộc nội chiến. Kể cả Israel cũng đã bị chinh phục bởi vị hoàng đế La mã này và dân được Chúa chọn cũng đã bị tước đoạt tự do. Vì thế, đối với những người cùng thời với Chúa Giêsu, thời gian đó đã không phải là thời gian tốt đẹp nhất. Như thế không phải chỉ nhìn vào hoàn cầu địa dư chính trị để định rõ đỉnh điểm của thời gian.
Vì vậy cần phải có một cách giải thích khác, nắm vững được sự viên mãn đến từ Thiên Chúa. Khi Thiên Chúa ấn định lúc hoàn tất lời hứa hẹn đã tới, lúc đó, đối với nhân loại sẽ thực hiện sự viên mãn của thời gian. Như vậy, không phải là lịch sử đã quyết định sự giáng sinh của Đức Kitô; mà đúng hơn là, sự giáng thế của Người đã cho phép lịch sử đạt tới hồi viên mãn. Chính vì thế mà kể từ khi Con Thiên Chúa sinh ra, người ta bắt đầu việc tính toán cho một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên chứng kiến sự hoàn tất lời hứa khi xưa. Như tác giả bức Thư gửi tín hữu Do Thái đã viết : "Thuở xua, nhiều lần, nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dậy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dậy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ rụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật, muôn loài. Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời quyền năng của mình mà duy trì vạn vật" (Dt 1, 1-3).Thời gian đến hồi viên mãn, như thế, chính là sự hiện diện của đích thân Thiên Chúa trong lịch sử của chúng ta. Bây giờ, chúng ta có thể nhìn thấy vinh quang của Người chói sáng trong sự nghèo hèn của máng cỏ, và được khuyến khích và nâng đỡ bởi Lời Người đã nhập thể trở thành "nhỏ bé" trong một hài nhi. Nhờ Người, thời đại chúng ta có thể tìm thấy sự viên mãn.
Tuy nhiên, mầu nhiệm này có vẻ như trái ngược với kinh nghiệm bi đát của lịch sử. Mỗi ngày, trong lúc chúng ta mong muốn được nâng đỡ bởi những dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa, chúng ta đã gặp phải những dấu chỉ trái ngược, tiêu cực, gây cảm giác như Người vắng mặt. Sự viên mãn của thời gian dường như tan biến trước vô vàn hình thức bất công và bạo lực gây thương tích hàng ngày cho nhân loại. Đôi khi chúng ta tự hỏi : làm sao lại có thể kéo dài sự kiện con người khinh rẻ con người ? làm sao sự ngạo mạn của kẻ mạnh vẫn tiếp tục hạ nhục những kẻ yếu đuối, bị loại ra ngoài lề nhơ nhớp nhất của thế giới chúng ta ? Đến bao giờ sự độc ác của con người còn gieo rắc trên trái đất bạo lực và hận thù, giết hại những nạn nhân vô tội ? Làm sao mà có thể là hồi viên mãn thời gian, khi còn thấy hàng hà sa số con người nam, nữ và trẻ em đang trốn chạy chiến tranh, nghèo đói, bách hại, sẵn sàng đánh đổi mạng sống để thấy được các quyền căn bản của mình được tôn trọng ? Một con sông của sự khốn cùng, được tội lỗi đổ vào, dường như muốn phản lại sự viên mãn thời gian được thực hiện bởi Chúa Kitô.
Các con hãy nhớ, các con, những Tiểu Ca Sinh thân mến, đó là câu hỏi thứ ba mà các con hỏi cha hôm qua. Cái đó giải thích thế nào ? Cả những trẻ em cũng nhận thấy điều đó.
Tuy nhiên dù con sông này có trào dâng, cũng không làm gì được với đại dương của lòng thương xót đang tràn ngập thế giới chúng ta. Chúng ta được kêu gọi hãy đắm chìm trong đại dượng đó, hãy để cho mình được tái sinh, để chiến thắng sự vô cảm đang ngăn cản tình liên đới, và thoát ra khỏi sự trung tính giả dối đang gây trở ngại cho sự chia sẻ. Ân điển của Đức Kitô, mang sự mong đợi cứu độ đến chỗ thực hiện, thúc đẩy chúng ta trở thành các cộng tác viên trong việc xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn, trong đó mỗi con người, mỗi tạo vật có thể sinh sống hòa bình, trong sự hài hòa của công trình tạo dựng nguyên thủy của Thiên Chúa.
Đầu môt năm mới, Giáo Hội cho chúng ta chiêm ngắm tính mẹ hiền của Đức Maria như thánh tượng của hòa bình. Lời hứa xưa đã thể hiện trong bản thân Mẹ. Mẹ đã tin vào lời của Thiên Sứ, Mẹ đã thụ thai Ngôi Con, Mẹ đã trở thành Mẹ Chúa. Qua Mẹ, qua lời "xin vâng" của Mẹ thời gian đã tới hồi viên mãn. Bài Tin Mừng chúng ta đã nghe nói rằng Đức Trinh Nữ "hằng ghi nhớ kỹ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lai trong lòng" (Lc 2, 19). Mẹ xuất hiện trước chúng ta như một cái bình luôn chứa đầy ký ức của Chúa Giêsu, Mẹ là Ngai Tòa Khôn Ngoan, nơi có thể đong múc để có sự giải thích liền lạc cho giáo huấn của Người. Ngày hôm nay, Mẹ ban cho chúng ta khả năng nắm bắt được ý nghĩa của các biến cố liên quan đến từng người chúng ta, liên quan đế gia đình chúng ta; đến đất nước chúng ta và đến toàn thế giới. Nơi mà lý trí của các triết gia, hay những thương thuyết của các chính trị gia không thể đến được, nơi đó sức mạnh đức tin mang lại ân điển của Tin Mừng Chúa Kitô có thể đến được và luôn có thể mở ra những con đường mới cho lý trí và cho thương thuyết.
Lậy Mẹ Maria, Mẹ đầy ơn phúc, vì Mẹ đã sinh ra Con Thiên Chúa; nhưng Mẹ còn đầy ơn phúc hơn nữa vì Mẹ đã tin nơi Người. Lậy Mẹ đầy đức tin, Mẹ đã thụ thai Chúa Giêsu trước hết trong trái tim Mẹ và rồi mới là trong lòng Mẹ, để trở thành Mẹ của hết mọi tín hữu (x. Augustinô, Bài giảng 215, 4). Xin Mẹ đổ tràn trên chúng con phép lành của Mẹ trong ngày hôm nay là ngày được tiến dâng lên Mẹ; xin Mẹ cho chúng con được thấy mặt Con Giêsu của Mẹ, là Đấng ban cho toàn thế giới lòng thương xót và hòa bình. Amen.
[Bản gốc bằng tiếng Ý ]
© Librairie éditrice du Vatican
Mạc Khải phỏng dịch
http://www.zenit.org/fr/articles/l-ocean-de-la-misericorde-inonde-notre-monde

 

Giáo Hội cần
Năm Thánh Lòng Thương Xót này

Bài giáo lý ngày thứ tư 09 tháng 12 năm 2015
"Mừng Năm Thánh Lòng Thương Xót có nghĩa là đặt lại vào trung tâm đời sống riêng của chúng ta và của cộng đoàn chúng ta tính đặc thù của đức tin Kitô giáo, nghĩa là Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa giầu lòng thương xót", Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố.
Ngài đã giải thích ý nghĩa của Năm Thánh Lòng Thương Xót trong Bài giáo lý của ngài ngày thứ tư 09/12/2015, trên quảng trường Thánh Phêrô.
Năm Thánh là một "thời gian phi thường" để hướng sự quan tâm của chúng ta "đến nội dung cốt lõi của Phúc Âm : Chúa Giêsu là lòng thương xót nhập thể", Đức Giáo Hoàng nói. Ngài đã kêu gọi mọi người hãy "sống lòng thương xót", hãy "trải nghiệm trong cuộc đời chúng ta sự đụng chạm êm ái và ngọt ngào của sự thứ tha của Thiên Chúa" và chỉ lựa chọn "điều gì làm vừa lòng Thiên Chúa" : sự tha thứ và lòng thương xót.
"Nguồn gốc của sự lãng quên lòng thương xót, luôn là sự tự ái", Đức Giáo Hoàng nhận xét. Nó thường xuất hiện dưới hình thức chỉ đi tìm kiếm tư lợi, thú vui và danh vọng gắn liền với chủ ý vơ vét của cải" hay "che dấu", trong cuộc đời người Kitô hữu", "dưới sự giả hình và những thói hư trần tục", "Tất cả những thứ đó đi ngược lại lòng thương xót", Đức Giáo Hoàng tuyên bố.
Ngài đã biểu lộ niềm hy vọng của ngài rằng trong Năm Thánh này, "mỗi người chúng ta sẽ trải nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa, để trở thành chứng nhân cho điều làm vừa lòng Người nhất".
Sau đây là bản dịch đầy đủ Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ tiếng Ý.
M.D.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào quý anh chị em !
Hôm qua, tại đây, tôi đã khai mở trong Đền Thánh Phêrô, cánh Cửa Thánh của Năm Thánh Lòng Thương Xót, sau khi đã khai mở cánh cửa trong nhà thờ chánh tòa ở Bangui, Cộng Hòa Trung Phi. Hôm nay, tôi muốn cùng anh chị em suy nghĩ về ý nghĩa của Năm Thánh này, bằng cách trả lời câu hỏi : Tại sao phải có một Năm Thánh Lòng Thương Xót ? Điều này có ý nghĩa gì ?
Giáo Hội đang cần một thời gian phi thường như thế này. Tôi không nói : thời gian phi thường này tốt lành cho Giáo Hội. Tôi nói : Giáo Hội cần đến thời gian phi thường này. Ở thời đại của những thay đổi sâu đậm chúng ta, Giáo Hội được kêu gọi cống hiến sự đóng góp cách riêng của mình bằng cách làm cho thấy rõ những dấu chỉ của sự hiện diện và thân cận của Thiên Chúa. Và Năm Thánh là một thời gian thuận lợi cho tất cả chúng ta, để khi chiêm ngắm lòng thương xót Chúa, vốn vượt khỏi mọi giới hạn của con người và chói sáng trong bóng đêm tội lỗi, chúng ta có thể trở thành những chứng nhân xác tín và hữu hiệu hơn.
Ngước mắt nhìn lên Thiên Chúa, là Cha giầu lòng thương xót, và nhìn sang anh em mình đang cần lòng thương xót, có nghĩa là hướng sự quan tâm của mình vào nội dung cốt lõi của Phúc Âm : Chúa Giêsu là lòng thương xót nhập thể, Người mở mắt chúng ta để thấy được mầu nhiệm vĩ đại của tình yêu ba ngôi của Thiên Chúa. Mừng Năm Thánh Lòng Thương Xót có nghĩa là đặt lại vào trung tâm đời sống riêng của chúng ta và của cộng đoàn chúng ta tính đặc thù của đức tin Kitô giáo, nghĩa là Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa giầu lòng thương xót.
Như thế, một Năm Thánh là để sống lòng thương xót. Phải, thưa anh chị em thân mến, Năm Thánh này được ban cho chúng ta để trải nghiệm trong cuộc đời chúng ta sự đụng chạm êm ái và ngọt ngào của sự thứ tha của Thiên Chúa, trải nghiệm sự hiện diện của Người bên cạnh chúng ta và sự thân cận của Người, nhất là trong những lúc mà ta cần đến Người nhất.
Năm Thánh này, tóm lại, là một thời gian thuận lợi để Giáo Hội học cách chỉ lựa chọn "cái gì làm vừa lòng Thiên Chúa". Và cái gì "làm vừa lòng Thiên Chúa nhất" ? Tha thứ cho con cái Người, có lòng thương xót đối với họ, để họ cũng đến lượt mình tha thứ cho anh em của họ, làm chói sáng lên như những ngọn đuốc của lòng thương xót Thiên Chúa trên thế gian. Đó là điều làm vừa lòng Thiên Chúa nhất. Thánh Ambrôsiô, trong một cuốn thần học ngài viết về ông Adam, đã đọc chuyện Thiên Chúa tạo dựng thế giới : mỗi ngày, sau khi làm nên sự gì - mặt trăng, mặt trời hay súc vật – ngài thấy viết rằng "Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp". Nhưng khi Người dựng nên người đàn ông và người đàn bà, Thánh Kinh viết : "Thiên Chúa thấy là rất tốt đẹp". Thánh Ambrôsiô tự hỏi : "Tại sao lại là 'rất tốt đẹp' ? Tại sao Thiên Chúa lại bằng lòng đến thế sau khi tạo dựng người nam và người nữ ?" Bởi vì cuối cùng, Người đã có được kẻ để Người tha thứ. Thật là đẹp : niềm vui của Thiên Chúa là tha thứ, bản thể của Thiên Chúa là lòng thương xót. Vì thế trong năm này, chúng ta phải mở lòng chúng ta để cho tình yêu đó, niềm vui đó của Thiên Chúa đong đầy mọi người bằng lòng thương xót đó. Năm Thánh sẽ là "một thời gian thuận lợi" cho Giáo Hội nếu chúng ta học được cách chọn lựa "điều làm vừa lòng Thiên Chúa", không sa ngã trước cám dỗ nghĩ rằng có chuyện khác quan trọng hơn hay ưu tiên hơn. Không có gì quan trọng hơn là lựa chọn "điều là vừa lòng Thiên Chúa", nghĩa là lòng thương xót của Người, tình yêu thương của Người, sự ôm ấp của Người, những vuốt ve của Người !
Công trình cần thiết để đổi mới các cơ chế và các cấu trúc của Giáo Hội cũng là một phương tiện dẫn đưa chúng ta tới việc trải nghiệm sống động lòng thương xót của Thiên Chúa vốn duy nhất có thể bảo đảm cho Giáo Hội là một thành xây trên núi và không tài nào che dấu được (x. Mt 5, 14). Chỉ có một Giáo Hội giầu lòng thương xót mới có thể rạng rỡ được ! Nếu chúng ta, dù là trong khoảnh khắc, quên rằng lòng thương xót là "điều làm vừa lòng Thiên Chúa", mọi nỗ lực của chúng ta sẽ là vô ích, bởi vì chúng ta sẽ trở thành nô lệ cho các cơ chế, các cấu trúc của chúng ta, cho dù chúng được cải thiện đến mấy đi chăng nữa. Nhưng chúng ta vẫn là nô lệ.
"Cảm nhận mạnh mẽ nơi chúng ta niềm vui được tìm lại bởi Chúa Giêsu, Đấng Mục Tử Nhân Lành đã đến tìm chúng ta bởi vì chúng ta bị lạc đàn" (Bài giảng trong giờ Kinh Chiều đầu tiên ngày Chúa Nhật Lòng Thương Xót, 11/4/2015) : đó là mục đích mà Giáo Hội đã ấn định trong Năm Thánh này. Như vậy, chúng ta sẽ tăng cường trong chúng ta lòng xác tín rằng lòng thương xót có thể thực sự đóng góp vào việc xây dựng một thế giới nhân bản hơn. Nhất là trong thời buổi hiện nay, khi mà sự tha thứ là một khách mời hiếm hoi trong những môi trường của đời sống con người, thì sự nhắc nhở của lòng thương xót trở nên cấp bách, và điều này ở khắp mọi nơi : trong xã hội, trong các cơ chế, nơi làm viẹc cũng như trong gia đình.
Đương nhiên người ta có thể phản bác : 'Nhưng, thưa Cha, Giáo Hội trong Năm này, có phải nên làm thêm điều gì nữa không ? Chiêm ngắm lòng thương xót của Thiên Chúa là chính đáng, nhưng còn nhiều nhu cầu cấp bách nữa !" Đúng thế, có nhiều việc phải làm trước tiên. tôi không hề mệt mỏi nhắc nhở điều này. Nhưng phải tính tới điều mà, ở gốc rễ của sự lãng quên lòng thương xót, luôn có sự tự ái. Trên đời này, nó có hình thức của sự chỉ tìm kiếm tư lợi, lạc thú và danh vọng gắn liền với ý muốn vơ vét của cải, còn như trong đời người Kitô hữu, thì nó thường hay núp dưới sự giả hình và những thú vui trần tục. Tất cả những thứ đó đi ngược lại với lòng thương xót. Những động thái của lòng tự ái, muốn biến lòng thương xót thành cái gì xa lạ trên đời, nhiều đến nỗi chúng ta thường hay khó mà nhận biết chúng như là những giới hạn hay là một tội lỗi. Đó là lý do cần phải nhìn nhận mình là tội nhân, để tăng cường trong chúng ta lòng xác tín vào lòng thương xót Chúa. "Lạy Chúa, con là kẻ có tội; xin Chúa đến với lòng thương xót Chúa !" Đó là một lời nguyện tốt đẹp. Một lời nguyện dễ đọc mỗi ngày : "Lạy Chúa, con là một kẻ tội lỗi : xin Chúa đến với lòng thương xót Chúa !"
Anh chị em thân mến, tôi mong rằng trong Năm Thánh này, mỗi người trong chúng ta sẽ trải nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa, để làm chứng nhân cho "cái gì làm vừa lòng Chúa nhất". Liệu có phải là quá ngây thơ khi tin rằng điều đó có thể làm thay đổi thế giới không ? Phải, nếu nói trên bình diện con người thì đó là điều điên rồ, nhưng cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của lòai người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người (1 Cr 1, 25).
Bản dịch tiếng Pháp : Constance Roques (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải
http://www.zenit.org/fr/articles/l-eglise-a-besoin-de-ce-jubile-de-la-misericorde

 

 

Danh sách 118 Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam

 

1.        Anê Lê Thị Thành (Bà Đê)
2.       Anrê Trần An Dũng (Lạc)
3.       Anrê Nguyễn Kim Thông
4.       Anrê Phú Yên
5.       Anrê Trần Văn Trông
6.       Anrê Tường
7.       Antôn Nguyễn Đích
8.       Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm)
9.       Augustine Schoeffer Đông
10.    Augustinoâ Phan Viết Huy
11.    Augustinô Nguyễn Văn Mới
12.    Bênađô Võ Văn Duệ
13.    Clêmentê Ignaxio Delgaho Y
14.    Đaminh Cẩm
15.    Đaminh Đinh Đạt
16.    Đaminh Nguyễn Văn Hạnh
17.    Đaminh Huyên
18.    Đaminh Phạm Trọng Khảm
19.    Ðaminh Nguyễn Ðức Mạo
20.    Ðaminh Hà Trọng Mậu
21.    Ðaminh Nguyên
22.    Đaminh Nhi
23.    Đaminh Ninh
24.    Đaminh Toại
25.    Đaminh Trạch
26.    Ðaminh Vũ Ðình Tước
27.    Đaminh Bùi Văn Úy
28.    Ðaminh Nguyễn Văn Xuyên
29.    Ðaminh Henares Minh
30.    Emmanuel Lê Văn Phụng
31.    Emmanuel Nguyễn Văn Triệu
32.    Giacôbê Ðỗ Mai Năm
33.    Giêrônimô Liêm
34.    Gioan Baotixita Cỏn
35.    Gioan Baotixita Ðinh Văn Thành
36.    Gioan Ðạt
37.    Gioan Ðoàn Trịnh Hoan
38.    Gioan Hương
39.    Gioan Charles Cornay Tân
40.    Gioan Ven
41.    Giuse Ðặng Ðình Viên
42.    Giuse Ðỗ Quang Hiển
43.    Giuse Du
44.    Giuse Fernandez Hiền
45.    Giuse Hoàng Lương Cảnh
46.    Giuse Lê Ðăng Thị
47.    Giuse Maria Diaz Sanjuro An
48.    Giuse Melchior Garcia-Sampedro Xuyên
49.    Giuse Nguyễn Ðình Nghi
50.    Giuse Nguyễn Ðình Uyển
51.    Giuse Nguyễn Duy Khang
52.    Giuse Nguyễn Văn Lựu
53.    Giuse Phạm Trọng Tả
54.    Giuse Trần Văn Tuấn
55.    Giuse Tuân
56.    Giuse Túc
57.    Henricô Gia
58.    Lôrensô Ngôn
59.    Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng

60.     Luca Phạm Viết Thìn
61.    Luca Vũ Bá Loan
62.    Martinô Tạ Đức Thịnh
63.    Martinô Thọ
64.    Matthêu Ðậu
65.    Matthêu Lê Văn Gẫm
66.    Matthêu Nguyễn Văn Phượng
67.    Micae Hồ Ðình Hy
68.    Micae Nguyễn Huy Mỹ
69.    Nicôla Bùi Ðức Thể
70.    Phanxicô Ðỗ Văn Chiểu
71.    Phanxicô Kính
72.    Phanxicô Phan
73.    Phanxicô Tế
74.    Phanxicô Trần Văn Trung
75.    Phanxicô Xaviê Cần
76.    Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu
77.    Phaolô Ðổng
78.    Phaolô Hạnh
79.    Phaolô Lê Bảo Tịnh
80.    Phaolô Lê Văn Lộc
81.    Phaolô Nguyễn Ngân
82.    Phaolô Nguyễn Văn Mỹ
83.    Phaolô Phạm Khắc Khoan
84.    Phaolô Tống Viết Bường
85.    Phêrô Almato Bình
86.    Phêrô Bắc
87.    Phêrô Borie Cao
88.    Phêrô Ða
89.    Phêrô Đinh Văn Dũng
90.    Phêrô Đinh Văn Thuần
91.    Phêrô Ðoàn Công Quý
92.    Phêrô Ðoàn Văn Vân
93.    Phêrô Hoàng Khanh
94.    Phêrô Lê Tùy
95.    Phêrô Nguyễn Bá Tuần
96.    Phêrô Nguyễn Khắc Tự
97.    Phêrô Nguyễn Văn Ðường
98.    Phêrô Nguyễn Văn Hiếu
99.    Phêrô Nguyễn Văn Lựu
100 Phêrô Nguyễn Văn Tự
101 .Phêrô Trương Văn Thi
102. Phêrô Võ Ðăng Khoa
103. Phêrô Vũ Văn Truật
104 .Philipphê Phan Văn Minh
105. Simon Phan Ðắc Hòa
106. Stêphanô Nguyễn Văn Vinh
107. Stêphanô Théodore Cuénot Thể
108. Tôma Ðinh Viết Dụ
109. Tôma Khuông
110. Tôma Nguyễn Văn Ðệ
111. Tôma Toán
112. Tôma Trần Văn Thiện
113. Valentinô Berrio Ochoa Vinh
114. Vincentê Ðỗ Yến
115. Vincentê Dương
116. Vincentê Nguyễn Thế Ðiểm
117. Vincentê Phạm Hiếu Liêm
118 .Vincentê Tương

*** Xin click vào từng Vị Thánh để xem tiểu sử của Ngài.

 

 

"Tấm gương bà góa để lại cho chúng ta cảm nhận đẹp biết bao !"
Bản dịch đầy đủ Kinh Truyền Tin ngày 08 tháng 11 năm 2015

Rôma – 09/11/2015 (ZENIT.org)
"Tấm gương bà góa để lại cho chúng ta quá là đẹp", Đức Giáo Hoàng Phanxicô thốt lên khi bình giảng bài Phúc Âm ngày chúa nhật 08/11/2015, vào giờ Kinh Truyền Tin buổi trưa, trên quảng trường Thánh Phêrô. Đó là đoạn kể về "món tiền cúng nhỏ mọn của bà góa".
Đức Giáo Hoàng giải thích rằng bà góa, với tư cách một người đàn bà Do Thái sùng đạo, bà cảm thấy mình được Thiên Chúa yêu thương : "Với Thiên Chúa, bà không muốn làm "nửa vời" : bà đã chịu thiếu thốn đủ thứ. Trong sự nghèo nàn của bà, bà đã hiểu được, có Thiên Chúa chính cũng như là có tất cả; bà cảm thấy bà hoàn toàn được Người yêu thương và phần bà, bà cũng kính yêu Người hoàn toàn. Tấm gương bà góa này để lại cho chúng ta thật là quá đẹp !"
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gợi lại chuyện đánh cắp các tài liệu mật, được công bố trong hai cuốn sách tại Italia, không ngần ngại phải nói đến một hành động "tệ hại" , cũng là một "tội phạm". Sự khoan dung của ĐGH Biển Đức XVI trong một tình trạng tương tự không trở thành bài học được : lần này, người ký giả này có nguy cơ bị truy tố.
Đức Giáo Hoàng đề nghị ơn phúc phải cầu xin : "Chúng ta hãy cầu xin Chúa đưa chúng ta tới học trường cùa bà góa nghèo khổ này, mà Chúa Giêsu, trước sự ngạc nhiên của các môn đệ, đã đưa lên bục giảng và đã giới thiệu như một bậc "thầy" sống động trong Phúc Âm. Nhờ sự cầu bầu của Đức Maria, người phụ nữ nghèo khó đã dâng hiến cả cuộc đời bà lên Thiên Chúa vì chúng ta, chúng ta hãy cầu xin ơn có tấm lòng khó nghèo, nhưng giầu lòng rộng lượng hạnh phúc và miễn phí".
Sau đây là bản dịch bài huấn đức của Đức Giáo Hoàng trước và sau Kinh Truyền Tin ngày chúa nhật.
A.B.
Trước Kinh Truyền Tin
Thân chào quý anh chị em với trời nắng đẹp ngày hôm nay.
Đoạn Phúc Âm ngày chúa nhật hôm nay có hai phần : một phần để mô tả các môn đệ của Đức Kitô phải như thế nào : phần kia để đề nghị một mẫu lý tưởng của người Kitô hữu.
Chúng ta hãy bắt đầu bằng phần thứ nhất : điều chúng ta không nên làm. Trong phần đầu, Chúa Giêsu gắn liền các kinh sư, những người thầy về lề luật, với ba khuyết điểm đã thể hiện trong lối sống của họ : tự phụ, tham lam và giả hình. Chúa Giêsu phán rằng họ thích "được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng, chiếm ghế danh dự trong hội trường, ngồi chỗ cao nhất trong đám tiệc" (Mc 12, 38-39). Nhưng dưới cái lớp bề ngoài long trọng đó, ẩn dấu sự giả hình và bất công. Trong lúc vênh vang nơi công cộng, họ lợi dụng thẩm quyền của họ để "nuốt hết tài sản của các bà góa" (x. c. 40), các bà cùng với trẻ mồ côi và những người khách lạ bị coi như những người dễ bị tổn thương nhất. Sau cùng, các kinh sư "lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ" (x. c. 40). Ngày nay cũng vậy, nguy cơ của cách hành xử này vẫn còn tồn tại. Thí dụ, khi người ta phân chia cầu nguyện và công ly, vì người ta không thể thờ phượng Thiên Chúa cách hữu hiệu và đồng thời lại làm hại người nghèo. Hay khi người ta nói kinh yêu Thiên Chúa, trong lúc lại bầy ra sự ngạo mạn và tư lợi của mình trước nhan thánh Người .
Phần thứ hai bài Phúc Âm hôm nay cũng cùng một chiều hướng. Cảnh diễn ra trong Đền Thờ Giêrusalem, ngay ở chỗ người ta bỏ tiền lẻ cúng đền thờ. Có nhiều người giầu có đã bỏ vào hộp nhiều tiền, rồi một bà góa nghèo chỉ bỏ vào hai đồng trinh. Chúa Giêsu quan sát tỉ mỉ người đàn bà và lưu ý các môn đệ về cái tương phản rõ ràng của cảnh đó. Những người giầu có đã cho một cách kênh kiệu cái họ dư thừa, trong lúc bà góa, kín đáo và khiêm nhường, đã bỏ vào "tất cả những gì bà có để nuôi sống mình" (x. c. 44); như thế bà đã bỏ nhiều hơn tất cả mọi nguời khác, Chúa Giêsu phán. Bởi vì sự nghèo khó tận cùng của bà, bà có thể chỉ cúng một đồng trinh cho Đền Thờ và giữ lại đồng kia cho bà. Nhưng với Thiên Chúa, bà không muốn làm "nửa vời" : bà phải nhịn đủ thứ . Trong cái nghèo khó, bà đã hiểu rằng có được Thiên Chúa, chính là có tất cả; bà cảm thấy hoàn toàn được Người thương yêu và phần bà, bà cũng kinh mến Người trọn vẹn. Tấm gương bà già nhỏ bé này để cho chúng ta thật là quá đẹp !
Ngày hôm nay, Chúa Giêsu cũng phán với chúng ta là tiêu chuẩn phán xét không phải là số lượng mà là trạng thái trọn vẹn. Có một sự khác biệt giữa số lượng va tình trạng trọn vẹn. Bạn có thể có nhiều tiền, nhưng lại trống rỗng : trái tim của bạn không đầy. Tuần lễ này, anh chị em hãy nghĩ tới sự khác biệt giữa số lượng với tình trạng trọn vẹn. Không phải là vấn đề cái ví tiền, mà là vấn đề tấm lòng… Có những người bị bệnh tim đã hạ thấp trái tim mình ngang tầm với cái ví tiền… Điều đó không được ! Kính yêu Thiên Chúa "hết trái tim" có nghĩa là tin tưởng nơi Người, nơi sự quan phòng của Người, và phục vụ Ngưòi trong lúc phục vụ anh em chúng ta nghèo khó hơn mà không chờ đợi điều gì đáp trả.
Tôi mạn phép kể cho anh chị em một câu chuyện bên lề đã xẩy ra trong giáo phận của tôi trước đây. Một bà mẹ ngồi ăn cùng với ba đứa con của bả; người cha đi làm; mấy mẹ con đang ăn món sường ram… Đúng lúc đó, có ai gõ cửa và một trong mấy đứa trẻ - đều nhỏ cả, 5, 6, 7 tuổi là đứa lớn nhất - trở vào và nói "Mẹ ơi, có một ông ăn mày xin ăn. Và bà mẹ, một người đàn bà công giáo thuần thành, đã hỏi các con : - Chúng ta làm thế nào ? – Cho ông ấy cái gì đi Má – Đồng ý ! Bà cầm con dao và cái nỉa cắt mỗi miếng sườn ra làm đôi – Đừng cắt, Má ơi, đừng làm thế ! Má lấy trong tủ lạnh ra chứ !. – Không ! chúng ta làm ba miếng bánh mì thịt !". Và mấy đứa con đã học được rằng đức ái đích thực không phải là lấy từ những của dư thừa mà lấy từ những thứ chúng ta đang cần. Tôi chắc là trưa hôm đó mấy đứa ăn không được no. Nhưng chính là phải làm như thế !
Trrước nhữngg nhu cầu của người khác, chúng ta được kêu gọi nhịn đi một chút –như mấy đứa nhỏ trên đây, nửa miếng thịt sườn - một chút gì cũng cần thiết cho chúng ta, chứ không chỉ là những thứ dư thừa; chúng ta được kêu gọi công hiến thời giờ, không chỉ là thời giời còn lại mà thời giờ cần thiết cho chúng ta; chúng ta được kêu gọi cống hiến ngay lập tức và không hạn chế một trong những tài năng của chúng ta, không chờ là phải sử dụng để mưu lợi cho cá nhân hay phe nhóm của mình trước đã.
 Chúng ta hãy cầu xin Chúa gửi chúng ta tới trường học của bà góa nghèo, mà Chúa Giêsu, trước sự ngạc nhiên to lớn của các môn đệ, đã đưa bà lên ngai giảng dậy và giới thiệu bà như một "bậc thầy" sống động của phúc Âm. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, người phụ nữ nghèo nàn đã dâng hiến tất cả cuộc sống của mình lên Thiên Chúa vì chúng ta, chúng ta hãy cầu xin Mẹ ơn có một tấm lòng khó nghèo, nhưng giầu lòng rộng lượng hạnh phúc và miễn phí.
Sau Kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến,
Tôi biết rằng nhiều người trong anh chị em đã bị giao động bởi những tin tức đang lưu truyền trong những ngày gần đây về vấn đề các tài liẹu mật của Tòa Thánh bị đánh cắp và công bố.
Trước hết tôi muốn nói với anh chị em rằng việc đánh cắp các tài liệu này là một tội phạm. Và một hành động tệ hại không giúp ích gì cả. Đích thân tôi đã yêu cầu tiến hành cuộc nghiên cứu này, và các cộng tác viên của tôi và cả tôi đã biết rõ các tài liệu này. Những biện pháp đã được quyết định và đã bắr đầu đem lại kết quả, trong đó nhiều cái đã được thấy rõ.
Tôi muốn bảo đảm với anh chị em rằng sự kiện đáng buồn này không hề tách tôi ra khỏi công cuộc cải tổ đã được tiến hành với các cộng tác viên của tôi và với sự ủng hộ của tất cả anh chị em. Phải, với sự ủng hộ của toàn thể Giáo Hội, bởi vì Giáo Hội được đổi mới bằng lời cầu nguyện và bằng sự thánh thiện hàng ngày của mỗi giáo dân.
Như vậy, tôi nói lời cảm ơn và xin anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng và cho Giáo Hội, đừng để mình bị giao động, mà tiến lên với niềm tin và lòng hy vọng.
*****
Hôm nay tại Italia, người ta mừng Ngày tạ ơn, với đề tài của năm nay là "Đất, một tài sản chung". Tôi hiẹp ý của các Đức Giám Mục để cầu chúc mọi người hành xử như những nhà quản trị có tinh thần trách nhiệm của một tài sản tập thể quý giá là Trái Đất, mà hoa quả phải được phân bố phổ quát; Trong sự biết ơn, tôi gần gũi với thế giới nông nghiệp, và tôi khuyến khích hãy trồng cấy trái đất trong lúc bảo vệ sự phì nhiêu của đất để nó sản xuất ra lương thực cho chúng ta, ngày hôm nay và cho những thế hệ tương lai. Trong bối cảnh này, sẽ diễn ra tại Rôma Ngày giáo phận bảo vệ Thiên Nhiên, năm nay được làm phong phú hơn với cuộc "Đi bộ vì Trái Đất".
Ngày mai, tại Florence, sẽ khai mạc Hội Nghị quốc gia lần thứ V của Giáo Hội Ý, trước dự hiện diện của các giám mục và các đại biểu các giáo phận của Ý. Đại Hội này là một biến cố hiệp thông và suy niệm quan trọng mà tôi có hận hạnh tham dự ngày thứ ba tới đây sau cuộc thăm viếng tại Prato.
Với tất cả anh chị em, cư dân Rôma và các khách hành hương, tôi gửi lời chào mừng nồng nhiệt của tôi. Tôi chào mưng đặc biệt các sinh viên Pháp trong vùng Paris, các tín hữu của Nhật Bản và Balan, và Thụy Điển. Những lời chào mừng của tôi cũng được gửi đến Dòng các Thầy Giảng, dòng Đa-minh – ngày hôm qua đã mừng lễ kỷ niệm 800 năm ngày lập dòng. Xin Chúa, trong dịp này, đổ đầy phép lành trên anh chị em. Và vô cùng cảm ơn vì tất cả những gì anh chị em đã làm trong và làm cho Hội Thánh !
Tôi chúc tất cả anh chị em một bgày chúa nhật tốt đẹp. Và xing anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chào tạm biệt.
Bản dịch tiếng Pháp : Océane Le Gall (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải
( 9 novembre 2015) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/quel-bel-exemple-nous-donne-cette-petite-vieille

 

Can đảm tông vụ - khiêm hạ Phúc Âm – và cầu nguyện phó thác
Đức Giáo Hoàng giải thích Thượng Hội Đồng là gì

Rôma – 05/10/2015 (ZENIT.org
"Can đảm tông vụ", "khiêm hạ Phúc Âm", và "cầu nguyện phó thác" : đó là ba điều dặn dò của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi các thành viên của Thượng Hội Đồng thứ nhì về gia đình. Ngài đã giải thích Thượng Hội Đồng là gì đối với Giáo Hội công giáo.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với các Thượng Phụ công nghị nhân phiên họp khoáng đại đầu tiên, sáng thứ hai 05/10/2015 trong phòng hội Thượng Hội Đồng của điện Vatican.
"Thượng Hội Đồng ngoài ra còn là một không gian được bảo vệ, nơi Giáo Hội trải nghiệm hành động của Thần Khí" Đức Giáo Hoàng đã nhắc nhở và cảnh bào : "Không có sự dẫn dắt của Thần Khí, mọi quyết định của chúng ta chỉ là "đồ trang hoàng", vốn dĩ thay vì đề cao Phúc Âm thì lại che lấp và cất dấu Phúc Âm.
Ngài cũng đã xác định cái gì không phải là Thượng Hội Đồng : "Tôi muốn nhắc rằng Thượng Hội Đồng không phải là một hội nghị, cũng không phải một "phòng tiếp khách", đây không phải là một hạ nghị viện cũng không phải một thượng nghị viện, nơi người ta tìm cách thỏa thuận với nhau. Trái lại, Thượng Hội Đồng là một sự thể hiện của Giáo Hội, nghĩa là Giáo Hội đồng hành để đọc được thực tế với con mắt đức tin và con tim của Thiên Chúa; đó là Giáo Hội tự hỏi mình về sự trung thành với chức năng kho tàng đức tin, vốn dĩ đối với Giáo Hội không phải là một viện bảo tàng để nhìn ngắm và càng không phải để gìn giữ, nhưng là một nguồn mạch sống động nơi Giáo Hội uống nước để giải khát và để soi sáng kho tàng sự sống".
Sau đây là bản dịch toàn văn diễn từ của Đức Giáo Hoàng bằng tiếng Ý.
A.B.
Diễn từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thưa các quý Thượng Phụ, quý Hồng Y, quý Giám Mục, và anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội tiếp nối cuộc đối thoại đã được khởi sự với sự triệu tập Thượng Hội Đồng thường kỳ về gia đình – và chắc chắn là cũng đã từ trước nữa rồi - để cùng nhau đánh giá và suy nghĩ về văn bản Instrumentum laboris (Tài liệu làm việc), được soạn thảo từ văn bản Relatio Synodi và những hồi đáp của các HĐGM và các bộ phận thẩm quyền.
Như chúng ta đều biết, Thượng Hội Đồng là một "con đường cùng đi" trong một tinh thần tập đoàn và hiệp thông, can đảm nhận lấy quyền nói thẳng, cái hăng hái tông vụ và tín lý, sự khôn ngoan, thẳng thắn, luôn đặt trước mắt lợi ích của Giáo Hội, của các gia đình và luật tối thượng, sự cứu rỗi các linh hồn (x. Can. 1752).
Tôi muốn nhắc nhở rằng Thượng Hội Đồng không phải là một hội nghị cũng không phải là một để "nhà tiếp khách", không phải là một hạ nghị viện cũng không phải một thượng nghị viện, nơi người ta tìm cách thỏa thuận với nhau. Trái lại, Thượng Hội Đồng là một sự thể hiện của Giáo Hội, nghĩa là Giáo Hội đồng hành để đọc được thực tế với con mắt đức tin và con tim của Thiên Chúa; đó là Giáo Hội tự hỏi mình về sự trung thành với chức năng kho tàng đức tin, vốn dĩ đối với Giáo Hội, không phải là một viện bảo tàng để nhìn ngắm và càng không phải để gìn giữ, nhưng là một nguồn mạch sống động nơi Giáo Hội uống nước để giải khát và để soi sáng kho tàng sự sống.
Thượng Hội Đồng cần thiết phải diễn ra trong lòng Giáo Hội và trong nội bộ dân thánh của Thiên Chúa, mà chúng ta là thành viên với tư cách mục tử, nghĩa là tôi tớ.
Ngoài ra, Thượng Hội Đồng còn là một không gian được bảo vệ, nơi Giáo Hội trải nghiệm hành động của Thần Khí. Trong Thượng Hội Đồng, Thần Khí phán dậy qua ngôn ngữ của mọi người tự nguyện để được hướng dẫn bởi Thiên Chúa, Đấng luôn làm ngạc nhiên, Đấng mặc khải cho những kẻ bé mọn những điều Người che dấu đối với những người uyên bác và người thông minh, Đấng đã dựng lên lề luật và ngày sabbat cho con người chứ không phải ngược lại, Đấng bỏ lại 99 con chiên để đi tìm con chiên lạc, Đấng luôn luôn cao trọng hơn những lôgic và tính toán của chúng ta.
Nhưng chúng ta hãy nhớ rằng Thượng Hội Đồng sẽ chỉ có thể là một không gian tác động của Thần Khí nếu chúng ta, những tham dự viên, chúng ta mặc lấy lòng can đảm tông vụ, lòng khiêm hạ Phúc Âm và sự cầu nguyện phó thác.
Lòng can đảm tông vụ không để cho mình sợ hãi trước những quyến rũ của thế gian, vốn dĩ muốn dập tắt trong tâm hồn con người ánh sáng chân lý bằng cách thay thế bởi những ánh sáng leo lét tạm bợ, và càng không để sợ hãi trước sự chai đá của nhiều tâm hồn - mặc dù thiện chí của họ - muốn tách xa con người ra khỏi Thiên Chúa. "Lòng can đảm tông vụ cho ta sự sống chứ không làm cho đời sống Kitô giáo trở thành một viện bảo tàng của ký ức"
Lòng khiêm hạ Phúc Âm, biết xả bỏ những quy ước và định kiến riêng tư của mình để lắng nghe các anh em giám mục và để lòng mình tràn ngập Thiên Chúa. Lòng khiêm hạ hướng dẫn đừng chỉ tay vào người khác để phán xét họ, mà hãy dơ tay ra với họ để nâng đỡ họ lên mà không bao giờ cảm thấy mình cao trọng hơn họ.
Cầu nguyện phó thác là hành động của tâm hồn khi mở lòng ra với Thiên Chúa, khi làm im tiếng tất cả những tâm trạng để lắng nghe tiếng nói dịu dàng của Thiên Chúa phán dậy trong thinh lặng. Không lắng nghe Thiên Chúa, tất cả lời nói của chúng ta sẽ chỉ là "lời nói xuông" không làm dịu cơn khát và không có ích gì. Không để mình được hướng dẫn bởi Thần Khí, tất cả các quyết định của chúng ta sẽ chỉ là những "đồ trang hoàng", vốn dĩ thay vì đề cao Phúc Âm, lại che lấp và cất dấu Phúc Âm".
Thưa quý huynh,
Cũng như tôi đã nói, Thượng Hội Đồng không phải là một Quốc Hội, nơi để tiến tới một sự đồng ý hay một sự thỏa thuận chung, cần phải thương thuyết, dàn xếp hay thỏa hiệp, nhưng phương pháp duy nhất của Thượng Hội Đồng là mở ra với Chúa Thánh Linh, với lòng cản đảm tông vụ, lòng khiêm hạ Phúc Âm và sự cầu nguyện phó thác; để cho chính Người sẽ hướng dẫn chúng ta, soi sáng chúng ta và đặt để trước mắt chúng ta không phải ý kiến riêng tư của chúng ta, mà là đức tin nơi Thiên Chúa, lòng trung thành với huấn quyền, với thiện ích của Giáo Hội và với sự cứu rỗi các linh hồn.
Sau hết, tôi muốn chân thành cảm ơn Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, tổng thư ký Thượng Hội Đồng, Đức Cha Fabio Fabene, phó thư ký; vị báo cáo viên, Đức Hồng Y Peter Erdo và vị thư ký đặc biệt, Đức Cha Bruno Forte, các vị chủ tịch đại biểu, các soạn thảo viên, các tham khảo viên, các thông dịch viên và tất cả những ai đã làm việc với một lòng trung thành đích thực và một sự tận tâm toàn vẹn đối với Giáo Hội; hết lòng cảm ơn !
Tôi cũng cảm ơn tất cả quý vị, các quý Thượng Phụ công nghị, các vị đại biểu anh em, các dự thính viên nam nữ và các vị trợ tá vì sự tham gia tích cực và hữu hiệu của quý vị.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các ký giả hiện diện trong lúc này và tới tất cả những ai theo dõi chúng tôi từ xa. Cảm ơn vì sự tham gia đam mê và vì sự chú tâm đánh kính của quý vị.
Chúng ta hãy bắt đầu cuộc hành trình của chúng ta bằng cách cầu xin sự trợ giúp của Chúa Thánh Linh và sự chuyển cầu của Thánh Gia Thất : Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse. Cảm ơn !
Bản dịch tiếng Pháp : Constance Roques (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (ghxhcg.com)
( 5 octobre 2015) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/courage-apostolique-humilite-evangelique-et-oraison-confiante

 

Cuba - Hoa Kỳ - Liên Hiệp Quốc
và Cuộc Gặp Gỡ Thế Giới các Gia Đình lần thứ VIII
Bản dịch tiếng Pháp của Zenit Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bằng tiếng Ý

Rôma – 30/9/2015 (ZENIT.org)
Chuyến tông du tới Cuba, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc - Cuộc Hội Ngộ thế giới các gia đình lần thứ VIII.
Thân chào quý anh chị em !
Buổi triều kiến ngày hôm nay sẽ diễn tra ở hai nơi, tại đây, trên quảng trường và còn trong sảnh đường Phaolô VI nơi quy tu nhiều người bệnh; họ theo dõi trên màn ảnh truyền hình đại vĩ tuyến. Vì thời tiết không được tốt, chúng tôi đã chọn cách để họ được có mái che và yên ổn tại đó. Chúng ta hãy hiệp ý với nhau va hãy chào hỏi nhau đi !
Những ngày gần đây, tôi đã thực hiện chuyến tông du của tôi tới Cuba, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Cuộc tông du này nẩy sinh ra từ ý muốn tham dự Cuộc Hội Ngộ Thế Giới Các Gia Đình, đã được dự trù từ lâu tại Philadelphia. Cái "nhân nguồn cội" này đã mở rộng ra thành chuyến viếng thăm Hoa Kỳ và Trụ Sở Trung Ương Liên Hiệp Quốc, và sau đó là Cuba, đã trở nên chặng đầu của hành trình này. Tôi lập lại lòng tri ân của tôi đối với tổng thống Castro, tổng thống Obama và ông Tổng Thư Ký Ban Ki-moon đã dành cho tôi sự đón tiếp nồng nhiệt. Tôi hết lòng cảm ơn quý huynh giám mục của tôi và tất cả các cộng sự viên cho công việc vĩ đại này được hoàn thành và vì tình yêu mến Giáo Hội.
"Thừa Sai của Lòng Thương Xót" (Misionero de la Misericordia) : chính với danh nghĩa này, tôi đã xuất hiện tại Cubba, vùng đất phong phú cảnh đẹp thiên nhiên, phong phú văn hóa và đức tin. Lòng Thương Xót của Thiên Chúa còn lớn lao hơn mọi vết thương, hơn tất cả các xung đột, hơn tất cả các chủ thuyết; và với cái nhìn của lòng thương xót, tôi đã có thể ôm lấy toàn thể nhân dân Cuba, trên quê hương của họ hay ở nước ngoài, vượt lên trên mọi sự chia rẽ. Đức Trinh Nữ Bác Ái "del Cobre" là biểu tượng của sự hiệp nhất sâu đậm này của tâm linh con người Cuba; Cách đây đúng 100 năm Đức Mẹ đã được tuyên xưng là Thánh Bổn Mạng của Cuba. Tôi đã hành hương tới thánh địa Đức Mẹ của niềm Hy Vọng này, Đức Mẹ dẫn dắt trên con đường công lý, hòa bình, tự do và hòa giải.
Tôi đã có thể chia sẻ với nhân dân Chuba niềm hy vọng thực hiện lời tiên tri của Thánh Gioan-Phaolô II : rằng Cuba sẽ mở ra với thế giới và thế giới sẽ mở ra với Cuba. Không còn đóng kín, không còn khai thác sự nghèo đói, mà sẽ có tự do và nhân phẩm. Đó là con đường đã làm rung động con tim của bao người trẻ Cuba : không phải một con đường của trốn tránh, của những lợi nhuận dễ dãi, mà là của tinh thần trách nhiệm, tinh thần phục vụ người khác, tinh thần chú tâm đến sự yếu đuối. Một con đường rút ra được sức mạnh từ cội rễ Kitô giáo của dân tộc này, đã từng chịu bao đau khổ. Một con đường mà trên đó, tôi đã đặc biệt khuyến khích các linh mục và tất cả những người thánh hiến, các sinh viên và các gia đình. Cầu mong Chúa Thánh Linh, nhờ lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria, làm tăng trưởng những hạt giống mà chúng ta đã gieo trồng.
Từ Cuba đến Hoa Kỳ : đó là một bước tiêu biểu, một cây cầu, nhờ ơn Thiên Chúa, đang được xây dựng. Thiên Chúa luôn muốn xây những nhịp cầu; chính chúng ta mới là kẻ đã dựng lên những bức tường ! Các bức tường đều đã sụp đổ !
Và tại Hoa Kỳ tôi đã thực hiện ba chặng đường : Washington, New York và Philadelphia.
Tại Washington, tôi đã gặp gỡ các giới chính quyền, những người dân bình thường, các giám mục, các linh mục và những người thánh hiến, những người nghèo khổ nhất, bị gạt bỏ nhiều nhất. Tôi đã nhắc lại rằng của cải lớn lao nhất của đất nước này và của dân tộc này nằm ở trong di sản tinh thần và đạo đức của mình. Và như thế, tôi đã muốn khuyến khích phát triển xây dựng xã hội trong tinh thần trung thành với nguyên tắc cơ bản của họ, đáng kể là mọi người được Thiên Chúa dựng lên bình đẳng và có những quyền bất khả xâm phạm, như quyền được sống, quyền tư do và mưu cầu hạnh phúc. Các giá trị đó, có thể chia sẻ cho mọi người, tìm được trong Phúc Âm sự viên mãn của nó, như đã thể hiện lễ tuyên phong hiển thánh cho cha Junipero Serra, dòng Phanxicô, vị truyền giảng Phúc Âm vĩ đại của bang California. Thánh Junipero chỉ ra con đường của niềm vui : ra đi chia sẻ với những người khác tình yêu của Đức Kitô. Đó là con đường của người Kitô hữu, nhưng cũng là con đường của tất cả mọi người đã từng trải nghiệm tình yêu : không giữ cho riêng mình nhưng chia sẻ cho người khác. Chính trên nền tảng tôn giáo và luân lý này mà đã nẩy sinh và đã làm cho quốc gia Hoa Kỳ lớn mạnh lên và, trên nền tảng này, các tiểu bang có thể vẫn tiếp tục là vùng đất của tự do và của tiếp nhận, và của hợp tác cho một thế giới công bình hơn và huynh đệ hơn.
Tại New York, tôi đã đến thăm Trụ Sở trung ương Liên Hiệp Quốc và đã chào hỏi nhân viên làm việc tại đây. Tôi cũng đã có buổi tiếp xúc với ông Tổng Thư Ký và các vị Chủ Tịch Đại Hội Đồng LHQ và Hội Đồng Bảo An LHQ. Khi nói chuyện với các Đại Biểu các Quốc Gia, nối bước các vị tiền nhiệm của tôi, tôi đã lập lại lời khuyến khích của Giáo Hội công giáo đối với Tổ Chức này và về vai trò của nó trong việc cổ suý triển khai hòa bình, nhắc nhở cách riêng đến sự cần thiết của một sự dấn thân nhất trí và hữu hiệu cho việc bảo vệ thiên nhiên. Tôi cũng đã đưa ra một lời kêu gọi mới là hãy đình chỉ và ngăn chặn bạo lực đối với các dân tộc thiểu số và tôn giáo và đối với thường dân.
Cho hòa bình và tình huynh đệ, chúng tôi đã cầu nguyện trước đài tưởng niệm Ground Zero, với các vị đại diện các tôn giáo, các gia đình của đông đảo các nạn nhân bị giết hại và nhân dân New York, rất là phong phú về các nền văn hóa đa dạng. Và cầu cho hòa vình và công lý, tôi đã cử hành Thánh Lễ trong công viên Madison Square.
Tại Hoa Thịnh Đốn cũng như tại New York, tôi đã có thể gặp gỡ một số những tổ chức từ thiện và giáo dục, tiêu biểu cho công trình phục vụ bao la trong những lãnh vực đó bởi các cộng đoàn công giáo : linh mục, tu sĩ nam, nữ và tín hữu giáo dân.
Đỉnh cao của chuyến tông du là cuộc Gặp gỡ các gia đình tại Philadelphia, nơi chân trời đã mở rộng ra cho toàn thế giới, qua "lăng kính", có thể nói như thế, của gia đình. Gia đình, nên biết, là giao ước sung mãn giữa người đàn ông và người đàn bà, là câu trả lời cho thách thức lớn lao của thể giới chúng ta, vốn dĩ là một thách thức kép : sự chia cắt và sự gom tụ, hai thái cực cùng sống chung và nâng đỡ lẫn nhau và cùng nhau nâng đỡ khuôn mẫu kinh tế tiêu thụ. Gia đình là câu trả lời, bởi vì nó là tế bào của một xã hội có khả năng quân bình hóa tầm vóc cá nhân và tầm vóc cộng đoàn; và đồng thời, nó có thể là khuôn mẫu của một sự quản lý bền vững những của cải và tài nguyên thiên nhiên. Gia đình là đề tài chủ yếu của môt nền sinh thái toàn diện, bởi vì nó là đề tài xã hội chính, chứa đựng trong lòng nó những nguyên tắc cơ bản của nền văn minh nhân loại trên trái đất : nguyên tắc hiệp thông và nguyên tắc sung mãn. Tính nhân bản Thánh Kinh trình bầy cho chúng ta hình ảnh này : cặp đôi con người, hiệp nhất và sung mãn, được Thiên Chúa đặt để trong khu vườn thế giới, để cầy cấy và gìn giữ.
Tôi muốn đạo đạt lời cảm ơn huynh đệ và nồng nhiệt của tôi đến Đức Cha Chaput, tổng giám mục Philadelphia, vì sự dấn thân, lòng sùng đạo, sự phấn khởi và tình yêu to lớn đối với gia đình, của ngài trong sự tổ chức biến cố này. Dù sao, không phải ngẫu nhiên mà đúng là quan phòng, thông điệp, hay đúng hơn, sự làm chứng của cuộc Gặp Gỡ thế giới các gia đình đã đến từ Hoa Kỳ trong lúc này, nghĩa là đến từ quốc gia, trong thế kỷ trước, từng đạt tới sự phát triển kinh tế và kỹ thuật mạnh mẽ nhất mà vẫn không chối bỏ nguồn gốc tôn giáo. Bây giờ, cũng những nguồn gốc này đòi hỏi khởi hành từ gia đình để nghĩ lại và thay đổi khuôn mẫu phát triển, cho lợi ích của toàn thể gia đình nhân loại .
Bản dịch tiếng Pháp : Constance Roques (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (ghxhcg.com)
(30 septembre 2015) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/cuba-etats-unis-onu-et-viiie-rencontre-mondiale-des-familles

 

Trong trực thăng bay trên Tượng Nữ Thần Tự Do
Lộ trình được Đức Giáo Hoàng Phanxicô vạch ra từ Manhattan đến Philadelphia,
cho một sự tái sinh của tự do.

Rôma – 27/9/2015 (ZENIT.orgAnita Bourdin
"Một quốc gia có thể được coi như cường quốc khi quốc gia đó bảo vệ tự do như tổng thống Lincoln đã làm", Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố trước Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Và, ngài đã thêm một mục ngoài chương trình rất biểu tượng trong chuyến tông du ngày thứ bẩy 26/9/2015 này, tại New York, trước khi bay đi Philadelphia : ngài đã đến khu Manhattan và đã bay trên Đảo Tự Do và Tượng Nữ Thần Tự Do bằng trực thăng, có Đức Hồng Y Timothy Dolan tháp tùng.
Một lộ trình từ Tượng Nữ Thần Tự Do ở New York đi đến Quả Chuông Tự Do của Philadelphia. Tóm lại, nếu Bức Tượng đối với toàn thế giới là một biểu tượng của New York thì quả chuông này cũng là biểu tượng đặc trưng của Philadelphia đến độ được chọn như biểu tượng của Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình lần thứ VIII sẽ kết thúc với Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng chủ tế sáng Chúa Nhật.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc đến tự do, đặc biệt đã viện dẫn tổng thống Abraham Lincoln, "người canh giữ tự do", trong bài diễn văn của ngài trước Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 24/9/2015 : "Năm nay đánh dấu kỷ niệm 150 năm tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát, người gìn giữ tự do, người đã không ngừng làm việc để cho "quốc gia này, dưới tay Thiên Chúa, có thể có một sự tái sinh của tự do". Xây dựng một tương lai của tự do đòi hỏi sự yêu quý công ích và sự hợp tác trong một tinh thần bổ trợ và liên đới".
Ngài đã nhấn mạnh tính quan trọng của việc bảo vệ các quyền tự do : "Chúng ta đều ý thức được tình trạng xã hội và chính trị đáng lo ngại của thế giới ngày hôm nay, và chúng ta rất bận tâm. Thế giới của chúng ta ngày càng trở nên một nơi chốn của xung đột bạo lực, của hận thù và những hành vi dã man tàn bạo, được tiến hành nhân danh cả Thiên Chúa và tôn giáo. Chúng ta biết rõ, không có tôn giáo nào là thoát khỏi những hình thức mộng tưởng cá nhân hay giáo điều quá khích. Điều này có nghĩa rằng chúng ta phải đặc biệt thận trọng đối với tất cả mọi hình thức chính thống chủ nghĩa, dù là mang tính tôn giáo hay thuộc bất cứ thể loại nào khác. Một sự cân bằng tế nhị là cần thiết để chống lại bạo lực nhân danh tôn giáo, nhân danh chủ thuyết hay nhân danh một hệ kinh tế, trong khi cũng phải bảo vệ quyền tự do tôn giáo, quyền tự do tri thức và các quyền tự do cá nhân".
Ngài cũng chẩn đoán mối nguy của một sự giải phóng bề ngoài : Cũng có một cám dỗ khác mà chúng ta phải đặc biệt dự phòng : chủ nghĩa thu gọn đơn giản quá mức, chỉ nhìn thấy cái tốt hay cái xấu; hay nếu quý vị muốn, chỉ thấy những người công chính và những kẻ tội lỗi. Thế giới ngày nay, với những vết thương hở miệng đang giáng xuống bao người anh chị em chúng ta, đòi hỏi chúng ta phải đối đầu với đủ mọi hình thức phân cực chia thành hai phe. Chúng ta biết rằng khi chúng ta nỗ lực thoát ra khỏi kẻ ngoại địch, chúng ta có cám dỗ nuôi dưỡng kẻ nội thù. Bắt chước hận thù và bạo lực của những kẻ bạo ngược và những kẻ sát nhân là cách tốt nhất để trở thành như chúng. Đó là cái gì mà với tư cách một dân tộc, quý vị phải loại bỏ".
"Câu trả lời của chúng ta, Đức Giáo Hoàng nói tiếp, trái lại, phải là một câu trả lời của hy vọng và của chữa lành, của hòa bình và của công lý. Chúng ta được kêu gọi hợp nhất lòng dũng cảm và tri thức để giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng địa dư-chính trị và kinh tế hiện thời".
Đức Giáo Hoàng đã tóm lược suy nghĩ của ngài xuất phát từ 3 hình ảnh lớn của Hoa Kỳ : "Tổng thống Lincoln, tự do; mục sư Martin Luther King, tự do trong đa nguyên và không thải loại; bà Dorothée Day, công bằng xã hội và các quyền con người : Và linh mục Thomas Merton, khả năng đối thoại và mở ra với Thiên Chúa".
Và ngài đã kết luận : "Một quốc gia có thể được coi như cường quốc khi quốc gia đó bảo vệ tự do như tổng thống Lincoln đã làm, khi quốc gia đó đề cao một nền văn hóa cho phép con người có quyền "ước mơ" những quyền đầy đủ cho tất cả mọi anh chị em của họ, như mục sư Martin Luther Kinh đã tìm cách thực hiện; khi quốc gia đó đồng ý có những nỗ lực cho công lý và sự nghiệp của những người bị đàn áp, như bà Dorothée Day đã không ngừng tranh đấu, kết quả của một niềm tin trở thành đối thoại và gạt giống hòa bình trong cách sống chiêm nghiệm của cha Thomas Merton".
Và ngày thứ bẩy 26/9/2015 này, Đức Giáo Hoàng đã gặp gỡ cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha và những nhóm di dân khác tại Independence Mall của Philadelphia, với đề tài trung tâm là tự do tôn giáo. Đức Giáo Hoàng đã khuyến khích họ đừng hổ thẹn với nguồn gốc của mình.
Nếu quả chuông đã được đúc tại nước Anh, Tượng "Nữ Thần Tự Do Soi Sáng Thế Giới" đã được tạo ra tại Pháp và trao tặng cho Hoa Kỳ nhân dịp 100 năm bản Tuyên Ngôn Độc Lập (1776-1876). Quả chuông của Philadelphia đã vang lên năm 1776 để chào mừng Bản Tuyên Ngôn.
Ý tưởng của món quà này, để nhắc nhở vai trò của nước Pháp trong nền Độc Lập và tình bằng hữu với Hoa Kỳ, là nhờ một vị giáo sư của Học Viện Pháp, Edouard de Laboulaye, năm 1875.
Dự án ít năm sau đó, đã được giao cho nhà điêu khắc Auguste Bartholdi, người đã thực hiện cùng với Eugène Viollet-le-Duc trong việc chọn các loại đồng và kỹ thuật gò đồng - rồi với ông Gustave Eiffel, cho sườn bên trong tượng.
Bức tượng đã được khánh thành năm 1886 và nó đã được liệt vào danh sách di sản thế giới của UNESCO từ năm 1984.
Mạc Khải phỏng dịch
(27 septembre 2015) © Innovative Media Inc.

http://www.zenit.org/fr/articles/en-helicoptere-au-dessus-de-la-statue-de-la-liberte

 

Anh chị em hãy chú ý lắng nghe lời Chúa Giêsu !
Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi người công giáo đi theo Đức Kitô và lắng nghe lời Người hàng ngày.
Ngài chào mừng lễ tuyên phong chân phước một người cha gia đình tại Nam Phi.

Rôma – 14/9/2015 (ZENIT.org)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu người công giáo hãy chú ý lắng nghe Chúa Giêsu "trong lời Người phán" : "Anh chị em đừng quên : mỗi ngày đọc một đoạn Phúc Âm".
Trước Kinh Truyền Tin ngày chúa nhật 13/9/2015, trên quảng trường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của hàng chục ngàn khách hành hương, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bình giảng bài Phúc Âm chúa nhật tuần này.
"Quyết định đi theo Người, Thầy và Chúa chúng ta đã làm "tôi tớ" của mọi người, đòi hỏi đi theo chân Người và chú ý lắng nghe Lời Người trong phán dậy - anh chị em đừng quên : mỗi ngày đọc một đoạn Phúc Âm – và trong các phép bí tích", Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng đã nhắc tới lễ tuyên phong chân phước cho một người cha trong gia đình, tại Nam Phi, ông Samuel Benedict Daswa.
Sau đây là bản dịch toàn văn lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước và sau Kinh Truyền Tin.
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin
Thân chào quý anh chị em !
Bài Phúc Âm ngày hôm nay cho chúng ta thấy Chúa Giêsu, trên đường đến Xê-da-rê Phi-lip-phê và đã hỏi các môn đệ của Người : "Người ta nói Thầy là ai ?" (Mc 8, 27). Các ông đáp lời Người : có kẻ nghĩ Người là ông Gioan Tẩy Giả, người khác bảo Người là ông Ê-li-a hay một ai đó trong những ngôn sứ lớn. Người ta đánh giá cao Chúa Giêsu, đã thấy nơi Người "một đấng được Thiên Chúa sai đến", nhưng chưa công nhận Người như Đấng Mêsia, đấng Mêsia được tiên báo và được mọi người chờ đợi.
Chúa Giêsu nhìn các tông đồ và lại hỏi thêm : "Còn anh em, anh em bảo thầy là ai ?" (câu 29). Đó là câu hỏi quan trọng ! Chúa Giêsu nói thẳng với những người đã theo Người, để kiểm chứng đức tin của các ông. Ông Phêrô, nhân danh mọi người, không ngần ngại thốt lên : "Thầy là Đấng Kitô" (x. câu 30). Chúa Giêsu hài lòng về đức tin của ông Phêrô, Người nhận ra nó là kết quả của một ơn phúc, một ơn đặc sủng của Đức Chúa Cha. Người bèn công khai tiên báo cho các môn đệ điều đang chở đợi Người tại Giêrusalem, nghĩa là "Con Người phải chịu nhiều đau khổ (…) phải bị giết chết và, sau ba ngày, Người sống lại" (x. câu 31).
Khi nghe điều này, ông Phêrô, người vừa mới tuyên xưng đức tin nơi Chúa Giêsu là Đấng Mê-si-a, lấy làm bất bình. Ông kéo Thầy ra xa và trách cứ Người. Và Chúa Giêsu đã phản ứng như thế nào ? Ngài đã quở trách Phêrô bằng những lời mắng nghiêm khắc : "Xa-tan ! Lui lại đàng sau Thầy ! - người gọi ông là "Xa-tan" ! – tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là (tư tưởng) của loài người" (x. câu 33). Chúa Giêsu nhìn thấy nơi ông Phêrô, cũng như nơi các môn đệ khác – và cũng như nơi mỗi người chúng ta ! - sự cám dỗ của ác thần chống lại ơn phúc của Thiên Chúa, muôn làm cho chúng ta đi sai thánh ý Thiên Chúa.
Khi tiên báo cho chúng ta là người sẽ phải chịu đau khổ và sẽ bị xử chết để rồi sống lại, Chúa Giêsu muốn cho những người theo người hiểu rằng, Người là một Đấng Thiên Sai khiêm nhường, một kẻ tôi tớ. Một kẻ tôi tới biết vâng lời và vâng theo thánh ý Chúa Cha, đến tận sự hy sinh trọn vẹn mạng sống của mình. Như vậy, những ai muốn làm môn đệ của Người cũng phải chấp thuận mình phải trở thành tôi tớ, giống như Người, Người phán dậy với đám đông. Và Người thêm rằng : "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo" (x. câu 35).
Theo Chúa Giêsu có nghĩa là vác thập giá mình – chúng ta mỗi người đều có một cây (thập giá) - để đồng hành với Người trên đường đi, một con đường phiền nhiễu không phải là con đường thành công, không phải là con đưòng vinh hiển phù du, mà là con đường dẫn đến tự do thực sự, tự do giải thoát chúng ta ra khỏi tính ích kỷ và tội lỗi. Phải cương quyết từ chối cái tư tưởng thế gian là đặt "cái tôi" và những lợi ích riêng tư vào trung tâm cuộc sống : Chúa Giêsu không muốn thế ! Trái lại, Người mời gọi chúng ta phải mất đi mạng sống vì Người, vì Phúc Âm, để có được một cuộc đời mới, được hiện thực hóa và chân chính. Chúng ta chắc chắn rằng, nhờ ơn Chúa Giêsu, sự sống lại đợi chờ chúng ta ở cuối con đường, một cuộc đời trọn vẹn và vĩnh cửu với Thiên Chúa. Quyết định đi theo Người, Thầy và Chúa của chúng ta, Đấng đã trở thành "tôi tớ" cho tất cả mọi người, đòi hỏi phải bước đi theo chân Người và chú tâm lắng nghe Lời Người trong phán dậy - anh chị em đừng quên : mỗi ngày đọc một đoạn Phúc Âm – và trong các phép bí tích.
Ở đây, có nhiều bạn trẻ trên quảng trường : các thiếu nữ và các thanh niên. Cha đặt cho các con câu hỏi : các con có cảm thấy sự khát khao đi theo gần hơn với Chúa Giêsu không ? Các con hãy suy nghĩ về chuyện này đi. Các con hãy cầu nguyện đi. Và các con hãy để Chúa nói với các con.
Mong rằng Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã đi theo Chúa Giêsu đến tận Núi Sọ, giúp đỡ chúng ta luôn thanh tẩy ra khòi đức tin của chúng ta những hình ảnh sai lầm về Thiên Chúa, để chúng ta được gắn liền trọn vẹn với Đức Kitô và với Tin Mừng của Người.
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau Kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến,
Ngày hôm nay tại Nam Phi, một người cha trong gia đình, ông Samuel Benedict Daswa, bị giết năm 1990 – lúc vừa 25 tuổi - bởi vì lòng trung thành của ông với Phúc Âm, đã được tuyên phong chân phước. Con người này luôn tỏ ra trong cuộc đời mình một sự gắn két, can đảm thể hiện những thái độ Kitô giáo và từ chối mọi thói quen thế gian và ngoại giáo. Mong rằng chứng từ của ông giúp cho các gia đình phổ biến chân lý và đức ái của Đức Kitô. Chúng ta hãy cảm ơn chân phước Samuel Benedict Daswa và bao anh chị em chúng ta, già, trẻ, các em bé, bị bách hại, săn đuổi, đã bỏ mình vì đã tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu Kitô và đã trở thành các thánh tử đạo. Chúng ta hãy cảm ơn các đấng vì sự làm chứng của các đấng và cầu xin các đấng cầu bầu cho chúng ta.
Tôi thân ái chào mừng tất cả các anh chị em, những cư dân của Rôma và các khách hành hương đến từ nhiều nước : các gia đình, các nhóm giáo xứ, các đoàn thể. Tôi chào mừng các giáo dân Friburg, hội "Cây của ông Gia-kêu" ở Aoste, các giáo dân của Corte Franca và Orzinuovi, Công Giáo Tiến Hành của các em ở Alpago và nhóm các người lái xe máy của Ravenne.
Tôi chào mừng các nhà giáo tạm thời của Sardaigne và chúc cho các vấn đề của thế giới lao động được đối phó trong khi cụ thể chú ý đến các gia đình và những đòi hỏi của gia đình.
Tôi chúc anh chị em một ngày chúa nhật tốt đẹp. Và xin anh chị em vui lòng, đừng quên cầu nguyện cho tôi ! Tạm biệt
 Bản dịch tiếng Pháp : Pcéane Le Gall (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (ghxhcg.com)
(14 septembre 2015) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/ecoutez-attentivement-la-parole-de-jesus

 

Lịch sử gương mẫu của
Cộng đoàn Kitô hữu Nhật Bản
Bài giáo lý thứ nhì của Đức Giáo Hoàng về Bí Tích Thánh Tẩy (toàn văn)

 

Rôma – 15/01/2014 (Zenit.org)
Thánh Tẩy là một bí tích của "một dân tộc lữ hành trong lịch sử", Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích và nêu lên lịch sử "gương mẫu" đáng ngạc nhiên của cộng đoàn Kitô giáo của Nhật Bản
Đức Giáo Hoàng, hôm thứ tư 15/01/2014 đã ban truyền bài giáo lý thứ hai của năm mới trên quảng trường Thánh Phêrô, về bí tích Rửa Tội, trước khoảng 20.000 khách hành hương. Trong hơn nữa tiếng đồng hồ, Đức Giáo Hoàng đã di chuyển trên quảng trường để chào hỏi đám đông, từ trên chiếc xe mui trần của ngài. Sau đó ngài đã ban truyền bài giáo lý của ngài, chứng minh Phép Rửa đã gắn kết thế nào với Đức Kitô, đặt để người chịu Phép Rửa trong tình trạng hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa và thiết lập một cộng đoàn "các môn đệ" và "các thừa sai".
Về các Kitô hữu của Nhật Bản, Đức Giáo Hoàng giải thích rằng họ đã, trong vòng 250 năm và không có linh mục , "gìn giữ, kể cả trong bí mật, một tinh thần truyền giáo mạnh mẽ, bởi vì Phép Rửa đã làm cho họ trở thành một thân xác trong Đức Kitô; họ đã bị cô lập và phải ẩn nấp, nhưng họ đã luôn luôn là những chi thể của dân Chúa, của Giáo Hội. Chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều từ trong lịch sử của họ.
A.Bourdin
Bài giáo lý thứ nhì của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về Phép Thánh Tẩy
Thân chào quý anh chị em !
Thứ tư tuần trước, chúng ta đã khởi đầu một vòng ngắn, các bài giáo lý về các phép bí tích, bắt đầu bằng bí tích Thánh Tẩy. Và ngày hôm nay tôi còn muốn dừng lại trên bí tích Rửa Tội, để nhấn mạnh về một hoa quả rất quan trọng của bí tích này : Phép Rửa làm cho chúng ta trở thành những chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô và của dân Thiên Chúa.
Thánh Tôma Aquinô xác quyết rằng người nhận Phép Rửa được sát nhập vào Chúa Kitô gần như chi thể riêng của chính Ngài, và được chấp nhận vào trong cộng đoàn các tín hữu (x. Somme théologique, III, q.69, art.5 ; q.70, art.1), nghĩa là vào trong dân của Thiên Chúa. Học hỏi Công Đồng Vaticanô II, ngày nay chúng ta nói rằng Phép Rửa làm chúng ta gia nhập vào dân của Thiên Chúa, rằng Phép Rửa làm cho chúng ta trở nên các thành viên của một dân tộc trên đường lữ hành trong lịch sử.
Quả vậy, cũng như sự sống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, ơn phúc cũng truyền từ đời này sang đời kia, thông qua sự tái sinh trên giếng Rửa Tội, và dân Kitô giáo lữ hành qua các thời đại với ơn phúc đó, như một giòng sông tưới tiêu cho đất đai và gieo rắc trên thế gian phép lành của Thiên Chúa. Kể từ khi Chúa Giêsu đã nói điều chúng ta nghe trong Phúc Âm, các môn đệ đã ra đi làm Phép Rửa; và kể từ lúc đó cho đến ngày hôm nay, có một chuỗi dài trong việc lưu truyền đức tin, qua Phép Rửa. Và mỗi người trong chúng ta là một mắt xích của xâu chuỗi này; một bước tiến tới, luôn mãi; như một giòng sông tưới mát. Chính là ơn phúc của Thiên Chúa và chính là đức tin của chúng ta, mà chúng ta phải lưu truyền cho con cái chúng ta, lưu truyền cho cháu chắt chúng ta, để cho, một khi trưởng thành, chúng có thể tự mình lưu truyền cho con cháu của chúng. Chính đó là Phép Rửa. Tại sao ? Tại vì Phép Rửa làm cho chúng ta đi vào đoàn dân Thiên Chúa đang lưu truyền đức tin. Đó chính là điều rất quan trọng. Một dân tộc của Thiên Chúa đang bước đi và lưu truyền đức tin.
Nhờ vào Phép Rửa, chúng ta trở thành những môn đệ truyền giáo, được gọi để mang Phúc Âm tới cho thế gian (x. Tông Huấn Evangelii gaudium, 120). "Mỗi người đã chịu Phép Rửa, bất kể chức vị gì trong Giáo Hội và trình độ huấn luyên về đức tin, là một chủ thể tích cực của Phúc Âm hóa… Tân Phúc Âm hóa phải bao hàm việc mỗi người đã chịu Phép Rửa đều là chủ chốt một cách mới mẻ" (ibid), tất cả mọi người, toàn thể dân Chúa, mỗi người đã chịu Phép Rửa phải là chủ chốt một cách mới mẻ. Dân Chúa là một dân môn đệ -bởi vì đã nhận được đức tin- và là dân truyền giáo -bởi vì lưu truyền đức tin. Và điều này, chính là Phép Rửa đã làm trong chúng ta : Phép Rửa ban cho chúng ta ơn phúc và lưu truyền đức tin cho chúng ta. Trong Giáo Hội, tất cả chúng ta đều là các môn đệ, và chúng ta đều là môn đệ suốt đời; và tất cả chúng ta đều là các nhà truyền giáo, mỗi người ở vị trí mà Chúa đã chỉ định cho. Tất cả mọi người : người nhỏ nhất cũng là nhà truyền giáo; và người có vẻ lớn nhất là môn đệ. Nhưng trong chúng ta có ai sẽ nói : "các Đức Giám Mục không phải là môn đệ, các Đức Giám Mục biết hết; Đức Giáo Hoàng biết hết, không phải là môn đệ". Không phải thế, các giám mục và Đức Giáo Hoàng cũng phải là các môn đệ, bởi vì nếu họ không là môn đệ, họ sẽ không làm được điều tốt lành, họ không thể là những nhà truyền giáo, họ không thể lưu truyền đức tin. Tất cả chúng ta đều là môn đệ và nhà truyền giáo.
Có một mối quan hệ bền chặt giữa tầm vóc bí tích với tầm vóc truyền giáo của ơn gọi Kitô giáo, cải hai đều bắt nguồi từ Phép Rửa. "Khi nhận lãnh đức tin và Phép Rửa, người Kitô hữu đón nhận hành động của Chúa Thánh Thần khiến người Kitô hữu tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và gọi Thiên Chúa là Cha, "Abba" ! Tất cả mọi người nam, nữ đã chịu Phép Rửa của Châu Mỹ Latinh và vùng biển Caraibes đều được kêu gọi hãy sống và lưu truyền sự hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa, bởi vì Phúc Âm hóa là một lời kêu gọi tham gia vào sự hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa" (Tài liệu chung kết của Hội Nghị Aparecida, số 157)
Không ai có thể một mình tự cứu độ. Chúng ta là một cộng đoàn các tín hữu, chúng ta là dân của Thiên Chúa và, trong cộng đoàn này, chúng ta nếm trải cái đẹp trong sự chia sẻ kinh nghiệm của một tình thương đến trước tất cả chúng ta, nhưng đồng thời cũng yêu cầu chúng ta trở thành những "cái máng" ơn phúc cho lẫn nhau, mặc dù những giới hạn và tội lỗi của chúng ta. Tầm vóc cộng đoàn không chỉ là một cái "khung", một "đường biên"; nó là thành phần của đời sống Kitô giáo, của sự làm chứng và của Phúc Âm hóa. Đức Tin Kitô giáo sinh ra và sống động trong Giáo Hội và, trong Phép Rửa, trong các gia đình và các giáo xứ cử hành sự sát nhập của một thành phần mới vào Chúa Kitô và vào Nhiệm Thể của Ngài là Giáo Hội (x. ibid. số 175b).
Về tầm quan trọng của Phép Rửa đối với dân Chúa, lịch sử cộng đoàn Kitô hữu của Nhật Bản là gương mẫu. Cộng đoàn này đã chịu đựng một cuộc bách hại dữ dội hồi đầu thế kỷ 17. Đã có nhiều người tử vì đạơ, các thành phần của hàng giáo phẩm đã bị trục xuất và hàng ngàn tín hữu đã bị giết hại. Đã không còn một vị linh mục nào tại Nhật Ban, tất cả đã bị trục xuất. Cộng đoàn như vậy đã đi vào hoạt động bí mật, mà vẫn giữ được đức tin và cầu nguyện mặc dù phải lẩn trốn. Và khi một đứa trẻ ra đời, người cha hay người mẹ đã làm Phép Rửa cho nó bởi vì, trong những hoàn cảnh đặc biệt, tất cả mọi tín hữu đều có thể làm Phép Rửa. Khi mà, khoảng hai thế kỷ rưỡi sau đó, 250 năm sau, các nhà truyền giáo trở lại Nhật Bản, hàng ngàn Kitô hữu đã xuất hiện và đã ra mặt và Giáo Hội đã có thể triển nở trở lại. Họ đã sống sót nhờ ơn phúc Phép Rửa của họ ! Thật vĩ đại biết bao ! Dân Chúa lưu truyền đức tin, làm Phép Rửa cho con cái mình và tiếp tục đi tới. Và họ đã giữ được, dù là trong bí mật, một tinh thần truyền giáo mạnh mẽ, bởi vì Phép Rửa đã làm cho họ trở thành một nhiệm thể với Đức Kitô; họ đã bị cô đơn và trốn tránh, nhưng họ luôn mãi là những thành phần của dân Chúa, của Giáo Hội. Chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều từ lịch sử của họ ! Cảm ơn.
Bản dịch tiéng Pháp : Hélène Ginabat (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt ; Mạc Khải (GHXHCG)

 

"Đây là giờ phút của lòng nhân hậu bao la":
Huấn dụ trước Kinh Truyền Tin
Kinh Truyền Tin Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa

 

Rôma – 13/01/2014 (Zenit.org)
"Chúng ta hãy để cho tình yêu Thiên Chúa tràn ngập lòng mình ! Đó là giờ phút của lòng nhân hậu bao la ! Anh chị em đừng quên : đó là khoảnh khắc của lòng nhân hậu bao la !", thật đáng ngạc nhiên vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã loan báo đến 4 lần trong bài huấn đức này.
"Sự biểu hiện của Con Thiên Chúa trên thế gian đánh dấu sự khởi đầu một thời của Lòng Nhân Hậu", ĐGH giải thích nhân lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Chúa Nhật 12/01/2014.
"Mỗi em bé được rửa tội là một kỳ tích của đức tin và một lễ hội cho gia đình Thiên Chúa", Đức Giáo Hoàng cũng giải thích và tâm sự rằng ngài rất thích rửa tội cho các em nhỏ : ngài đã rửa tội sáng chúa nhật này trong thánh đường Sixtine, 32 em bé, gồm 18 bé gái và 14 bé trai, đúng theo tập tục, từ năm 1989, nhân lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa.
Sau đây là những lời huấn đức của Đức Giáo Hoàng trước Kinh Truyền Tin, từ cửa sổ văn phòng của ngài mở ra quảng trường Thánh Phêrô bằng tiếng Ý.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng đã công bố danh tánh 19 vị Tân Hồng Y mà ngài sẽ tấn phong nhân công nghị ngày 22/02/2014 tới đây.
Huấn dụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin
Thân chào quý anh chị em !
Hôm nay là ngày lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa. Sáng nay, tôi đã rửa tội cho 32 em bé. Tôi cùng với anh chị em, cùng cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta những em bé này và ban cho mỗi em cuộc sống mới. Tôi thích rửa tội cho các em bé. Điều này làm tôi rất hạnh phúc ! Mỗi em bé sinh ra là một món quà của niềm vui và hy vọng, và mỗi em bé được rửa tội là một kỳ tích của đức tin và một lễ hội cho gia đình Thiên Chúa.
Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh rằng, ngay sau khi Chúa Giêsu đã chịu Phép Rửa từ tay thánh Gioan dưới sông Gio-đan, "các tầng trời đã mở ra" (Mt 3, 16). Điều này thể hiện các lời tiên tri. Quả vậy, có một kinh nguyện trong phụng vụ mà chúng ta đã nhắc đi, nhắc lại trong suốt Mùa Vọng : "Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống !" (Is 63, 19). Nếu các tầng trời cứ đóng lại, tầm nhìn của chúng ta sẽ đen tối và vô vọng. Trái lại, khi cử hành lễ Giáng Sinh, thêm một lần nữa, đức tin cho chúng ta thấy các tầng trời đã xé ra với sự giáng lâm của Chúa Giêsu. Và ngày Đức Kitô chịu Phép Rửa, chúng ta còn được ngắm các tầng trời mở ra lần nữa.
Sự hiển thị của Con Thiên Chúa trên thế gian đánh dấu sự khởi đầu giai đoạn Thương Xót bao la, sau khi mà tội lỗi đã đóng lại các tầng trời, nâng cao lên như một hàng rào cản giữa con người và Đấng Tạo Hóa. Với sự giáng thế của Chúa Giêsu các tầng trời đã mở ra ! Thiên Chúa ban cho chúng ta, trong Đức Kitô, sự bảo đảm một tình yêu bất diệt. Từ khi mà Ngôi Lời nhập thể có thể thấy được các tầng trời mở ra.
Chuyện này đã xẩy ra đối với các mục đồng ở Bêlem, đối với các đạo sĩ Đông Phương, đối với Thánh Gioan Tẩy Giả, đối với các tông đồ của Chúa Giêsu, đối với thánh Tê-pha-nô, người đầu tiên tử vì đạo và đã kêu lên : "Tôi thấy trời mở ra !" (Cv 7, 56). Và cũng có thể đối với mỗi người trong chúng ta, nếu chúng ta để tình yêu của Thiên Chúa tràn ngập chúng ta, tình yêu đã được ban cho chúng ta trong phép Thánh Tẩy bởi Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy để cho tình yêu của Thiên Chúa tràn ngập tâm hồn chúng ta ! Đó là thời gian của Lòng Thương Xót bao la ! Anh chị em đừng quên điều này : đó là thời gian của Lòng Thương Xót bao la !
Khi Chúa Giêsu đã chịu Phép Rửa từ tay của Thánh Gioan Tẩy Giả, Ngài đã trở nên liên đới với dân chúng ăn năn – Ngài, Đấng không vương tội lỗi, và không cần phải ăn năn trở lại -, Thiên Chúa Cha đã để thiên hạ nghe thấy tiếng của Ngài vọng từ trời xuống : "Đây là Con yêu dấu của Ta; Ta hài lòng về Người" (Mt 3, 17). Chúa Giêsu đã nhận được sự chuẩn y của Cha trên Trời là Đấng đã sai Ngài xuống để Ngài chấp nhận chia sẻ số phận của chúng ta, sự nghèo hèn của chúng ta. Chia sẻ chính là phương cách yêu thương đích thực. Chúa Giêsu không tách ra khỏi chúng ta, Ngài coi chúng ta như những người anh em của Ngài và chia sẻ với chúng ta. Như thế Ngài làm cho chúng ta trở thành các con cái, các con cái của Thiên Chúa Cha, cùng với Ngài. Đó là mặc khải và nguồn mạch của tình yêu đích thực. Và đây là thời gian của Lòng Thương Xót.
Anh chị em có thấy là ở thời điểm của chúng ta có cần thêm một sự chia sẻ huynh đệ và tình yêu không ? Anh chị em có thấy là tất cả chúng ta đều cần có thêm tình bác ái không ? Không phải là một thứ bác ái chỉ bằng lòng với một sự giúp đỡ nhất thời, không có một sự can dự nào, không có thách thức; mà một tình bác ái "chỉa sẻ", đang mang trên mình một sự khó chịu và một nỗi đau đớn của một người anh em. Đời sẽ thú vị biết bao khi để cho tình yêu Thiên Chúa tràn ngập !
Chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Maria nâng đỡ chúng ta bằng lời cầu bầu của Mẹ trong sự dấn thân của chúng ta đi theo Đức Kitô trên con đường đức tin và đức ái, con đường Phép Rửa của chúng ta đã vạch ra.
Huấn dụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau Kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến,
Tôi gửi đết tất cả anh chị em lời chào thân ái nhất của tôi, đặc biệt tới những gia đình và các tín hữu đến từ các giáo xứ của Ý và các quốc gia khác, cũng như các hội đoàn và các nhóm khác nhau.
Hôm nay, tôi muốn gửi một ý tưởng đặc biệt tới các cha mẹ đã đưa con cái của họ tới rửa tội và tới tất cả những người đang chuẩn bị trong lúc này lễ Rửa Tội cho một trong các con cái của mình. Tôi xin liên hợp với niềm vui của các gia đình này, tôi cùng với họ, tạ ơn Chúa, và cầu nguyện để cho lễ Rửa Tội của con cái giúp đỡ chính các cha mẹ tái khám phá vẻ đẹp của đức tin và trở về, được thay đổi, với các Bí Tích và với cộng đoàn.
Như đã thông báo rồi, ngày 22 tháng 02 tới đây, nhân lễ kính Ngai Tòa Thánh Phêrô, tôi sẽ hân hạnh chủ tọa một Công Nghị Hồng Y, khi đó tôi sẽ tấn phong 16 vị Hồng Y mới, thuộc 12 quốc gia của mỗi vùng trên thế giới - để đại diện cách sâu đậm mối quan hệ giữa Giáo Hội Rôma và những Giáo Hội khác rải rác trên thế giới.
Ngày hôm sau, tôi sẽ chủ tọa một Thánh Lễ đồng tế trọng thể với các tân Hồng Y, trong lúc ngày 20 và 21/02 tôi sẽ chủ tọa một công nghị Hồng Y đoàn với tất cả các Đức Hồng Y để thảo luận về đề tài gia đình.
Sau đây là danh tánh các Đức Tân Hồng Y
1 - Đức Cha Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh;
2 - Đức Cha Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng các Giám Mục;
3 - Đức Cha Gerhard Ludwig Mueller, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin;
4 - Đức Cha Beniamino Stella, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ;
5 - Đức Cha Vincent Gerard Nichols, tổng giám mục giáo phận Westminster (Anh Quốc);
6 - Đức Cha José Brenes Solórzano, tổng giám mục giáo phận Managua (Nicaragua);
7 - Đức Chua Gérald Cyprien Lacroix, tổng giám mục giáo phận Québec (Canada);
8 - Đức Cha Jean-Pierre Kutwa, tổng giám mục giáo phận Abidjian (Côte d'Ivoire);
9 - Đức Cha Orani João Tempesta, O. Cist., tổng giám mục giáo phận Rio de Janeiro (Brazil);
10 - Đức Cha Gualtiero Bassetti, tổng giám mục giáo phận Pérouse – Città della Pieva (Ý);
11 - Đức Cha Mario Aurelio Poli, tổng giám mục giáo phận Buenos Aires (Á-Căn-Đình)
12 - Đức Cha Andrew Yeom Soo-jung, tổng giám mục giáo phận Seoul (Đại Hàn);
13 - Đức Cha Ricardo Ezzati Andrello, S.D.B., tổng giám mục giáo phận Santiago (Chi-lê)
14 - Đức Cha Philippe Nakellentuba Ouédraogo, tổng giám mục giáo phận Ouagadougou (Burkina Faso);
16 - Đức Cha Orlando B. Quevedo, O.M.I., tổng giám mục giáo phận Cotabato (Phi-luật-tân)
16 - Đức Cha Chibly Langlois, giám mục giáo phận Les Cayes (Hai-ti)
Cùng với các vị này, tôi sẽ đưa vào Hồng Y đoàn ba vị cựu tổng giám mục đã có nhiều công lao với Tòa Thánh và Giáo Hội :
Đức Cha Loris Francesco Capovilla, tổng giám mục hiệu tòa Mesembra;
Đức Cha Fernando Sebastian Aguilar, cựu tổng giám mục giáo phận Pamplona;
Đức Cha Kelvin Edward Felix, cựu tổng giám mục giáo phận Castries, Antilles
Chúng ta hãy cầu nguyện để các vị tân Hồng Y này, để khi được mặc lấy các đức tính và các tình cảm của Chúa Giêsu, Mục Tử Nhân Lành, các vị có thể giúp đỡ cách hữu hiệu hơn cho giám mục Rôma trong sứ vụ phụng sự Giáo Hội hoàn vũ.
Tôi xin chúc tất cả một ngày chúa nhật tốt đẹp. Tạm biệt !
Mạc khải phỏng dịch
(13 janvier 2014) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/c-est-le-moment-de-la-grande-misericorde-allocution-avant-l-angelus
http://www.zenit.org/fr/articles/que-le-bapteme-des-enfants-aide-les-parents-a-redecouvrir-la-beaute-de-la-foi

 

 

"Anh chị em hãy đánh thức ký ức về
Ngày Rửa Tội của mình"
Bài giáo lý ngày 08 tháng 01 năm 2014 (toàn văn)  

Rôma – 08/01/2014 (Zenit.org)
Đức Giáo Hoàng mời gọi người Kitô hữu hãy "đánh thức ký ức của mình về ngày Rửa Tội của mình", để ngày đó không phải là "một biến cố của quá khứ; không có ảnh hưởng gì đến hiện tại" mà để biến cố đó được sống "mỗi ngày, như một thực tế thời sự của cuộc sống".
Cho buổi triều yết chung đầu tiên của năm 2014, ngày thứ tư 08 tháng 01 này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sáng nay đã khởi sự một loạt bài giáo lý về các phép Bí Tích, bắt đầu bằng bí tích Thánh Tẩy.
Bí tích Thánh Tẩy dìm con người "trong nguồn mạch sự sống bất tận là cái chết của Chúa Giêsu, hành động tình yêu vĩ đại trong suốt lịch sử" ngài giải thích cho hàng ngàn khách hành hương tụ họp trên quảng trường Thánh Phêrô.
"Đó là một hành động đụng chạm sâu đậm đến cuộc sống. Một đứa trẻ được rửa tội hay một đứa không được rửa tội, không giống nhau. Không giống nhau, một người được chịu phép Rửa, và một người không", ngài nhấn mạnh.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào quý anh chị em !
Ngày hôm nay, chúng ta bắt đầu một loạt bài giáo lý về các phép Bí Tícch, và đầu tiên là Phép Thánh Tẩy. Thật là một sự trùng hợp vạn hạnh vì Chúa Nhật tới đây, chúng ta kính lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa.
1. Phép Thánh Tẩy là một Bí Tích trên đó đức tin của chúng ta được xây dựng và ghép tháp chúng ta, như một chi thể sống động, vào Đức Kitô và Giáo Hội của Ngài. Với phép Thánh Thể và Phép Thêm Sức, bí tích Thánh Tẩy hợp thành điều người ta gọi là "khai tâm Kitô giáo" : đây là một biến cố bí tích lớn lao và độc nhất đã quy định hình dáng chúng ta giống Chúa và làm chúng ta thành một dấu chỉ sống động sự hiện diện và tình yêu của Ngài.
Nhưng chúng ta có thể tự hỏi : Phép Thánh Tẩy có thật là cần thiết để sống như những Kitô hữu và đi theo Chúa Giêsu hay không ? Thực chất, đó có phải chỉ là một nghi thức, một hành động chính thức của Giáo Hội để cho đứa nhỏ một cái tên không ? Đó là một câu hỏi người ta có thể đặt ra. Và điều mà thánh Phaolô viết về vấn đề này mang tính soi sáng : "Anh em không biết rằng : khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Ngài sao ? Vì được dìm vào trong cái chết của Ngài, chúng ta đã cùng được mai táng với Ngài. Bởi thế, cũng như Ngài đã được sống lại từ cõi chết, nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới" (Rm 6, 3-4). Như thế, đây không phải là thủ tục ! Đây là một hành động đụng đến cuộc sống của chúng ta cách sâu đậm. Một đứa trẻ được chịu phép Rửa hay một đứa không chịu phép rửa, không giống nhau. Không có giống nhau, một người chịu phép Thánh Tẩy, và một người không. Qua phép Thánh Tẩy, chúng ta được dìm trong nguồn mạch bất tận của sự sống vốn chính là cái chết của Chúa Giêsu, hành động tình yêu to lớn nhất trong suốt lịch sử; và nhờ ở tình yêu này, chúng ta có thể sống một cuộc sống mới, không còn lệ thuộc sự ác, tội lỗi và cái chết, nhưng trong sự hiệp thông với Thiên Chúa và với anh em chúng ta.
2. Nhiều người trong chúng ta không có ký ức nào về việc cử hành bí tích này, và đó là điều bình thường, nếu chúng ta đã được chịu phép Rửa ít ngày sau khi sinh ra. Tôi cũng đã đặt câu hỏi này hai hay ba lần rồi, ở đây, trên quảng trường này, ai trong anh chị em biết được ngày mình rửa tội thì dơ tay lên. Thật là quan trọng phải biết cái ngày mà mình đã được dìm vào trong dòng suối cứu độ này của Chúa Giêsu. Ngày hôm nay, về nhà, anh chị em hãy đi tìm, đi hỏi xem cái ngày anh chị em chịu phép Rửa là ngày nào và như thế anh chị em sẽ biết cái ngày Rửa Tội tươi đẹp như thế nào. Biết ngày Rửa Tội của chúng ta, chính là biết một ngày hạnh phúc. Nếu không biết ngày đó, người ta có nguy cơ mất đi ý thức về điều mà Chúa đã làm trong chúng ta, về ơn mà chúng ta đã nhận. Như vậy, chúng ta rồi cũng chỉ coi như một biến cố của quá khứ - dù cho không phải là ý muốn của chúng ta mà là ý muốn của cha mẹ chúng ta – và như thế, nó không có một ảnh hưởng nào lên hiện tại. Chúng ta phải đánh thức ký ức về ngày chúng ta chịu phép Rửa. Chúng ta được kêu gọi sống lễ Rửa Tội mỗi ngày, như một thực tế thời sự của cuộc sống chúng ta. Nếu chúng ta thành công đi theo Chúa Giêsu và ở trong Giáo Hội, mặc dù những giới hạn của chúng ta và những mỏng manh của chúng ta và những tội lỗi của chúng ta, chính là nhờ ở bí tích trong đó chúng ta trở thành những tạo vật mới và đã được mặc lấy Đức Kitô. Quả là chính nhờ Phép Rửa mà, được giải thoát khỏi tội nguyên tổ, chúng ta được tháp ghép vào mối quan hệ của Chúa Giêsu với Thiên Chúa Cha, mà chúng ta là những người mang theo một niềm hy vọng mới, bởi vì Phép Rửa ban cho chúng ta niềm hy vọng đó : niềm hy vọng bước đi trên con đường cứu độ, suốt đời chúng ta. Và không có gì, cũng chẳng có ai có thể dập tắt niềm hy vọng ấy được, bởi vì hy vọng không làm thất vọng. Anh chị em hãy nhớ : niềm hy vọng vào Chúa không bao giờ làm thất vọng. Nhờ Phép Rửa, chúng ta có khả năng tha thứ và yêu thương cả những người đã xúc phạm chúng ta và làm hại chúng ta, chúng ta có thể nhận biết trong những người này và trong những kẻ nghèo khó, chân dung của Chúa đến thăm chúng ta và gần gũi chúng ta. Phép Rửa giúp chúng ta nhận biết chân dung Chúa Giêsu trong khuôn mặt của những người bần cùng, những người đau khổ, và cũng trong khuôn mặt của người bên cạnh chúng ta. Tất cả điều này có thể xẩy ra nhờ vào sức mạnh của Phép Rửa !
3. Một yếu tố quan trọng cuối cùng nữa. Tôi đặt câu hỏi : người ta có thể tự mình làm Phép Rửa cho mình không ? Không có ai có thể tự mình Rửa Tội ! Không có ai. Chúng ta có thể yêu cầu, mong muốn chuyện này, nhưng chúng ta luôn cần có một người nào khác để ban cho mình bí tích này nhân danh Chúa. Bởi vì Phép Rửa là một ân điển được thực hiện trong bối cảnh ân cần và chia sẻ huynh đệ. Trong lịch sử, luôn luôn có người rửa tội cho một người khác, một người khác nữa, rồi một người khác nữa… đây là một chuỗi, một chuỗi ân điển. Nhưng tôi, tôi không thể tự rửa tội cho tôi được; tôi phải cầu xin Phép Rửa nơi một người khác. Đó là một hành động huynh đệ, một hành động mang tính quan hệ thống thuộc đối với Giáo Hội. Trong việc cử hành Phép Rửa, chúng ta phải công nhận những nét đích thực nhất của Giáo Hội vốn, như một người mẹ, tiếp tục sinh ra những đứa con mới trong Chúa Kitô, trong sự sung mãn của Chúa Thánh Thần.
Chúng ta hãy hết lòng cầu xin Chúa để có thể luôn trải nghiệm nhiều hơn nữa, trong cuộc sống hàng ngày, ân sủng này mà chúng ta đã lãnh nhận nhờ phép Rửa. Xin cho các người anh em, khi gặp chúng ta, có thể gặp được những người con đích thực của Thiên Chúa, những người anh chị em đích thực của Chúa Giêsu Kitô, những thành viên đích thực của Giáo Hội.
Anh chị em đừng quên bổn phận của ngày hôm nay : tìm kiếm, dọ hỏi ngày Rửa Tội của anh chị em. Cũng như tôi biết rõ ngày sinh của tôi, tôi cũng phải biết ngày Rửa Tội của tôi, bởi vì đó là một ngày lễ.
Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (GHXHCG)
( 8 janvier 2014) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/reveillez-la-memoire-de-votre-bapteme

 

 

Thiên Chúa liên đới với con người
Kinh Truyền Tin ngày 05 tháng 01 năm 2014 (toàn văn)

Rôma – 05/01/2014 (Zenit.org
Thiên Chúa liên đới với con người và với lịch sử của con người. Sự gần gũi này của Thiên Chúa với mỗi con người không bao giờ biến mất", Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố : "Đó là sự loan báo vui mừng của lễ Giáng Sinh"
Trong sự liên đới này, "Thiên Chúa đã làm cho mình thành phải chết, mỏng dòn như chúng ta, Ngài đã chia sẻ thân phận con người của chúng ta, ngoại trừ tội lỗi, nhưng Ngài đã gánh lấy tội lỗi chúng ta lên người của Ngài, cũng như là của Ngài vậy" ĐGH nói thêm.
Đức Giáo Hoàng đã chủ tọa giờ Kinh Truyền Tin, từ của sổ văn phòng Giáo Hoàng trông ra quảng trường Thánh Phêrô, hôm Chúa Nhật 05/01/2014.
Sau khi đọc kinh, ngài đã thông báo trọng thể là ngài sẽ đi hành hương Đất Thánh, "để kỷ niệm cuôc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athénagoras" từ ngày 24 đến 26 tháng Năm năm 2014.
Lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bằng tiếng Ý trước Kinh Truyền Tin
Thân chào quý anh chị em !
Phụng vụ ngày Chúa Nhật này đề nghị với chúng ta, trong Lời Tựa của Phúc Âm theo Thánh Gioan, ý nghĩa sâu sắc nhất của biến cố Chúa Giêsu Giáng Sinh. Ngài là Lời của Thiên Chúa đã làm người là đã cắm lều, dựng chỗ trú ngụ giữa con người. Phúc Âm viết rằng : "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngu giữa chúng ta" (Ga 1, 14). Trong những lời này, luôn không ngừng làm chúng ta ngạc nhiên, là cả Kitô giáo ! Thiên Chúa đã làm người phàm, mỏng dòn như chúng ta, Ngài đã chia sẻ thân phận con người của chúng ta, ngoại trừ tội lỗi, nhưng Ngài đã gánh lấy tội lỗi chúng ta lên mình Ngài, như là chính tội lỗi của Ngài vậy. Ngài đã đi vào lịch sử của chúng ta, Ngài đã trở thành Thiên Chúa ở với chúng ta một cách đầy đủ ! Sự Giáng Sinh của Chúa Giêsu, như vậy, cho thấy Thiên Chúa đã muốn hiệp nhất với mỗi con người, với mỗi người chúng ta, để thông truyền cho chúng sự sống và niềm vui của Ngài.
Như thế Thiên Chúa là Thiên Chúa ở với chúng ta, Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Thiên Chúa đồng hành với chúng ta. Đó là thông điệp Giáng Sinh : Ngôi Lời nhập thể. Giáng Sinh mặc khải cho chúng ta tình yêu thương bao la của Thiên Chúa đối với loài người. Từ chỗ đó cũng phát sinh nhiệt tình của chúng ta, niềm hy vọng Kitô giáo của chúng ta, vốn biết rằng chính trong sự khó nghèo của chúng ta mà chúng ta được yêu thương, chúng ta được viếng thăm, chúng ta được Thiên Chúa tháp tùng; chúng ta thấy thế giới và lịch sử như là nơi cùng bước đi với Ngài, giữa những con người, tới những trời mới và đất mới. Với sự sinh ra đời của Chúa Giêsu, cũng sinh ra một lời hứa mới, đã sinh ra một thế giới mới, cũng là một thế giới luôn có thể được đổi mới. Thiên Chúa luôn hiện diện để khơi dậy những con người mới, để thanh tẩy thế giới của tội lỗi đang làm cho nó già đi, thế giới của tội lỗi đang hủ hóa nó. Dù rằng lịch sử nhân loại và lịch sử cá nhân của mỗi người trong chúng ta có thể được đánh dấu bởi những khó khăn và bởi những yếu đuối, đức tin vào Mầu Nhiệm Nhập Thể nói cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa liên đới với con người và với lịch sử của loài người. Sự gần gũi của Thiên Chúa với con người, với mỗi con người, với mỗi người trong chúng ta, là một ân điển không bao giờ biến mất ! Ngài ở với chúng ta ! Ngài là Thiên-Chúa-ở-với-chúng-ta ! Và sự gần gũi này không bao giờ suy yếu đi. Chính là sự loan báo vui mừng của Giáng Sinh : ánh sáng Thiên Chúa, đã tràn ngập tâm hồn Đức Trinh Nữ Maria và ông Thánh Giuse, và đã hướng dẫn bước chân của các mục đồng và các nhà thông thái, và chói sáng ngày hôm nay cho chúng ta.
Trong mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa, cũng có một khía cạnh gắn liền với tự do con người, với tự do của mỗi người trong chúng ta. Thật vậy, Ngôi Lời Thiên Chúa cắm lều giữa chúng ta, những con người tội lỗi đang cần lòng thương xót. Và tất cả chúng ta phải nhanh chân để tiếp nhận ơn phúc mà Ngài ban cho chúng ta. Trái lại, Phúc Âm thánh Gioan tiếp, "người nhà của Ngài cũng đã không nghe lời Ngài" (v. 11). Cả chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng đã bao lần từ chối Ngài, chúng ta muốn ở lại trong cái chật hẹp của những sai lầm mình lằm ra và trong sự lo âu của tội lỗi chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu không từ bỏ và không ngừng tự hiến và ban ơn phúc của Ngài để cứu độ chúng ta ! Chúa Giêsu kiên nhẫn, Chúa Giêsu biết chờ đợi, Ngài luôn đợi chờ chúng ta. Đó là một thông điệp hy vọng, một thông điệp cứu độ, (thông điệp) cũ và luôn luôn mới. Và chúng ta luôn được kêu gọi vui vẻ làm chứng cho thông điệp đó của Phúc Âm đời sống, của Phúc Âm ánh sáng, của niềm hy vọng và tình yêu. Bởi vì thông điệp của Chúa Giêsu là như thế này : sự sống, ánh sáng, hy vọng, tình yêu.
Cầu xin Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ dịu hiền của chúng ta, nâng đỡ chúng ta luôn luôn, để chúng ta trung thành với ơn gọi Kitô giáo và để chúng ta có thể thực hiện được những mong muốn về công lý và hòa bình mà chúng ta mang trong lòng trong những ngày đầu năm mới này.
Lời của Đức Giáo Hoàng (bằng tiếng Ý) sau Kinh Truyền Tin
Thưa anh chị em,
Trong bầu khí vui mừng, đặc biệt nhân Mùa Giáng Sinh này, tôi muốn thông báo rằng từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 5 tới đây, nếu đẹp lòng Chúa, tôi sẽ thực hiện một chuyến hành hương đi Đất Thánh. Mục tiêu chính là để tưởng niệm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục với Thượng Phụ Athênagoras, đã diễn ra đúng ngày 05/01, cũng như ngày hôm nay, cách đây 50 năm. Sẽ có ba chặng (dừng chân) là Amman, Bêlem và Giêrusalem. Ba ngày. Nơi Mộ Thánh, cùng với Đức Thượng Phụ Bartholomaios thành Constantinople, chúng tôi sẽ cử hành một cuộc hội ngộ đại kết với tất cả đại biểu các Giáo Hội Kitô giáo ở Giêrusalem. Trong khi chờ đợi, tôi xin anh chị em cầu nguyện cho chuyến hành hương này, sẽ là một cuộc hành hương cầu nguyện.
Trong những tuần lễ vừa qua, tôi đã nhận được những thư từ chúc mừng Giáng Sinh đến từ khắp nơi trên thế giới. Tôi muốn trả lời cho tất cả, nhưng rất tiếc, điều này không thể thực hiện được ! Vì vậy, tôi muốn hết lòng cảm ơn các em nhỏ, vi những tấm tranh các em vẽ. Tranh thật là đẹp ! Các em đã vẽ những bức tranh tuyệt đẹp ! Đẹp, Đẹp, Đẹp ! Trước hết tôi cảm ơn các em. Tôi cảm ơn các bạn trẻ, các vị cao niên, các gia đình, các cộng đoàn giáo xứ và tu sĩ, các đoàn thể, các phong trào và nhiều các nhóm đã muốn tỏ bày với tôi lòng yêu mến và sự gần gũi. Tôi xin tất cả mọi người hãy tiếp tục cầu nguyện cho tôi, và cầu nguyện cho sứ vụ của tôi trong Giáo Hội, tôi cần lắm.
Và bây giờ, tôi thân ái chào mừng các khách hành hương thân mến có mặt ngày hôm nay, đặc biệt Hội "Maestri Cattolici" của Ý : tôi khuyến khích các bạn trong công tác giáo dục của các bạn, rất là quan trọng ! Tôi chào mừng các tín hữu của Arco, Trente và Bellona , các bạn trẻ của Induno Olona và các nhóm của Crema và Mantoue đang làm việc cho những người khuyết tật. Tôi cũng chào mừng đoàn rất đông thủy thủ Brazil.
Tôi chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tốt đẹp. Tạm biệt !
Bản dịch tiếng Pháp : Anita Kurian (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (GHXHCG)
( 5 janvier 2014) © Innovative Media Inc.

 

"Lạy Chúa ! Xin ban hòa bình của Chúa
cho nước Syria và cho toàn thế giới"
Thông điệp Giáng Sinh và Phép Lành Urbi et Orbi (toàn văn)

Rôma – 25/12/2013 (Zenit.orgAnita Bourdin
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khẩn xin hòa bình cho nước Syria và cho toàn thế giới trong thông điệp Giáng Sinh và phép lành Urbi et Orbi, cho thành phố Rôma và toàn thế giới, từ bao lơn phép lành trên Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, nhân dịp lễ Giáng Sinh năm nay, trưa ngày 25/12/2013.
Ngài đã yêu cầu ngưng bắn và viện trợ nhân đạo cho Syria : "Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện Thiên Chúa, để Ngài tránh cho nhân dân Syria thân mến phải chịu những đau khổ mới và để các phe đang tranh chấp hãy chấm dứt mọi bạo lực và bảo đảm cho các viện trợ nhân đạo có thể tiếp cận được".
Ngài đã nhấn mạnh đến tính hữu hiệu của cầu nguyện : "Chúng ta đã thấy cầu nguyện có sức mạnh nhường bao ! Và ngày hôm nay, tôi sung sướng vì tín đồ các tôn giáo khác nhau cũng liên kết trong lời cầu xin của chúng ta cho hòa bình ở Syria. Chúng ta đừng bao giờ mất đi lòng can đảm cầu nguyện !" Ngài đã yêu cầu những người vô tín ngưỡng hiệp nhất lòng mong ước hòa bình của họ với lời cầu nguyện này.
Đức Giáo Hoàng đã cầu nguyện cho nước Cộng Hòa Trung Phi, Cộng Hoà Dân Chủ Congo, vùng Mỏm Phi Châu, Miền Nam Sudan, nước Nigeria, cho hòa bình giữa dân Do Thái và Pestina, cho những người tỵ nạn, những người di dân, cho sự hồi tâm của những người liên can đến các vụ buôn người, cho các em nhỏ bị bắt cóc, bị giết hại, bị bắt đi lính, nạn nhân của những thiên tai, đặc biệt là những người Philippin.
Như thế, ngài đã duyệt qua một lượt những thảm kịch của thế giới ngày nay, trước khi mời gọi đừng sợ những "vuốt ve của Thiên Chúa" : "chúng ta cần sự vuốt ve này", ngài nhấn mạnh.
Trước và sau thông điệp và phép lành của Đức Thánh Cha, trước hàng trăm ngàn du khách và tất cả những người gắn với mạng truyền thông hay không, các ban quân nhạc của Thành Quốc Vatican và nước Ý đã cửa hành các bài quốc thiều của Vatican và nước Ý.
Thông điệp Giáng Sinh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
"Vinh danh Thiên Chúa trên Trời và bình an dưới thế cho loài người Chúa thương" (Lc 2, 14).
Anh chị em thân mến ở Rôma và trên thế giới, chúc mừng Giáng Sinh ! Tôi coi như bài hát của tôi, bài của các thiên thần đã hiện ra với các mục đồng Bêlem trong đêm Chúa Giêsu sinh ra. Một bài hát hiệp nhất trời và đất, gửi lên thiên cung lời ngợi khen và vinh danh, và gửi cho thế gian của loài người lời chúc an bình. Tôi mời gọi anh chị em hay hiệp nhất với bài hát này : bài hát này đối với mỗi con người nam, nữ đang canh thức trong đêm, đang hy vọng một thế giới tốt đẹp hơn, đang chăm lo cho người khác khi chu toàn một cách khiêm cung nhiệm vụ của mình.
Vinh danh Thiên Chúa ! Lễ Giáng Sinh kêu gọi chúng ta trước hết là phải vinh danh Thiên Chúa, bởi vì Ngài nhân từ, Ngài trung tín, ngài giầu lòng thương xót. Ngày hôm nay, tôi chúc cho tất cả mọi người nhận biết được dung nhan đích thực của Thiên Chúa, Chúa Cha đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu. Tôi chúc cho tất cả mọi người được cảm thấy Thiên Chúa đang ở gần, được đứng trước mặt Ngài, được yêu mến Ngài, được thờ lậy Ngài. Và cho mỗi người trong chúng ta có thể vinh danh Thiên Chúa, nhất là bằng đời sống của mình, một đời sống cho đi vì tình yêu của Ngài và vì tình yêu của anh em.
Hòa bình cho loài người. Hòa bình đích thực, như chúng ta biết, không phải là một sự cân bằng lực lượng đối nghịch. Hòa bình không phải là cái "bề ngoài" đẹp đẽ, (nhưng) sau lưng nó có sự đối nghịch và sự chia rẽ. Hòa bình là một sự cam kết hàng ngày, phải đẩy mạnh từ ân điển của Thiên Chúa, của ơn phúc Ngài đã ban cho chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô. Hòa bình mang tính thủ công ! Khi chiêm ngắm Chúa Hài Đồng trong hang đá, Chúa Hài Đồng của hòa bình, chúng ta hãy nghĩ đến các trẻ em đang là nạn nhân mỏng dòn nhất trong chiến cuộc, và cũng nghĩ đến những người già, những phụ nữ bị hành hạ, những bệnh nhân… Chiến tranh đập vỡ và làm tổn thương biết bao cuộc đời !
Cuộc tranh chấp tại Syria đã gây đổ vỡ quá nhiều trong thời gian gần đây, gieo rắc thù hận và báo thù. Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện Thiên Chúa, để Ngài tránh cho dân chúng Syria thân yêu những đau khổ mới và để các phe tranh chấp chấm dứt mọi hình thức bạo lực và bảo đảm cho cứu trợ nhân đạo có thể tiếp cận. Chúng ta đã thấy cầu nguyện có hiệu lực như thế nào ! Và tôi sung sướng vì ngày hôm nay, tín đồ các tôn giáo khác nhau cũng hiệp nhất với những khẩn cầu của chúng ta cho hòa bình ở Syria. Chúng ta đừng bao giờ mất đi lòng can đảm để cầu nguyện !
Và tôi cũng mời gọi những người vô tôn giáo hãy ước mong hòa bình, với một sự ước muốn làm lòng mình rộng mở. Tất cả chúng ta hãy hiệp nhất, hoặc là nhờ cầu nguyện, hoặc là vì mong ước, nhưng tất cả hãy vì hòa bình.
Lòng can đảm để nói : Lạy Chúa, xin Chúa ban hoà bình cho Syria và cho toàn thế giới. Lạy Chúa Hài Đồng, xin Chúa ban hòa bình cho nước Cộng Hòa Dân Chủ Trung Phi, thường hay bị người ta quên lãng. Nhưng lạy Chúa, Chúa không quên ai cả ! Và Chúa cũng muốn mang hòa bình đến cho trái đất này, đang bị rách nát bởi một vòng xoắn bạo lực và bần cùng, nơi có nhiều người vô gia cư, không có nước uống, không có cơm ăn, không có lấy cái tối thiểu để sống còn. Xin Chúa hãy giúp cho sự hòa hợp ở Miền Nam Suđan, nơi những căng thăng hiện nay đã gây ra các nạn nhân và đe dọa sự chung sống hòa bình trong quốc gia non trẻ này.
Lạy Chúa, Vương Tôn Hòa Bình, xin Chúa hãy chuyển hóa tâm hồ những kẻ hung bạo để họ buông tay súng và thực hiện con đường đối thoại. Xin Chúa đoái nhìn nước Nigeria, bị rách nát bởi những cuộc tấn công liên tục bất kể những người vô tội hay những người không được bảo vệ. Xin Chúa chúc lành cho Trái Đất mà Chúa đã chọn để đến với thế gian và xin Chúa cho những cuộc thương thuyết hòa bình đạt được kết quả tốt đẹp giữa dân Do Thái và dân Palestina. Xin Chúa hãy chữa lành các vết thương ở Irak đáng thương, còn đang bị những cuộc khủng bố tấn công. Lạy Chúa là Chúa sự sống, xin Chúa che chở những ai bị bách hại vì danh Chúa. Xin Chúa ban hy vọng và an ủi cho những người di cư và những người tỵ nạn, nhất là trong vùng các quốc gia ở Mỏm Phi Châu và ở phía Đông nước Cộng Hòa Dân Chủ Congo.
Xin Chúa hãy làm cho những người di dân đang đi tìm một cuộc sống xứng đáng, thấy được một sự đón tiếp và giúp đỡ. Chớ gì những thảm kịch như chúng ta đã chứng kiến trong năm nay, với nhiều người chết ở Lampedusa, đừng bao giờ xẩy ra nữa ! Lạy Chúa Hài Đồng Bêlem, xin Chúa hãy đánh động tâm hồn của tất cả những ai can dự vào nạn buôn người, để họ có thể nhận thức ra sự trầm trọng của tội ác chống nhân loại.
Xin Chúa hãy đoái nhìn đến những trẻ em bị bắt cóc, bị thương tích và bị giết hại trong các cuộc tranh chấp vũ trang, và đến tất cả những em đã bị biến thành lính tráng, khiến tuổi thơ bị đánh cắp. Lạy Chúa trên trời và dưới đất, xin hãy nhìn đến hành tinh của chúng con, mà sự tham lam và vụ lợi của con người đã khai thác bất chấp hậu quả. Xin Chúa phù trợ và che chở tất cả những nạn nhân thiên tai, nhất là dân chúng đáng thương của Philippin, bị thiệt hại nặng bởi con bão lốc mới đây.
Anh chị em thân mến, trên thế giới này, trong nhân loại của cái ngày hôm nay đã sinh ra Đấng Cứu Chuộc, Ngài là Chúa Kitô. Chúng ta hãy dừng chân trước Hài Nhi Bêlem. Chúng ta hãy để cho tâm hồn chúng ta cảm động, chúng ta đừng sợ điều này, đừng sợ tâm hồn mình cảm động, chúng ta cần cho tâm hồn chúng ta cảm động. Chúng ta phải để tâm hồn mình được sưởi ấm bởi lòng âu yếm của Thiên Chúa; chúng ta cần sự vuốt ve của Ngài. Những vuốt ve của Thiên Chúa không làm bị thương. Những vuốt ve của Thiên Chúa ban cho chúng ta hòa bình và sức mạnh. Chúng ta cần những vuốt ve của Ngài.
Thiên Chúa là cao cả trong tình yêu thương, ngợi khen và vinh danh phải thuộc về Ngài đời đời ! Thiên Chúa là hòa bình : chúng ta hãy cầu xin Ngài giúp đỡ chúng ta để xây dựng hòa bình mỗi ngày, trong cuộc đời chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong thành phố chúng ta và trong quốc gia chúng ta, trong toàn thế giới. Chúng ta hãy để cho lòng nhân từ của Thiên Chúa đánh động.
Mạc Khải phỏng dịch
(25 décembre 2013) © Innovative Media Inc.

http://www.zenit.org/fr/articles/seigneur-donne-ta-paix-a-la-syrie-et-au-monde-entier

 

 

Trái đất không chỉ còn là một thung lũng nước mắt
Bài giáo lý ngày về Lễ Giáng Sinh ngày thứ tư 18 tháng 12 năm 2013

Rôma – 18/12/2013 (Zenit.orgPape François
Noel là một "ngày lễ của trông cậy và hy vọng", và như vậy, trái đất không phải chỉ là một "thung lũng nước mắt", Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích trong bài giáo lý của ngài bằng tiếng Ý về Lễ Giáng Sinh. Sau đây là bản dịch toàn văn.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về Lễ Giáng Sinh
Anh chị em thân mến,
Cuộc họp mặt của chúng ta ngày hôm nay diễn ra trong bầu khí thiêng liêng của Mùa Vọng, đang ở thời kỳ cao độ khi chúng ta bước vào tuần cửu nhật lễ Giáng Sinh, mà chúng ta đang sống trong những ngày này và đang dẫn đưa chúng ta tới lễ Noel. Vì thế, hôm nay tôi muốn suy niệm với anh chị em về việc Chúa Giêsu ra đời, ngày lễ của cậy trông và hy vọng đã thắng do dự và bi quan. Và đây là lý do khiến chúng ta hy vọng : Thiên Chúa ở với chúng ta và Thiên Chúa còn tin tưởng chúng ta ! Nhưng xin anh chị em hãy suy nghĩ kỹ điều này đi : Thiên Chúa ở cùng chúng ta và ngài còn tin tưởng chúng ta. Ngài rộng lượng, vị Thiên Chúa Cha này ! Ngài đến ở với loài người, ngài chọn trái đất làm nhà, để có thể ở cùng con người giữa cái nơi mà con người sống những ngày tháng trong vui mừng cũng như trong đau khổ. Bởi vậy, trái đất không chỉ còn là một "thung lũng nước mắt", mà là nơi chốn Thiên Chúa đã đích thân dựng lều, nơi chốn hội ngộ của Thiên Chúa với con người, giữa sự liên đới của Thiên Chúa với con người.
Thiên Chúa đã muốn chia sẻ thân phận con người của chúng ta đến độ trở thành một người trong chúng ta nơi con người Chúa Giêsu, con người thật và Thiên Chúa thật. Những còn có cái gì đáng ngạc nhiên hơn nữa. Sự hiện diện của Thiên Chúa giữa loài người đã không thể hiện trong một thế giới lý tưởng, mang ttính diễm tình, mà trong cái thế giới thực chất này, hằn sâu bởi nhiều chuyệt tốt cũng như xấu, bởi những chia rẽ, bởi sự độc ác, sự nghèo đói, bởi những bạo quyền và chiến tranh. Ngài đã chọn ở trong nguyên thể lịch sử của chúng ta với tất cả gánh nặng của những hạn chế và những thảm kịch của nó. Như thế, Ngài đã tỏ ra, bằng một cách không thể bắt chước được, xu hướng nhân từ và đầy tình thương của ngài đối với những tạo vật con người. Ngài là Thiên Chúa-ở-với-chúng-ta; Chúa Giêsu là Thiên Chúa-ở-với-chúng-ta. Anh chị em có tin điều đó không ? hả anh chị em ? Chúng tahãy cùng nhau tuyên xưng : Chúa Giêsu là Thiên Chúa-ở-với-chúng-ta ! Chúa Giêsu là Thiên Chúa-ở-với-chúng-ta; từ thuở đời đời và đến đời đời với chúng ta, trong những đau đớn và tthống khổ của lịch sử. Chúa Giêsu giáng sinh là sự thể hiện Thiên Chúa đã, một lần cho chót, "tự đặt minh vào phía" con người, để cứu đô chúng ta, để nâng chúng ta từ cát bụi khốn cung của chúng ta, những khó khăn và tội lỗi của chúng ta.
Từ đó, "quà tặng" lớn lao nhất của Hài Nhi Bê-lem là một năng lực thiêng liêng, một năng lực giúp chúng ta đừng chìm sâu vào trong những mệt mỏi, những thất vọng, những buồn nản của chúng ta, bởi vì đó là một năng lực sưởi ấm và biến đổi lòng người. Chúa Giêsu ra đời mang lại cho chúng ta tin mừng là Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô biên và đối với từng người một, và Ngài không chỉ làm cho chúng ta nhận biết tình yêu đó mà Ngài còn ban tình yêu đó cho chúng ta, Ngài truyền thông tình yêu đó cho chúng ta !
Từ sự chiêm niệm vui vẻ mầu nhiệm Con Thiên Chúa giáng thế vì chúng ta, chúng ta có thể rút ra hai nhận xét.
Đây là nhận xét thứ nhất : nếu, trong lễ Noel, Thiên Chúa tỏ mình không những như Đấng thống trị vũ trụ từ trên cao, mà như Đấng đã hạ mình và xuống thế, nhỏ bé và nghèo khó, điều này có nghĩa, để giống như Ngài, chúng ta không được đặt mình trên người khác, mà trái lại, phải tự hạ mình, phục vụ họ, chúng ta phải trở nên nhở bé với những người hỏ bé và nghèo nàn với những ai nghèo nàn. Nhưng, thật là không đẹp khi thấy một người Kitô hữu không muốn hạ mình xuống, không muốn phục vụ. Một người Kitô hữu mà đi đâu cũng vênh vang, thật là không đẹp : đó không phải là một Kitô hữu, đó là một kẻ ngoại đạo. Người Kitô hữu phục vụ và hạ mình.
Chúng ta hãy làm sao cho các anh chị em chúng ta không bao giờ cảm thấy cô đơn !
Hậu quả thứ nhì : nếu Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu, đã tự hiến mình ở với con người đến độ trở thành như một con người trong chúng ta, điều này có nghĩa là tất cả những gì chúng ta làm đối với một người anh chị em chúng ta, chính là chúng ta làm cho Ngài. Chính Chúa Giêsu đã nhắc cho chúng ta điều này : kẻ nào đã cho ăn, đã tiếp đón, đã thăm viếng, đã yêu thương một trong những người nhỏ nhất, nghèo nhất, chính là đã làm cho Con Thiên Chúa.
Chúng ta hãy phó thác cho sự cầu bầu của Mẹ Maria là mẹ của Chúa Giêsu và là mẹ chúng ta, để trong dịp Lễ Giáng Sinh nay đã gần tới, Mẹ phù giúp chúng ta nhận biết trong khuôn mặt của người kế cận chúng ta, nhất là những người yếu kém nhất, những người bị thải loại, dung nhan của Con Thiên Chúa làm người.
Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (GHXHCG)
(18 décembre 2013) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/la-terre-n-est-plus-seulement-une-vallee-de-larmes

 

Phán xét cuối cùng
chính là từ ngày hôm nay
Bài giáo lý về "Sự sống đời sau"

Rôma – 11/12/2013 (Zenit.org
Tình yêu của Chúa Giêsu bao la và tha thứ mỗi khi có ai đến với Ngài cầu xin tha thứ, nhưng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích, con người cũng có thể "tự kết án mình tuyệt thông với Thiên Chúa", và với anh em của mình, "với hậu quả là sự cô độc và buồn thảm sâu đậm" : Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả như vậy cái thế lựa chọn khác hơn trước sự tự do của con người.
Ngài đã dành bài giáo lý ngày thứ tư 11/12/2013 này, trên quảng trường Thánh Phêrô, cho câu chót của kinh Tin Kính : tin có sự sống đời đời. Ngài đã nhắc đến "ngày phán xét cuối cùng", theo lời ngài thì đã bắt đầu ngay từ bây giờ, trong những lựa chọn mà con người đặt trước nhan thánh Đức Kitô, trước mặt anh em mình.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng bằng tiếng Ý
Chào anh chị em thân mến !
Hôm nay, tôi muốn khởi đầu bài giáo lý chót về việc tuyên xưng đức tin của chúng ta, đề cập đến khẳng định : "Tôi tin sự sống đời đời". Tôi muốn đặc biệt dừng lại trên ngày phán xét cuối cùng. Nhưng chúng ta không được sợ hãi : chúng ta hãy nghe Lời Thiên Chúa nói gì. Về đề tài này, chúng ta đọc trong Tin Mừng theo Thánh Mátthêu : Khi Đức Kitô "đến trong vinh quang, có tất cả các thiên sứ theo hầu… Các dân thiên hạ sẽ được tập họp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái… Thế là những người này ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời" (Mt 25, 31-33. 46). Khi chúng ta nghĩ đến sự quay lại của Đức Kitô và đến cuộc phán xét cuối cùng sẽ được thể hiện, đến tận trong những hậu quả sau hết, việc lành mà mỗi nguời đã hoàn tất hay đã quên không hoàn thành trên cuộc đời trần thế, chúng ta nhận thấy rằng chúng ta ở trước một mầu nhiệm vượt lên khỏi tầm hiểu biết của chúng ta, mà chúng ta cũng không thể nào hình dung ra được. Một mầu nhiệm, hầu như phản xạ sẽ gây ra trong chúng ta sự sợ hãì, và có lẽ cũng là một mối lo âu. Dù vậy, nếu chúng ta suy nghĩ kỹ về thực tế này, nó chỉ có thể làm nở rộng trái tim người Kitô hữu để làm thành một nguyên nhân an ủi và trông cậy to lớn.
Về vấn đề này, sự làm chứng của các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên còn gợi cảm hơn nữa. Quả vậy, các cộng đoàn này đã có thói quen tháp tùng các cuộc cử hành và những cuộc cầu nguyện bằng lời tung hô "Maranatha", thành ngữ được làm thành bằng hay chữ arami mà, theo cách xướng lên, có thể hiểu như là một lời van nài : "Lạy Chúa ! xin Ngài hãy đến !" hay như một sự xác tín được nuôi sống bởi đức tin : "Vâng, Chúa đến, Chúa thật gần". Đó là lời tung hô trong đó tất cả Mạc Khải Kitô giáo đạt đến đỉnh cao nhất, vào cuối của sự chiêm niệm tuyệt vời mà sách Khải Huyền của Thánh Gioan cống hiến cho chúng ta. (x. Kh 22, 20). Trong trường hợp này, chính là Giáo Hội-Hiền Phụ, nhân danh nhân loại, nhân danh tất cả nhân loại, và như sản phẩm đầu mùa của nhân loại, thưa với Đức Kitô, Phu Quân của mình, trong sự nóng lòng được ôm ấp trong vòng tay của Chúa Giêsu, trong sự sống và tình yêu tràn đầy. Chính như thế, Chúa Giêsu đã ôm lấy chúng ta trong vòng tay Ngài. Nếu chúng ta nghĩ về ngày phán xét cuối cùng trong viễn cảnh đó, mọi sợ hãi và mọi ngập ngừng đều tan biến hết và được thay thế bằng sự chờ đợi và một niềm vui sâu đậm : đó chính sẽ là khoảnh khắc mà chúng ta cuối cùng sẽ được phán xét để sẵn sàng mặc lấy vinh quang của Đức Kitô, như một bộ áo cưới, và để được dẫn tới bàn tiệc, hình ảnh của sự hiệp thông viên mãn và vĩnh hằng với Thiên Chúa.
Một lý do tin tưởng thứ nhì đã được ban cho chúng ta khi chúng ta nhận thấy là lúc phán xét, chúng ta sẽ không bị bỏ cô đơn một mình. Chính đích thân Chúa Giêsu, trong Tin Mừng theo Thánh Mátthêu đã loan báo như thế nào, vào lúc tận thê, những người đã từng theo Ngài sẽ đứng trong vinh quang để cùng Ngài phán xét (x. Mt 19, 28). Thánh Phaolô Tông Đồ, trong thư gửi các tín hữu thành Côrintô, khẳng định : "Nào anh em chẳng biết rằng dân thánh sẽ xét xử thế gian sao ?... Phương chi là những viêc đời này ?" (1 Cr 6, 2-3). Thật là đẹp biết bao khi biết được trong trường hợp này, chúng ta có thể trông cậy không những vào Đức Kitô, Đấng Bào Chữa của chúng ta, Đấng Luật Sư của chúng ta với Đức Chúa Cha (x. Ga 2,1), mà còn vào những lời cầu bầu và vào lòng nhân từ của bao nhiêu anh chị em chúng ta, lão thành hơn chúng ta, đã đi trước chúng ta trên con đường đức tin, những đấng đã cống hiến cuộc đời họ cho chúng ta và tiếp tục yêu thương chúng ta một cách không sao tả xiết ! Các thánh đã sống trước mặt Thiên Chúa, trong cái huy hoàng của vinh quang của Ngài, và cầu nguyện cho chúng ta còn đang sống ở trần gian. Sự xác tín này quả là một niềm an ủi biết bao cho con tim chúng ta ! Giáo Hội thật là một bà mẹ và, nhưng một bà mẹ, Giáo Hội mưu cầu sự tốt lành cho con cái, nhất là những đứa ở xa hay đang bị thử thách, cho đến khi tìm được sự viên mãn trong nhiệm thể vinh hiển của Đức Kitô với tất cả các thành viên của mình.
Một gợi ý khác nữa đến với chúng ta từ Tin Mừng theo Thánh Gioan, ở đoạn ngài khẳng định rõ ràng rằng "Thiên Chúa sai con của Ngài đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Ngài, mà được cứu độ. Ai tin vào con của Ngài, thì không bị lên án; những kẻ không tin thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào Danh của Con Một Thiên Chúa" (Ga 3, 17-18). Điều này có nghĩa là cuộc phán xét cuối cùng đã được thực hiện rồi, nó bắt đầu từ bây giờ, ngay trong cuộc đời của chúng ta. Cuộc phán xét này được tuyên án trong mọi lúc của cuộc đời chúng ta, tùy vào sự đón nhận của chúng ta, trong đức tin, ơn cứu độ hiện tại và hành động trong Đức Kitô, hay trái lại, tùy vào sự không tin của chúng ta, với sự khép kín này của chúng ta, hậu quả của sự không tin. Nhưng nếu chúng ta đóng cửa trước tình yêh của Chúa Giêsu, chúng ta tự kết án chúng ta vậy. Sự cứu độ là mở lòng ra với Chúa Giêsu, và Ngài sẽ cứu độ chúng ta; nếu chúng ta là kẻ tội lỗi, và tất cả chúng đều là kẻ tội lỗi, chúng ta cầu xin Ngài tha thứ và nếu chúng ta đến với Ngài trong ước muốn trở nên tốt lành, Chúa tha thứ cho chúng ta. Nhưng để như thế, chúng ta phải mở lòng ra cho tình yêu Chúa Giêsu vốn là vô địch. Tình yêu Chúa Giêsu là bao la, tình yêu Chúa Giêsu là thương xót, tình yêu Chúa Giêsu tha thứ; nhưng bạn phải mở lòng ra và mở lòng ra có nghĩa là hối cải, là thú nhận những điều không tốt lành mà chúng ta đã làm. Chúa Giêsu đã tận hiến và còn tiếp tục tận hiến cho chúng ta, để làm cho chúng ta tràn đầy lòng thương xót và ơn phúc của Đức Chúa Cha. Chính là chúng ta, trong một chiều hướng nào đó, đã có thể trở thành những vị quan tòa đối với chúng ta, tự kết án chúng ta tuyệt thông với Thiên Chúa và với anh em chúng ta, với sự cô đơn và hậu quả là lòng buồn thảm sâu đậm.
Như vậy, anh chị em đừng mệt mỏi trong việc kiểm soát tư tưởng và thái độ của chúng ta, để ngay từ bây giờ, nếm trải sự ấm áp và vẻ huy hoàng của dung nhan Thiên Chúa – và sẽ là rất đẹp – mà chúng ta sẽ chiêm ngắm trong tất cả sự viên mãn của Ngài trong cuộc đời vĩnh cửu. Chúng ta hãy tiến bước, trong suy nghĩ là cuộc phán xét này bắt đầu ngay từ bây giờ, và đã bắt đầu. Chúng ta hãy tiến bước, lòng mở ra cho Chúa Giêsu và ơn cứu độ của Ngài; chúng ta đừng sợ hãi mà tiến bước, bởi vì tình yêu Chúa Giêsu là lớn lao hơn cả và nếu chúng ta cầu xin tha thứ tội lỗi chúng ta, Ngài tha thứ. Chúa Giêsu là như thế đó. Như vậy, chúng ta cùng tiến lên với lòng xác tín này sẽ đưa chúng ta đến vinh quang Nước Trời.
Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (GHXHCG)
(11 décembre 2013) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/le-jugement-dernier-c-est-des-aujourd-hui

 

Sống lại, điều này đã bắt đầu từ ngay bây giờ
Bài giáo lý về "Xác loài người sẽ sống lại" (toàn văn)

Rôma – 04/12/2013 (Zenit.org)
Sự sống lại của thể xác "đang chuẩn bị trong cuộc đời này" bởi "quan hệ với Chúa Giêsu trong các bí tích, đặc biệt trong bí tích Thánh Thể", Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố.
Quả vậy, "đời sống vĩnh cửu bắt đầu ngay từ bây giờ", người Kitô hữu mang trong mình "một hạt giống của sự sống lại", bởi Phép Rửa : "Chính vì thế mà thân xác của mỗi người là một sự phản ánh của vĩnh hằng, và phải tôn trọng nó".
Đức Giáo Hoàng đã dành bài giáo lý ngày thứ tư 04/12/2013 này cho sự sống lại của thân xác. Hàng chục ngàn người đã hiện diện trên quảng trường Thánh Phêrô trong buổi triều kiến chung, dưới ánh nắng đẹp mùa đông.
Ngài đã khuyến khích hãy gìn giữ thực tế sống lại trong trí để "đỡ mệt mỏi vì công việc hàng ngày, đỡ bị giam cầm trong phù du ngắn ngủi và sẵn sàng hơn để bước đi với một tấm lòng lân tuất trên con đường cứu độ".
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Chào anh chị em thân mến !
Hôm nay, tôi trở lại sự khẳng định : "Tôi tin xác loài người ngày sau sống lạỉ". Đây là một sự thật không phải là đơn giản và không hề đương nhiên chút nào bởi vì, sống chìm đắm trong cái thế giới này, không dễ dàng cho chúng ta để hiểu được những thực trạng tương lai. Nhưng Phúc Âm soi sáng chúng ta : sự sống lại của chúng ta gắn chặt với sự sống lại của Chúa Giêsu; sự kiện Ngài đã sống lại là bằng chứng sự sống lại của kẻ chết là có thật. Tôi muốn trình bầy một vài khía cạnh của quan hệ giữa sự sống lại của Chúa Kitô với sự sống lại của chúng ta. Ngài đã sống lại và, bởi ngài đã sống lại, chúng ta cũng sẽ sống lại.
Trước hết chính Thánh Kinh trình bầy con đường dẫn đến đức tin toàn vẹn trong sự kiện kẻ chết sống lại. Sự kiện này biểu lộ trong đức tin vào Thiên Chúa tạo dựng nên mọi người - cả hồn và xác – và vào Thiên Chúa giải thoát, Thiên Chúa trung thành của giao ước với dân Ngài. Trong một thiên cảm, tiên tri Ê-dê-ki-en ngắm nhìn các nấm mồ của những người đi đầy đã được mở toang và những xương cốt khô đét đang hồi sinh nhờ vào sự thổi vào của một thần khí hồi sinh. Cái nhìn này biểu lộ niềm hy vọng vào "sự sống lại" tương lai "của Israel", có nghĩa là trong sự tái sinh của chúng dân bại trận và nhục nhằn (x. Ed 37, 1-14).
Trong Tân Ước, Chúa Giêsu dẫn dắt mạc khải này đến chỗ hoàn tất và Ngài gắn liền niềm tin vào sự sống lại của chính bản thân Ngài, và phán : "Thầy là sự sống lại và là sự sống" (Ga 11, 25). Quả vậy, chính Chúa Giêsu sẽ làm sống lại vào ngày sau cùng những người đã tin vào Ngài. Chúa Giêsu đã đến giữa chúng ta, Ngài đã làm người, và giống như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi; chính bằng cách này mà Ngài đã mang chúng ta đi với Ngài trên con đường của Ngài trở về với Cha. Ngài là Ngôi Lời nhập thể, chịu chết vì chúng ta và đã sống lại, đã ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ của Ngài, bằng chứng của sự hiệp thông toàn vẹn trong Nước Ngài vinh quang, mà chúng ta tỉnh thức đợi chờ. Sự chờ đợi này là nguồn mạch và là lý do của niềm hy vọng chúng ta : một niềm hy vọng mà nếu chúng ta vun trồng và gìn giữ nó, - niềm hy vọng của chúng ta, nếu chúng ta vun trồng và gìn giữ nó - sẽ trở nên ánh sáng để soi sáng lịch sử cá nhân và lịch sử cộng đoàn. Chúng ta hãy luôn ghi nhớ điều này : chúng ta là môn đệ của Đấng đã đến, ngài đến mỗi ngày và sẽ đến vào ngày tận thế. Nếu chúng ta thành công trong việc giữ gìn thực tại này luôn hiện hữu trong tâm hồn mình, chúng ta sẽ đỡ mệt mỏi vì công việc hàng ngày, đỡ bị giam cầm trong phù du ngắn ngủi và sẵn sàng hơn để bước đi với một tấm lòng lân tuất trên con đường cứu độ.
Một khía cạnh khác nữa : sống lại là thế nào ? Sự sống lại của mỗi người chúng ta sẽ xẩy đến vào cái ngày sau cùng, lúc tận thế, bởi Thiên Chúa toàn năng sẽ ban lại sự sống cho thân xác và hợp nhất lại với linh hồn chúng ta, nhờ vào sự sống lại của Chúa Giêsu. Đó là sự giải thích cơ bản : bởi vì Chúa Giêsu đã sống lại mà chúng ta sẽ được sống lại; chúng ta hy vọng sống lại bởi Ngài đã mở cho chúng ta cánh cửa phục sinh. Và sự biến đổi này, sự biến hình của thân xác chúng ta này được chuẩn bị ngay trên cuộc đời này bởi quan hệ của chúng ta với Chúa Giêsu trong các bí tích, đặc biệt là trong bí tích Thánh Thể. Trên cõi đời này, chúng ta đã được nuôi sống bằng Mình và Máu Thánh của Ngài, chúng ta sẽ sống lại như Ngài, với Ngài và nhờ Ngài. Cũng như Chúa Giêsu đã sống lại với thân xác Ngài, nhưng không trở về một cuộc sống trần gian, như vậy, chúng ta cũng sẽ sống lại như thế đó với thân xác chúng ta sẽ được biến đổi thành thân xác hiển vinh. Đó không phải là nói dối đâu. Thật đó. Chúng ta xác tín Chúa Giêsu đã sống lại, Chúa Giêsu hằng sống ngay trong lúc này. Nhưng anh chị em, anh chị em có tin Chúa Giêsu hằng sống không ? Và nếu Chúa Giêsu hằng sống, anh chị em có nghĩ rằng Ngài sẽ để chúng ta chết đi mà không làm cho chúng ta sống lại không ? Không ! Ngài chờ đợi chúng ta và, bởi vì Ngài đã sống lại, sức mạnh phục sinh của Ngài sẽ làm tất cả chúng ta sống lại.
Một yếu tố cuối cùng : ngay từ cuộc đời này, chúng ta đã có trong chúng ta một sự tham gia vào sự sống lại của Đức Kitô. Nếu thật Chúa Giêsu sẽ làm chúng ta sống lại vào ngày tận thế, thì cũng thật và trong ý nghĩa nào đó, chúng ta đã sống lại với Ngài. Sự sống đời đời bắt đầu ngay từ bây giờ, nó bắt đầu trong suốt cuộc đời được hướng tới cái giờ phút sống lại cuối cùng đó. Vì vậy, trong khi chờ đợi ngày tận thế, chúng ta đã có trong chúng ta mầm mống của sự sống lại, một viễn tượng của sự sống lại vẹn toàn mà chúng ta đã nhận được như là gia sản thừa kế. Chính cũng vì thế mà thân xác của mỗi người trong chúng ta là phản ánh của đời đời, và phải tôn trọng nó; và nhất là, phải tôn trọng và yêu mến sự sống của những người đau khổ, để họ cảm thấy được sự gần gũi của Nước Thiên Chúa, của tình trạng đời sống vĩnh hằng mà chúng ta đang đi tới. Tư tưởng này cho chúng ta niềm hy vọng : chúng ta đang trên đường đi đến sự sống lại. Chiêm ngưỡng Chúa Giêsu, gặp gỡ Chúa Giêsu : đó là niềm vui của chúng ta ! Tất cả chúng ta sẽ ở cùng nhau – không phải ở đây, trên quảng trường này, mà ở phía bên kia – nhưng vui vẻ với Chúa Giêsu. Đó là định mệnh của chúng ta !
Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (GXHCG)
( 4 décembre 2013) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/la-resurrection-cela-commence-maintenant

 

Bài Giáo Lý về Kinh Tin Kính:
"Chết trong Chúa Kitô"
Triều kiến khoáng đại ngày thứ tư.

Rôma – 27/11/2013 (Zenit.org)
Nếu hiểu cái chết như là sự kết thúc tất cả, thì nó làm người ta sợ hãi, và kinh khủng, nó trở thành một sự đe dọa đập vỡ mọi giấc mơ, mọi viễn cảnh, bẻ gẫy mọi quan hệ và làm đứt đoạn mọi con đường", Đức Giáo Hoàng Phanxicô thừa nhận. Ngài nói tiếp, đồng thời, cũng có "một bản năng mạnh mẽ trong chúng ta nói rằng đời sống không chấm dứt với cái chết".
Ngài giải thích rằng "sự phục sinh của Chúa Giêsu không chỉ cho chúng ta sự chắc chắn về cuộc đời sau cái chết, mà còn soi sáng ngay cả mầu nhiệm của cái chết của mỗi người chúng ta".
Đức Giáo Hoàng quả đã dành bài giáo lý, hôm thứ tư 27 tháng 11, trên quảng trường Thánh Phêrô, về đức tin trong sự sống lại của thân xác, bắt đầu bởi ý nghĩa của cái chết Kitô giáo, trong Chúa Kitô.
Sau đây là bản dịch toàn văn bài giáo lý được đọc bằng tiếng Ý.
Bài Giáo Lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Anh chị em thân mến, xin chào và có lời khen ngợi bởi vì anh chị em rất can đảm, với cái lạnh trên quảng trường. Tôi xin khen ngợi anh chị em !
Tôi muốn kết thúc các bài Giáo Lý về "Kinh Tin Kính", được trình bầy trong Năm Đức Tin đã bế mạc vào Chúa Nhật vừa qua. Trong bài Giáo Lý này, và trong bài tới, tôi muốn suy nghĩ về đề tài sự sống lại của thể xác, khi nắm bắt hai khía cạnh của nó như sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo trình bày, nghĩa là cái chết và sự sống lại của chúng ta trong Đức Giêsu Kitô. Hôm nay, tôi dừng lại trên khía cạnh thứ nhất, cái "chết trong Đức Kitô".
1. Nói chung, giữa chúng ta có một cách nhìn sai lầm về sự chết. Tất cả chúng ta đều liên quan đến cái chết, và nó đặt vấn đề với chúng ta một cách sâu đậm, nhất là khi nó đụng sát chúng ta, hay khi nó đụng đến những trẻ em, những người không được phòng vệ, hay cách mà chúng ta coi như là "quá đáng". Tôi luôn tự hỏi : tại sao các em bé lại phải đau khổ ? Tại sao các em bé lại phải chết ? Nếu người ta hiểu cái chết là chấm dứt mọi chuyện, thì cái chết sẽ làm người ta sợ hãi, kinh hoàng, nó trở thành mối đe dọa phá vỡ mọi giấc mơ, mọi viễn cảnh, bẻ gẫy mọi quan hệ và cắt đứt mọi con đường.
Đó chính là cái gì sẽ xảy ra khi chúng ta coi cuộc đời mình như một thời gian đóng khung giữa hai thái cực : sinh ra và chết đi, khi mà chúng ta không tin vào một chân trời kéo dài xa hơn chân trời của cuộc đời hiện tại, khi người ta sống như là không hề có Thiên Chúa. Quan niệm này về cái chết là tiêu biểu của tư tưởng vô thần, tư tưởng này diễn giải cuộc sống như thể chúng ta vô tình đến trên thế gian và chúng ta đang bước về phía hư vô. Nhưng cũng có một loại chủ nghĩa vô thần thực dụng, nó chủ trương chỉ sống cho những lợi ích của chính mình và chỉ sống cho những chuyện thế gian. Nếu chúng ta để mình bị lôi cuốn bởi cách nhìn sai lạc đó về sự chết, chúng ta không có lựa chọn này khác là che đậy cái chết, chối bỏ nó hay tầm thường hóa nó, để nó không còn làm chúng ta sợ hãi nữa.
2. Nhưng trước cái giải pháp sai làm này, "trái tim" của con người - ước muốn vô biên của nó, trong mỗi người chúng ta, hoài niệm đời đời của nó, trong mỗi người chúng ta - sẽ nổi loạn. Như thế, ý nghĩa Kitô giáo của sự chết là gì ? Nếu chúng ta nhìn vào những giai đoạn đau đớn nhất của cuộc đời chúng ta, khi chúng ta mất đi một người thân – cha mẹ chúng ta, một người anh em, một người chị em, một người chồng, một đức con, một người bạn – chúng ta thấy rằng, dù trong thảm kịch của sự mất mát này, dù là bị cấu xé bởi sự xa cách này, cũng dâng lên trong lòng niềm tin rằng tất cả không thể chấm dứt, rằng điều thiện cho đi và nhận lấy là vô ích. Đã có một bản năng mạnh mẽ trong chúng ta nói rằng đời sống không thể chấm dứt với cái chết.
Niềm khao khát sự sống đã tìm được câu trả lời thực sự và khả tín trong sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Sự phục sinh của Chúa Giêsu không chỉ ban cho sự xác tín có một đời sống sau khi chết, mà còn soi sáng chính mầu nhiệm sự chết của mỗi người chúng ta. Nếu chúng ta sống hợp nhất với Chúa Giêsu, nếu chúng ta trung thành với Ngài, chúng ta sẽ cũng có thể bình thản và đầy hy vọng đương đầu với cái chết. Giáo Hội, đã cầu nguyện như thế này : "Nếu sự chắc chắn sẽ phải chết làm cho chúng ta buồn rầu, lời hứa tương lai sẽ bất tử an ủi chúng con". Quả là một kinh hay của Giáo Hội !
Một người có xu hướng chết như người này đã sống. Nếu đời tôi là một con đường đi cùng với Chúa, một con đường trông cậy vào lòng thương xót bao la của Ngài, tôi sẽ được chuẩn bị để đón nhận vào giờ phút chót cuộc đời dưới thế của tôi như một sự phó thác đầy tin tưởng và vĩnh viễn trong đôi bàn tay chờ đón của Ngài, trong sự chờ đợi được chiêm ngưỡng thánh nhan Ngài mặt đối mặt. Đó là điều gì tốt đẹp nhất sẽ xẩy đến cho chúng ta : ngắm nhìn mặt đối mặt dung nhan tuyệt vời này của Chúa, nhìn Ngài tận mắt, tươi đẹp, đầy ánh sáng, đầy tình yêu, đầy nhân ái. Chúng ta bước đi để tới đó : nhìn thấy Chúa.
3. Trong viễn cảnh này, người ta hiểu được sự mời gọi của Chúa Giêsu hãy luôn sẵn sàng, cảnh giác, biết rằng cuộc đời trên thế gian này được ban cho chúng ta để chuẩn bị cho đời sau, đời sống với Cha trên Trời. Và vì thế, có một con đường chắc chắn : chuẩn bị tốt cho lúc chết, trong lúc ở gần với Chúa Giêsu. Đây là điều chắc chắn : tôi dọn mình cho cái chết và luôn gần gũi với Chúa Giêsu.
Và làm sao gần gũi với Chúa Giêsu ? Bằng cầu nguyện, bằng các bí tích và cũng bằng làm việc bác ái. Chúng ta hãy nhớ rằng Chúa Giêsu hiện diện trong những người yếu đuối nhất và những người cùng khổ nhất. Chính Ngài đã hòa mình giống như họ, trong dụ ngôn đáng chú ý về ngày phán xét sau cùng, khi Ngài phán : "Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến hỏi han… mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em nhỏ bé nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25, 35-36. 40).
Bởi thế, một con đường chắc chắn, chính là tìm lại ý nghĩa của lòng bác ái Kitô giáo và của sự chia sẻ huynh đệ, chính là chăm sóc các vết thương thể xác và tinh thần của người bên cạnh. Sự tương trợ khiến chúng ta động lòng trắc ẩn với những đau khổ và hiến tặng hy vọng là một tiền đề và một điều kiện để nhận được gia tài Nước Trời được chuẩn bị cho chúng ta. Người thực hiện lòng thương xót, không sợ chết. anh chị em hãy nghĩ đến điều này : người thực hiện lòng thương xót, không sợ chết. Anh chị em đồng ý không ? Chúng ta hãy cùng nói lên để khỏi quên ! Người thực hiện lòng thương xót không sợ chết. Và tại sao người đó không sợ chết ? Bởi vì người đó nhìn thẳng vào sự chết trong những vết thương của các anh em mình, và người này vượt lên với tình yêu của Chúa Giêsu Kitô.
Nếu chúng ta mở cửa cuộc đời chúng ta và trái tim chúng ta cho những người bé mọn nhất trong anh em chúng ta, như thế, cả cái chết nữa cũng sẽ trở thành một cánh cửa dẫn chúng ta vào Thiên Đàng, quê hương hạnh phúc, nơi chúng ta hướng tới, mong đợi được ở đó mãi mãi với Cha chúng ta, với Chúa Giêsu, Mẹ Maria và các Thánh.
Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (GHXHCG)
(27 novembre 2013) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/catechese-sur-le-credo-la-mort-dans-le-christ

Chúa Giêsu đã ban mạng sống của Ngài
cho chúng ta được bình an và được tha tội
Bài giáo lý về tha thứ tội lỗi

Rôma – 20/11/2013 (Zenit.org) 
Chúa Giêsu, như thế, đã ban mạng sống của Ngài để chúng ta được bình an, vui mừng, được ban ơn phúc trong tâm hồn, được tha thứ tội lỗi", Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích trong bài giáo lý ngày thứ tư hàng tuần của ngài nói về "quyền giữ chìa khóa", quyền lực được tha thứ tội lỗi do Chúa Giêsu ban cho các Tông Đồ của Ngài.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh 3 yếu tố : "Chúa Thánh Linh, chủ chốt sự tha tội", Chúa Giêsu "ban quyền này" cho các linh mục, linh mục là "khí cụ để tha tội".
Rồi Đức Giáo Hoàng tâm sự là ngài xưng tội "hai tuần một lần" : "cha giải tội lắng nghe tôi nói với ngài, ngài khuyên bảo tôi và tha tội cho tôi, bởi vì tất cả chúng ta đều cần được sự tha thứ này"
Sau đây là bản dịch toàn văn bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đọc bằng tiếng Ý.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào anh chị em !
Thứ tư tuần trước, tôi đã nói về tha tội, đặc biệt có quan hệ với phép Rửa Tội. Hôm nay, chúng ta tiếp tục đề tài tha tội, nhưng dựa vào điều gọi là "quyền giữ chìa khóa", vốn là một biểu tượng Thánh Kinh của sứ mạng mà Chúa Giêsu đã giao cho các thánh Tông Đồ.
Trước hết chúng ta phải nhớ rằng Đấng chủ chốt trong sự tha thứ tội lỗi chính là Chúa Thánh Linh. Khi Ngài hiện ra lần đầu với các Tông Đồ trong Nhà Tiệc Ly, Chúa Giêsu phục sinh đã làm cử chỉ thổi lên các ngài và phán rằng : "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ" (Ga 20, 22-23). Biến hình trong thân xác Ngài, Chúa Giêsu từ nay là Con Người mới, Ngài ban ơn phúc của mầu nhiệm Phục Sinh, hoa trái của cái chết và sự sống lại của Ngài : Những ơn đó là những ơn nào ? Ơn an bình, ơn vui mừng, ơn tha thứ tội lỗi, ơn sứ mạng, nhưng nhất là Ngài ban Thánh Thần vốn là nguồn gốc các ơn đó. Hơi thở của Chúa Giêsu, kèm theo những lời lẽ qua đó Ngài truyền Thần Khí, cho thấy Ngài đã ban truyền sự sống, sự sống mới được tái sinh bởi sự tha thứ.
Nhưng trước khi làm cử chỉ thổi hơi và ban Thần Khí, Chúa Giêsu đã tỏ lộ các thương tích của Ngài trên hai tay và cạnh sườn : các thương tích này biểu hiện cái giá của sự cứu độ chúng ta. Chúa Thánh Thần mang đến cho chúng ta sự tha thứ của Thiên Chúa "xuyên qua" những thương tích của Chúa Giêsu, những thương tích này, Ngài đã muốn giữ lại; ngay cả lúc này, ở trên Trời, Ngài đã trình ra cho Cha Ngài những thương tích nhờ đó Ngài đã cứu độ chúng ta. Nhờ sức mạnh của các thương tích này, tội lỗi của chúng ta đã được tha thứ : Chúa Giêsu đã ban mạng sống của Ngài để đổi lấy cho chúng ta sự bình an, sự vui mừng, ơn phúc trong tâm hồn, sự tha thứ tội lỗi của chúng ta. Nhìn Chúa Giêsu như thế, thật là quá đẹp !
Bây giờ chúng ta hãy sang yếu tố thứ nhì : Chúa Giêsu ban cho các Tông Đồ quyền tha tội; thật là hơi khó hiểu, làm sao một con người có quyền tha tội, nhưng Chúa Giêsu đã ban quyền đó. Hội Thánh được ký thác quyền giữ chìa khóa, để mở hay để đóng cửa tha thứ. Với lòng thương xót tối thượng, Thiên Chúa tha thứ cho mọi con người, nhưng Ngài đã muốn rằng những ai thuộc về Đức Kitô và Hội Thánh của Ngài, nhận được sự tha thứ qua trung gian của những thừa tác viên của cộng đoàn. Nhờ sứ vụ tông đồ, lòng thương xót của Thiên Chúa đến với tôi, tội lỗi của tôi được tha thứ và tôi đã được ban cho sự vui mừng. Bằng cách đó, Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta cũng sống bí tích hòa giải trong tầm vóc Giáo Hội, cộng đoàn. Và điều này rất đẹp ! Giáo Hội, vốn là thánh thiện và đồng thời cũng cần sám hối, đồng hành trên con đường trở lại của chúng ta trong suốt cuộc đời. Hội Thánh không phải là chủ nhân thẩm quyền giữ chìa khóa, mà là tôi tớ sứ vụ thừa tác của lòng thương xót và cảm thấy vui mừng mỗi lần có thể cống hiến ơn này của Thiên Chúa.
Nhiều người, ngày nay, không hiểu tầm vóc Giáo Hội của sự tha thứ, bởi vì chủ nghĩa cá nhân, bệnh chủ quan thống trị và cả chúng ta, Kitô hữu, chúng ta cũng chịu ảnh hưởng. Đương nhiên, Thiên Chúa tha thứ cho mọi tội nhân hối cải, từng người một, nhưng người Kitô hữu gắn liền với Đức Kitô, và Đức Kitô hiệp nhất với Hội Thánh. Đối với chúng ta, Kitô hữu, đó là một ơn thêm nữa, và đó cũng là một sự dấn thân thêm nữa : khiêm nhừng đi qua thừa tác của Giáo Hội. Điều này, chúng ta phải làm cho nó tăng thêm giá trị; đó là một ơn, một sự quan tâm, một sự che chở và đó cũng là sự xác tín rằng Thiên Chúa đã tha tội cho tôi. Tôi đi đến với người anh em linh mục này và nói với ngài : "Thưa cha, con đã làm điều này…". Và ngài trả lời : "Nhưng cha tha tội cho con; Thiên Chúa tha tội cho con". Lúc đó, tôi chắc chắn là Thiên Chúa đã tha tội cho tôi ! Và thật là đẹp, điều đó cho chúng ta sự xác tín rằng Thiên Chúa luôn tha thứ cho chúng ta, và không ngừng tha thứ cho chúng ta. Và chúng ta cũng phải không mệt mỏi đi xin tha thứ. Người ta có thể cảm thấy xấu hổ khi khai ra tội lỗi của mình, nhưng mẹ chúng ta và bà chúng ta đã nói rằng đỏ mặt một lần tốt hơn là vàng mặt ngàn lần. Chúng ta đỏ mặt một lần, nhưng tội lỗi chúng ta được tha thứ và chúng ta đi tới.
Sau hết, môt điểm chót : linh mục, khí cụ tha thứ tội lỗi. Sự tha thứ của Thiên Chúa, được ban cho chúng ta trong Hội Thánh, được truyền đến chúng ta qua trung gian của thừa tác vụ của một người anh em, linh mục; một người, như chúng ta, cũng cần đến lòng thường xót, trở thành khí cụ đích thực của lòng thương xót, bằng cách ban cho chúng ta tình yêu vô biên của Thiên Chúa, Cha chúng ta. Các linh mục cũng phải xưng tội, và các giám mục cũng vậy : tất cả chúng ta đều là tội nhân. Kể cả Đức Giáo Hoàng cũng xưng tội hai tuần một lần, bởi vì Đức Giáo Hoàng cũng là tội nhân. Và cha giải tội lắng nghe những điều tôi nói với ngài, ngài khuyên nhủ tôi và tha tội cho tôi, bởi vì tất cả chúng ta đều cần sự tha thứ đó. Người ta đôi khi nghe có người khẳng định họ xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa… Phải, như tôi mới nói đó, Thiên Chúa luôn nghe bạn, nhưng trong bí tích Hòa Giải, Ngài gửi một người anh em mang đến cho bạn sự tha thứ, sự an toàn của sự tha thứ, nhân danh Hội Thánh.
Dịch vụ mà vị linh mục cung cấp với danh nghĩa thừa tác nhân, từ Thiên Chúa, tha thứ tội lỗi là rất tế nhị và đòi hỏi con tim ngài phải an bình, linh mục phải có tâm hồn binh an, không hành hạ con chiên, mà phải nhân hiền, khoan dung và giầu lòng thương xót; biết gieo rắc hy vọng trong lòng mọi người, và nhất là, ý thức được rằng anh chị em mình đang tiến gần bí tích Hòa Giải để tìm kiếm sự tha thứ và làm chuyện này như tất cả mọi người đến gần Chúa Giêsu để Ngài chữa lành cho họ. Nếu linh mục không có tinh thần sẵn sàng như thế, tốt hơn hết là vị đó đừng ban bí tích này, cho đến khi ngài tự sửa lại. Các tín hữu sám hối có quyền, tất cả mọi tín hữu có quyền tìm thấy nơi các linh mục; những tôi tớ của sự tha thứ từ Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến, là thành viên của Hội Thánh, chúng ta có ý thức được ơn này do chính Thiên Chúa ban cho chúng ta không ? Liệu chúng ta có cảm thấy niềm vui của mối ưu tư này, của sự quan tâm từ mẫu này mà Hội Thánh thể hiện đối với chúng ta ? Chúng ta có biết đề cao giá trị của nó với sự đơn sơ và chăm chỉ không ? Chúng ta không quên rằng Thiên Chúa không hề mệt mỏi tha tội cho chúng ta; qua thừa tác vụ của linh mục, và ôm chúng ta trong đôi cánh tay Ngài, Ngài tái sinh chúng ta và cho chúng ta đứng dậy và tiếp tục con đường của chúng ta. Bởi vì đó chính là sự sống của chúng ta : không ngừng đứng dậy và tiếp nối con đường của chúng ta.
Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (GHXHCG)
(20 novembre 2013) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/jesus-a-donne-ainsi-sa-vie-pour-notre-paix-pour-le-pardon-de-nos-peches

 

Bí tích Hòa giải để làm sống lại ơn phúc Rửa Tội
Bài giáo lý về kinh Tin Kính - 13 tháng 11 năm 2013

 

Rôma – 13/11/2013 (Zenit.org) 
Tôi không thể chịu phép Rửa nhiều lần, nhưng tôi có thể xưng tội và như vậy nhắc lại ơn phúc bí tích Thánh Tẩy" : Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh quan hệ giữa bí tích Rửa Tội và bí tích Hòa Giải vốn làm sống lại bí tích này nơi những người đã chịu phép Rửa.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp kiến khoáng đại, trên quảng trường thánh Phêrô, hàng chục ngàn khách hành hương. Ngài đã tiếp tục bài giáo lý của ngài về kinh Tin Kính, trong khung cảnh Năm Đức Tin, bằng cách triển khai một bài về bí tích Thánh Tẩy.
Ngài cũng đã mời gọi các giáo hữu hãy tìm biết ngày mình Rửa Tội để có thể kỷ niệm như ngày sinh nhật thứ hai của đời mình !
Dưới đây là bản dịch toàn văn bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng bằng tiếng Ý, kể cả những câu ứng khẩu thêm.
Bài giáo lý ccủa Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào anh chị em,
Trong "Kinh Tin Kính", chúng ta đọc mỗi chúa nhật trong khi tuyên xưng đức tin, chúng ta khẳng định : "Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội". Đó là hàm ý duy nhất rõ ràng về một bí tích bên trong "Kinh Tin Kính". Quả vậy, bí tích (thánh tẩy) là "cửa ngõ" của đức tin và cuộc đời Kitô giáo. Chúa Giêsu phục sinh đã ban cho các tông đồ của Ngài mệnh lệnh : "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu Phép Rửa, sẽ được cứu độ" (Mc 16, 15-16). Sứ mạng của Hội Thánh là loan bao Tin Mừng và tha tội qua bí tích Thánh Tẩy.
Nhưng chúng ta hãy trở lại với những lời Kinh Tin Kính. Có thể chia ra làm ba phần trong câu này : "tôi tuyên xưng", "có một Phép Rửa" và "để tha tội"
1. "Tôi tuyên xưng". Điều này có nghĩa là gì ? Đây là một thành ngữ long trọng chứng tỏ tầm quan yếu của túc từ, tức là Phép Rửa. Quả vậy, khi đọc lên những lời này, chúng ta khẳng định căn cước thật sự là con cái Thiên Chúa. Bí tích Thánh Tẩy, có thể coi như một thứ thẻ căn cước của người Kitô hữu, một thứ giấy khai sinh. Đó là giấy khai sinh trong Hội Thánh. Anh chị em đều biết ngày sinh nhật của mình và anh chị em ăn mừng sinh nhật của mình phải không ? Chúng ta ăn mừng sinh nhât của chúng ta. Tôi hỏi anh chị em một câu mà đã có lần tôi hỏi rồi, nhưng tôi cứ hỏi lần nữa : ai trong các anh chị em nhớ được ngày Rửa Tội của mình ? Dơ tay lên : không có nhiều (và tôi không đặt câu hỏi này với các vị giám mục để các ngài khỏi bị xấu hổ…). Nhưng chúng ta sẽ cùng làm một việc : hôm nay, khi trở về nhà, anh chi em hãy hỏi xem ngày mình Rửa Tội là ngày nào, anh chị em hãy tìm đi, vì đó là sinh nhật thứ nhì của chúng ta.
Sinh nhật thứ nhất của chúng ta là ngày chúng ta sinh ra trong cuộc đời và sinh nhật thứ nhì là ngày chúng ta sinh ra trong Hội Thánh. Anh chị em làm chứ ? Đó là một bài tập phải làm khi về nhà : đi tìm cái ngày anh chị em sinh ra trong Giáo Hội và hãy cảm tạ Chúa bởi vì, ngày chúng ta Rửa Tội, Ngài đã mở cho chúng ta cánh cửa của Hội Thánh Ngài.
Đồng thời, niềm tin của chúng ta vào sự tha thứ tội lỗi gắn liền với bí tích Thánh Tẩy. Bí tích thống hối, hay xưng tội, thực chất là như "một lần Rửa Tội thứ nhì", luôn làm chúng ta nhớ lại lần thứ nhất để củng cố và lập lại bí tích này. Trong ý nghĩa đó, ngày Rửa Tội của chúng ta là điểm xuất phát một cuộc hành trình rất tươi đẹp, một cuộc hành trình đến với Thiên Chúa, kéo dài tất cả cuộc đời, một cuộc hành trình trở lại luôn được nâng đỡ bởi bí tích thống hối. Anh chị em hãy suy nghĩ chuyện này : khi chúng ta đi thú nhận những yếu kém, những tội lỗi của chúng ta, chúng ta cầu xin sự tha thứ nơi Chúa Giêsu, nhưng chúng ta cũng đi nhận lại bí tích Rửa Tội qua ơn tha thứ đó. Và thật là đẹp, thật là như chúng ta ăn mừng ngày chúng ta Rửa Tội mỗi lần đi xưng tội. Chính vì thế mà xưng tội không phải là một phiên xử trong một phòng tra tấn, mà là một lễ mừng.
Xưng tội dành riêng cho những người đã chịu phép Rửa ! Để giữ sạch bộ quần áo trắng tượng trưng cho phẩm giá Kitô hữu của chúng ta.
2. Yếu tố thứ nhì : "có một phép Rửa". Câu này nhắc lại câu của thánh Phaolô : "Chỉ có một Thiên Chúa, một niềm tin, một phép rửa" (Ep 4, 5). Từ "Rửa" có nghĩa là "dìm xuống nước" và, quả vậy, bí tích này đúng là một sự dìm thiêng liêng trong cái chết của Đức Kitô, để từ đó, chúng ta cùng sống lại với Ngài như là những vật thọ tạo mới (x. Rm 6, 4). Đó là một sự tắm rửa tái sinh và soi sáng. Tái sinh vì nó thể hiện sự sinh ra từ nước và từ Thánh Thần, nếu không, không có ai có thể vào được Nước Trời (x. Ga 3, 5). Soi sáng vì, qua Phép Rửa, con người được đổ tràn đầy ơn phúc của Đức Kitô, "ánh sáng thật, chiếu soi mọi người" (Ga 1, 9) và xua đi bóng tối của tội lỗi. Vì thế, trong lễ nghi Rửa Tội, một ngọn nến sáng đã được trao cho cha mẹ, để nói lên sự soi sáng này; Phép Rửa soi sáng từ trong tâm hồn chúng ta với ánh sáng của Chúa Giêsu. Vì ân điển này, người chịu Phép Rửa được kêu gọi chính mình trở thành "ánh sáng" – ánh sáng đức tin mà tôi đã lãnh nhận – cho các người anh em mình, đặc biệt là cho những người dang ở trong bóng tối và không thấy hé lộ một tia sáng nào ở phía chân trời cuộc đời họ.
Chúng ta hãy thử tự hỏi : với tôi, Rửa Tội có phải là chuyện của quá khứ, lẻ loi trong một cái ngày mà hôm nay anh chị em sẽ đi tìm không ? Hay là một thực tế sống động liên quan đến hiện tại của tôi, và trong mọi lúc ? Bạn có cảm thấy mạnh mẽ, vì sức mạnh mà Đức Kitô đã ban cho bạn bằng cái chết và sự sống lại của Ngài không ? Hay là bạn cảm thấy ủ rũ, không có sức lực ? Phép Rửa ban cho sức mạnh và ban cho ánh sáng. Bạn có cảm thấy được soi sáng bởi cái ánh sáng đến từ Chúa Kitô không ? Bạn có phải là một người đàn ông hay một người đàn bà của ánh sáng không ? Hay bạn là một con người tăm tối, không có ánh sáng của Chúa Giêsu ? Phải nắm bắt lấy ơn phúc của Phép Rửa như là một quà tặng, và trở thành ánh sáng cho những người khác.
3. Sau cùng, đôi lời về yếu tố thứ ba : "để tha tội". Trong bí tích Thánh Tẩy, mọi tội lỗi đều được tha, tội tổ tông và tất cả các tội cá nhân, cũng như là tất cả những hình phạt liên hệ với tội lỗi. Phép Rửa mở ra cửa ngõ đi vào một cuộc đời mới có thực, không bị đè nặng bởi một quá khứ tiêu cực, mà được nếm trước cái đẹp và sự tốt lành của Nước Trời. Đó là một sự can thiệp mạnh mẽ của lòng thương xót Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta, để cứu độ chúng ta. Nhưng sự can thiệp cứu độ này không thủ tiêu sự yếu đuối của bản chất con người chúng ta - tất cả chúng ta đều yếu đuối và tất cả chúng ta đều là tội nhân -; và không cất đi trách nhiệm của chúng ta là phải cầu xin sự tha thứ mỗi khi chúng ta lầm lạc !
Tôi không thể chịu Phép Rửa nhiều lần, nhưng tôi có thể xưng tội và như thế, lập lại ân điển của Phép Rửa. Cũng như là tôi nhận lãnh một phép Rửa thứ nhì. Chúa Giêsu tốt lành đến nỗi Ngài không bao giờ mệt mỏi trong việc tha thứ cho chúng ta. Cũng vậy, cánh cửa mà Phép Rửa đã mở ra cho chúng ta đi vào Hội Thánh có hơi khép lại, bởi vì những yếu đuối và tội lỗi của chúng ta, thì xưng tội cũng mở ra lại, chính bởi vì đó cũng như là một Phép Rửa thứ nhì, tha thứ tất cả cho chúng ta, và soi sáng chúng ta để đi tới với ánh sáng của Chúa. Chúng ta hãy vui vẻ đi tới, bởi vì phải sống cuộc đời với niềm vui của Chúa Giêsu Kitô; và đó là một ân điển của Chúa.
Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (GHXHCG)
(13 novembre 2013) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/le-sacrement-de-la-reconciliation-pour-raviver-la-grace-du-bapteme

 

Một Giáo Hội không mang lại Chúa Giêsu
là một Giáo Hội chết
Bài Giáo Lý ngày 23 tháng 10 năm 2013.

Rôma – 16/10/2013 (Zenit.org)
Giáo Hội mang lại Chúa Giêsu : điều này là trung tâm của Giáo Hội, mang lại Chúa Giêsu ! Nếu có lúc nào Giáo Hội không mang lại Chúa Giêsu, Giáo Hội đó sẽ là một Giáo Hội chết ! Giáo Hội phải mang lại bác ái của Chúa Giêsu, tình yêu của Chúa Giêsu, bác ái của Chúa Giêsu", Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh.
Hôm thứ tư 23/10/2013, trong buổi triều kiến chung trên quảng trường thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đã dành bài giáo lý của ngài cho "Đức Maria như là hình ảnh và tấm gương của Giáo Hội".
"Đức Maria đã luôn sống đắm chìm trong mầu nhiệm Thiên Chúa làm người, như môn đệ đầu tiên và toàn hảo của Ngài, suy ngẫm mỗi chuyện trong lòng mình dưới ánh sáng của Thánh Linh, để thấu hiểu và thi hành Thánh Ý Thiên Chúa", ngài giải thích .
Ngài cũng đã xác định rằng "Giáo Hội không phải là một cửa tiệm, không phải là một cơ quan nhân đạo, Giáo Hội không phải là một tổ chức phi chính phủ (NGO), Giáo Hội được sai đi để mang lại Đức Kitô và Phúc Âm của Ngài cho mọi người; Giáo Hội không mang lại Giáo Hội -nhỏ bé, to lớn, mạnh mẽ hay yếu ớt, Giáo Hội mang lại Chúa Giêsu và phải như Đức Maria khi Mẹ đi thăm bà Elisabeth".
Sau đây là bản dịch toàn văn từ tiếng Ý.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào anh chị em !
Tiếp nối bài giáo lý về Giáo Hội, ngày hôm nay tôi muốn nhìn lên Đức Mẹ Maria như hình ảnh và gương mẫu của Giáo Hội. Tôi làm điều này khi nhớ lại thành ngữ của Công Đồng Vaticanô II. Thông điệp Lumen gentium nói rằng : "Như thánh Ambrôsiô đã giản dạy, Đức Mẹ Thiên Chúa là gương mẫu trong lãnh vực đức tin, đức cậy, đức mến và sự kết hợp toàn hảo với Đức Kitô" (số 63).
1. Chúng ta hãy bắt đầu từ khía xạnh thứ nhất, Đức Mẹ Maria như là gương mẫu đức tin. Trong chiều hướng nào mà Đức Mẹ Maria tượng trưng cho gương mẫu đức tin của Giáo Hội ? Chúng ta hãy suy nghĩ Đức Trinh Nữ Maria là ai : một cô gái Do Thái, đang mong đợi sự cứu độ của dân mình. Nhưng trong thâm tâm cô gái Do Thái này có một bí mật mà chính cô cũng chưa biết : trong kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa, cô đã được tiền định sẽ trở nên Mẹ Đấng Cứu Thế. Trong lúc Truyền Tin, Sứ Thần của Thiên Chúa gọi cô là "Đầy Ơn Phúc" và tiết lộ với cô dự án này. Đức Mẹ Maria trả lời "Xin Vâng" và từ giây phút đó, đức tin của Đức Maria nhận được một ánh sáng mới : Mẹ tập trung vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã nhập thể trong Mẹ và như thế, những lời giao ước của toàn bộ lịch sử cứu độ đã được thể hiện. Đức tin của Mẹ Maria là sự hoàn thành của niềm tin dân Israel; nơi đó tập trung tất cả cuộc lữ hành, tất cả con đường của dân tộc này đang mong chờ cứu độ. Chính trên chiều hướng này, Mẹ là gương mẫu đức tin của Giáo Hội, vốn có trung tâm là Đức Kitô, tình yêu vô biên của Thiên Chúa nhập thể.
Mẹ Maria đã sống đức tin này như thế nào ? Mẹ đã sống đức tin trong đơn sơ của hàng ngàn công việc và lo toan hàng ngày của mọi người mẹ, như là chu cấp cái ăn, cái mặc, chăm sóc việc nhà… Và cuộc sống bình thường của Đức Trinh Nữ, chính xác là cơ sở nơi phát triển quan hệ đặc biệt này, cuộc đối thoại sâu sắc này giữa Thiên Chúa và Mẹ, giữa Con Mẹ với Mẹ. Lời đáp "Xin Vâng" của Đức Maria, đã toàn hảo từ ban đầu, còn lớn lên đến tận giờ khắc bên Thánh Giá. Ở đó, tình hiền mẫu đã nở ra, ôm lấy trong vòng tay Mẹ, mỗi người chúng ta, cuộc đời chúng ta, để dẫn dắt chúng ta đến với Con Mẹ. Đức Maria đã luôn sống đắm chìm trong mầu nhiệm Thiên Chúa làm người, như thể là môn đệ đầu tiên và toàn hảo của Ngài, suy ngẫm mỗi chuyện trong lòng mình dưới ánh sáng của Thánh Linh, để hiểu thấu và thực hiện tất cả Thánh Ý Thiên Chúa.
Chúng ta cũng có thể tự đặt cho mình câu hỏi này : chúng ta có để cho mình được soi sáng bởi đức tin của Mẹ Maria là Mẹ chúng ta không ? Hay là chúng ta lại nghĩ rằng Mẹ quá xa lạ, quá khác lạ với chúng ta ? Trong những thời khắc thử thách, u tối, chúng ta có ngước trông lên Mẹ như một gương mẫu tin tưởng nơi Thiên Chúa, là Đấng luôn luôn và chỉ muốn điều tốt lành cho chúng ta ? Chúng ta hãy nghĩ về điều này, có lẽ nó sẽ làm chúng ta cảm thấy tốt lành nhận ra Mẹ Maria như là gương mẫu và là khuôn mặt của Giáo Hội trong đức tin này mà Mẹ hằng có !
3. Bây giờ đến khía cạnh thứ nhì : Mẹ Maria gương mẫu bác ái. Đối với Giáo Hội, Đức Mẹ Maria là gương mẫu tình yêu như thế nào ? Chúng ta hãy nghĩ tới sự sẵn sàng của Mẹ đối với bà chị họ Elisabeth. Bằng cách đi thăm viếng, Đức Trinh Nữ Maria không chỉ mang tới cho bà ta một sự nâng đỡ vật chất đơn giản, cũng có như vậy, nhưng Mẹ đã mang lại Chúa Giêsu , Đấng đang sống trong bụng Mẹ. Mang Chúa Giêsu đến cho căn nhà này muốn nói là mang đến niềm vui, một niềm vui tràn đầy. Bà Êlisabeth và ông Zacharia hạnh phúc vì cái thai này mà ông bà đã tưởng không thể có được ở tuổi của hai ông bà, nhưng chính là cô thiếu nữ Maria đã mang đến cho ông bà niềm vui tron vẹn, niềm vui đến từ Chúa Giêsu và Thánh Linh và thể hiện trong tình bác ái nhưng không, trong sự chia sẻ, trong sự trợ giúp và sự thông cảm lẫn nhau.
Đức Trinh Nữ Maria muốn mang lại cả cho chúng ta nữa, cho tất cả chúng ta, ơn trọng đại là chính Chúa Giêsu; và với Ngài, Mẹ mang đến tình yêu, sự bình an và niềm vui của Ngài. Giáo Hội là thế, cũng như Mẹ Maria : Giáo Hội không phải là một cửa tiệm, không phải là một cơ quan nhân đạo, Giáo Hội không phải là một tổ chức phi chính phủ (NGO); Giáo Hội được sai đi để mang Đức Kitô và Phúc Âm của Ngài đến cho mọi người; Giáo Hội không mang lại chính mình – nhỏ, lớn, mạnh hay yếu, Giáo Hội mang đến Chúa Giêsu và phải như Đức Maria lúc Mẹ đi thăm bà Elisabeth. Mẹ Maria mang gì tới cho bà ? Chính là Chúa Giêsu. Giáo Hội mang đến Chúa Giêsu : điều này là trung tâm của Giáo Hội, mang Chúa Giêsu đến ! Nếu giả dụ như có khi nào Giáo Hội không mang Chúa Giêsu đến, Giáo Hội này sẽ là một Giáo Hội chết ! Giáo Hội phải mang đến bác ái của Chúa Giêsu, tình yêu của Chúa Giêsu, bác ái của Chúa Giêsu.
Chúng ta đã nói về Đức Maria, đến Chúa Giêsu, và chúng ta thì sao ? Chúng ta có là Giáo Hội không ? Chúng ta mang đến cho người khác tình yêu nào ? Có phải là tình yêu của Chúa Giêsu không ? tình yêu chia sẻ, tình yêu tha thứ, tình yêu đồng hành, hay là một tình yêu pha nước lã, cũng như người ta pha nước lã làm loãng rượu và lạt như nước ? Có phải là một tình yêu mạnh mẽ, hay tinh yêu yếu đuối đến độ tùy theo cảm tình, tùy theo có sự đáp trả, một tình yêu vị lợi ? Một câu hỏi khác : Chúa Giêsu có ưa tình yêu vị lợi không ? Không, Ngài không ưa, vì tình yêu phải là miễn phí, như tình yêu của Ngài. Các quan hệ của chúng ta trong giáo xứ, trong cộng đoàn như thế nào ? Chúng ta có coi nhau như huynh đệ không ? Hay là chúng ta xét đoán nhau, nói xấu lẫn nhau, chúng ta có chỉ chăm lo đến "khu vườn nhỏ bé" của riêng mình, hay chúng ta chăm lo lẫn cho nhau ? Đó là những câu hỏi về bác ái !
3. Và ngắn gọi khía cạnh thứ ba : Đức Maria gương mẫu kết hợp với Đức Kitô.Cuộc đời của Đức Trinh Nữ Maria là cuộc đời của một phụ nữ quần chúng : Đức Maria cầu nguyện, làm việc, đi tới đền thánh… Nhưng mỗi hành động luôn được thực hiện trong sự hiệp thông toàn hảo với Chúa Giêsu. Sự hiệp thông đạt tới đình cao của nó trên Núi Sọ : nơi đó Đức Maria hợp nhất với Con trong tử đạo tâm hồn và trong lễ vật sự sống dâng lên Cha để cứu chuộc nhân loại. Đức Trinh Nữ đã nhận lấy cho mình sự đau đớn của Con và Mẹ đã cùng Ngài chấp nhận Thánh Ý của Cha, trong sự vâng phục này vốn mang nhiều hoa trái, vốn ban cho chiến thắng đích thực trên điều ác và trên cái chết.
Mẹ Maria đã dạy cho chúng ta một thực tế rất đẹp : hợp nhất với Chúa Giêsu. Chúng ta có thể tự hỏi : Có phải chúng ta chỉ nhớ đến Chúa Giêsu khi có chuyện gì trục trặc mà chúng ta đang cần, hay quan hệ của chúng ta có phải là một quan hệ chung thủy, một tình bạn sâu đậm, dù khi phải theo Ngài trên con đường Thánh Giá hay không ?
Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ơn phúc, sức mạnh của Ngài, để trong cuộc đời chúng ta và trong cuộc đời của mỗi cộng đoàn Giáo Hội phản ánh gương mẫu của Đức Maria, Mẹ của Giáo Hội. Amen !

Bản dịch tiếng Pháp : Océane Le Gall (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (GHXHCG)-Gioan Trần Đức Tường
(24 octobre 2013) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/une-eglise-qui-n-apporte-pas-jesus-serait-une-eglise-morte

 

"Nhìn với mắt của Thiên Chúa, nghe với tai của Thiên Chúa"
Bài giáo lý ngày thứ tư 09 tháng 4 năm 2014 (toàn văn)

 

Rôma – 09/4/2014 (Zenit.org
Sự khôn ngoan, không phải là "có câu trả lời cho mọi chuyện", mà là "nhìn với đôi mắt của Thiên Chúa, nghe với đôi tai của Thiên Chúa, yêu thương với trái tim của Thiên Chúa, phán đoán mọi sự với sự phán đoán của Thiên Chúa", Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích trong bài giáo lý ngày 09/4/2014 này trên quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Giáo Hoàng đã bắt đầu sáng hôm thứ tư này một chu kỳ mới các bài giáo lý về 7 ơn của Chúa Thánh Thần. Suy ngẫm về ơn thứ nhất "sự khôn ngoan", ngài đã mong muốn rằng các Kitô hữu hãy có "mùi vị của Thiên Chúa".
Quả vậy, ngài giải thích, con người khôn ngoan "biết về Thiên Chúa, biết Thiên Chúa hành động như thế nào, biết phân biệt điều gì đến từ Thiên Chúa, điều gì không đến từ Thiên Chúa… hay ở trong [Ngài], tất cả nói về Thiên Chúa và trở thành một dấu chỉ tốt đẹp, sống động bởi sự hiện diện và tình yêu thương của Ngài".
Đức Giáo Hoàng đã đưa ra những thí dụ cụ thể những tín hữu từng sống ơn khôn ngoan : một bà mẹ thay vì "la mắng con", "nhẹ nhàng khuyên bảo nó", hay một cặp vợ chồng sau khi cãi nhau, "đã làm hòa với nhau". 
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào quý anh chị em !
Hôm nay, chúng ta bắt đầu một chu kỳ giáo lý về các ơn của Chúa Thánh Thần. Anh chị em biết Chúa Thánh Thần là linh hồn, là nhựa sống của Hội Thánh và của mọi Kitô hữu : chính tình yêu của Thiên Chúa đã làm cho lòng chúng ta trở thành nhà ở của Ngài hiệp thông với chúng ta. Chúa Thánh Thần luôn ở với chúng ta, Ngài luôn ở trong chúng ta, trong lòng chúng ta.
Chúa Thánh Thần là "quà tặng cao cả nhất của Thiên Chúa" (x. Ga 4, 10), một quà tặng của Thiên Chúa và, về phần Ngài (Chúa Thánh Thần), Ngài thông truyền các ơn phúc thiêng liêng khác cho người đón nhận Ngài. Hội Thánh phân tích thành 7 ơn ; một con số nói lên biểu tượng của sự trọn vẹn, sự dầy đủ; chúng ta học về các ơn này khi chuẩn bị cho bí tích Thêm Sức và cầu xin các ơn này trong kinh "Xin Ơn Chúa Thánh Thần" : ơn khôn ngoan, ơn thông minh, ơn biết lo liệu, ơn sức mạnh, ơn hiểu biết, ơn đạo đức, ơn biết kính sợ Chúa.
1. Ơn đầu tiên của Chúa Thánh Thần, theo bản liệt kê này, là ơn khôn ngoan. Nhưng đây không phải chỉ là sự khôn ngoan của con người, kết quả của tri thức và kinh nghiệm. Thánh Kinh kể chuyện vua Salomon, nhân lễ đăng quang của ông làm vua Israel, đã cầu xin cho được ơn khôn ngoan (x. 1 V 3, 9). Và ơn khôn ngoan chính là thế này : đó là ơn có thể thấy được mọi sự với đôi mắt của Thiên Chúa. Chỉ có thế : nhìn thế giới, nhìn các cảnh huống, những thời cơ, những vấn đề, tất cả, với đôi mắt của Thiên Chúa. Đó là ơn khôn ngoan. Đôi khi chúng ta chỉ nhìn những gì làm hài lòng chúng ta hay tùy theo tình trạng tâm hồn chúng ta, với yêu thương hay hận thù, với ham muốn… Không, đó không phải là mắt của Thiên Chúa. Ơn khôn ngoan, chính là điều mà Chúa Thánh Thần tác động trong chúng ta để chúng ta nhìn thấy mọi sự với đôi mắt của Thiên Chúa. Ơn khôn ngoan chính là như vậy.
2. Đương nhiên, điều này xuất phát từ thầm kín của Thiên Chúa, từ quan hệ mật thiết mà chúng ta có với Thiên Chúa, từ quan hệ của con cái với Cha chúng. Và Chúa Thánh Thần, khi chúng ta có quan hệ này, ban cho chúng ta ơn khôn ngoan. Khi chúng ta hiệp thông với Chúa, Thần Khí tác động như là hiển dung trái tim chúng ta và làm cho nó cảm thấy tất cả sự ấm áp và tình yêu được ưa thích hơn cả.
3. Chúa Thánh Thần làm cho người tín hữu "khôn ngoan". Không trong chiều hướng là có câu trả lời cho mọi chuyện, người Kitô hữu biết hết mọi chuyện, nhưng trong chiều hướng mà người đó "biết" Thiên Chúa, người đó biết Thiên Chúa hành động như thế nào, người đó biết cái gì đến từ Thiên Chúa và những gì không đến từ Thiên Chúa; người đó có ơn khôn ngoan mà Thiên Chúa đã ban trong lòng mình. Trong chiều hướng đó, trái tim con người khôn ngoan có hương vị của Thiên Chúa. Và thật là quan trọng, trong các cộng đoàn của chúng ta, cần có những Kitô hữu như thế đó ! Nơi họ, tất cả nói lên về Thiên Chúa và trở thành một dấu chỉ tốt đẹp, sống động của sự hiện diện và tình yêu thương của Ngài. Và đó là điều mà chúng ta không thể ngẫu hứng được, mà chúng ta không có thể tự mình kiếm được : đó chính là một ơn mà Thiên Chúa ban cho những ai tự trở nên ngoan ngoãn với Thần Khí của Ngài. Chúng ta có Chúa Thánh Thần trong chúng ta, trong lòng chúng ta; chúng ta có thể nghe Ngài, chúng ta có thể không nghe Ngài. Nếu chúng ta nghe Chúa Thánh Thần, Ngài sẽ chỉ dậy cho chúng ta con đường khôn ngoan này, Ngài sẽ ban cho chúng ta ơn khôn ngoan để nhìn với đôi mắt của Thiên Chúa, để nghe với đôi tai của Thiên Chúa, để yêu thương với trái tim của Thiên Chúa, để phán đoán sự vịệc với sự phán đoán của Thiên Chúa. Chính là như thế, ơn khôn ngoan mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta, và tất cả chúng ta có thể có ơn này. Chỉ cần chúng ta cầu xin ơn này với Chúa Thánh Thần.
Anh chị em hãy nghĩ về một bà mẹ, trong nhà mình, với các con cái : khi đứa này làm một chuyện, đứa kia nghĩ chuyện khác và bà mẹ đáng thương chạy bên này, bên kia, với những vấn đề của con cái. Và khi các bà mẹ mệt mỏi và các bà la mắng con cái thì đó có phải là khôn ngoan không ? La mắng con cái, tôi hỏi các anh chị em, có phải là khôn ngoan không ?  Anh chị em nghĩ thế nào ? Có phải là khôn ngoan hay không ? Không ! Ngược lại, khi bà mẹ ôm đứa con để dịu dàng sửa chữa nó và nói : "Cái này, cái kia không nên…" và bà giải thích với thật nhiều kiên nhẫn,  đó có phải là ơn khôn ngoan của Thiên Chúa không ? Phải ! Chính đó là điều mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta trong đời ! Sau đó, trong hôn nhân, hai vợ chồng cãi nhau và sau đó không thèm nhìn mặt nhau nữa, hay nếu có nhìn, thi cũng lườm nguýt : đó có phải là ơn khôn ngoan của Thiên Chúa không ? Không ! Ngược lại, nếu họ nói với nhau : "Rồi, giông bão qua rồi, mình làm hòa đi" và họ tiếp tục đi tới trong an bình : đó có phải là ơn khôn ngoan không ? [- Có !]. Và đó, chính điều đó là ơn khôn ngoan. Nguyện xin ơn này đến trong nhà chúng ta, đến trong các con cái, đến trong mỗi người chúng ta !
Và điều này không học được ở đâu cả : chính là quà tặng của Chúa Thánh Thần. Chính vì thế mà chúng ta phải cầu xin Chúa ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần và ban cho chúng ta ơn khôn ngoan, sự khôn ngoan của Thiên Chúa là đấng chỉ dậy chúng ta nhìn với đôi mắt của Thiên Chúa, cảm nhận với trái tim của Thiên Chúa, nói lên với những lời của Thiên Chúa. Và như thế, với sự khôn ngoan này, chúng ta đi tới, chúng ta xây dựng gia đình chúng ta, chúng ta xây dựng Hội Thánh, và tất cả chúng ta sẽ đều được thánh hóa. Ngày hôm nay, chúng ta hãy cầu xin ơn khôn ngoan. Và chúng ta hãy cầu xin ơn này với Đức Trinh Nữ Maria, Đấng là Tòa Đấng Khôn Ngoan, ngai tòa ơn này : xin Mẹ ban cho chúng ta ơn này ! Cảm ơn !
Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (ghxhcg.com)
( 9 avril 2014) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/voir-avec-les-yeux-de-dieu-entendre-avec-les-oreilles-de-dieu

 

Sự sống lại đã bắt đầu rồi
Bài giảng về sự sống lại của ông La-da-rô (toàn văn) 

Rôma – 06/4/2014 (Zenit.org
Sự sống lại đã bắt đầu rồi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích trước Kinh Truyền Tin ngày chúa nhật 06/4/2014, Phúc Âm về sự Sống Lại của ông La-da-rô. Đức Giáo Hoàng đã bốn lần khuyên bảo hãy tin vào lòng thương xót của Chúa.
Ngài đã nhắc vụ diệt chủng ở Rwanda, cuộc động đất ở Aquila, sự khẩn cấp về giáo dục, bệnh dịch virus Ebola ở Guinea, trước khi phân phát hàng ngàn cuốn Phúc Âm bỏ túi, trên quảng trường Thánh Phêrô, và mời gọi mọi người hãy đọc hàng ngày : "khi anh chị em đọc, Đức Giáo Hoàng nói, là chính Chúa Giêsu nói với các anh chị em".
Sau đây là bản dịch toàn văn những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đọc bằng tiếng Ý trước và sau Kinh Truyền Tin.
Trước Kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến,
Bài Phúc Âm chúa nhật thứ năm Mùa Chay, kể cho chúng ta sự sống lại của ông La-da-rô. Chính là đỉnh cao của những "dấu chỉ" kỳ diệu do Chúa Giêsu làm ra : một cử chỉ quá to lớn, quá rõ ràng từ Thiên Chúa để có thể được các vị thượng tế cho phép, họ đã biết sự kiện này, và đã lấy quyết định giết Đức Giêsu (x. Ga 11, 53).
Ông La-da-rô đã chết từ ba ngày rồi thì Chúa Giêsu mới tới. Và với hai cô em ông, Martha và Maria, Ngài đã phán những lời vẫn được in sâu mãi mãi trong ký ức của cộng đoàn Kitô hữu : "Thầy là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ sống lại; ai sống mà tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết" (Ga 11, 25).
Theo lời phán dạy của Chúa, chúng ta tin rằng đời sống của người tin vào Chúa Giêsu và tuân theo giới luật của Ngài, sau khi chết, sẽ được biến đổi sang một cuộc đời mới, đầy đủ và bất tử. Cũng như Đức Giêsu đã sống lại trong thân xác Ngài, mà không quay trở lại đời sống dương thế, như vậy, chúng ta sẽ sống lại với thân xác chúng ta, thân xác này sẽ được hiển dung thành thân xác vinh hiển.
Ngài, chính Ngài đợi chúng ta bên Chúa Cha, và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, là Đấng đã làm Ngài sống lại, và cũng sẽ làm cho chúng ta sống lại hiệp nhất với Ngài. Trước nấm mồ đã lấp kín của bạn Ngài, Đức Giêsu "kêu lớn tiếng : 'Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ !' Người chết liền ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn" (Ga 11, 43-44).
Tiếng kêu kiên quyết đó nói với mọi người, bởi vì tất cả chúng ta đều đã bị đả kích bởi cái chết. Chính tiếng gọi của Đấng đã là Chủ Tể sự sống và Đấng đã muốn rằng tất cả "chúng ta sẽ có được dồi dào sự sống" (Ga 10, 10). Đức Kitô không chấp nhận những nấm mồ mà chúng ta đã xây cho chúng ta bằng những lựa chọn cái xấu và cái chết. Ngài, chính Ngài mời gọi chúng ta, và gần như, Ngài truyền cho chúng tă, phải ra khỏi nấm mồ nơi mà tội lỗi chúng ta đã chôn vùi chúng ta. Ngài tha thiết kêu gọi chúng ta hãy ra khỏi vùng đen tối của nhà tù trong đó chúng ta bị giam cầm, khi chúng ta bằng lòng với cuộc đời giả trá, ích kỷ và tầm thường.
"Hãy ra ngoài !" Chúng ta hãy để bị đánh động bởi những lời này mà Chúa Giêsu, ngay hôm nay còn nhắc lại với mỗi người trong chúng ta. Chúng ta hãy giải phóng ra khỏi những "giải băng" của lòng kiêu ngạo. Bởi vì kiêu ngạo biến chúng ta thành nô lệ, nô lệ của chính chúng ta, nô lệ của bao thần tượng, và bao sự vật.
Sự sống lại của chúng ta bắt đầu khi chúng ta quyết định tuân thủ giới luật của Chúa Giêsu và bước ra với ánh sáng, với sự sống; khi những chiếc mặt nạ đã rơi  xuống khỏi khuôn mặt chúng ta – quá nhiều khi, chúng ta đã mang mặt nạ tội lỗi, mặt nạ này phải rơi xuống ! – và chúng ta tìm lại được sự can đảm với khuôn mặt nguyên thủy, được dựng lên theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa.
Cử chỉ của Thiên Chúa làm cho ông La-da-rô sống lại, cho thấy  sức mạnh và ân điển của Thiên Chúa đi đến đâu, và như vậy, sự trở lại, sự thay đổi của chúng ta đi đến đâu, anh chị em nghe đây : không có giới hạn nào cho lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho tất cả chúng ta ! Không có giới hạn cho lòng thương xót của Thiên Chúa.
Anh chị em hãy nhớ lấy câu này ! Chúng ta có thể cùng nhau nói lên : "Không có giới hạn cho lòng thương xót của Thiên Chúa". Chúng ta hãy cùng nói nào : "Không có giới hạn cho lòng thương xót của Thiên Chúa".
Chúa luôn sẵn sàng đẩy bỏ tấm đá lấp mồ tội lỗi chúng ta vốn chia cắt chúng ta với Ngài là Ánh Sáng của những người sống.
(Kinh Truyền Tin)
Và anh chị em nhớ rõ : không có giới hạn nào cho lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho tất cả chúng ta !
Sau Kinh Truyền Tin
Ngày kỷ niệm cuộc diệt chủng tại Rwanda
Ngày mai, tại Rwanda, người ta sẽ cử hành lễ kỷ niệm XX năm cuộc diệt chủng nhằm vào sắc dân Tutsi năm 1994
Nhân dịp này, tôi muốn biểu lộ sự gần gũi phụ tử với dân tộc Rwanda, đồng thời khuyến khích quốc gia này hãy kiên quyết tiếp tục trong niềm hy vọng, tiến trình hòa giải – đã có kết quả - và sự dấn thân để xây dựng con người và tinh thần của quốc gia. Tôi nói lên với tất cả : "Anh chị em đừng sợ ! Anh chị em hãy xây đắp xã hội của anh chị em trên tảng đá Giáo Hội, trong tinh yêu thương, trong sự hòa đồng, bởi vì chỉ có như thế mới có thể sinh ra một nền hòa bình bền vững !
Tôi khẩn cầu sự che chở của Đức Mẹ Kideho cho toàn thể quốc gia Rwanda yêu dấu.
Tôi thân ái nhớ đến các giám mục Rwanda đã có mặt ở Vatican này vào tuần trước.
Và tôi mời gọi anh chị em hay cầu nguyện Đức Mẹ Kibeho : "Kính mừng Maria đầy ơn phúc…"
Đầu tư vào giáo dục
Tôi chào mừng tất cả các khách hành hương có mặt hôm nay, đặc biệt những tham dự viên Hội Nghị Phong Trào Dấn Thân Giáo Dục của Công Giáo Tiến Hành Ý. Đầu tư cho giáo dục có nghĩa là đầu tư cho hy vọng.
Tôi chào mừng các giáo hữu của Madrid và Minorque, các giáo hữu của giáo phận Concordia-Pordenone; nhóm "Fraternidade e trafico humano" của Brasil; các sinh viên đến từ Canada, Úc Châu, Bỉ và Carthagène-Murcie; các Quân nhân ở Côma và Rôma.
Tôi chào các nhóm thanh thiếu niên đã nhận lãnh hay đang chuẩn bị nhận lãnh phép Thêm Sức, những người trẻ của các giáo xứ và rất đông sinh viên, học sinh.
Kỷ niệm trận động đất ở Aquila
Cách nay đúng 5 năm, trận động đất đã xẩy ra ở Aquila và vùng phụ cận. Bây giờ, chúng ta muốn hiệp nhất với cộng đoàn ở đó đã từng chịu bao đau khổ và còn tiếp tục đau khổ, chiến đấu và hy vọng, với niềm tin tưởng vững vàng vào Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ Maria. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân : để họ sống mãi trong sự bình an của Chúa. Và chúng ta hãy cầu nguyện cho hành trình sống lại của nhân dân ở Aquila : xin cho sự đoàn kết và sự tái sinh về tinh thần là sức mạnh tái thiết vật chất.
Siêu vi Ebola ở Guinea
Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho các nạn nhân của siêu vi Ebôla (gây bệnh sốt xuất huyết cấp tính) đang bành trướng ở Guinea và trong những nước xung quanh. Xin Chúa nâng đỡ những nỗ lực để chiến đấu trong thời kỳ đầu của trận dịch và để đảm bảo những nỗ lực điều trị và trợ giúp đến được với tất cả những người đang cần.
Phân phát sách Phúc Âm
Và hôm nay, tôi muốn làm một cử chỉ đơn sơ với các anh chị em. Trong các ngày chúa nhật trước, tôi đã gợi ý nên kiếm một cuốn Phúc Âm nhỏ mang theo trên mình mỗi ngày, để có thể đọc thường xuyên. Và rồi tôi đã nhớ lại truyền thống cổ điển này của Giáo Hội, là trong Mùa Chay, trao cho các người dự tòng chuẩn bị chịu Phép Rửa một cuốn sách Phúc Âm.
Như thế, ngày hôm nay, tôi muốn tặng anh chị em, những người đang ở trên quảng trường Thánh Phêrô – nhưng đây là dấu hiệu cho tất cả - một cuốn sách Phúc Âm bỏ túi. Nó sẽ được phân phát miễn phí cho anh chị em. Anh chị em hãy nhận lấy nó, và hãy mang nó bên mình, và hãy đọc nó mỗi ngày : chính Chúa Giêsu nói với anh chị em trong đó !
Và cũng giống Ngài, tôi nói với anh chị em : Anh chị em đã nhận được miễn phí, hãy cho đi miễn phí ! Để đổi lấy món quà này, anh chị em hãy làm một việc bác ái, một cử chỉ yêu thương miễn phí.
Ngày nay, người ta cũng có thể đọc Phúc Âm trên nhiều dụng cụ kỹ thuật. Người ta có thể mang bên mình toàn bộ Thánh Kinh trong điện thoại cầm tay, trên máy tính bảng (tablet). Điều quan trọng, chính là đọc Lời Thiên Chúa bằng tất cả mọi phương tiện, và đón nhận Lời Chúa với tấm lòng cởi mở. Như thế, hạt giống tốt sẽ mang hoa trái !
Cgúc chúa nhật tốt đẹp ! Tạm biệt !
Bản dịch và các nhan đề phụ của Zenit (Anita Bourdin)
Mạc Khải phỏng dịch
( 6 avril 2014) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/la-resurrection-a-deja-commence

 

Để làm hòa sau một lần cãi lộn, không cần đến "Liên Hiệp Quốc"
Bài giáo lý về bí tích Hôn Phối ngày 02 tháng 4 năm 2014 (toàn văn)  

Rôma – 03/4/2014 (Zenit.org
Món quà đám cưới" to lớn mà Thiên Chúa trao tặng : đó là chủ đề bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thứ tư ngày 02/4/2014, về bí tích Hôn Phối. Đức Giáo Hoàng đã bộc lộ bí quyết để vượt qua những căng thẳng trong đời sống lứa đôi và "3 câu thần chú".
Và ngài giải thích : "Sự kết hợp của anh chị em phản ánh Ba Ngôi Cực Thánh, và với ân sủng của Chúa Kitô, anh chị em là một thần tượng sống và đáng tin cậy của Thiên Chúa và của tình yêu Ngài".
Đức Giáo Hoàng còn thêm ghi nhận rất mạnh mẽ này : "Đây là một sự thánh hiến : người nam và người nữ đều được thánh hiến trong tình yêu của họ".
Ngài đã đưa lời khuyên nhủ này để thật sự sống trong ân điển đã nhận lãnh : "Điều quan trọng là phải giữ cho ngọn lửa của mối dây liên kết này với Thiên Chúa, Ngài vốn là căn bản của sự hợp phối vợ chồng".
Cụ thể, phương cách giữ gìn "ngọn lửa" này, chính là cầu nguyện : "Khi chồng cầu nguyện cho vợ và vợ cầu nguyện cho chồng, sợi dây gắn kết trở nên bền chắc; người nọ cầu nguyện cho người kia" 
Và rồi, thực tế, Đức Giáo Hoàng lấy lại hình ảnh ngài đã dùng lúc ngài viếng thăm Assisi, hình ảnh những cái đĩa "bay", với lời khuyên nhủ, đừng đi ngủ trước khi làm hòa, ngài nói điều "bí quyết" của tình yêu : "Quả thật trong đời sống vợ chồng, có nhiều khó khăn, nhiều lắm; nào là công ăn việc làm, nào là tiền nbạc không đủ, nào là con cái có vấn đề. Bao nhiêu là khó khăn. Và thường khi vợ chồng hơi bực mình và cãi nhau. Họ cãi nhau, như thế đó, người ta luôn cãi cọ trong hôn nhân, và cũng có đôi lúc đĩa chén cũng biết bay. Nhưng điều này đừng khiến chúng ta phải buồn, vì số kiếp con người được làm như thế đó. Và bí quyềt là tình yêu luôn mạnh hơn những lúc cãi lộn, vì thế tôi hằng khuyên nhủ các cặp vợ chồng : khi hai anh chị cãi lộn, đừng để hết ngày mà không làm hòa. Phải luôn luôn như vậy ! Và để làm hòa với nhau, không cần phải kêu lên đến Liên Hiệp Quốc để họ đến nhà giảng hòa. Một cử chỉ nhỏ đủ rồi, một cái vuốt nhẹ, và chào ! Hẹn nhau ngày mai ! Và ngày mai đời sống tiếp tục".
Sau đó ngài giải thích sức mạnh của điều mà ngài gọi là "ba lời chú" : "tôi có được phép không ?", "cảm ơn", "xin lỗi !".
Sau đây là bản dịch toàn văn bài giáo lý được tuyên đọc bằng tiếng Ý.
A.B.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về bí tích Hôn Phối
Thân chào quý anh chị em.
Hôm nay chúng ta kết thúc một vòng các bài giáo lý về các Bí Tích bằng bí tích Hôn Phối. Bí tích này đưa chúng ta vào trung tâm của kế hoạch Thiên Chúa, vốn là một kế hoạch giao ước với dân Ngài, với tất cả chúng ta, một kế hoạch hiệp thông. Mở đầu sách Sáng Thế, cuốn Sách đầu tiên của Thánh Kinh, kế hoạch đó được nói lên để khánh thành câu chuyện : "Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam, có nữ… Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ và gắn bó với người vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt" (St 1, 27; 2, 24). Hình ảnh Thiên Chúa là một cặp vợ chồng : người đàn ông và người đàn bà; không phải chỉ là đàn ông, không phải chỉ là đàn bà. Mà cả hai. Đó là hình ảnh Thiên Chúa : tình yêu, giao ước của Thiên Chúa với chúng ta được trình bày trong giao ước giữa người đàn ông và người đàn bà. Và điều này quá là đẹp ! Chúng ta được sáng tạo ra để yêu thương, như phản ánh của Thiên Chúa và của tình yêu Ngài. Và trong sự hợp phối vợ chồng, người đàn ông và người đàn bà thực hiện ơn gọi dưới dấu hiệu của sự hỗ tương và của một sự hiệp thông cuộc đời toàn vẹn và vĩnh cửu.
1. Khi một người đàn ông và một người đàn bà chịu phép bí tích Hôn Phối, có thể nói, Thiên Chúa "phản ánh" trong họ, in dấu những nét của chính Ngài và dấu ấn không phai mờ của tình yêu Ngài trên họ. Hôn phối là thần tượng của tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta. Quả vậy, Thiên Chúa cũng là hiệp thông : Ba Ngôi Cha, Con và Thánh Thần từ muôn thuở và cho đến muôn thuở vẫn sống trong một sự hợp nhất hoàn toàn. Đó là mầu nhiệm hôn phối : Thiên Chúa làm cho hai vợ chồng thành một sinh vật. Thánh Kinh dùng một thành ngữ mạnh là : "một xương, một thịt", thì đủ thấy sự hợp nhất giữa người đàn ông và người đàn bà chặt chẽ đến đâu trong phép hôn phối. Mầu nhiệm Hôn Phối chính là thế đó : tình yêu của Thiên Chúa phản ánh trong đôi lứa quyết định sống chung với nhau. Đó là lý do khiến người đàn ông lìa bỏ gia đinh mình, gia đình cha mẹ mình và đi sống với người vợ mình, gắn chặt với nhau đến độ -như lời Thánh Kinh- thành một xương, một thịt.
Nhưng các anh chị, các cặp vợ chồng, có nhận thức được món quà cao cả mà Chúa đã ban cho các anh chị không ? Món "quà cưới" thật sự là thế đó ! Sự hợp phối của các anh chị mang phản ảnh của Ba Ngôi Cực Thánh, và với ân điển của Đức Kitô, các anh chị là một thần tượng sống động và đáng tin cậy của Thiên Chúa và của tình yêu Ngài.
2. Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Ê-phê-sô, làm nổi bật sự kiện rằng trong Vợ Chồng phản ảnh một mầu nhiệm lớn : quan hệ mà Chúa Kitô thiết lập với Hội Thánh, một quan hệ hôn nhân (x. Ep 5, 21-33). Hội Thánh là người vợ của Chúa Kitô. Quan hệ là thế đó. Điều này có nghĩa là hôn phối đáp lại ơn gọi đặc trưng và phải được coi như một sự thánh hiến (x. Gaudium et spes, 48; Familiaris consortio, 56). Chính là một sự thánh hiến : người đàn ông và người đàn bà được thánh hiến trong tình yêu của họ. Cặp vợ chồng, quả thực, nhờ sức mạnh bí tích, được trao cho một sứ mạng đích thực. Họ phải, từ những sự việc đơn giản, bình thường, làm rõ tình yêu của Đức Kitô yêu thương Hội Thánh Ngài, và tiếp tục dâng hiến cuộc đời họ cho Hội Thánh, trong sự trung thành và phục vụ.
3. Dự án này phát sinh ở giữa bí tích Hôn Phối quả là tuyệt vời ! Và nó thể hiện trong sự đơn giản nhưng cũng trong sự mỏng giòn của số phận con người ! Chúng ta biết rõ rằng đời sống vợ chồng trải qua biết bao là khó khăn, thử thách… Điều quan trọng là gìn giữ ngọn lửa của sợi dây gắn kết với Thiên Chúa, nền móng của sự hợp phối vợ chồng. Và là sợi dây đích thực luôn là sợi dây nối liền với Chúa. Khi gia đình cầu nguyện sợi dây đó vững vàng. Khi chồng cầu nguyện cho vợ và vợ cầu nguyện cho chồng, sợi dây đó mạnh mẽ; người này cầu nguyện cho người kia. Quả thật  rằng trong đời sống vợ chồng có rất nhiều khó khăn, rất nhiều, nào là công ăn việc làm, nào là tiền bạc không đủ, nào là con cái có vấn đề. Bao nhiêu là khó khăn. Và thường khi vợ chồng hơi bực mình và cãi nhau. Họ cãi nhau, như thế đó, người ta luôn cãi cọ trong hôn nhân, và cũng có đôi lúc đĩa chén cũng biết bay. Nhưng điều này đừng khiến chúng ta phải buồn, vì số kiếp con người được làm như thế đó. Và bí quyềt là tình yêu luôn mạnh hơn những lúc cãi lộn, vì thế tôi hằng khuyên nhủ các cặp vợ chồng : khi hai anh chị cãi lộn, đừng để hết ngày mà không làm hòa. Phải luôn luôn như vậy ! Và để làm hòa với nhau, không cần phải kêu lên đến Liên Hiệp Quốc để họ đến nhà giảng hòa. Một cử chỉ nhỏ đủ rồi, một cái vuốt nhẹ, và chào ! Hẹn nhau ngày mai ! Và ngày mai đời sống tiếp tục. Đời là thế, tiến tới như thế, với lòng can đảm và muốn sống chung với nhau. Và điều này là vĩ đại, là đẹp ! Đời sống vợ chồng là một chuyện đẹp và chúng ta luôn phải chăm sóc nó, chăm sóc con cái.
Có lần trên quảng trường này, tôi đã nói một chuyện có thể giúp đỡ đời sống vợ chồng rất nhiều. Ba câu mà chúng ta luôn phải nói, ba câu phải luôn có trong gia đình : tôi có được phép không ? cảm ơn ! xin lỗi. Ba câu thần chú. Tôi có được phép không ? Để đừng lấn át trong đời sống vợ chồng. Em có được phép không ? Mình nghĩ gi về chuyện này ? Anh làm được không ? Mình để cho em. Cảm ơn : nói cảm ơn người phối ngẫu của mình; cảm ơn vì những điều mình làm cho em, cảm ơn vì cái này hay vì cái khác. Cảm ơn, Đẹp biết bao ! Và vì tất cả chúng ta đều đã lầm lẫn, còn có một câu khác hơi khó nói ra nhưng cần phải nói : Mình tha lỗi cho em. Anh có được phép không ? cảm ơn, xin lỗi. Với ba câu này, với sự cầu nguyện của chồng cầu cho vợ và ngược lại và luôn làm lành trước khi đi ngũ, hôn nhân tiếp tục. Ba câu thần chú, cầu nguyện và luôn làm hòa ! Xin Thiên Chúa ban phúc lành cho anh chị em và xin cầu nguyện cho tôi.
Bản dịch tiếng Pháp : Océane Le Gall (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (ghxhcg.com)
( 3 avril 2014) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/pour-faire-la-paix-apres-une-dispute-pas-besoin-des-nations-unies

 

Ra khỏi sự mù quáng, chương trình Mùa Chay
Kinh Truyền Tin ngày 30 tháng 3 năm 2014 (toàn văn)  

Rôma – 30/3/2014 (Zenit.org
Chúng ta hãy mở lòng ra với ánh áng của Chúa, Ngài luôn mãi chờ đợi để giúp chúng ta nhìn rõ hơn, để ban cho chúng ta nhiều ánh sáng hơn, để tha thứ cho chúng ta", Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyên nhủ hôm chúa nhật 30/3/2014, chúa nhật thứ IV Mùa Chay.
Trong giờ Kinh Truyền Tin, trên quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đã bình giảng bài Tin Mừng chữa lành người mù bẩm sinh (Ga 9, 1-41), khuyến khích thoát khỏi "bi kịch mù lòa trong lòng" bằng cách mở lòng ra với "ánh sáng của Đức Kitô", loại bỏ "những cách hành xử không là của Kitô giáo" để "mạnh dạn bước trên con đường thánh thiện".
Lời Đức Giáo Hoàng trước Kinh Truyền Tin
Thân chào quý anh chị em,
Phúc âm hôm nay trình bầy đoạn người mù bẩm sinh, được Chúa Giêsu ban cho nhìn thấy. Câu chuyện dài mở ra bằng một kẻ mù lòa bắt đầu nhìn thấy lại và khép lại -điều lạ lùng- với những người coi như sáng mắt lại tiếp tục mù quáng trong lòng. Phép lạ được thánh Gioan kể lại chỉ trong hai câu, bởi vì Thánh Sử Gia muốn thu hút sự chú ý không trên chính phép lạ, mà trên những gì xẩy ra sau đó, trên những tranh luận mà phép lạ dấy lên; cũng trên những lời bàn tán : quá nhiều khi, một việc lành, một việc từ thiện khơi lên những lời nói xấu và những màn tranh luận, bởi vì có những kẻ không muốn nhìn sự thật. Thánh sử gia Gioan cũng muốn thu hút sự chú ý trên những gì đang xẩy ra trong thời đại chúng ta khi chúng ta làm một việc thiện. Người mù vừa được chữa khỏi, trước hết đã bị đám đông ngạc nhiên chất vấn - họ đã thấy phép lạ và hỏi anh ta - rồi đến các tiến sĩ luật (Pha-ri-sêu); những người này còn hỏi cả cha mẹ anh ta nữa. Cuối cùng, người mù được chữa khỏi đạt tới đức tin, và đó là ân điển trọng đại nhất Chúa Giêsu đã ban cho hắn : không chỉ nhìn thấy, mà còn nhận biết Ngài, nhìn thấy Ngài như là "ánh sáng thế gian" (Ga 9, 5).
Trong lúc mà người mù dần dần tới gần ánh sáng, thì trái lại, các tiến sĩ luật sa lầy hơn nữa trong sự mù lòa trong lòng. Khép kín mình trong những cao ngạo của họ, họ tưởng rằng đã có ánh sáng, vì thế mà họ không mở ra với chân lý của Chúa Giêsu. Họ làm tất cả để chối bỏ điều hiển nhiên. Chúng gieo rắc nghi ngờ cả về căn cước của người được chữa khỏi; rồi chúng chối bỏ hành động của Thiên Chúa trong việc chữa khỏi, bằng cách nêu lý do là Thiên Chúa không làm gì ngày thứ bẩy; chúng đi đến chỗ nghi ngờ cả về sự kiện người đó có phải là mù bẩm sinh hay không. Sự khép kín của chúng đối với ánh sáng trở nên hung hãn và dẫn đến sự trục xuất người mù được chữa khỏi ra ngoài đền thờ.
Con đường của người mù là một hành trình có nhiều chặng, xuất phát từ việc biết đến danh Chúa Giêsu. Anh ta không biết gì về Ngài, quả vậy anh ta nói : "Người tên là Giêsu đã trộn một chút bùn, xức vào mắt tôi" (Ga 9, 11). Sau những câu hỏi dồn dập của các tiến sĩ luật, anh ta trước hết coi Ngài như một tiên tri (x. Ga 9, 17) và rồi như một người gần với Thiên Chúa (Ga 9, 31). Sau khi bị đuổi xa đền thờ, bị xã hội thải loại, Chúa Giêsu gặp lại anh ta và "mở mắt cho anh ta" lần thứ nhì, khi mặc khải cho anh căn cước của mình : "Ta là Đấng Mê-sia", Ngài nói với anh ta. Vào lúc đó, kẻ trước đây mù lòa đã thốt lên "Thưa Ngài, tôi tin" (Ga 9, 38), và đã sấp mình xuống trước mặt Chúa Giêsu. Đây là một đoạn Tin Mừng nói lên tấn bi kịch của sự mù lòa trong lòng của bao nhiêu người, kể cả con người chúng ta bởi vì chúng ta đã có những lúc bị mù lòa trong lòng.
Đời sống chúng ta, đôi khi cũng giống như đời sống của người mù đã được mở ra với ánh sáng, đã được mở ra với Thiên Chúa, đã được mở ra với ân điển của Ngài. Nhưng rất tiếc, đôi khi cuộc đời chúng ta cũng giống cuộc đời các tiến sĩ luật : từ lòng kiêu ngạo ngất ngưởng, chúng ta đã phán đoán người khác, và phán đoán cả Chúa ! Ngày hôm nay, chúng ta được kêu mời hãy mở lòng ra với ánh sáng của Chúa Kitô để mang hoa quả cho cuộc đời chúng ta, để loại bỏ những thái độ không mang tính Kitô giáo; tất cả chúng ta đều là Kitô hữu, tất cả chúng ta, tất cả, chúng ta đôi khi đã có những thái độ không mang tính Kitô giáo, những thái độ mang tính tội lỗi. Chúng ta phải xám hối, loại bỏ những thái độ đó để vững vàng bước trên con đường thánh thiện. Sự thánh thiện này đến từ Phép Rửa. Quả là chúng ta đã được "soi sáng" bởi Đức Kitô trong Phép Rửa, để cho, như thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta, chúng ta có thể cư xử như "con cái của ánh sáng" (Ep 5, 8), với lòng khiêm nhường, kiên nhẫn và từ nhân. Các tiến sĩ luật này không có sự khiêm nhường, cũng chẳng có sự kiên nhẫn lần lòng từ nhân !
Tôi gợi ý cho anh chị em, hôm nay, khi anh chị em về nhà, hãy lấy sách Phúc Âm theo Thánh Gioan và đọc đoạn này của chương 9. Điều này có ích cho anh chị em, bởi vì anh chị em sẽ thấy được con đường mù lòa ánh sáng này, và con đường lầm lạc khác, dẫn tới một sự mù lòa sâu đậm hơn nữa. Chúng ta hãy tự hỏi, tấm lòng chúng ta như thế nào. Liệu tôi có một tấm lòng mở ra hay một tấm lòng đóng kín ? Mở hay đóng đối với Thiên Chúa ? Mở hay đóng đối với tha nhân ? Trong chúng ta, luôn có một sự đóng kín nào đó, xuất phát từ tội lỗi, từ những lầm lỡ, từ những sai phạm. Chúng ta đừng sợ !  Chúng ta hãy mở ra cho ánh sáng của Chúa, Ngài luôn chờ đợi chúng ta để giúp chúng ta thấy rõ hơn, để ban cho chúng ta nhiều ánh sáng hơn, để tha thứ cho chúng ta. Chúng ta đừng quên điều này ! Chúng ta hãy phó dâng hành trình Mùa Chay của chúng ta cho Đức Trinh Nữ Maria, để cả chúng ta nữa, cũng như người mù được chữa khỏi, với ân điển của Đức Kitô, chúng ta có thể "đến với ánh sáng", tiến xa hơn nữa về phía ánh sáng và tái sinh vào một cuộc đời mới.
Lời Đức Giáo Hoàng sau Kinh Truyền Tin
Tôi thân ái chào mừng các gia đình, cá nhóm giáo xứ, các hội đoàn và các tin hữu cá nhân đến từ Ý và từ nhiều quốc gia, cách riêng những người từ Ponferrada và Valladolid; các sinh viên và các giáo sư các trường ở Murcie, Castelfranco de Cordoba và Laganes; các học sinh các trường từ Paris và những di dân Bồ Đào Nha tại Luân Đôn.
Tôi chào mừng Phong Trào Thanh Niên La San; nhóm "Người trẻ, nghệ thuật và đức tin Thánh Paula Frassinetti", các trường đại học ở Venise.
Tôi gửi lời chào mừng cách riêng đến những quân nhân Ý đã hoàn tất cuộc hành hương Lorette ở Rôma, cầu nguyện cho sự giải quyết hòa bình và công bằng các cuộc chiến tranh. Và điều này thật là rất đẹp : Chúa Giêsu trong các mối phúc thật đã phán rằng, những người xây dựng hòa bình đều có phúc.

Và anh chị em đừng quên, hôm nay, về nhà, mở sách Phúc Âm thánh Gioan, chương 9, đọc câu truyện ngưòi mù được thấy và những kẻ được coi là sáng lại ngày càng chìm sâu hơn nữa vào sự mù lòa.
Với tất cả mọi người, tôi chúc một ngày chúa nhật tốt đẹp. Tạm biệt !
Bản dịch tiếng Pháp : Anne Kurian (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (ghxhcg.com)
(30 mars 2014) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/sortir-de-l-aveuglement-programme-du-careme

 

Các bạn trẻ, nếu các bạn có ước muốn làm linh mục,
chính là Chúa Giêsu kêu gọi

Bài giáo lý về bí tích Truyền Chức Thánh ngày 26 tháng 3 năm 2014  

Rôma – 26/3/2014 (Zenit.org
Hỡi các bạn trẻ, nếu các bạn có ước muốn làm linh mục, thì chính là Chúa Giêsu kêu gọi đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố rõ ràng trong bài giáo lý ngày thứ tư 26/3/2014, dành cho bí tích Truyền Chức Thánh.
"Ở đây có thể có một số các bạn trẻ đã nghe thấy trong lòng mình tiếng gọi đó, sự mong ước trở thành linh mục, sự ước muốn phục vụ người khác trong những việc đến từ Thiên Chúa, sự ước muốn suốt đời phục vụ việc dậy giáo lý, ban Phép Rửa, tha thứ, dâng Thánh Lễ, chăm lo người bệnh… và như thế suốt cả cuộc đời. Nếu có ai trong anh chị em đã nghe được điều này trong lòng, thì đó chính là Chúa Giêsu đã đặt để chuyện đó trong lòng anh chị em", Đức Giáo Hoàng giải thích.
Đó chính là lời kêu gọi của Đức Kitô và như thế, thiên chức linh mục không phải là cái gì người ta có thể mua được, Đức Giáo Hoàng lưu ý : "Phải làm gì để trở thành linh mục, ở đâu có bán cách tiếp cận thiên chức linh mục ? Không ! Điều này không có bán; Đây là một sáng kiến của Chúa. Chúa kêu gọi. Ngài kêu gọi mỗi người trong những ai Ngài muốn thấy trở thành linh mục".
Trong bài giáo lý của ngài bằng tiếng Bồ Đào Nha, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh về lòng thương xót nơi mà các linh mục phải phó dâng mình : đó sẽ là "sức mạnh" và là một "tấm gương" cho các giáo hữu.
Đức Giáo Hoàng cũng đã nhắc rằng giáo phận, giáo xứ, "công trình tư thiện" không thuộc về giám mục, linh mục, hay phó tế, mà thuộc về Đức Kitô.
Sau đây là bản dịch toàn văn từ bản gốc bằng tiếng Ý của bài giáo lý ngày 26/3/2014.
A.B.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về bí tích Truyền Chức Thánh.
Thân chào quý anh chị em !
Chúng ta đã có dịp nhận xét rằng có ba bí tích là Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể cùng làm nên mầu nhiệm "khai tâm Kitô giáo", một biến cố ân điển độc nhất to lớn làm chúng ta được tái sinh trong Đức Kitô. Đó là ơn gọi căn bản chung cho chúng ta, trong Giáo Hội, với tư cách là môn đệ của Chúa Giêsu. Sau đó có hai bí tích tương ứng với hai ơn gọi chuyên biệt : đó là bí tich Hôn Phối và bí tích Truyền Chức Thánh
Truyền Chức Thánh, trải dài trên ba tầng cấp là hàng giám mục, hàng linh mục và hàng phó tế, là bí tich trao quyền thực thi tác vụ, được Chúa Giêsu trao gửi cho các tông đồ của Ngài, chăn dắt đàn chiên của Ngài, trong quyền phép của Thần Khí Ngài và theo Thánh Tâm Ngài. Chăn dắt đàn chiên của Chúa Giêsu, không phải với quyền lực và sức mạnh con người hay với quyền phép của chính Ngài, mà với quyền Phép của Thần Khí và theo Thánh Thâm Ngài, Thánh Tâm Chúa Giêsu là một trái tim tình yêu. Vị linh mục, giám mục, phó tế phải chăn dắt đàn chiên của Chúa bằng tình yêu. Nếu không làm vì tình yêu, vị đó không phục vụ. Và trên chiều hướng đó, các thừa tác viên được chọn lựa và thánh hóa cho dịch vụ đó, với thời gian sẽ khiến cho sự hiện diện của Chúa Giêsu thêm trường cửu, nếu các vị thực thi với quyền phép của Chúa Thánh Thần, nhân danh Thiên Chúa và bằng tình yêu.
1. Một khía cạnh đầu tiên. Những người dược truyền chức, được đặt đứng đầu các cộng đoàn. Họ "đứng đầu", đúng, nhưng điều này có nghĩa, theo Chúa Giêsu, là dùng uy quyền của mình để phục vụ, như Ngài đã đích thân chỉ ra và đã giảng dạy cho các môn đệ của ngài bằng những lời này : "Anh em biết : những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy quyền mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy thì lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy : ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mt 20, 25-28; Mc 10, 42-45). Một giám mục không phục vụ cộng đoàn của mình không làm điều tốt; một linh mục không phục vụ cộng đoàn của mình không làm điều tốt, ông ta tự lừa dối mình 
2. Một đặc tính khác, cũng luôn xuất phát từ sự hiệp nhất bí tích này với Đức Kitô, là tình yêu đam mê đối với Giáo Hội. Chúng ta hãy suy nghĩ về đoạn Thánh Thư gửi tín hữu Ê-phê-sô, trong đó Thánh Phaolô nói rằng Đức Kitô "đã yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy, Ngài thánh hóa và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và Lời hằng sống, để trước mặt Ngài, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền" (Ep 5, 25-27). Căn cứ vào bí tích Truyền Chức Thánh, thừa tác viên hiến trọn thân mình cho cộng đoàn và yêu thương cộng đoàn hết lòng mình : cộng đoàn là gia đình của mình. Đức Giám Mục, vị linh mục, yêu thương Giáo Hội trong cộng đoàn của chính mình, các vị thương yêu Giáo Hội mạnh mẽ. Như thế nào ? Như Đức Kitô yêu thương Giáo Hội. Thánh Phaolô cũng nói như vậy về hôn nhân : chồng yêu thương vợ như Đức Kitô thương yêu Giáo Hội. Đó là một mầu nhiệm tình yêu to lớn : mầu nhiệm thừa tác linh mục, và mầu nhiệm hôn phối, hai bí tích vốn là con đường, qua đó con người đi tới với Chúa.
3. Một khía cạnh cuối cùng. Thánh Phaolô Tông Đồ khuyên nhủ đồ đệ của mình là ông Ti-mô-tê đừng sao lãng mà trái lại phải không ngừng khơi lại ân điển nơi mình, ân điển đã được ban cho lúc được đặt tay (x. 1 Tm 4, 14; 2 Tm 1, 6). Khi thiên chức, thiên chức của giám mục, thiên chức của linh mục, không được nuôi dưỡng bởi cầu nguyện, bởi sự lắng nghe Lời Thiên Chúa, bởi việc hàng ngày cử hành bí tich Thánh Thể và sự năng lui tới với bí tích sám hối, chắc chắn sẽ dẫn đến mất đi nhãn quan đích thực của tác vụ và niềm vui tuôn trào ra từ sự hiệp thông sâu đậm với Chúa Giêsu.
4. Giám mục mà không cầu nguyện, giám mục mà không lắng nghe Lời của Thiên Chúa, mà không mỗi ngày cử hành (bí tích Thánh Thể), mà không thường xuyên đi xưng tội, và đối với các linh mục cũng vậy, nếu không làm tất cả những điều trên, lâu dần, họ sẽ mất đi sự hiệp nhất với Chúa Giêsu và trở thành tồi tệ không có ích gì cho Giáo Hội. Vì vậy, chúng ta phải giúp đỡ các giám mục và linh mục cầu nguyện, nghe Lời Thiên Chúa vốn là bữa ăn hàng ngày của các vị, cử hành mỗi ngày bí tich Thánh Thể và thường xuyên đi xưng tội. Thật là rất quan trọng bởi vì điều này chính xác có liên quan đến sự thánh hóa của các giám mục và linh mục.
5. Tôi muốn kết thúc bằng điều mà tôi chợt nghĩ ra : Nhưng phải làm thế nào để trở thành linh mục, ở đâu có bán cách tiếp cận với thiên chức linh mục ? Không, Điều này không có bán. Đó là một sáng kiến của Chúa. Chúa gọi. Ngài gọi mỗi người trong những ai Ngài muốn thấy trở thành linh mục. Ở đây, có thể có một số bạn trẻ đã nghe thấy trong lòng mình tiếng gọi này, ước muốn trở thành linh mục, ước muốn phục vụ người khác trong những điều đến từ Thiên Chúa, ước muốn suốt đời phục vụ để dậy giáo lý, để ban Phép Rửa, để tha thứ, để cử hành bí tích Thánh Thể, để chăm sóc người bệnh… và như thế suốt cả cuộc đời. Nếu có ai trong anh chị em đã nghe điều đó trong lòng mình, thì chính là Chúa Giêsu đã đặt để điều đó trong lòng anh chị em. Anh chị em hãy cẩn trọng lời mời gọi này và hãy cầu nguyện để nó lớn mạnh lên và mang lại hoa trái cho toàn Giáo Hội.
Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Gìnabat (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (GHXHCG.com)
(26 mars 2014) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/jeunes-si-vous-avez-le-desir-du-sacerdoce-c-est-jesus-qui-appelle

Mọi cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu
đều làm thay đổi cuộc đời và làm tràn đầy niềm vui
Đức Giáo Hoàng loan báo "ngày lễ thứ tha"  

Rôma – 23/3/2014 (Zenit.org
Mọi cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu đều khiến chúng ta thay đổi cuộc đời, mọi cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui" : Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu đám đông nhắc lại, trên quảng trường Thánh Phêrô, hai câu này nhân dịp giờ Kinh Truyền Tin trưa hôm nay, chúa nhật 23/03/2014.
Đức Giáo Hoàng đã chủ tọa giờ Kinh Truyền Tin như mỗi chúa nhật, và ngài đã bình giảng đoạn Phúc Âm nói về cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ xứ Samari.
Đức Giáo Hoàng đã đọc nơi đây, mầu nhiệm thương xót : "Bà ra giếng lấy nước, và bà đã tìm được nước, nước hằng sống của lòng thương xót đang tuôn trào thành sự sống đời đời".
Ngài đã nhấn mạnh về việc Chúa Giêsu từ chối những thành kiến : "Ngài đã vượt lên những rào cản thù nghịch giữa người Do Thái và người Samari và bẻ gẫy các dư luận thành kiến đối với người phụ nữ".
Đức Giáo Hoàng cũng nói đến Ngày Thế Giới chống bệnh lao và điều ngài gọi là "ngày lễ thứ tha" được tổ chức tại Vatican, trong Rôma và trên toàn thế giới dưới cái tên "24 giờ cho Chúa", một ngày lễ hối cải đặc biệt, với cầu nguyện và xưng tội ban ngày và ban đêm.
Sau đây là bản dịch toàn văn bài huấn đức của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước giờ Kinh Truyền Tin.
A.B.
Lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin.
Thân chào quý anh chị em !
Bài Phúc Âm hôm nay kể cho chúng ta về cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ xứ Samari, diễn ra ở Sichar, bên cạnh một cái giếng cổ, nơi người phụ nữ này hàng ngày ra đấy lấy nước. Hôm đó, bà đã thấy Chúa Giêsu đang ngồi ở đó vì "đi đường mỏi mệt" (Ga 4, 6). Ngài nói ngay với bà ta : "Chị cho tôi xin chút nước uống" (Ga 4, 7). Bằng cách đó, Ngài vượt lên những rào cản của sự thù nghịch giữa người Do Thái và người Samari và bẻ gẫy những dư luận thành kiến đối với người phụ nữ. Yêu cầu đơn sơ của Chúa Giêsu là sự khởi đầu của một cuộc đối thoại thẳng thắn, nhờ đó, với một sự tế nhị to lớn, Ngài đi vào thế giới nội tâm của một con người mà, theo những dư luận xã hội, Ngài đáng lẽ không nên nói chuyện với bà ta. Nhưng Chúa Giêsu đã làm ! Chúa Giêsu không sợ. Khi Ngài thấy một người, Ngài bước tới, bởi vì Ngài yêu thương. Ngài yêu thương tất cả chúng ta. Trước mặt một người, Ngài không bao giờ dừng lại chỉ vì dư luận. Chúa Giêsu đặt bà ta vào trước hoàn cảnh, không phán xét bà, mà làm cho bà cảm thấy bà được coi trọng, được công nhận, và gợi lên nơi bà lòng ước muốn đi xa hơn lề thói hàng ngày.
Cái khát của Chúa Giêsu không phải chỉ là cơn khát nước uống, mà là cơn khát được gặp gỡ một linh hồn đã trở nên khô cằn. Chúa Giêsu cần gặp gỡ người phụ nữ xứ Samari để mở lòng bà ta : Ngài xin bà ta nước uống để làm lộ ra cơn khát đang ở trong chính bà ta. Người phụ nữ đã bị đánh động bởi cuộc gặp gỡ này : bà ta hỏi Chúa Giêsu những câu hỏi sâu sắc mà tất cả chúng ta đều có trong lòng, nhưng chúng ta thường hay không biết đến. Chúng ta cũng có biết bao câu hỏi cần hỏi, nhưng chúng ta không có can đảm để hỏi Chúa Giêsu ! Anh chị em thân mến, Mùa Chay là một thời điểm thuận lợi để nhìn ra trong chúng ta, để làm nổi lên những nhu cầu thiêng liêng thành thật nhất của chúng ta, và cầu xin sự trợ giúp của Chúa trong cầu nguyện. Gương của người phụ nữ xứ Samari mời gọi chúng ta nói rằng : "Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa ban cho con nước uống này để làm cho con đời đời không còn phải khát nữa"
Phúc Âm nói rằng các môn đệ đã sửng sốt vì Thầy mình đi nói chuyện với người phụ nữ này. Nhưng Chúa lớn hơn các thành kiến, vì vậy Ngài đã không sợ dừng lại với người phụ nữ xứ Samari : lòng thương xót lớn hơn thành kiến, và Chúa Giêsu giầu lòng thương xót biết bao, biết bao ! Kết quả của sự gặp gỡ này gần miệng giếng là người phụ nữ đã được biến đổi : "bà để vò nước lại" (Ga 4, 28), dụng cụ để bà đến lấy nước, và bà đã chạy vào thành để kể lại trải nghiệm bất thường của mình. "Có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Mê-sia sao ?". Bà rất nhiệt tình. Bà đã ra giếng lấy nước, và bà đã tìm được nước, nước hằng sống của lòng thương xót tuôn chảy thành sự sống đời đời. Bà đã tìm được nước mà bà hằng tìm kiếm ! Bà đã chạy vào làng, khu làng đã từng phán xét bà, kết án bà, từ chối bà, và bà loan báo bà đã gặp được Đấng Mê-sia; Đấng đã thay đổi cuộc đời bà. Bởi vì mọi sự gặp gỡ với Chúa Giêsu đều luôn làm thay đổi cuộc đời của chúng ta. Đó là một bước tiến, một bước dẫn tới gần với Thiên Chúa. Và như thế, mọi sự gặp gỡ với Đức Giêsu làm cho chúng ta thay đổi cuộc đời. Luôn luôn là như thế.
Trong bài Phúc Âm này, chúng ta cũng tìm thấy cho mình một chất kích thích để "bỏ lại vò nước của mình", biểu tượng của mọi thứ bề ngoài có vẻ quan trọng, nhưng chẳng có giá trị gì trước "tình yêu của Thiên Chúa". Chúng ta (mỗi người) đều có một cái [vò nước], hay nhiều hơn là một cái nữa ! Tôi hỏi anh chị em, và hỏi cả tôi nữa : "Cái vò nước nội tâm của bạn, nó đè nặng trên bạn, nó làm cho bạn xa Thiên Chúa, là cái vò nào vậy ?". Chúng ta hãy tạm để nó qua một bên, và chúng ta lắng nghe, trong trái tim mình, tiếng nói của Chúa Giêsu là Đấng ban cho chúng ta một thứ nước khác, một thứ nước khiến chúng ta gần gũi với Chúa. Chúng ta được kêu gọi hãy khám phá lại tầm quan trọng và ý nghĩa cuộc sống Kitô giáo của chúng ta, cuộc sống bắt đầu tư lúc Rửa Tội và, như người phụ nữ xứ Samari, để làm chứng trước mặt anh em chúng ta. [Làm chứng] điều gì ? Niềm Vui ! Làm chứng niềm vui được gặp gỡ Chúa Giêsu, bởi vì như tôi đã nói, mọi sự gặp gỡ với Chúa Giêsu đều làm thay đổi cuộc đời, và mọi cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu đều làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui đến từ nội tâm. Và Chúa là như thế. Và kể lại bao điều mầu nhiệm mà Chúa đã làm trong lòng chúng ta, khi chúng ta có can đảm bỏ sang một bên cái vò nước của chúng ta.
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau Kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến,
Bây giờ, chúng ta hãy nhớ hai câu này : mọi cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu đều làm thay đội cuộc đời chúng ta và mọi cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui. Chúng ta cùng nói lên nào ! Mọi cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu đều làm thay đội cuộc đời chúng ta và mọi cuộc gặp g'ơ với Đức Giêsu làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui. Là như thế đó.
Ngày mai, là Ngày Thế Giới Bệnh Lao : chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người bị mắc bệnh này, và cho những người nâng đỡ họ cách này hay cách khác.
Thứ sáu và thứ bẩy sắp tới, chúng ta sẽ sống một khoanh khắc thống hối đặc biệt, được gọi là "24 giờ cho Chúa". Ngày đó sẽ bắt đầu từ trưa thứ sáu bởi một lễ nghi trong Đền Thánh Phêrô ở Vatican. Và rồi, trong suốt đêm, các nhà thờ trong trung tâm Rôma sẽ mở cửa để cầu nguyện và xưng tội. Đó sẽ có thể gọi là ngày lễ thứ tha, cũng sẽ diễn ra trong nhiều giáo phận và nhiều giáo xứ trên thé giới. Sự thứ tha Chúa ban cho chúng ta phải được mừng như một lễ hội, cũng như người cha của dụ ngôn đứa con hoang đàng đã làm, khi đứa con trở về với ông, ông đã mở tiệc ăn mừng, và quên hết tội lỗi của nó. Sẽ là ngày lễ thứ tha.
Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã ngỏ lời chào mừng các khách hành hương, các đoàn thể, hiệp hội có mặt trên quảng trường Thánh Phêrô.
Bản dịch tiếng Pháp : Anita Bourdin (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (GHXHCG.com)
(23 mars 2014) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/toute-rencontre-avec-jesus-change-la-vie-et-remplit-de-joie

 

 

"Hỡi các vị làm cha, hãy gần gũi các con cái mình !"
Bài giáo lý ngày 19 tháng 3 năm 2014 (toàn văn)  

Rôma – 19/3/2014
(Zenit.org
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi những bậc làm cha hãy "gần sát với các con mình" : "chúng cần các vị, cần sự hiện diện của các vị, cần sự gần gũi của các vị, cần tình yêu của các vị".
Trong ngày 19/3 này, ngày lễ Thánh Giuse, và đối với Giáo Hội, cũng là "ngày lễ của các bậc làm cha", Đức Giáo Hoàng đã chào mừng và khuyến khích hồi lâu tất cả "các ông bố" trong buổi triều kiến khoáng đại trên quảng trường Thánh Phêrô : "Tất cả những lời chúc tụng của tôi cho ngày hôm nay, ngày của các vị !"
Ngài đã dành bài giáo lý của ngài cho Thánh Quan Thầy Giáo Hội hoàn vũ, "tấm gương của nhà giáo dục, của người bố, người cha", cũng là tấm gương cho "các linh mục -vốn là các cha- và những ai có nhiệm vụ giáo dục trong Hội Thánh và trong xã hội".
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng
Thân chào quý anh chị em !
Hôm nay, 19 tháng 3, chúng ta mừng lễ trọng thể kính Thánh Giuse, bạn trăm năm của Đức Mẹ Maria và quan thầy của Giáo Hội hoàn vũ. Chúng ta hãy dâng ngài bài giáo lý này, dâng ngài vì ngài xứng đáng với lòng biết ơn và tôn sùng của chúng ta, vì đã biết giữ gìn Đức Trinh Nữ và Đức Giêsu, con ngài. Là người gìn giữ, là đặc tính của Thánh Giuse, chính là sứ mạng cao cả của ngài, là người gìn giữ.
Hôm nay, tôi muốn trở lại chủ đề này, "là người gìn giữ", trong một viễn cảnh đặc biệt, viễn cảnh giáo dục. Chúng ta hãy nhìn lên Thánh Giuse như tấm gương nhà giáo dục, đã biết gin giữ và tháp tùng Chúa Giêsu trên hành trình lớn lên "trong khôn ngoan, vóc dáng và ân điển", như Tin Mừng Thánh Luca đã nói. Ngài không phải là cha của Chúa Giêsu : Cha của Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng ngài đã hành xử như cha của Chúa Giêsu, ngài hành xử như cha Chúa Giêsu để giúp Chúa lớn lên. Và làm thế nào để giúp Chúa lớn lên ? Trong khôn ngoan, vóc dáng và ân phúc.
Chúng ta hãy bắt đầu bằng vóc dáng, là một tầm cỡ bình thường nhất, sự tăng trưởng thể chất và tâm lý. Cùng với Đức Maria, Thánh Giuse đã chăm sóc Chúa Giêsu trước hết trên phương diện này, nghĩa là ngài đã "nuôi nấng" Chúa, lo lắng để Chúa không thiếu những gì cần thiết cho một sự phát triển lành mạnh. Chúng ta cũng đừng quên rằng sự trông nom ân cần cuộc sống của Con Trẻ cũng đã bao gồm cả cuộc chạy trốn sang Ai Cập, kinh nghiệm cam go để sống như những người tỵ nạn – Thánh Giuse đã là một người tỵ nạn, với Đức Maria và Chúa Giêsu - để thoát khỏi sự đe dọa của Hê-rô-đê. Rồi, một khi quay trở về tổ quốc và định cư tại Na-da-rét, đã có cả một thời gian dài của đời sống gia đình. Trong những năm đó, Thánh Giuse cũng đã tập cho Chúa Giêsu công việc của mình, và Chúa Giêsu đã học tập nghề thợ mộc, như cha Ngài là Thánh Giuse. Chính bằng cách này mà Thánh Giuse đã nuôi nấng Chúa Giêsu.
Chúng ta hãy qua tầm cỡ thứ nhì của sự giáo dục Chúa Giêsu, tầm cỡ của sự "khôn ngoan". Thánh Giuse đối Chúa Giêsu đã là một tấm gương, một người thầy của sự khôn ngoan được nuôi dưỡng bởi Lời của Thiên Chúa. Chúng ta có thể tưởng tượng Thánh Giuse đã dạy dỗ Chúa Hài Đồng Giêsu như thế nào để lắng nghe các Sách Thánh, cách riêng là tháp tùng Chúa ngày Thứ Bẩy đi tới đền thờ Na-da-rét. Và Thánh Giuse tháp tùng Chúa để Chúa Giêsu nghe được Lời Thiên Chúa trong đền thờ.
Và sau cùng, tầm mức của "ân điển". Thánh Luca còn nói với chúng ta, khi nói về Chúa Giêsu : "Hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa" (Lc 2, 40). Ở đây, chắc chắn, phần dành cho Thánh Giuse bị giới hạn hơn là đối với sự phát triển vóc dáng và khôn ngoan. Nhưng thật là một sai lầm trầm trọng khi nghĩ rằng một người cha hay người mẹ không thể làm gì để giáo dục con cái mình lớn lên trong ân nghĩa của Thiên Chúa. Lớn lên về vóc dáng, lớn lên về khôn ngoan, lớn lên trong ân điển : đó là công việc mà Thánh Giuse đã làm với Chúa Giêsu, làm cho Chúa lớn lên trong ba tầm cỡ này, giúp đỡ Chúa lớn lên.
Anh chị em thân mến, sứ mạng của Thánh Giuse chắc chắn là duy nhất và không thể bắt chước, bởi vì Chúa Giêsu tuyệt đối là duy nhất. Và thế mà, khi gìn giữ Chúa Giêsu, khi dạy cho Chúa lớn lên về vóc giáng, về khôn ngoan và về ân điển, Thánh Giuse là tấm gương của tất cả mọi nhà giáo dục, đặc biệt của tất cả những người cha. Thánh Giuse là tấm gương của nhà giáo dục và của ông bố, ông cha. Vì vậy, tôi xin dâng cho sự che chở của ngài tất cả các bậc cha mẹ, các linh mục - vốn là các cha – và những ai có trách nhiệm giáo dục trong Hội Thánh và trong xã hội. Một cách đặc biệt, hôm nay, "ngày người cha", tôi chào mừng tất cả các cha mẹ, tất cả các bậc làm cha : tôi hết lòng chào mừng các vị ! Xem nào… có ai là cha trên quảng trường này không ? Dơ tay lên, các ông bố ! Tất cả các người cha này ! Tất cả những lời chúc của tôi, tất cả những lời chúc của tôi trong ngày hôm nay là ngày của quý vị ! Tôi cầu xin cho các vị ân điển được luôn rất gần gũi các con của các vị, để cho chúng lớn lên, phải gần gũi, gần gũi ! Chúng cần đến các vị, cần sự hiện diện của các vị, cần sự gần gũi của các vị, cần tình yêu của các vị. Các vị hãy như Thánh Giuse đối với chúng : là những người gìn giữ cho sự phát triển hình hài, khôn ngoan và ân điển. Những người gìn giữ hành trình của chúng, những nhà giáo dục. Hãy bước đi với chúng. Và bằng sự gần gũi này, các vị sẽ là những nhà giáo dục đích thực. Cảm ơn vì tất cả những gì cac vị đã làm cho con cái mình, cảm ơn ! Mọi lời chúc tụng của tôi, chúc 'ngày những người cha tốt đẹp' cho tất cả những ông bố đang có mặt ở đây, cho tất cả các ông bố ! Nguyện xin Thánh Giuse ban phép lành và đồng hành cùng các vị. Và có người trong chúng ta đã mất cha, cha mình đã ra đi, Chúa đã gọi người về; có rất nhiều người trên quảng trường này không còn có cha mình nữa. Chúng ta có thể cầu nguyện cho tất cả các bậc làm cha trên thế giới, cho những người cha còn sống và cả cho những người cha đã chết và cho những thân nhân của chúng ta, và chúng ta có thể cùng nhau cầu nguyện, mỗi người chúng ta hãy nhớ tới cha mình, dù còn sống hay đã mất. Và chúng ta hãy cầu xin Chúa Cha, vị cha cao cả của tất cả chúng ta : một "Kinh Lậy Cha", cho các người cha của chúng ta. Lậy Cha chúng con ở trên Trời…
Và mọi điều chúc mừng xin gửi đến các người làm cha !
Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (GHXHCG.com)
(19 mars 2014) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/peres-soyez-tres-proches-de-vos-enfants

 

 

"Một cuốn Phúc Âm trong túi xách để đọc trong ngày"
Kinh Truyền Tin ngày 16 tháng 3 năm 2014 (toàn văn)  

Rôma – 16/3/2014
(Zenit.org
Một "cuốn sách Phúc Âm nhỏ" trong túi xách hay trong túi áo của mình, để đọc từng đoạn trong ngày" : đó là điều mà Đức Giáo Hoàng khuyên nhủ ngày 16/3/2014, chúa nhật thứ hai Mùa Chay.
Trong giờ Kinh Truyền Tin chúa nhật, sáng nay, Đức Giáo Hoàng đã đặt một câu hỏi cho đám đông : "anh chị em có đọc mỗi ngày một đoạn Phúc Âm không ?"
Nhắc nhở rằng trong Phúc Âm, "Chúa Giêsu ở đó để nói với chúng ta", ngài đã khuyên "nên có một cuốc sách Phúc Âm nhỏ, và mang theo mình, trong túi áo, trong túi xách để đọc một đoạn bất cứ lúc nào trong ngày".
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin
Thân chào quý anh chị em,
Hôm nay, Phúc Âm trình bày cho chúng ta biến cố Hiển Dung. Đó là giai đoạn thứ nhì của hành trình mùa chay : giai đoạn đầu là những cám dỗ trong sa mạc, chúa nhật trước; giai đoạn thứ hai : sự Hiển Dung. Chúa Giêsu "đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao" (Mt 17,1). Núi cao trong Thánh Kinh tượng trưng nơi chốn gần với Thiên Chúa và nơi gặp gỡ thân mật với Ngài; nơi cầu nguyện, nơi được ở trước mặt Đức Chúa. Trên đó, trên ngọn núi, Chúa Giêsu đã biểu lộ cho ba môn đệ của Ngài, dung nhan Thiên Chúa, sáng láng, rất đẹp của Ngài; và rồi các ông Mô-se và Ê-li-a, đàm đạo với Ngài. Dung nhan của Ngài đã sáng chói và y phục Ngài trắng tinh, đến nỗi ông Phêrô bị lóa mắt và muốn ở đó, như để ghi khắc giờ phút này. Bỗng nhiên có tiếng Chúa Cha vang lên từ trên trời tuyên bố Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Ngài, và phán : "Các ngươi hãy vâng nghe lời Người" (Mt 17, 5). Lời phán dạy này rất quan trọng ! Cha chúng ta là Đấng đã phán bảo cho các tông đồ này, và cũng phán bảo cho chúng ta : "Hãy vâng nghe lời Đức Giêsu, bởi vì Người là Con yêu dấu của Ta". Tuần này, chúng ta hãy giữ lấy lời phán bảo này trong óc, trong tim : "Hãy vâng nghe lời Đức Giêsu !". Đây không phải là lời Đức Giáo Hoàng nói, mà chính là Thiên Chúa Cha đã phán với tất cả chúng ta : với tôi, với các anh chị em, với tất cả mọi người, tất cả ! Đây cũng như là một sự giúp đỡ để thực hiện hành trình Mùa Chay. "Hãy vâng nghe lời Chúa Giêsu !". Anh chị em đừng quên.
Lời mời gọi này của Cha rất là quan trọng. Chúng ta, các môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta được kêu gọi là những con người vâng nghe lời nói của Ngài và lấy những lời của Ngài làm trọng. Để nghe lời Chúa Giêsu, phải ở gần với Ngài, đi theo Ngài, như các đám đông đã đi theo Ngài trên khắp các nẻo đường trên xứ Palestina trong Phúc Âm. Chúa Giêsu không có ghế, có ngai cố định, mà Ngài là một vị Thầy lưu động, Ngài ban ra những giáo huấn của Ngài, những giáo huấn mà Cha đã trao cho Ngài, dọc những con đường, băng qua những đoạn không phải lúc nào cũng dễ đoán ra và đôi khi cũng không dễ dàng. Đi theo Chúa Giêsu để nghe lời Ngài. Nhưng chúng ta cũng hãy vâng nghe lời được ghi chép của Ngài, trong Phúc Âm. Tôi hỏi anh chị em một câu hỏi : các anh chị em mỗi ngày có đọc một đoạn Phúc Âm không ? Có, không… có, không … Năm mươi, năm mươi. Có người có, có người không. Nhưng thật là quan trọng. Anh chị em có đọc Phúc Âm không ? Đó là một điều tốt; thật là tốt lành khi có một cuốn Phúc Âm nhỏ, nhỏ thôi, và mang theo mình, trong túi áo, trong túi xách, để lấy ra đọc một đoạn và bất cứ lúc nào trong ngày. Chúa Giêsu ở trong đó để nói với chúng ta, trong sách Phúc Âm ! Anh chị em hãy nghĩ đến điều này. Không có khó, cũng không cần phải có cả 4 cuốn : một trong 4 cuốn Phúc Âm, rất nhỉ, mang theo mình. Sách Phúc Âm luôn ở với chúng ta, bởi vì đó là Lời của Chúa Giêsu mà ta có thể nghe được.
Từ giai đoạn Hiển Dung này, tôi muốn nhấn mạnh hai yếu tố mang ý nghĩa, mà tôi tổng hợp lại thành hai từ : lên và xuống. Chúng ta cần đi riêng ra một chỗ, cần leo lên núi trong một không gian im lặng, để tìm thấy được chính mình và để nghe rõ hơn tiếng nói của Đức Chúa. Chúng ta thực hiện điều này trong cầu nguyện. Nhưng chúng ta không thể ở mãi lại chỗ đó ! Sự găp gỡ với Thiên Chúa thúc đẩy chúng ta "xuống núi" và trở lại dưới đó, trong đồng bằng, nơi chúng ta gặp gỡ bao nhiêu người anh em với gánh nặng ưu phiền, bệnh tật, bất công, ngu dốt, nghèo nàn vật chất và tình thần. Để giúp các người anh em đang trong lúc khó khăn, chúng ta được kêu gọi hãy mang đến kinh nghiệm mà chúng ta đã có với Thiên Chúa, mà chia sẽ ơn phúc đã nhận được. Lạ thật. Khi chúng ta lắng nghe Lời của Chúa Giêsu, và giữ những Lời Chúa trong lòng, Lời đó lớn mạnh lên. Anh chị em có biết Lời đó lớn lên như thế nào không ? Bằng cách hiến tặng Lời đó cho người khác ! Lời Đức Kitô lớn lên trong chúng ta khi chúng ta tuyên xưng Lời Ngài, khi chúng ta hiến tặng Lời Ngài cho những người khác ! Và đó chính là đời sống Kitô giáo. Đó là sứ vụ của toàn Giáo Hội, của tất cả những người đã chịu Phép Rửa, của tất cả chúng ta : lắng nghe Chúa Giêsu và hiến tặng cho người khác. Anh chị em đừng quên : tuần này, anh chị em hãy lắng nghe Chúa Giêsu ! Và hãy nghĩ tới điều [tôi đã nói với các anh chị em] về sách Phúc Âm : Anh chị em có sẽ làm điều này không ? Chúa Nhật tuần sau anh chị em sẽ nói cho tôi biết anh chị em có làm không : có một cuốn Phúc Âm nhỏ trong túi áo hay túi xách để đọc một đoạn nhỏ trong ngày.
Bây giờ, chúng ta hãy hướng về Đức Mẹ Maria, và chúng ta hãy phó dâng để Mẹ dẫn dắt chúng ta tiếp tục hành trình Mùa Chay với đức tin và lòng bao dung, đồng thời học hỏi cách "lên" và vâng nghe Chúa Giêsu bằng cầu nguyện và cách "xuống" với lòng bác ái huynh đệ, trong khi loan truyền Chúa Giêsu.
Lời Đức Giáo Hoàng sau Kinh Truyền Tin
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng đã chào mừng các giáo dân Rôma và các khách hành hương. Ngài cũng chào cách riêng nghiều phái đoàn, nhiều giáo xứ, nhiều hiệp hội, ban nhạc, ban hợp xướng…
Đặc biệt ngài đã nói : "Tôi mời gọi anh chị em hãy nhớ tới trong cầu nguyện các hành khách và phi hành đoàn củ chiếc phi cơ của hãng [Hàng Không] Malaysia, cũng như gia đình và thân nhân của họ. Chúng ta gần gũi với họ trong những giờ phút khó khăn này".
Bản dịch tiếng Pháp : Anne Kurian (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (GHXHCG.com)
(16 mars 2014) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/un-evangile-dans-son-sac-pour-lire-dans-la-journee

 

 

Tĩnh tâm Mùa Chay : Sám Hối
Thân kính chuyển tiếp đến qúy anh chị cùng đọc và suy niệm bài giảng:
Tĩnh Tâm Mùa Chay Sám Hối, ngày bảy 01/03/2014 của Phong trào Cursillo
do LM J.B Nguyễn Văn Hào thuyết giảng

SÁM HỐI
“Đặc sản” MÙA CHAY

Dẫn nhập
Người Việt Nam chúng ta có câu “mùa nào thức ấy”. Mỗi mùa, mỗi vụ, có những thứ trái cây phù hợp với thời tiết của mỗi miền. Mỗi nơi, mỗi vùng lại có những “đặc sản” khácnhau. Vào dịp đặc biệt, chẳng hạn như Tết cổ truyền, thường có cây mai, cành đào, bánh chưng... Nếu thiếu những thứ đó thì xem ra ngày Tết chưa được trọn vẹn. Năm phụng vụ của GiáoHội cũng có các mùa khác nhau: Mùa Vọng – Giáng Sinh – Mùa Chay – Phục Sinh – và Mùa Thường Niên1. Mỗi mùa có nét đặc trưng riêng và có ý nghĩa thiêng liêng khác nhau, nhằm giúp tín hữu đi sâu vào mầu nhiệm Chúa Kitô và công trình cứu chuộc của Ngài2. Chúng ta đã bước vào Mùa Chay. Theo truyền thống, đây là “mùa làm việc lành phúc đức”3, mùa mà Giáo hội mời gọi chúng ta hoán cải để trở về với Chúa là Cha nhân lành...
Xin mời vào đọc»»

 

 

Chiến thắng cuối cùng là chiến thắng của tình yêu
Kinh Truyền Tin ngày 09 tháng 3 năm 2014
Đức GIÁO HOÀNG giảng bài Tin Mừng (toàn văn)

Rôma – 09/3/2014 (Zenit.orgAnita Bourdin
Chiến thắng cuối cùng là chiến thắng của tinh yêu" Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích hồi trưa ngày chúa nhật 09/3/2014, từ cửa sổ văn phòng dinh giáo hoàng mở ra quảng trường Thánh Phêrô, trước hàng chục ngàn khách hành hương, dưới bầu trời nắng đẹp.
Đức Giáo Hoàng đã bình giảng bài Phúc Âm ngày chúa nhật thứ nhất Mùa Chay này, nhấn mạnh rằng chiến thắng này trải qua hy sinh và kiên nhẫn.
Sau đây là bản dịch toàn văn bài huấn đức của Đức Giáo Hoàng trước Kinh Truyền Tin.
Bài huấn đức của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào quý anh chị em !
Phúc Âm ngày chúa nhật thứ nhất Mùa Chay, mỗi năm, trình bày đoạn nói về những cuộc cám dỗ của Chúa Giêsu, khi Thần Khí, ngự xuống trên Ngài sau khi Ngài chịu Phép Rửa trên sông Gio-đan, thúc dục Ngài đương đầu công khai với Satan, trên sa mạc, trong 40 ngày, trước khi khởi đầu sứ mạng công khai của Ngài.
Kẻ cám dỗ tìm cách lái Chúa Giêsu ra khỏi dự định của Chúa Cha, nghĩa là ra khỏi con đường hy sinh, con đường tình yêu dâng hiến chính mình để cứu chuộc, để khiến Ngài đi vào con đường dễ dãi, con đường thành công và quyền lực? Cuộc song đấu giữa Chúa Giêsu và Satan diễn ra bằng những câu viện dẫn Thánh Kinh.
Quả vậy, để lái Chúa Giêsu ra khỏi con đường Thánh Giá, con quỷ đưa ra cho Ngài những hy vọng cứu thế giả hiệu : sự thoải mái về kinh tế, được thể hiện bằng khả năng biến sỏi đá thành bánh mì; cách thức ly kỳ và mang tính "phép lạ", vớí ý tưởng gieo mình từ đỉnh cao nhất Đền Thờ ở Giêrusalem, và để mình đươc các thiên thần cứu đỡ; và sau cùng là lối đi tắt của quyền lực và sự thống trị, đổi lại bằng một cử chỉ thờ lậy Satan. Đó là ba nhóm cám dỗ : cả chúng ta nữa, chúng ta cũng biết rõ chúng !
Chúa Giêsu đã cương quyết đẩy lùi tất cả những cám dỗ này và Ngài tái khẳng định ý chí đi theo con đường đã được Chúa Cha vạch ra, không có sự thỏa hiệp nào với tội lỗi với lôgic của thế gian. Anh chị em hãy ghi nhận cách Chúa Giêsu trả lời. Ngài không đối thoại với Satan, như bà Eva đã làm trong vườn Địa Đàng. Chúa Giêsu biết rõ là với Satan không thể đối thoại được, bởi vì nó quá là hiểm độc. Vì vậy, thay vì đối thoại, như bà Eva đã làm, Ngài chọn lựa ẩn náu trong Lời Thiên Chúa, Ngài mạnh mẽ trả lời bằng Lời đó. Chúng ta hãy nhớ điều này : vào lúc bị cám dỗ, lúc chúng ta bị cám dỗ, không cãi lý với Satan, mà luôn tự vệ bằng Lời Thiên Chúa ! Và điều này sẽ cứu chúng ta.
Trong những câu Ngài trả lời Satan, Chúa, là Đấng đã dùng Lời Thiên Chúa, trước hết đã nhắc nhở chúng ta rằng "người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra" (Mt 4, 4; Đnl 8, 3); và điều này ban cho chúng ta sức mạnh, nâng đỡ chúng ta trong cuộc chiến đấu chống lại tư tưởng thế gian làm hạ giá con người xuống hàng những nhu cầu sơ đẳng và khiến cho con người mất đi khát vọng những gì là chân, thiện, mỹ, khát vọng Thiên Chúa và tình yêu của Ngài.
Ngài nhắc "cũng đã có lời chép rằng : 'ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi' " (x. Mt 4, 7) bởi vì con đường đức tin cũng trải qua đêm tối, nghi nan, và nó được nuôi dưỡng bằng kiên nhẫn và sự trì trí đợi chờ.
Sau cùng, Chúa Giêsu nhắc rằng "đã có lời chép rằng :'Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi' " (Mt 4, 10): nói cách khác, chúng ta phải tháo gỡ ra khỏi chúng ta những tượng thần, những điều vô bổ, và xây dựng cuộc đời chúng ta trên điều căn bản.
Những lời Chúa Giêsu phán ra sẽ tìm thấy tiếng vang trong các hành động của chúng ta. Sự trung thành tuyệt đối của Ngài với dự định tình yêu của Chúa Cha sẽ dẫn đưa Ngài, sau gần 3 năm, tới cuộc chiến đấu cuối cùng với "thủ lãnh thế gian" (Ga 16, 11), vào giờ khổ nạn và Thánh Giá, và ở đó, Chúa Giêsu sẽ chiếm được chiến thắng cuối cùng, chiến thắng của tình yêu.
Anh chị em thân mến, Mùa Chay đối với tất cả chúng ta là một cơ hội thuận lợi để hoàn thành con đường trở lại, bằng cách đối mặt một cách chân thành với trang Phúc Âm này.
Chúng ta hãy lập lại lời hứa lúc chúng ta chịu Phép Rửa : chúng ta hãy từ bỏ Satan và tất cả những hành vi và cám dỗ của nó – bởi vì nó là một kẻ quyến rũ - để bước đi trên những con đường của Thiên Chúa và "đạt đến lễ Vượt Qua trong niềm vui của Thánh Thần" (Lời nguyện trong Thánh Lễ chúa nhật đầu tiên Mùa Chay, năm A).
Bản dịch tiếng Pháp : Anita Bourdin (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (GHXHCH.com)
( 9 mars 2014) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/la-victoire-definitive-c-est-la-victoire-de-l-amour

Mùa Chay : Ra khỏi thói quen với những thái độ không mang tính Kitô giáo
Bài giáo lý ngày 05 tháng 3 năm 2014 (toàn văn) 

Rôma – 05/03/2014 (Zenit.org
Mùa Chay là thời gian để "ra khỏi thói quen lười biếng với điều ác" bởi vì "thói quen với những cách hành xử không mang tính Kitô giáo, chọn dễ dãi, sẽ làm tê dại con tim", Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảnh giác và mời gọi "đừng cảm thấy quen mắt với những hoàn cảnh thoái hóa và bần cùng" mà ta hàng ngày gặp phải.
Trong bài giáo lý thứ tư 05/03/2014 này, Thứ Tư Lễ Tro, trên quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đã suy niệm về ý nghĩa của Mùa Chay, mời gọi hãy có một sự bừng tỉnh cứu độ để đừng quen mắt "với bạo lực, khi nhìn thấy anh chị em mình nằm ngủ ngoài hè đường, với những người tỵ nạn đi tìm tự do và nhân phẩm, với việc sống trong một xã hội cho rằng không cần đến Thiên Chúa".
"Mùa Chay đến với chúng ta như một thời gian quan phòng để thay đổi con đường, để thu hồi lại khả năng của chúng ta phản ứng trước thực tế của điều ác", ngài nói thêm, và đưa ra "những yếu tố cốt yếu" để sống thời đại này : "Tạ ơn Thiên Chúa vì mầu nhiệm tình yêu bị đóng đinh của Ngài : đức tin đích thực, trở lại và mở lòng ra cho anh em mình".
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào quý anh chị em !
Hôm nay, thứ tư Lễ Tro, bắt đầu hành trình Mùa Chay kéo dài 40 ngày, dẫn đưa chúng ta đến Tam Thánh Nhật vượt qua, kỷ niệm cuộc khổ nạn, cái chết và sự sống lại của Chúa, cốt lõi của mầu nhiệm cứu độ chúng ta. Mùa Chay chuẩn bị chúng ta cho giờ phút quan trọng này, vì thế đó là một thời gian "mãnh liệt", một khúc quanh có thể giúp cho mỗi người trong chúng ta thay đổi, trở lại. Tất cả chúng ta đều có nhu cầu cải thiện, thay đổi cho tốt lành hơn. Mùa Chay giúp chúng ta trong việc đó và như thế, chúng ta ra khỏi những thói quen chán nản của chúng ta và khỏi cái tập quán lười biếng với điều xấu, vốn là một cạm bẫy. Trong thời gian Mùa Chay, Giáo Hội gửi đến chúng ta hai lời mời gọi : tiếp thu được một ý thức sinh động hơn về công trình cứu chuộc của Đức Kitô; sống bí tích Rửa Tội của chúng ta một cách dấn thân hơn.
Ý thức được những kỳ diệu mà Chúa đã làm để cứu độ chúng ta, thúc đẩy lòng trí chúng ta có một thái độ tạ ơn Thiên Chúa, vì những điều Ngài đã ban cho chúng ta, vì tất cả những gì Ngài làm cho dân Ngài và cho toàn thể nhân loại. Đó là điểm xuất phát cho sự trở lại của chúng ta, vốn là lời đáp trả tạ ơn đối với mầu nhiệm phi thường của tình yêu Thiên Chúa. Khi chúng ta thấy tình yêu này của Thiên Chúa đối với chúng ta, chúng ta cảm thấy sự ước muốn được đến gần bên Ngài : đó chính là sự trở lại.
Sống trọn vẹn Phép Rửa của chúng ta – lời mời gọi thứ nhì – có nghĩa là chúng ta đừng có quen mắt với những hoàn cảnh thoái hóa và bần cùng mà chúng ta gặp phải khi chúng ta bước đi trên những đường phố của các thành thị và đất nước chúng ta. Có một rủi ro là thụ động chấp nhận một số cách hành xử mà không thấy ngạc nhiên trước những thực tế đau buồn xung quanh chúng ta. Chúng ta quen với bạo lực, coi như một tin tức bình thường hàng ngày; chúng ta quen mắt khi thấy các anh chị em chúng ta nằm ngủ trên hè phố, không có một mái nhà để trú ngụ. Chúng ta quen mắt thấy những người tỵ nạn đi tìm tự do và nhân phẩm, mà không được đón nhận thích đáng. Chúng ta quen sống trong một xã hội cho rằng có thể không cần đến Thiên Chúa, trong đó cha mẹ không còn dậy cho con cái đọc kinh hay làm dấu thánh giá. Tôi hỏi anh chị em một câu : con cái, trẻ em của anh chị em có biết làm dấu thánh giá không ? Anh chị em hãy suy nghĩ và tự trả lời trong lòng mình. Chúng có thuộc kinh Lậy Cha không ? Chúng có biết cầu nguyện Đức Trinh Nữ Maria với kinh Kính Mừng không ? Anh chị em hãy suy nghĩ và trả lời trong lòng mình. Sự tiêm nhiễm thói quen với những thái độ không mang tính Kitô giáo vì dễ dãi này sẽ làm trái tim chúng ta tê dại đi !
Mùa Chay đến với chúng ta như một thời gian quan phòng để thay đổi con đường, để thu hồi lại khả năng của chúng ta phản ứng trước thực tế của điều ác luôn thách thức chúng ta. Phải sống Mùa Chay như sống một thời gian trở lại, thời gian canh tân cá nhân và cộng đoàn bằng cách đến gần Thiên Chúa và với một sự gắn kết đầy tin tưởng với Phúc Âm. Bằng cách đó, Mùa Chay cũng giúp chúng ta nhìn anh em của chúng ta và những nhu cầu của họ với một cái nhìn mới. Chính vì vậy mà Mùa Chay là một khoảnh khắc thuận lợi để chúng ta trở lại với tình yêu của Thiên Chúa và của tha nhân; một tình yêu biết lấy làm của riêng mình, thái độ nhưng không và thương xót của Chúa, là Đấng đã "tự biến thành nghèo khó để làm giầu cho chúng ta với sự nghèo khó của Ngài" (x. 2 Co 8, 9). Khi suy niệm các mầu nhiệm cốt lõi của đức tin, cuộc thương khó, thánh giá và sự sống lại của Đức Kitô, chúng ta nhận thấy rằng ơn phúc vô lượng của sự Cứu Thế đã được ban cho chúng ta bởi một sáng kiến nhưng không của Thiên Chúa.
Tạ ơn Thiên Chúa vì mầu nhiệm tình yêu chịu đóng đinh của Ngài; đức tin đích thực, trở lại và mở lòng ra cho anh em chúng ta : đó là những yếu tố cốt lõi để sống Mùa Chay. Trên con đường này, chúng ta muốn với lòng xác tín đặc biệt, khẩn cầu sự che chở của Đức Trinh Nữ Maria : xin Mẹ, nữ tín hữu đầu tiên tin vào Đức Kitô, đồng hành với chúng ta trong những ngày cầu nguyện tích cực và thống hối này, để được thanh tẩy và canh tân trong tâm hồn, đạt tới việc cử hành mầu nhiệm Vượt Qua của Con Ngài. Amen !
Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (GHXHCG.com)
( 5 mars 2014) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/careme-sortir-de-l-accoutumance-a-des-comportements-non-chretiens

Giáo Hội không xây dựng trên một triết lý
mà trên Chúa Giêsu
Bài Giáo Lý ngày 16-10-2013

Rôma – 16/10/2013 (Zenit.org) 
Đức Tin, Giáo Hội mà Đức Kitô muốn, không xây dựng trên một tư tưởng, trên một triết lý, Giáo Hội xây dựng trên chính Đức Kitô", Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh.
Sáng ngày thứ tư, 16/10/2013, nhân buổi triều kiến khoáng đại trên quảng trường thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đã dành bài giáo lý của ngài cho "tính tông truyền" của Giáo Hội.
"Giáo Hội là tông truyền bởi vì Giáo Hội được xây dựng trên giảng dạy và cầu nguyện của các Tông Đồ, trên uy quyền đã được chính Đức Kitô ban truyền cho các ngài", ngài giải thích.
Ngài cũng xác định rằng một Tông Đồ được Chúa Giêsu "sai đi" để "tiếp nối công trình của Ngài, có nghĩa là cầu nguyện – đó là công việc đầu tiên của Tông Đồ - và thứ nhì là loan truyền Phúc Âm".
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Chào anh chị em thân mến !
Khi chúng ta đọc "Kinh Tin Kính", chúng ta  nói "Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền". Tôi không biết anh chị em đã bao giờ nghĩ thành ngữ "Giáo Hội tông truyền" có nghĩa là gì. Có thể chẳng bao giờ, hay có thể chỉ một đôi lần, khi tới Rôma, các anh chị đã nghĩ đến tầm quan trọng của các Tông Đồ Phêrô và Phaolô đã hy sinh mạng sống tại đây để mang đến Phúc Âm và để làm chứng cho Phúc Âm.
Nhưng còn hơn nữa. Tuyên xưng Giáo Hội là tông truyền có nghĩa nhấn mạnh quan hệ cấu thành của Giáo Hội với các Tông Đồ, với một nhóm nhỏ 12 người này và một ngày kia Chúa Giêsu đã gọi họ đi theo Ngài, bằng tên của từng người, để họ ở lại với Ngài và để sai họ đi truyền giảng (x. Mc 3, 13-19). Thực ra, từ "Tông Đồ" là một từ Hy Lạp có nghĩa  "thừa sai". Một Tông Đồ là một người được sai đi để làm chuyện gì và các Tông Đồ đã được Chúa Giêsu chọn, gọi và sai đi để tiếp tục sự nghiệp của Ngài, nghĩa là cầu nguyện – đó là công việc đầu tiên của người Tông Đồ - và thứ nhì là truyền bá Phúc Âm. Điều này quan trọng vì, khi chúng ta nghĩ đến các Tông Đồ, chúng ta có thể tưởng tượng là các ngài chỉ đi rao truyền Phúc Âm, thực hiện nhiều công trình. Nhưng trong thời kỳ đầu của Giáo Hội, có một vấn đề : các Tông Đồ phải làm nhiều chuyện đến nỗi các Tông Đồ đã thiết lập phó tế để các ngài có thêm thời gian cầu nguyện và loan truyền Lời Chúa. Khi chúng ta nghĩ đến những người kế vị các Tông Đồ, các Giám Mục, kể cả Giáo Hoàng bởi vì Giáo Hoàng cũng là Giám Mục, chúng ta phải xét xem người kế vị các Tông Đồ này có bắt đầu cầu nguyện và sau đó loan truyền Phúc Âm không, vì Tông Đồ là thế đó và cũng vì lẽ đó Giáo Hội là tông truyền. Tất cả chúng ta, nếu chúng ta muốn là Tông Đồ, như tôi sẽ giải thích bây giờ, chúng ta phải tự hỏi :  tôi có cầu nguyện cho sự cứu rỗi của cả thế giới không ? Tôi có loan truyền Phúc Âm không ? Giáo Hội tông truyền là thế đó ! chính là quan hệ cấu thành mà chúng ta có với các Tông Đồ.
Chính xác là từ điểm này, tôi muốn ngắn gọn nhấn mạnh ba ý nghĩa của tĩnh từ "tông truyền" áp dụng cho Giáo Hội.
1. Giáo Hội là tông truyền bởi vì Giáo Hội được xây dựng trên giảng dạy và cầu nguyện của các Tông Đồ, trên uy quyền mà chính Đức Kitô ban cho các ngài. Thánh Phaolô viết cho các tín hữu Êphêxô rằng : "Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa, bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức Kitô Giêsu" (Ep 2, 19-20); ngài so sánh các Kitô hữu với những tảng đá sống xây lên tòa nhà là Giáo Hội, và tòa nhà này được xây dựng trên các Tông Đồ, như những cột trụ, và tảng đá chống đỡ là chính Đức Giêsu. Không có Chúa Giêsu, Giáo Hội không thể hiện hữu. Chúa Giêsu thực chất là cơ sở của Giáo Hội, là nền móng. Các Tông Đồ đã sống với Chúa Giêsu, đã nghe lời Ngài, đã chia sẻ đời sống của Ngài, và nhất là đã là chứng tá cái chết và sự sống lại của Ngài. Đức Tin của chúng ta, Giáo Hội mà Đức Kitô đã muốn, không xây dựng trên một tư tưởng, trên một triết lý, Giáo Hội xây dựng trên chính Đức Kitô. Và Giáo Hội giống như một cây xanh đã mọc lên theo thời gian, đã phát triển, đã mang hoa trái, và mọc rễ nơi Ngài và kinh nghiệm cơ bản với Đức Kitô mà các Tông Đồ đã lãnh hội, các ngài đã được Chúa Giêsu chọn và sai đi, truyền đến tận chúng ta. Từ mụn cây nhỏ bé cho đến ngày hôm nay : chính như thế mà Giáo Hội đang ở giữa toàn thế giới.
2. Nhưng chúng ta có thể tự hỏi : làm sao có thể để chúng ta gắn kết với việc làm chứng này ? Làm thế nào mà những điều các Tông Đồ đã trải nghiệm với Chúa Giêsu, đã nghe từ miệng Ngài phán ra, có thể truyền đến tận chúng ta ? Đó là ý nghĩa thứ nhì của từ "tông truyền". Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo khẳng định rằng Giáo Hội là tông truyền bởi vì Giáo Hội "lưu giữ và truyền lại, với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần đang sống trong Giáo Hội, với giáo huấn, với kho tàng quý báu, với những lời lành thánh mà các Tông Đồ giảng dạy" (SGLHTCG số 857). Giáo Hội suốt trong bao thế kỷ đã bảo toàn kho tàng quý giá này là Thánh Kinh, tín lý, các bí tích, sứ vụ của các mục tử, để chúng ta có thể trung thành với Đức Kitô và tham gia vào chính đời sống của Ngài. Như một dòng sông chảy xuyên qua lịch sử, phát triển, tưới mát, nhưng nước trong dòng sông này luôn chảy ra từ một suối nguồn, nguồn đó chính là Đức Kitô : Ngài đã Phục Sinh, Ngài Hằng Sống và Lời Ngài không qua đi. Ngài ở giữa chúng ta ngày hôm nay, Ngài nghe được chúng ta, chúng ta thưa với Ngài và Ngài lắng nghe chúng ta, Ngài ngự trong lòng chúng ta. Chúa Giêsu ở với chúng ta, ngày hôm nay ! Đó là cái đẹp của Giáo Hội : sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô giữa chúng ta. Có bao giờ chúng ta nghĩ rằng ơn này Đức Kitô đã ban cho chúng ta là quan trọng như thế nào : ơn ban Giáo Hội cho chúng ta, nơi chúng ta có thể gặp gỡ Ngài ? Có khi nào chúng ta nghĩ rằng chính xác là Giáo Hội, lữ hành xuyên qua các thế kỷ, mặc dù bao khó khăn, bao vấn đề, bao yếu đuối, bao tội lỗi, đã truyền đạt cho chúng ta thông điệp trung thực của Đức Kitô ? Rằng Giáo Hội đã ban cho chúng ta sự bảo đảm rằng những điều chúng ta tin thực chất là những điều Đức Kitô đã truyền lại cho chúng ta ?
3. Một ý tưởng chót : Giáo Hội là tông truyền bởi vì Giáo Hội được sai đi để mang Phúc Âm cho toàn thế giới. Sứ mạng mà Chúa Giêsu trao cho các Tông Đồ của Ngài tiếp tục con đường trong lịch sử : "Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế". (Mt 28 19-20). Đó là điều mà Chúa Giêsu truyền cho chúng ta phải làm. Tôi nhấn mạnh về chiều kích truyền giáo này, bởi vì Đức Kitô mời gọi chúng ta hãy "ra đi" gặp gỡ những người khác, Ngài sai chúng ta, Ngài yêu cầu chúng ta cất bước lên đường để mang đi niềm vui của Phúc Âm ! Chúng ta hãy tự hỏi một lần nữa : chúng ta có phải là những nhà truyền giáo bằng lời nói và nhất là bằng đời sống Kitô giáo, bằng cách làm chứng của chúng ta không ?  Hay chúng ta là những Kitô hữu tự khép kín mình trong trái tim mình, trong các giáo đường của mình, những người Kitô hữu trong nhà thờ ? Những Kitô hữu chỉ bằng miệng lưỡi, nhưng lại sống như người ngoại đạo ? Chúng ta phải đặt những câu hỏi này, thật ra không phải là những lời trách móc. Tôi cũng vậy, tôi đã đặt những câu hỏi này cho tôi : tôi là người Kitô hữu như thế nào, tôi có thực sự làm chứng tá không ?
Giáo Hội đâm rễ trong giáo huấn của các Tông Đồ, những chứng tá đích thực của Đức Kitô, nhưng Giáo Hội hướng đến tương lai, Giáo Hội xác tín đã được sai đi, làm sứ vụ truyền giáo, mang theo thánh danh Chúa Giêsu bằng cầu nguyện, loan truyền và làm chứng. Một Giáo Hội mà lùi về với mình, lùi về quá khứ, một Giáo Hội mà chỉ nhìn đến nhưng lề thói nhỏ nhen của truyền thống và thái độ, là một Giáo Hội phản bội lại căn tính của mình, một Giáo Hội khép kín phản bội căn tính của mình ! Vậy thì, chúng ta hãy tái khám phá tất cả cái đẹp được là "Giáo Hội tông truyền" và trách nhiệm từ đó mà ra ! Và anh chị em hãy nhớ : Giáo Hội là tông truyền bởi vì chúng ta cầu nguyện – đó là nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta – và bởi vì chúng ta loan truyền Phúc Âm bằng đời sống và lời nói của chúng ta.
Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (GHXHCG)- Gioan Trần Đức Tường
(16 octobre 2013) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/l-eglise-n-est-pas-fondee-sur-une-philosophie-mais-sur-jesus

 

 

Trong Giáo Hội, mọi người khác nhau
nhưng tất cả đều bình đẳng
 
Triều kiến khoáng đại ngày 09/10/2013 (toàn văn)

Rôma – 09/10/2013 (Zenit.org)
"Giáo Hội như là một dàn đại hòa tấu trong đó có sự khác biệt. Tất cả chúng ta không bình đẳng và tất cả chúng ta cũng không cần bình đẳng. Tất cả chúng ta  đều khác nhau, đa dạng, mỗi người với những phẩm chất riêng của mình. Và đó là điều tốt đẹp trong Giáo Hội : Mỗi người mang điều của mình, điều Thiên Chúa đã ban cho, để làm giầu cho người khác", Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố.
Trời mưa đã không làm gián đoạn bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng cũng như sự hiện diện của 80.000 khách hành hương trên quảng trường thánh Phêrô, trong buổi sáng hôm thứ tư, ngày 09/10/2013.
Sau nửa giờ gặp gỡ đám đông, trên chiếc xe đặc chủng mui trần của ngài, Đức Giáo Hoàng đã tập trung bài giáo lý của ngài trên tính "Công Giáo" của Giáo Hội, nhấn mạnh rằng Giáo Hội là Công Giáo vì Giáo Hội là "ngôi nhà của tất cả mọi người" : cũng như trong một "gia đình", Giáo Hội mang lại "điều làm cho đức tin lớn mạnh", Lời Chúa, các bí tích, sự hiệp thông.
Sau đây là bản dịch toàn văn bài giáo lý từ bản gốc tiếng Ý
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Chào anh chị em ! Hôm nay thấy trời xấu, anh chị em đã rất can đảm : ngợi khen anh chị em.
"Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo …". Ngày hôm nay, chúng ta hãy suy nghĩ về đặc tính này của Giáo Hội : chúng ta nói "Công Giáo", chính là Năm Công Giáo. Trước hết, từ "Công Giáo" có nghĩa gì ? Chữ này có nguồn gốc hy lạp, "kath'olòn" có nghĩa "theo tất cả", tổng thể. Tính Công Giáo này áp dụng vào Giáo Hội như thế nào ? Chúng ta nói Giáo Hội là Công Giáo có nghĩa gì ? Tôi có thể nói, điều đó dựa trên 3 khía cạnh cơ bản.
1. Thứ nhất : Giáo Hội là Công Giáo bởi vì Giáo Hội là một không gian, một ngôi nhà nơi đó toàn bộ đức tin được loan truyền, nơi đó sự cứu rỗi mà Đức Kitô mang lại cho chúng ta đã được ban cho tất cả mọi người. Giáo Hội làm cho chúng ta được gặp gỡ lòng thương xót của Thiên Chúa là Đấng đã thay đổi chúng ta bởi vì Chúa Giêsu Kitô hiện diện trong Giáo Hội,  Ngài ban cho Giáo Hội sự tuyên xưng đức tin đích thực, sự tràn đầy sức sống bí tích, sự đích thực của sứ vụ. Trong Giáo Hội, mỗi người trong chúng ta tìm được cái cần có để tin, để sống như người Kitô hữu, để nên thánh, để đi đến mọi nơi chốn, đến mọi thời đại.
Để cho anh chị em một thí dụ, chúng ta có thể nói rằng chính như trong đời sống gia đình; trong gia đình, mỗi người trong chúng ta nhận lãnh điều sẽ cho phép ta lớn lên, chín chắn,và sinh sống. Người ta có thể lớn lên một mình, người ta không thể bước đi một mình, bằng cách tự cô lập, mà người ta bước đí, lớn lên trong một cộng đoàn, trong một gia đình. Và trong Giáo Hội cũng như vậy ! Trong Giáo Hội, chúng ta có thể nghe Lời của Thiên Chúa, chắc chắn rằng đây là thông điệp của Chúa ban cho chúng ta; trong Giáo Hội, chúng ta có thể gặp Chúa trong các phép bí tích, vốn là những cửa sổ mở ra qua đó ánh sáng của Thiên Chúa ban cho chúng ta lọt vào, vốn là những suối nguồn nơi chúng ta đong múc ngay chính sự sống của Thiên Chúa; trong Giáo Hội, chúng ta học cách sống hiệp thông, tình yêu đến từ Thiên Chúa.  Trong ngày hôm nay, mỗi người trong chúng ta có thể tự hỏi : tôi sống trong Giáo Hội như thế nào ? Khi tôi tới nhà thờ, có như là đi tới sân vận động, như đi xem một trận đá banh không ? Có như đi xem ciné không ? Không , chính là chuyện khác. Tôi đi nhà thờ như thế nào ? Tôi đã đón nhận các ơn phúc mà Giáo Hội cống hiến cho tôi để lớn lên và trưởng thành như người Kitô hữu như thế nào ?  Tôi có tham gia vào đời sống cộng đoàn hay tôi khép kín với những vấn đề của mình và tự cô lập mình với những người khác ? Đó là ý nghĩa thứ nhất : Giáo Hội là Công Giáo bởi vì đây là ngôi nhà của hết mọi người. Chúng ta đều là con cái của Giáo Hội và chúng ta đều ở dưới mái nhà này.
2. Ý nghĩa thứ nhì : Giáo Hội là Công Giáo bởi vì Giáo Hội là hoàn vũ, Giáo Hội trải rộng trong mọi nơi trên thế giới và Giáo Hội loan truyền Phúc Âm tới cho mọi người nam cũng như nữ. Giáo Hội không phải là một nhóm ưu tú, Giáo Hội không chỉ liên quan đến một số người. Giáo Hội không khép kín, Giáo Hội được gửi cho toàn bộ mọi người, cho cả loài người. Và Giáo Hội duy nhất cũng hiện diện trong những phần nhỏ nhất làm nên Giáo Hội. Mỗi người trong chúng ta đều có thể nói : Giáo Hội Công Giáo hiện diện trong giáo xứ của tôi, vì giáo xứ của tôi cũng là thành phần của Giáo Hội hoàn vũ; giáo xứ của tôi cũng tràn đầy ân sủng của Đức Kitô, đức tin, các phép bí tích, sứ vụ; giáo xứ hiệp thông với giám mục, với Đức Giáo Hoàng và giáo xứ mở ra cho tất cả mọi người, không phân biệt.
Giáo Hội không chỉ núp dưới bóng tháp chuông nhà thờ của chúng ta, mà Giáo Hội ôm ấp một số người khổng lồ, các dân tộc tuyên xưng cùng một đức tin, được nuôi sống bằng cùng một Thánh Thể, được phục vụ bởi cùng những mục tử. Cảm thấy mình hiệp thông với mọi Giáo Hội, với mọi cộng đoàn Công Giáo trên thế giới, nhỏ hay lớn ! Và điều này, thật là đẹp ! Rồi cảm thấy rằng tất cả chúng ta, các cộng đoàn nhỏ hay lớn, trong sứ vụ truyền giáo, tất cả chúng ta phải mở rộng cửa ngõ của chúng ta và bước ra ngoài mang theo Phúc Âm. Rồi chúng ta hãy tự hỏi : cá nhân tôi làm gì để rao truyền cho người khác niềm vui được gặp gỡ Chúa, niềm vui được thuộc về Giáo Hội ? Loan truyền đức tin của mình và làm chứng cho đức tin không phải là công việc của một nhóm nhỏ, điều này cũng liên hệ đến tôi, điều này cũng liên hệ đến bạn, và điều này cũng liên hệ đến mỗi người chúng ta.
3. Một ý tưởng thứ ba và cũng là ý tưởng sau cùng : Giáo Hội là Công Giáo bởi vì Giáo Hội là "Ngôi nhà của hài hòa" nơi sự đồng nhất và sự khác biệt biết hợp lực với nhau để trở nên sự phong phú. Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến một một giàn nhạc giao hưởng nghĩa là hợp âm và hòa âm, trong đó, các nhạc cụ khác nhau cùng hòa tấu; mỗi nhạc cụ giữ nguyên giọng điệu độc đáo và đặc tính âm thanh của mình và tất cả đã hòa hợp thành một cái gì chung. Rồi cũng có người điều khiển, người nhạc trưởng, và, khi bản nhạc giao hưởng được diễn tấu, tất cả cùng diễn tấu, trong "hòa âm", nhưng âm điệu của từng nhạc cụ không bị xóa nhòa; trái lại, đặc tính của mỗi nhạc cụ được làm tăng giá trị đến mức tốt nhất.
Thật là một hình ảnh đẹp cho chúng ta thấy Giáo Hội như một giàn nhạc lớn trong đó có sự đa dạng. Chúng ta không hoàn toàn bình đẳng và chúng ta cũng không nên hoàn toàn bình đẳng. Tất cả chúng ta đều khác nhau, đa dạng, mỗi người có những phẩm chất riêng biệt. Và đó chính là cái đẹp trong Giáo Hội : mỗi người mang trong người bản tính của mình, mang điều mà Thiên Chúa đã ban cho, để làm phong phú hơn cho người khác. Và có sự đa dạng giữa các thành viên, nhưng sự đa dạng đó không là nguồn gốc của sự tranh chấp, chống đối; nó là một sự đa dạng hòa tan trong sự hài hòa bởi Chúa Thánh Thần; chính Ngài là "Thầy" đích thực, ngià là sự hài hòa. Và ở đó, chúng ta có thể tự hỏi : trong các cộng đoàn của chúng ta, chúng ta có sống hài hòa hay chúng ta lại cãi cọ lẫn nhau ? Trong cộng đoàn giáo xứ của tôi, trong phong trào của tôi, ở nơi mà tôi dấn thân cho Giáo Hội, có nạn ngồi lê đôi mách không ? Nếu có ngồi lê đôi mách, thì không có sự hài hòa, mà có đấu tranh. Và đó không phải là Giáo Hội. Giáo Hội là sự hài hòa giữa tất cả chúng ta; đừng bao giờ ngồi lê đôi mách về người khác, đừng bao giờ cãi lộn ! Chúng ta có chấp nhận người khác không ? Chúng ta có chấp nhận có một sự khác biệt đúng mức không ? chấp nhận rằng có người này khác mình ? người kia suy nghĩ cách này, cách nọ không ? –nhưng, khi chúng ta có cùng một đức tin, chúng ta cũng có thể suy nghĩ khác nhau- hay là chúng ta có muốn mọi người đồng hóa không ? Nhưng đồng hóa giết chết sự sống. Đời sống Giáo Hội là sự đa dạng, và khi chúng ta muốn đặt để sự đồng nhất ở khắp mọi nơi, chúng ta giết chết các ơn phúc của Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy cầu nguyện Chúa Thánh Thần, Đấng là tác giả của sự hiệp nhất trong tính đa dạng, của sự hài hòa này, để Ngài làm cho chúng ta "Công Giáo" hơn, nghĩa là thành viên tích cực của Giáo Hội này vốn là Công Giáo và hoàn vũ. Cảm ơn !
Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt (GHXHCG) – Gioan Trần Đức Tường
( 9 octobre 2013) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/dans-l-eglise-tous-differents-mais-tous-egaux

 

 

Hội Thánh là một ngôi nhà
nơi mỗi người có thể được biến đổi bởi tình yêu
Buổi tiếp kiến khoáng đại ngày thứ tư 02 tháng 10 năm 2013

Rôma – 02/10/2013 (Zenit.org)
"Giáo Hội thánh thiện có nghĩa là gì, nếu chúng ta thấy Giáo Hội lịch sử, trên con đường trải qua bao thế kỷ, đã có nhiều khó khăn, nhiều vấn đề, nhiều giai đoạn đen tối ? Vì được hình thành với những con người, những tội nhân, Giáo Hội có thể thánh thiện được không ?", Đức Giáo Hoàng Phanxicô nêu câu hỏi trước khi trả lời bằng cách xuất phát từ Đức Kitô : "Chúa Kitô đã yêu thương Giáo Hội".
Chính như thế mà Giáo Hội là một ngôi nhà mà mỗi người có thể được biến đổi bởi tình yêu.
Trong cuộc tiếp kiến khoáng đại sáng thứ tư, trên quảng trường thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục chương trình giáo lý của ngài về kinh Tin Kính, trong khuôn khổ của Năm Đức Tin, và ngài đã bình luận về tĩnh từ liên quan đến Giáo Hội : "thánh thiện".
Sau đây là bản dịch toàn văn bài giáo lý bằng tiếng Ý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng về Giáo Hội
Thân chào anh chị em,
Trong kinh Tin Kính, sau khi tuyên xưng "Tôi tin Giáo Hội duy nhất", chúng ta đã đọc thêm tĩnh từ "thánh thiện"; và như thế chúng ta khẳng định tính thánh thiện của Giáo Hội, và đó là một đặc tính đã hiện hữu từ thuở ban đầu trong lương tri của những Kitô hữu đầu tiên, vốn được gọi là "các thánh" (x. Cv 9, 13.32.41; Rm 8, 27; 1 Cr 6, 1), bởi vì họ tin chắc đó là sự tác động của Thiên Chúa, Chúa Thánh Linh là Đấn thánh hóa Giáo Hội. Nhưng Giáo Hội thánh thiện theo ý nghĩa nào, nếu chúng ta thấy Giáo Hội trong lịch sử, trên con đường trải qua các thế kỷ, đã có nhiều khó khăn, nhiều vấn đề, nhiều giai đoạn đen tối ? Vì được hình thành với những con người, những tội nhân, Giáo Hội có thể còn thánh thiện không ? Những con người, những nam nữ tội nhân, những giáo hoàng tội nhân, tất cả, tất cả như thế. Làm sao một Giáo Hội như thế lại có thể thánh thiện được ?
1. Để trả lời câu hỏi này, tôi muốn để mình được hướng dẫn bởi một đoạn của Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Ephêxô. Thánh tông đồ mượn thí dụ quan hệ gia đình; khẳng định rằng "Đức Kitô yêu thương Hội Thánh, và hiến mình vì Hội Thánh, như vậy, Người thánh hoá Hội Thánh" (Ep 5, 25-26). Đức Kitô đã yêu thương Giáo Hội, Ngài đã tự hiến tất cả trên cây Thánh Giá. Điều này có nghĩa là gì ? Điều này có nghĩa Giáo Hội là thánh thiện bởi vì Giáo Hội bắt nguồn từ Thiên Chúa là Đấng Thánh, là Đấng trung thành với Giáo Hội và không bỏ Giáo Hội rơi vào tay sự chết và ác thần (x. Mt 16, 18). Giáo Hội là thánh thiện bởi vì Chúa Giêsu Kitô, Đấng Thánh của Thiên Chúa (x. Mc 1, 24), Ngài vĩnh viễn hiệp nhất không chia lìa (x. Mt 28, 20); Giáo Hội thánh thiện bởi vì Giáo Hội được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần là Đấng thanh tẩy, biến đổi, canh tân. Giáo Hội không thánh thiện vì công trạng của mình, mà vì Thiên Chúa khiến cho Giáo Hội thánh thiện, Giáo Hội là hoa quả của Chúa Thánh Thần và các Ơn Phúc của Ngài. Không phải chúng ta đã khiến Giáo Hội thánh thiện, chính là Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần là Đấng, trong tình yêu của Ngài, đã khiến Giáo Hội thánh thiện.
2. Anh chị em có thể nói với tôi rằng : nhưng Giáo Hội được hình thành bởi những tội nhân, chúng tôi thấy điều này hàng ngày mà. Và đúng vậy; chúng ta là một Giáo Hội tội nhân; và chúng ta, các tội nhân, chúng ta được kêu gọi hãy để cho mình được biến đổi, được canh tân, được thánh hóa bởi Thiên Chúa. Trong lịch sử đã có những người bị cám dỗ khẳng định : Giáo Hội chỉ là Giáo Hội của những người tinh sạch, của những người hoàn toàn gắn kết, và những kẻ khác đểu bị gạt ra xa. Điều này, không đúng, đó là một tà thuyết. Giáo Hội vốn là thánh thiện, không từ chối các tội nhân - Giáo Hội không từ chối chúng ta, tất cả chúng ta; Giáo Hội không từ chối bởi vì Giáo Hội kêu gọi tất cả chúng ta - Giáo Hội đón nhận các tội nhân, Giáo Hội mở ra cho những người ở xa nhất, Giáo Hội mời gọi mọi người hãy để mình được bao bọc bởi lòng thương xót, nhân từ và tình yêu của Chúa Cha, là Đấng ban cho chúng ta khả năng được gặp Ngài, được tiến trên con đường thánh thiện. "Nhưng, lạy Cha, con là một kẻ tội lỗi, con có những tội lớn, làm sao con có thể cảm nhận được con là thành phần của Giáo Hội ?". Anh, chị thân mến, đó chính là điều mà Chúa mong muốn, Ngài muốn con nói với Ngài : lạy Chúa, này con đây, với các tội lỗi của con. Có ai trong các anh chị em có mặt ở đây mà không có tội không ? Có ai không ? Không có ai. Không một ai trong chúng ta, tất cả, chúng ta đều mang trong mình tội lỗi, nhưng Chúa muốn nghe chúng ta thưa với Ngài : "Xin Chúa tha tội cho con, xin Chúa giúp con tiến lên, xin chúa biến đổi lòng con !" Và Chúa có thể thay đổi lòng người.
Trong Giáo Hội, Đấng Thiên Chúa mà chúng ta gặp, không phải là một vị quan tòa tàn nhẫn, nhưng Ngài như một người Cha trong dụ ngôn của Phúc Âm. Con có thể như là đứa con đã bỏ nhà ra đi, đã chìm đến đáy vực khi rời xa Thiên Chúa. Khi con có sức mạnh để nói : tôi muốn trở về nhà, con sẽ thấy cửa rộng mở. Thiên Chúa đến gặp con vì Ngài luôn chờ con; Thiên Chúa luôn chờ đợi con. Thiên Chúa ôm lấy con, Ngài hôn con và mở tiệc ăn mừng. Chúa là như thế, lòng nhân từ của Cha chúng ta là như thế. Chúa muốn chúng ta là thành viên của một Giáo Hội biết dang tay ra để đón nhận mọi người, một Giáo Hội không phải chỉ là căn nhà cho một số ít người, mà là một ngôi nhà cho tất cả, nơi tất cả có thể được canh tân, được biến đổi, được thánh hóa bởi tình yêu của Ngài, người mạnh nhất và người yếu nhất, người tội lỗi, người hờ hững, những ai cảm thấy nản lòng hay lạc lõng. Giáo Hội cống hiến cho tất cả khả năng bước đi trên con đường nên thánh, vốn là con đường của người Kitô hữu : con đường sẽ dẫn ta gặp được Chúa Giêsu Kitô trong các bí tích, đặc biệt các bí tích Hòa Giải và Thánh Thể; con đường thông truyền cho chúng ta Lời của Thiên Chúa, làm cho chúng ta sống trong đức ái, trong tình yêu của Thiên Chúa dành cho mọi người. Thế thì chúng ta lại tự hỏi lần nữa đi : chúng ta có để cho mình được thánh hóa không ? Chúng ta có phải là một Giáo Hội mời gọi và dang rộng tay đón nhận các tội nhân, ban cho lòng can đảm, niềm hy vọng, hay chúng ta là một Giáo Hội khép kín ? Chúng ta có là một Giáo Hội nơi người ta sống tình yêu của Thiên Chúa, nơi người ta lưu tâm đến người khác, nơi người ta cầu nguyện cho nhau hay không ?
3. Một câu hỏi cuối : tôi có thể làm gì, trong khi tôi cảm thấy mình yếu đuối, mỏng dòn, tội lỗi ? Thiên Chúa sẽ phán với con : con đừng sợ nên thánh, đừng sợ với cao, đừng sợ để mình được yêu thương và thanh tẩy bởi Thiên Chúa, con đừng sợ để mình được Chúa Thánh Thần dẫn dắt con đi. Chúng ta hãy để cho sự thánh thiện của Thiên Chúa lây sang chúng ta. Mọi người Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh (x. Tông Hiến Giáo Lý Lumen gentium, 39-42); và sự thánh thiện không là, trước hết, phải làm những chuyện phi thường, mà là để Thiên Chúa tác động. Đó chính là sự gặp gỡ của sự yếu đuối chúng ta với sức mạnh ơn phúc, đó chính là tin tưởng vào tác động của ơn phúc làm cho chúng ta sống trong bác ái, làm mọi việc với niềm vui và lòng khiêm nhượng, để vinh danh Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Có một câu nổi tiếng của nhà văn hào Pháp, Léon Bloy; trong những giờ phút cuối cuộc đời, ông nói : "Chí có nỗi buồn duy nhất trong đời, đó là nỗi buồn không nên thánh". Chúng ta đừng mất niềm hy vọng nên thánh, tất cả chúng ta hãy mượn con đường này. Chúng ta có muốn nên thánh không ? Chúa chờ đợi tất cả chúng ta, tất cả, Ngài dang rộng đôi tay, Ngài đợi chờ chúng ta để đồng hành với chúng ta trên con đường nên thánh. Chúng ta hãy vui vẻ sống đức tin của chúng ta, chúng ta hãy để Chúa yêu thương chúng ta… chúng ta hãy nài xin ơn này với Thiên Chúa trong cầu nguyện, cho chúng ta và cho những người khác. Cảm ơn !
Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (GHXHCG) Gioan Trần Đức Tường
( 2 octobre 2013) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/l-eglise-est-la-maison-ou-chacun-peut-etre-transforme-par-l-amour

 

 

Xin cho chúng con đừng bao giờ là khí cụ của sự chia rẽ
Bài giáo lý thứ tư 25/09/2013 (toàn văn)

Rôma – 25/09/2013 (Zenit.org)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề nghị với người Công Giáo xét mình về cách hành xử của minh nhằm tạo thuận lợi cho đoàn kết, hiệp thông, của mọi người đã chịu Phép Rửa, và cũng trong gia đình và ở khắp mọi nơi.
Đức Giáo Hoàng đã tiếp nối loạt bài giáo lý về Giáo Hội, hôm thứ tư 25/09/2013, trên quảng trường thánh Phêrô tran hòa ánh nắng, trong khuôn khổ các giáo huấn về Kinh Tin Kính, cho Năm Đức Tin.
Ngài nói : "Chúng ta hãy cầu xin Chúa : Xin Chúa ban cho chúng con được luôn luôn hiệp nhất, đừng bao giờ là những khí cụ của chia rẽ; xin Chúa cho chúng con được dấn thân, như lời kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô, để mang yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp".
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về Giáo Hội
Chào các anh chị em thân mến !
Trong "Kinh Tin Kính", chúng ta đọc : "Tôi tin Giáo Hội, duy nhất", chúng ta tuyên xưng rằng Giáo Hội là duy nhất và rằng Giáo Hội này, bản chất là một. Nhưng nếu chúng ta quan sát Giáo Hội Công Giáo trên thế giới, chúng ta thấy Giáo Hội bao gồm gần 3.000 giáo phận rải rác trên tất cả các châu lục : bao nhiêu ngôn ngữ, bao nhiêu văn hóa ! Ở đây có các vị giám mục thuộc các nền văn hóa khác nhau, của nhiều quốc gia khác nhau. Có giám mục của Sri Lanka, giám mục của Nam Phi, một vị giám mục của Ấn Độ, ở đây có nhiều… các giám mục của Châu Mỹ Latinh. Giáo Hội lan trải khắp hoàn cầu ! Và tuy thế, hàng ngàn các cộng đoàn Công Giáo hình thành sự hiệp nhất. Điều này là như thế nào ?
1. Chúng ta tìm thấy câu trả lời tổng hợp trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo : Giáo Hội rải rác trên thế giới "có một đức tin duy nhất, một đời sống bí tích duy nhất, một sự kế thừa các Thánh Tông Đồ duy nhất, một niềm hy vọng duy nhất, một đức bác ái duy nhất". Đó là một định nghĩa toàn mỹ, rõ ràng, hướng dẫn chúng ta tốt đẹp. Hiệp nhất trong đức tin, trong đức cậy, trong đức mến, hiệp nhất trong các bí tích, trong sứ vụ : đó là những cột trụ nâng đỡ và gìn giữ cho tất cả lâu đài vĩ đại duy nhất là Giáo Hội. Chúng ta có đi đến đâu, dù là tới một giáo xứ nhỏ nhất, ở một nơi hẻo lánh nhất trên trái đất này, thì chúng ta cũng vẫn tìm thấy Giáo Hội duy nhất; chúng ta ở trong nhà chúng ta, chúng ta ở trong già đình, chúng ta là anh chị em ruột thịt với nhau. Và đó là ơn phúc cực trọng của Thiên Chúa ! Với tất cả chúng ta, Giáo Hội là một. Không có một Giáo Hội cho người Âu Châu, một Giáo Hội cho người Phi Châu, một Giáo Hội cho người Mỹ Châu, một Giáo Hội cho người Á Châu và một Giáo Hội khác cho những người sống ở Châu Đại Dương; nhưng ở khắp mọi nơi chỉ có một Giáo Hội. Cũng như trong một gia đình : người ta có thể ở xa, rải rác khắp nơi trên thế giới, nhưng những quan hệ sâu đậm gắn liền tất cả các thành viên trong gia đình luôn bền chặt dù có xa cách đến đâu đi nữa.
Tôi nghĩ đến kinh nghiệm những Ngày Thế Giới Giới Trẻ ở Rio de Janeiro : trong đám đông không đếm được những người trẻ trên bãi biên Copacabana, người ta nghe nói đủ thứ tiếng, người ta thấy những gương mặt rất khác nhau, người ta gặp được những nền văn hóa khác nhau, ấy thế mà đã luôn có một sự hiệp nhất sâu đậm, người ta làm thành một Giáo Hội duy nhất, chúng tôi đã hiệp nhất và điều này cảm nhận được. Chúng ta hãy tự hỏi : và tôi, là người Công Giáo, tôi có cảm nhận thấy sự hiệp nhất đó không ? Là người Công Giáo, tôi có sống sự hiệp nhất này của Giáo Hội không ? Hay là điều này tôi không quan tâm, vì tôi khép kín trong nhóm nhỏ của tôi và trong cá nhân tôi ? Có phải tôi thuôc thành phần những người "tư hữu hóa" Giáo Hội cho riêng nhóm của họ, cho đất nước họ, cho các bạn hữu của họ hay không ? Thật là buồn khi thấy Giáo Hội bị "tư hữu hóa" bởi vì ích kỷ và vì thiếu đức tin. Thật là buồn ! Khi tôi nghe thấy có bao người Kitô hữu trên thế giới đang đau khổ, liệu tôi có cảm thấy dửng dưng hay là tôi thấy như chính người trong gia đình tôi chịu đau khổ ? Khi tôi nghĩ đến hay nghe thấy thấy có bao người Kitô hữu bị bách hại và đã hiến dâng mạng sống mình vì đức tin, điều này có đánh động lòng tôi hay là không ? Tôi có mở lòng ra với người anh em, người chị em của tôi đã hiến dâng mạng sống mình cho Chúa Giêsu Kitô không ? Chúng ta có cầu nguyện cho nhau không ? Tôi đặt cho anh chị em một câu hỏi, nhưng đừng lên tiếng trả lời, chỉ trả lời trong lòng : có bao nhiêu anh chị em cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại ? Bao nhiêu ? Mỗi người hãy trả lời riêng cho mình. Tôi có cầu nguyện cho người anh em, người chị em gặp khó khăn để tuyên xưng và để bảo vệ đức tin của mình không ? Thật là quan trọng phải hướng tầm nhìn của mình ra khỏi vòng rào quanh mình, để cảm thấy mình là Giáo Hội, gia đình duy nhất của Thiên Chúa !
2. Chúng ta hãy bước thêm một bước nữa và tự hỏi : liệu sự hiệp nhất này có bị tổng thương không ? Chúng ta có thể gây tổn thương cho sự hiệp nhất này không ? Đáng tiếc, chúng ta thấy là, dọc theo chiều dài lịch sử và cả hiện nay nữa, không phải lúc nào chúng ta cũng sống trong hiệp nhất. Có khi xảy ra những hiểu lầm, những xung đột, những căng thẳng, những chia rẽ làm tổn thương nó và lúc đó, Giáo Hội không có khuôn mặt mà chúng ta mong muốn thấy, không thể hiện được đức ái, thể hiện điều mà Thiên Chúa muốn. Chính chúng ta tạo ra sự chia cắt đó ! Và nếu chúng ta nhìn thấy những chia rẽ còn tồn tại giữa các Kitô hữu, Công Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành… chúng ta cảm thấy sự khó khăn để thể hiện đầy đủ sự hiệp nhất này. Thiên Chúa ban cho chúng ta sự hiệp nhất, nhưng nhiều khi, khó cho chúng ta để trải nghiệm. Phải tìm kiếm, xây đắp sự hiệp thông, giáo dục để hiệp thông, vượt qua những hiểu lầm và những chia rẽ, bắt đầu từ ngay trong gia đình chúng ta, bằng những thực tế Giáo Hội, và cũng trong đối thoại đại kết. Thế giới chúng ta cần đoàn kết, chúng ta ở trong một thời kỳ mà tất cả chúng ta đều cần đoàn kết, chúng ta cần hòa giải, cần hiệp thông và Giáo Hội là Ngôi Nhà của hiệp thông.
Thánh Phaolô đã nói với các tín hữu Êphêsô : "Tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau" (Ep 4, 1-3). Khiêm tốn, hiền từ, cao thượng, yêu thương để gin giữ hiệp nhất ! Đó, đó là đường, đường chính đáng của Giáo Hội. Hãy lắng nghe một lần nữa. Khiêm tốn đối lại với hão huyền, đối lại với kiêu căng, khiêm tốn, hiền từ, cao thượng, yêu thương để duy trì hiệp nhất. Và thánh Phaolô viết tiếp : chỉ có một thân thể, thân thể Đức Kitô mà chúng ta nhận lãnh trong bí tích Thánh Thể; một Thần Khí duy nhất, là Đấng tác động và không ngừng tái tạo Giáo Hội; một niềm hy vọng, một cuộc sống đời đời; một niềm tin, một phép Rửa, một Thiê Chúa, Cha của mọi người. (x. Ep 4, 4-6). Sự phong phú của điều đã hiệp nhất chúng ta ! và điều này,nlà một sự giầu sang thực sự : điều hiệp nhất chúng ta, chứ không phải điều chia rẽ chúng ta. Chính đó là sự phong phú của Giáo Hội. Mong rằng, ngày hôm nay, mỗi người chúng ta tự hỏi ; tôi có làm sự hiệp nhất tăng trưởng trong gia đình, trong giáo xứ, trong cộng đoàn không ? hay tôi lại là một kẻ xấu mồm xấu miệng ? Tôi có phải là một nguyên nhân của sự chia rẽ, của sự khó chịu ? Nhưng anh chị em không biết được điều xấu xa mà những vụ ngồi lê đôi mách gây ra cho Giáo Hội, cho các giáo xứ, cho các cộng đoàn ! Cái đó gây tổn hại ! Những chuyện ngồi lê đôi mách gây tổn hại. Trước khi làm chuyện ngồi lê đôi mách, một người Kitô hữu phải cắn vào lưỡi ! Đúng hay không ? Cắn vào lưỡi : điều đó sẽ tốt cho chúng ta, bởi vì lưỡi mà xưng lên, người ta không nói được, không ngồi lê đôi mách được. Tôi có sự khiêm tốn để may lại những vết thương gây ra cho sự hiệp thông với lòng kiên nhẫn, với sự hy sinh hay không ?
3. Sau cùng, một bước nữa sâu xa hơn. Và điều này, đây là một câu hỏi hay : ai là động cơ của sự hiệp thông này của Giáo Hội ? Chính là Chúa Thánh Thần, mà tất cả chúng ta đã lãnh nhận ngày chịu phép Rửa và cũng trong bí tích Thêm Sức. Chính là Chúa Thánh Thần. Sự hiệp nhất của chúng ta trước hết không phải là hậu quả của một sự nhất chí, hay một nền dân chủ trong Giáo Hội hay là nỗ lực của chúng ta để đồng ý với nhau, nhưng nó đến từ Ngài là Đấng tạo hiệp nhất từ sự khác biệt bởi vì Chúa Thánh Thần là sự hòa hợp, Ngài luôn tạo hòa hợp trong Giáo Hội. Chính là một sự hiệp nhất hài hòa trong tổng hợp những khác biệt văn hóa, ngôn ngữ và tư tưởng. Chính Chúa Thánh Thần là động cơ. Bởi vậy, cầu nguyện là quan trọng, bởi vì cầu nguyện là linh hồn của sự dấn thân con người nam, nữ của chúng ta hiệp thông và hiệp nhất. Cầu nguyện Chúa Thánh Thần, để Ngài đến và tạo hiệp nhất trong Giáo Hội. Chúng ta hãy cầu xin Chúa : Xin Chúa ban cho chúng con được luôn luôn hiệp nhất, đừng bao giờ là những khí cụ của chia rẽ; xin cho chúng con được dấn thân, như lời kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô, để mang yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp. Amen !
Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải (Trần Đức Tường)
(25 septembre 2013) © Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/donne-nous-de-ne-jamais-etre-des-instruments-de-division.  

 

Mọi người luôn hiệp nhất :
Đó là con đường của Chúa Giêsu
Bài giáo lý ngày thứ tư 19-06-2013:
"Chống lại cám dỗ tranh chấp, ích kỷ, ngồi lê đôi mách"


Rôma – 19/06/2013 (Zenit.org) :
"Mọi người hiệp nhất, mọi người hiệp nhất với những khác biệt của chúng ta, nhưng luôn hiệp nhất : đó là con đường của Chúa Giêsu. Sự hợp nhất cao hơn tranh chấp", Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố và kêu gọi một sự hiệp nhất giữa những người công giáo, và trong gia đình.:
Nhưng ngài lưu ý, đó là một ân sủng phải cầu xin, trước khi nhắc nhở cho chúng ta rằng thói ngồi lê đôi mách chính làm tổn thương cho sự hiệp nhất : "Sự hiệp nhất là một ân sủng mà chúng ta phải cầu xin Chúa ban để Ngài giải phóng chúng ta ra khỏi những cám dỗ chia rẽ, những tranh chấp giữa chúng ta, những ích kỷ, những thói ngồi lê đôi mách của chúng ta. Những vụ ngồi lê đôi mách đã gây ra biết bao điều xấu ! Anh chị em đừng bao giờ ngồi lê đôi mách về người khác, không bao giờ nghe !":
Đức Giáo Hoàng đã ban bài giáo lý này trong buổi triều kiến chung sáng hôm thứ tư, 19/06/2013 trên quảng trường Thánh Phêrô:
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bằng tiếng Ý:
Anh chị em thân mến, xin chào !:
Hôm nay, tôi xin dừng lại trên một lối diễn tả khác qua đó Công Đồng Vaticanô II biểu thị bản chất của Giáo Hội, hình ảnh một thân thể; Công Đồng nói rằng Giáo Hội là Nhiệm Thể của Đức Kitô (x. Lumen Gentium, 7.
Tôi muốn xuất phát từ một bài trong sách Thông Đồ Công Vụ mà chúng ta đều biết rõ : sự trở lại của ông Sao-lô, sau này được gọi là Phaolô, một trong những thánh sử gia lớn nhất (x. Cv 9, 4-5). Ông Sao-lô là người đi bách hại những người theo Đức Kitô, nhưng trong khi ông dong duổi trên con đường dẫn đến thành Đamas, bỗng có ánh sáng chói lòa bao phủ lấy ông, ông đã ngã xuống đất và đã nghe một tiếng nói bảo ông rằng ;"Sao-lô, Sao-lô, tại sao ngươi bắt bớ Ta ?". Ông hỏi lại "Thưa Ngài, Ngài là ai ?" và tiếng nói đáp lại : "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ" (Cv 9, 3-5).:
Kinh nghiệm mà Thánh Phaolô đã trải qua cho chúng ta thấy sự hiệp nhất giữa chúng ta, những người Kitô hữu với Đức Kitô sâu đậm biết là chừng nào. Khi Chúa Giêsu lên trời, Ngài không bỏ lại chúng ta mồ côi, mà qua ơn Ngài ban cho chúng ta là Thần Khí Thiên Chúa, sự hiệp nhất giữa chúng ta với Ngài trở nên càng khắng khít hơn nữa. Công Đồng Vaticanô II xác định rằng Chúa Giêsu, "khi truyền Thần Khí cho các anh em của Ngài, mà Ngài đã tập họp từ mọi quốc gia, Ngài đã lập thành thân thể nhiệm mầu của Ngài" (Lumen gentium, 7). :
Hình ảnh nhiệm thể giúp chúng ta hiểu được mối quan hệ sâu đậm giữa Giáo Hội và Đức Kitô, mà thánh Phaolô đã triển khai cách riêng trong Thứ thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô (x. 1Cr 12). Thân thể nhắc cho chúng ta một thực thể sống động. Giáo Hội không phải là một hội đoàn làm từ thiện, văn hoá hay chính trị, mà là một thân thể sống động, bước đi và hành động trong lịch sử. Và thân thể đó có một cái đầu, là Chúa Giêsu, hướng dẫn, nuôi dưỡng và nâng đỡ thân thể đó. Đây là một điểm tôi muốn nhấn mạnh : nếu tách đầu ra khỏi thân thể, toàn bộ con người không sống nổi. Giáo Hội cũng như vậy : chúng ta phải luôn luôn gắn chặt với Chúa Giêsu. Nhưng hơn thế nữa : cũng như điều quan trọng là nhựa cây phải chảy trong thân cây để nó được sống, chúng ta cũng phải để cho Chúa Giêsu hoạt động trong chúng ta, để cho Lời Ngài hướng dẫn chúng ta và sự hiện diện của Ngài trong phép Thánh Thể nuôi dưỡng chúng ta và làm cho chúng ta được sống, để cho tình yêu của Ngài ban cho chúng ta sức mạnh để yêu thương tha nhân. Và điều này, luôn mãi ! Luôn mãi, mãi mãi !:
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy hiệp nhất với Chúa Giêsu, hãy trông cậy nơi Ngài, hãy hướng cuộc đời theo Phúc Âm của Ngài, hãy nuôi dưỡng cuộc sống của chúng ta bằng cách cầu nguyện hằng ngày, bằng cách lắng nghe Lời Ngài và bằng cách lãnh nhận các phép bí tích.:
Và tôi xin đề cập đến phương diện thứ nhì của Giáo Hội như là Nhiệm Thể của Đức Kitô. Thánh Phaolô xác định rằng, cũng như các bộ phận trong thân thê con người, dù rằng có nhiều và khác nhau, nhưng cũng chỉ làm nên một thân thể duy nhất, như vậy tất cả chúng ta, chúng ta được Rửa Tội trong cùng một Thánh Thần duy nhất để trở thành một thân thể duy nhất (x. 1Cr 12, 12-13):
Nhưng cũng có hiệp nhất và hiệp thông : tất cả mọi người có quan hệ lẫn nhau và tất cả cùng hợp lại để làm nên một thân thể duy nhất gắn bó chặt chẽ với Đức Kitô. Chúng ta hãy nhớ rõ điều này : là một thành phần của Giáo Hội có nghĩa là hiệp nhất với Đức Kitô và nhận được từ Ngài sự sống Thiên Chúa làm cho chúng ta sống như những người Kitô hữu, điều này có nghĩa là hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục là những khí cụ của sự hiệp nhất và hiệp thông; điều này cũng có nghĩa là học tập cách vượt thắng chủ nghĩa cá nhân và những chia rẽ, là hiểu rõ hơn, là hài hòa những khác biệt và những của cải của mỗi người; tóm lại, điều này có nghĩa là yêu mến Thiên Chúa ngày một nhiều hơn và yêu mến những người chung quanh chúng ta, trong gia đình, trong giáo xứ, trong các hội đoàn.:
Thân thể và các bộ phận phải hiệp nhất với nhau ! Sự hiệp nhất cao hơn những tranh chấp. Khi không được giải quyết, tranh chấp sẽ chia rẽ chúng ta, phân cách chúng ta với Thiên Chúa. Tranh chấp có thể giúp chúng ta lớn lên, nhưng cũng khiến chúng ta chia rẽ. Chúng ta đừng đi trên con đường của những chia rẽ và đấu đá lẫn nhau ! Tất cả chúng ta hãy hiệp nhất, hiệp nhất tất cả với những khác biệt của chúng ta, nhưng luôn phải hiệp nhất : đó là con đường của Chúa Giêsu. Hiệp nhất cao hơn tranh chấp. Hiệp nhất là một ân sủng mà chúng ta phải cầu xin với Chúa để Ngài giải phóng chúng ta ra khỏi những cám dỗ chia rẽ, khỏi những đấu đá lẫn nhau, khỏi những ích kỷ, những thói tật ngồi lê đôi mách của chúng ta. Những vụ ngồi lên đôi mách đã gây ra biết bao điều xấu xa, bao điều xấu xa ! Anh chị em đừng bao giờ ngồi lê đôi mách về người khác, không bao giờ nghe ! Những chia rẽ giữa người Kitô hữu, tinh thần bè phái, những lợi nhuận ti tiện đã gây không biết bao nhiêu tệ hại cho Giáo Hội !:
Những chia rẽ giữa chúng ta, và những chia rẽ giữa các cộng đồng : Kitô hữu Tin Lành, Kitô hữu Chính Thống, Kitô hữu Công Giáo, nhưng tại sao chúng ta lại chia rẽ như thế ? Chúng ta phải tìm kiếm và mang hại sự hiệp nhất. Tôi xin kể cho anh chị em chuyện này : họm nay, trước khi đi ra khỏi nhà, tôi đã bỏ ra 40 phút hay nửa giờ, khoảng đó, để cùng với một vị mục sư Tin Lành cầu nguyện chung và tìm cách hiệp nhất. Nhưng chúng ta, những người công giáo, cũng phải cùng với nhau cầu nguyện, và cũng cầu nguyện chung với những Kitô hữu khác, cầu xin Chúa ban cho chúng ta sự hiệp nhất, sự hiệp nhất giữa chúng ta. Nhưng làm sao chúng ta có được sự hợp nhất giữa tất cả các Kitô hữu nếu chúng ta không có khả năng có được sự hiệp nhất giữa những người công giáo với nhau ? sự hiệp nhất trong gia đình ? Có biết bao gia đình cãi cọ nhau và bị phân rã. Anh chị em hay đi tìm sự hiệp nhất, sự hiệp nhất làm nên Giáo Hội. Sự hiệp nhất đến từ Đức Giêsu Kitô. Ngài gửi đến cho chúng ta Thần Khí để thực hiện hiệp nhất.:
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu xin điều này cùng Chúa : Xin Chúa giúp chúng con trở thành các bộ phận của Nhiệm Thể Giáo Hội luôn luôn hiệp nhất chặt chẽ với Đức Kitô; xin Chúa giúp chúng con đừng làm đau đớn Thân Thể Giáo Hội bằng những tranh chấp, những chia rẽ, những ích kỷ của chúng con; Xin Chúa giúp chúng con trở nên những bộ phận sống động gắn liền giữa chúng con với nhau bởi một sức mạnh duy nhất, sức mạnh của tình yêu thương, mà Thần Khí đổ xuống trong lòng chúng con (x. Rm 5,5). Cảm ơn.:
Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat
Bản dịch tiếng Việt : Mai Khôi
Nguồn : http://www.zenit.org/fr/articles/tous-unis-toujours-voila-la-voie-de-jesus
© Innovative Media Inc.

 

 

Trong Giáo Hội,
Mọi người phải cảm thấy được đón nhận
Bài giáo lý ngày 12/06/2013


 

Rôma – 12/06/2013 (Zenit.org)
- Đức Giáo Hoàng đã mong uớc "Giáo Hội là một nơi chốn của lòng thương xót và hy vọng của Thiên Chúa", nơi mà mỗi người có thể "cảm thấy mình được đón nhận, yêu thương, tha thứ và khuyến khích để sống cuộc đời tốt lành của Tin Mừng", nhân buổi triều kiến chung ngày 12/06/2013 trên quảng trường Thánh Phêrô, trước mặt 70.000 người.
"Và để cho tha nhân cảm thấy được đón nhận, yêu thương, tha thứ và khuyến khích, ngài nói thêm, Giáo Hội phải mở cửa để tất cả có thể bước vào".
Đức Giáo Hoàng cũng đã dừng lại trên định nghĩa của thành ngữ "Dân Chúa", một dân mà lề luật là lề luật của tình yêu thương, tình yêu của Thiên Chúa và tình yêu tha nhân".
"Tôi muốn nói với người cảm thấy mình cách xa Thiên Chúa và Giáo Hội, với người sợ hãi hay người dửng dưng, với người nghĩ rằng mình không thể thay đổi được : Chúa cũng kêu gọi con trở thành dân Ngài và Ngài kêu gọi với thật nhiều tôn trọng và yêu thương", ĐGH tuyên bố, trong khi nhắc lại là tin lành được gửi đến mọi người : "Chúa Giêsu không bảo các Tông Đồ và không bảo chúng ta hãy hình thành một nhóm chuyên biệt, một nhóm ưu tú".

Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bằng tiếng Ý :
Anh chị em thân mến, xin chào!
Hôm nay, tôi muốn dừng lại đôi chút trên một trong những thành ngữ khác qua đó Công Đồng Vaticanô II đã định nghĩa Giáo Hội, thành ngữ "Dân Chúa" (x. Hiến chế tín lý Lumen gentium, 9; Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 782). Và tôi đã tóm gọn trong vài ba câu hỏi để mỗi người chúng ta sẽ có thể suy nghĩ.
1. "Dân Chúa" có nghĩa là gì ? Có nghĩa, trước hết là Thiên Chúa không là của riêng của bất cứ dân tộc nào; bởi vì chính Ngài là Đấng kêu gọi chúng ta, triệu tập chúng ta, mời gọi chúng ta trở thành dân của Ngài, và lời mời gọi này được gửi tới tất cả mọi người, không phân biệt, bởi vì lòng thương xót của Thiên Chúa "muốn rằng tất cả mọi người đều được cứu độ" (1 Tm 2, 4). Chúa Giêsu không có bảo các Tông Đồ và chúng ta là phải hình thành một nhóm đặc biệt, một nhóm ưu tú. Chúa Giêsu phán : Hãy ra đi và khiến cho các dân chúng trở thành môn đệ (x. Mat 28, 19). Thánh Phaolô xác định rằng trong dân Chúa, trong Giáo Hội, "không có người Do Thái, cũng chẳng có người Hy Lạp… bởi vì tất cả anh em chỉ làm một trong Đức Kitô Giêsu" (Gl 2, 28). Tôi cũng muốn nói với người cảm thấy xa cách Thiên Chúa và xa cách Giáo Hội, với người lo sợ hay người dửng dưng, với người nghĩ rằng mình không còn có thể thay đổi được nữa rằng : Chúa cũng kêu gọi con trở thành dân Ngài và Ngài đã kêu gọi với thật nhiều tôn trọng và yêu thương ! Ngài mời gọi chúng ta trở thành dân Ngài, dân của Thiên Chúa.
2. Chúng ta trở nên dân Chúa như thế nào ? Không phải bởi bẩm sinh, mà bởi một cuộc tái sinh. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu phán với ông Nicôđêmô là phải sinh ra bởi ơn trên, bởi nước và Thánh Thần để có thể vào được Nước Chúa (x. Ga 3, 3-5). Chính là qua Phép Rửa mà chúng ta đã được nhận vào dân Chúa, qua Đức Tin nơi Đức Kitô, ơn phúc của Thiên Chúa mà chúng ta phải nuôi dưỡng và làm cho tăng trưởng trong suốt cuộc đời chúng ta. Chúng ta hãy tự hỏi lòng mình : tôi phải làm như thế nào để Đức Tin tôi nhận được trong phép Rửa Tội được lớn mạnh lên ? Cách nào tôi đã làm lớn lên Đức Tin mà tôi đã lãnh nhận, mà dân Chúa đang sở hữu ?
3. Một câu hỏi nữa. Lề luật của dân Chúa là gì ? Đó là luật tình yêu, tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân, theo giới răn mới mà Chúa đã ban cho chúng ta (x. Ga 13, 34). Tuy nhiên, tình yêu không phải là thứ tình cảm cằn cỗi hay một chuyện mơ hồ, mà chủ yếu là nhận biết Thiên Chúa như Chúa Tể duy nhất của cuộc đời và đồng thời đón nhận tha nhân như anh em ruột thịt của mình, vượt lên mọi chia rẽ, mọi ganh đua, mọi hiểu lầm, mọi ích kỷ; hai điều này đồng hành với nhau. Còn bao nhiêu đỗi đường nữa để chúng ta làm cho sống động giới răn mới này, giới răn của Thần Khí đang tác động trong chúng ta, giới răn của bác ái, của tình yêu!
Khi chúng ta đọc báo hay coi truyền hình, (chúng ta thấy) có bao cuộc chiến giữa những người Kitô giáo; chuyện này làm sao có thể xảy ra được ? Giữa dân của Thiên Chúa, mà có bao cuộc chiến tranh ! Trong các khu phố, trong những nơi làm việc, cũng có bao cuộc chiến tranh ganh tỵ, ghen ghét ! Ngay cả trong gia đình, cũng có bao cuộc chiến tranh nội bộ !
Chúng ta phải cầu xin Chúa làm cho chúng ta hiểu rõ giới răn tình yêu này. Thật là tốt đẹp biết bao khi chúng ta yêu thương lẫn nhau như anh em ruột thịt. Tốt đẹp biết bao ! Hôm nay, chúng ta hãy làm điều gì đó đi. Có thể là chúng ta có những thiện cảm và ác cảm (với người này, người kia); có thể là nhiều người trong chúng ta (đang) hờn giận ai đó; thôi thì hãy thưa với Chúa : Lạy Chúa, con đang hờn giận ông này, bà kia; con cầu xin Chúa cho họ. Cầu nguyện cho những người chúng ta đang căm giận là một bước tiến tốt đẹp trong lề luật tình yêu này. Chúng ta hãy làm điều đó trong ngày hôm nay đi !
4. Sứ mạng của dân này là gì ? Đó là mang đến cho thế gian niềm hy vọng và sự cứu độ của Thiên Chúa, là dấu hiệu tình yêu của Thiên Chúa đang kêu gọi hết thảy mọi người trở thành bằng hữu với Ngài; trở thành men làm dậy bột, muối làm mặn và ngăn ngừa hư hỏng, ánh sáng chiếu soi. Chung quanh chúng ta, chỉ cần mở tờ báo ra –như tôi đã nói- và chúng ta thấy ngay điều ác xuất hiện, thấy ma quỷ hoạt động. Nhưng tôi muốn lớn tiếng nói rằng : Thiên Chúa hùng mạnh nhất ! Anh chị em có tin là Thiên Chúa hùng mạnh nhất không ? Thì chúng ta hãy cùng hô to, tất cả hãy cùng hô lên : Thiên Chúa hùng mạnh nhất ! Và anh chị em có biết tại sao Thiên Chúa lại hùng mạnh nhất không ? Bởi vì Ngài là Chúa và là Chúa Tể Duy Nhất.
Và tôi muốn thêm rằng thực tại, đôi khi đen tối và hằn dấu sự ác, có thể thay đổi nếu chúng ta, là những người tiên phong mang đến ánh sáng Phúc Âm nhất là bằng đời sống của chúng ta. Nếu, trong một sân vận động –chúng ta nghĩ đến Thế Vận Hội Rôma, hay Thế Vận Hội San Lorenzo ở Buenos Aires- trong đêm tối, một người đốt lên một đốm lửa, người ta chỉ thấy lờ mờ, nhưng nếu 70.000 khán giả khác cũng thắp mỗi người một đốm lửa của mình, cả sân vận động sẽ bừng sáng lên. Chúng ta hãy làm sao cho đời sống của chúng ta là một ngọn đèn của Đức Kitô; tất cả chúng ta sẽ cùng nhau mang ánh sáng Phúc Âm đến cho toàn thể thực tại.
5. Lý do hiện hữu của dân này là gì ? Lý do hiện hữu là Nước Chúa, được chính Thiên Chúa khởi sự trên thế gian và sẽ lan rộng đến khi chung cuộc, khi Đức Kitô là sự sống của chúng ta sẽ đến (x. Lumen gentium, 9). Như thế, lý do hiện hữu hiệp thông trọn vẹn với Chúa, mối quan hệ gia đình với Chúa, là được đi vào sự sống Thiên Chúa, nơi chúng ta sẽ được hưởng niềm vui yêu thương vô bờ bến của Ngài, một niềm vui trọn vẹn.
Anh chị em thân mến, là Giáo Hội, là dân Chúa, theo ý định tình yêu của Chúa Cha, có nghĩa là men của Thiên Chúa trong nhân loại chúng ta, đó có nghĩa là loan báo và mang đến sự cứu rỗi của Thiên Chúa trên thế giới chúng ta vốn thường hay đi lạc, và cần có những giải đáp để khuyến khích, Chúa ban cho niềm hy vọng và một sức mạnh mới trên con đường của nhân loại. Cầu mong Giáo Hội là một nơi của lòng thương xót và trông cậy nơi Thiên Chúa, nơi mà mỗi người đều cảm thấy được đón nhận, yêu thương, tha thứ và khuyến khích để sống cuộc đời tốt lành của Phúc Âm. Và để cho tha nhân cũng cảm thấy được đón nhận, yêu thương, tha thứ và khuyến khích, Giáo Hội phải mở rộng cửa đế hết thảy mọi người có thể bước vào. Và chúng ta, chúng ta phải đi ra bằng những cửa ngõ đó để loan báo Tin Mừng.
Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat
Bản dịch tiếng Việt : Mai Khôi
© Innovative Media Inc
Nguồn : http://www.zenit.org/fr/articles/dans-l-eglise-tout-homme-doit-se-sentir-accueilli
 

 

Mong rằng toàn thể Giáo Hội

các Cộng đoàn của chúng ta là "Những gia đình đích thực".
Bài giáo lý về Giáo Hội ngày thứ tư 29/05/2013

 Rôma – 29/05/2013 (Zenit.org)

"Ngày hôm nay, chúng ta hãy tự hỏi : Tôi có yêu thương Giáo Hội không ? Tôi có cầu nguyện cho Giáo Hội không ? Tôi có cảm thấy mình là một chi thể của gia đình Giáo Hội không ? Tôi đã làm gì để Giáo Hội là một cộng đoàn trong đó mỗi người cảm thấy được tiếp nhận và thấu hiểu, được trải nghiệm lòng thương xót và tình yêu thương của Thiên Chúa là những điều làm mới cuộc đời ?" : đó là cuộc xét mình mà Đức Giáo Hoàng Phaolô đề nghị sáng ngày 20/05/2013, trong cuộc triều yết chung trên quảng trường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của khoảng 90.000 người.
Đức Giáo Hoàng đã đi một vòng quảng trường dưới trời mưa và lấy tay lau nước mưa chảy dài trên mặt, tuy thế, ngài từ chối thay áo, vẫn mặc tấm áo trùng ướt sũng trong buổi tiếp kiến. Ngài cũng đã chỉ rõ "ơn phúc phải cầu xin" : "Chúng ta hãy cầu xin Chúa, cách riêng trong Năm Đức Tin này, để toàn thể Giáo Hội và các cộng đoàn của chúng ta ngày càng trở thành những gia đình đích thực sống động và mang tới sự ấm áp của Thiên Chúa".
Đây đã là bài đầu trong loạt bài giáo lý về Giáo Hội, trong khuôn khổ các bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng về kinh Tin Kính, nhân dịp Năm Đức Tin.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bằng tiếng Ý
Anh chị em thân mến, xin chào !
Thứ tư tuần trước, tôi đã nhấn mạnh mối quan hệ sâu đậm giữa Chúa Thánh Thần và Giáo Hội. Ngày hôm nay, tôi muốn bắt đầu một số bài giáo lý về mầu nhiệm Giáo Hội, mầu nhiệm mà tất cả chúng ta đang sống và chúng ta đang là thành tố. Tôi muốn thực hiện điều này với những thành ngữ được dùng trong các văn kiện của Công Đồng Đại Kết Vaticanô II.
Bài giáo lý thứ nhất, ngày hôm nay là : Giáo Hội như gia đình của Thiên Chúa.
Những tháng gần đây, nhiều lần tôi đã viện dẫn dụ ngôn người con hoang đàng, hay hơn nữa, người cha nhân lành (x. Lc 15, 11-32). Đứa con út rời bỏ mái nhà người cha, phung phí hết của cải và quyết định trở về, bởi vì anh ta nhận ra là mình đã sai lầm, nhưng anh không dám coi mình còn xứng đáng làm một người con trai và anh nghĩ rằng mình sẽ chỉ được nhận lại như một người đầy tớ. Cha anh ta, trái lại, chạy ra gặp anh ta, ôm hôn anh ta, trả lại cho anh ta phẩm giá của một đứa con và đãi tiệc linh đình. Dụ ngôn này, cũng như những dụ ngôn khác trong Phúc Âm, chỉ rõ dự án của Thiên Chúa cho loài người.
Dự án này của Thiên Chúa là gì ? Đó là làm cho tất cả chúng ta thành một gia đình duy nhất các con cái Ngài, trong đó mỗi người cảm thấy mình được gần gũi, cảm thấy mình được Ngài thương yêu, cũng như dụ ngôn trong Phúc Âm, và cảm thấy sự nồng ấm được ở trong gia đình Thiên Chúa. Giáo Hội có cỗi rễ trong dự án to lớn này; Giáo Hội không phải là một tổ chức sinh ra từ sự đồng ý của một số người, nhưng, như ĐGH Biển Đức XVI thường nhắc nhở với chúng ta, Giáo Hội là công trình của Thiên Chúa, Giáo Hội chính xác sinh ra từ dự án tình yêu này vẫn được thể hiện từng bước trong lịch sử. Giáo Hội sinh ra từ Thánh Ý Thiên Chúa muốn kêu gọi mọi người hiệp thông với Ngài, thân thiện với Ngài, và cả chia sẻ sự sống Thiên Chúa với Ngài như con cái của Ngài.
Tên gọi Giáo Hội có nguồn gốc tiếng Hy lạp là ekklesia, nghĩa là "triệu tập" : Thiên Chúa triệu tập chúng ta, thúc đẩy chúng ta đi ra khỏi cái chủ nghĩa cá nhân của chúng ta, khỏi cái xu hướng khép kín mình của chúng ta và kêu gọi chúng ta trở thành gia đình của Ngài. Và lời kêu gọi này bắt nguồn ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Thiên Chúa tạo dựng nên chúng ta để chúng ta sống trong một mối quan hệ thân tình sâu đậm với Ngài, và ngay cả khi tội lỗi đã làm gián đoạn mối quan hệ với Ngài, với những tạo vật khác và với kẻ được tạo dựng, Ngài đã không ruồng bỏ chúng ta. Tất cả lịch sử cứu độ là lịch sử Thiên Chúa đi tìm con người, ban cho con người tình yêu thương của Ngài, đón nhận con người. Ngài đã kêu gọi Áp-bra-ham trở thành tổ phụ của chư dân, Ngài đã chọn dân Israel để kết thành giao ước vốn bao gồm mọi dân tộc, và vào lúc tận thế, Ngài đã gửi Con Ngài đến để dự án tình yêu và cứu độ của Ngài được thể hiện trong một giao ước mới và vĩnh hằng với toàn thể nhân loại. Khi chúng ta đọc Phúc Âm, chúng ta thấy Chúa Giêsu quy tụ chung quanh Ngài một cộng đoàn nhỏ những người đón nhận lời Ngài dạy, đi theo Ngài, chia sẽ hành trình của Ngài, trở thành gia đình của Ngài, và với cộng đoàn nhỏ bé này Ngài chuẩn bị và xây dựng Giáo Hội của Ngài.
Như thế Giáo Hội sinh ra từ đâu ? Giáo Hội sinh ra từ cử chỉ tình yêu tuyệt đỉnh của Thánh Giá, của cạnh sườn Chúa Giêsu bị đâm thủng rỉ máu và nước ra, những biểu tượng của các phép bí tích Thánh Thể và Rửa Tội. Trong gia đình của Thiên Chúa, trong Giáo Hội, nhựa sống là tình yêu thương của Thiên Chúa được cụ thể hóa trong tình yêu đối với Ngài và với tha nhân, tất cả, không phân biệt và không giới hạn. Giáo Hội là một gia đình trong đó người ta yêu thương và được yêu thương. Khi nào thì Giáo Hội thể hiện ra ? Chúng ta vừa cử hành ngày lễ cách đây hai chúa nhật; Giáo Hội thể hiện khi ơn phúc của Chúa Thánh Thần đổ tràn xuống các tông đồ và thúc đẩy họ đi ra và bắt đầu loan truyền Phúc Âm và gieo rắc tình yêu thương của Thiên Chúa.
Ngày hôm nay nữa, có người nói rằng : "Đức Kitô, thì được, Giáo Hội, thì không". Cũng như có những người nói "Tôi tin Thiên Chúa, nhưng không tin các linh mục". Nhưng chính là Giáo Hội đã cho chúng ta Đức Kitô và đưa chúng ta đến với Thiên Chúa; Giáo Hội là đại gia đình của con cái Thiên Chúa. Chắc chắn là Giáo Hội cũng có những khía cạnh con người; trong những con người của Giáo Hội, những mục tử và tín hữu, có những khuyết điểm, những bất toàn, những tội lỗi; Đức Giáo Hoàng cũng có và còn có nhiều những thứ đó, nhưng cái đẹp là khi chúng ta nhận ra mình là kẻ tội lỗi, chúng ta tìm được lòng thương xót của Thiên Chúa, là Đấng luôn tha thứ. Anh chị em đừng quên điều này : Thiên Chúa luôn tha thứ và Ngài đón nhận chúng ta trong tình yêu thương của Ngài, tình yêu tha thứ và thương xót. Có người nói rằng tội lỗi là một sự xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng cũng là một dịp khiêm cung để nhận ra rằng có cái gì đẹp tuyệt đối : lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy cứ suy nghĩ đi.
Ngày hôm nay, chúng ta hãy tự hỏi : tôi có yêu thương Giáo Hội không ? Tôi có cầu nguyện cho Giáo Hội không ? Tôi có cảm thấy mình là một thành viên trong gia đình Giáo Hội không ? Tôi đã làm gì để Giáo Hội là một cộng đoàn trong đó mỗi người cảm thấy được đón nhận và hiểu biết, trải nghiệm lòng thương xót và tình yêu của Thiên Chúa đang làm mới cuộc đời ? Đức Tin là một ơn phúc và một hành động liên quan đến cá nhân mỗi người chúng ta, nhưng Thiên Chúa kêu gọi chúng ta hãy cùng sống Đức Tin, trong gia đình, trong Giáo Hội. Chúng ta hãy cầu xin Chúa, cách riêng trong Năm Đức Tin này, cho các cộng đoàn, cho toàn Giáo Hội ngày càng trở thành những gia đình thật sự đang sống và mang đến sự nồng ấm của Thiên Chúa. Cảm ơn !
Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat
Bản dịch tiếng Việt : Hélène Ginabat
© Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/que-nos-communautes-toute-l-eglise-soient-de-vraies-familles  

 

 

Rỡ bỏ hàng rào quan thuế mục vụ
Bài giảng ngày thứ bảy 25/05/2013  

Rôma – 27/05/2013 (Zenit.org) Anne Kurian 

Điều gì sẽ xảy ra nếu một bà mẹ độc thân muốn xin rửa tội cho đứa con của mình ? Không kể đến những phí tổn cho lễ nghi, những giấy tờ phải đệ nạp : bao nhiêu cản trở, tệ hơn nữa, những hàng rào "quan thuế" mục vụ mà Đức Giáo Hoàng lấy làm tiếc. Trong lúc, người Kitô hữu không phải là "kiểm soát viên Đức Tin" mà là "người tạo dễ dàng", Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố trong Thánh Lễ ngày thứ bảy 25/05/2013.
Theo tường thuật của tờ báo Osservatore Romano và Radio Vatican, Đức Giáo Hoàng đã bình luận bài Phúc Âm trong ngày về các Tông Đồ đã xua đuổi các trẻ em. Các môn đệ muốn "một sự chúc lành và rồi mọi người ra ngoài", ngài lưu ý, nhưng Chúa Giêsu nổi giận : "Hãy để các em nhỏ đến với Ta. Đừng ngăn cản chúng, vì nước Thiên Chúa là của những ai giống những em nhỏ này".
Hàng rào quan thuế mục vụ
Đức Giáo Hoàng nhận xét, các tông đồ đã không làm điều đó "vì ác tâm" : các ngài chỉ muốn giúp Chúa Giêsu, cũng như là ở Giêricô, các ngài muốn bắt người mù phải im miệng. Thái độ của các ngài có nghĩa là "lễ nghi không cho phép : đây là Ngôi thứ Hai của Thiên Chúa Ba Ngôi !". Theo Đức Giáo Hoàng, "nhiều người Kitô hữu" hành động như vậy.
Ngài đã đưa ra thí dụ của đôi vợ chồng chưa cưới tới văn phòng của một giáo xứ để xin được làm phép cưới và, thay vì được một "sự nâng đỡ hay chúc mừng", họ đã nghe nói đến "phí tổn nghi lễ" hay phải có "giấy tờ hợp lệ".
Cũng vậy, một bà mẹ độc thân tới giáo xứ xin rửa tội cho đứa con của mình và sẽ được "một ông hay bà giáo dân" trả lời rằng : không, "không thể được, chị phải có phép hôn phối".
"Anh chị em hãy coi đi, cô gái này đã có can đảm giữ cái thai cho đến cuối cùng… Cô đã tìm thấy được gì ? Một cánh cửa đóng chặt", Đức Giáo Hoàng tố cáo, và theo ngài "đây không phải là một nhiệt tâm mục vụ tốt. Điều này làm người ta xa rời Chúa, điều này không mở ra các cánh cửa".
"Chúa Giêsu, ngài nhắc lại, đã lập ra bảy phép bí tích" và bằng thái độ này, người Kitô hữu "lập nên một phép thứ tám, bí tích quan thuế mục vụ" : bí tích vốn dĩ có khả năng "mở cửa và tạ ơn Thiên Chúa", làm ngược lại tất cả.
Ngài lấy làm tiếc là biết bao lần, người Kitô hữu đứng ra làm "kiểm soát viên Đức Tin thay vì trở nên những người tạo dễ dàng cho Đức Tin của người ta". Đó là "cám dỗ muốn chiếm đoạt lấy Chúa", cám dỗ đã "từng bắt đầu từ thời Chúa Giêsu, với các tông đồ".
Tạo điều kiện dễ dàng cho Đức Tin
"Chúa Giêsu đã phẫn nộ khi Ngài thấy những thái độ đó", vì cuối cùng, chính "chư dân hằng trung thành của Ngài, những con người yêu mến Ngài biết bao", là những người chịu thiệt thòi : thái độ đó "không làm điều tốt cho người ta, cho chư dân của Thiên Chúa".
Thái độ tốt, Đức Giáo Hoàng giải thích, là phục vụ Đức Tin : vấn đề là phải "tạo điều kiện dễ dàng cho Đức Tin, làm cho Đức Tin tăng trưởng, giúp đỡ việc làm cho Đức Tin tăng trưởng".
Đức Tin của dân Chúa là một "Đức Tin đơn sơ", ngài đánh giá : có thể họ không biết giải thích thế nào là Đức Trinh Nữ, "điều này phải cần đến một nhà thần học". Nhưng nếu có ai muốn "biết yêu Đức Mẹ Maria như thế nào", thì chính "dân Chúa" sẽ chỉ dạy "cách hay hơn và giỏi hơn hết" cho người ấy.
Dân Thiên Chúa "luôn biết chạy tới gần để cầu xin chuyện gì với Chúa Giêsu", ngài nói tiếp, kể lại chuyện "một người phụ nữ Á Căn Đình khiêm nhượng đến xin một vị linh mục ban phép lành cho bà. Vị linh mục nói với bà : Bà đã đi lễ rồi mà ! Và ngài giải thích cho bà cả một chương thần học về phép lành trong Thánh Lễ. "Vâng ạ, thưa cha, con cảm ơn cha" bà ta trả lời. Nhưng lúc vị linh mục bỏ đi, bà ta đã đi tìm một vị linh mục khác : "Xin cha ban phép lành cho con".
"Tất cả những lời lẽ (của vị linh mục) này đã không lọt vào lỗ tai bà bởi vì bà có một như cầu khác, nhu cầu được Chúa đụng đến", Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh.
"Chúng ta hãy nghĩ về dân thánh của Thiên Chúa, dân chúng đơn sơ, muốn chạy đến gần Chúa Giêsu. Chúng ta hãy nghĩ về những giáo dân thiện chí đã phạm sai lầm và thay vì mở rộng cửa ra, thì họ đi đóng chặt lại. Chúng ta hãy cầu xin Chúa để mọi người tới gần Hội Thánh thấy được những cánh cửa rộng mở để học có thể gặp được tình yêu thương của Chúa Giêsu", ngài kết luận.
© Innovative Media Inc.
Mai Khôi lược dịch
Nguồn : http://www.zenit.org/fr/articles/abolir-les-douanes-pastorales  

 

Thần Học Giải Phóng đích thực
Phân tích của Đức Cha Müller

 

Rôma – 21/05/2013 (Zenit.org) Wlodzimierz Redzioch

"Không có sự gián đoạn nào giữa Hồng Y Ratzinger/ĐGH Biển Đức XVI và Đức Giáo Hoàng Phanxicô liên quan đến thần học giải phóng", Đức Cha Müller khẳng định.
Trong nhiều môi trường, việc bổ nhiệm Đức Cha Gerhard Ludwig Müller làm Bộ Trưởng Thánh Bộ về Tín Lý Công Giáo, và việc bầu Đức Tổng Giám Mục Buenos Aires lên ngôi Giám Mục Rôma, được xem như một sự phục hận của thần học giải phóng, đã từng bị ĐGH Gioan Phaolô II và Đức Hồng Y Joseph Ratzinger chống lại.
Để nhìn rõ đôi chút trong những phỏng đoán này, Wlodzimierz Redzioch đã gặp Đức Cha Müller. Buổi trao đổi đã được công bố bằng tiếng Ba Lan trên tờ tuần báo Niedziela, và sẽ xuất hiện bằng tiếng Anh trong nguyệt san Inside the Vatican.
Từ ngày 02/07/2012, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (GLĐT), thánh bộ quan trọng nhất trong các thánh bộ của giáo triều Rôma, được điều khiển bởi một tân bộ trưởng : lần thứ hai trong lịch sử cận đại của Giáo Hội, chính là một nhà thần học người Đức đã được lựa chọn, và hơn nữa, đó là một người bạn riêng của ĐGH Biển Đức XVI : vị cựu giám mục Ratisbonne, Gerhard Ludwig Müller.
Sự lựa chọn của Đức Giáo Hoàng không hề có một lý do cá nhân : Đức Cha Müller đã được bổ nhiệm bộ trưởng, bởi vì ngài là một trong những thần học gia xuất sắc nhất Giáo Hội, như đã được chứng minh bởi sự nghiệp hàn lâm của ngài.
Đức Cha Gerhard Ludwig Müller sinh ngày 31/12/1947 tại Mainz-Finthen trong một gia đình lao động. Ngài đã học thần học và triết học ở Mayence, München và Fribourg. Năm 1977, ngài được cấp bằng tiến sĩ thần học và một năm sau đó, ngày thụ phong linh mục từ tay Đức Hồng Y Herman Volk. Năm 1986, ngài được mời giảng dậy môn thần học tín lý tại Đại Học Đường Ludwig Maximilian ở München : lúc đó ngài mới 38 tuổi và là vị giáo sư trẻ tuổi nhất của trườg Đại Học này.
Ngài đã giảng dạy trong các trường đại học ở Pê-ru, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Italia và Brazil. Ngài là tác giả của hơn 400 tác phẩm khoa học được phổ biến, và cuốn "Tín Lý Công Giáo" là một tác phẩm vĩ đại.
ĐGH Gioan Phaolô II đã phong ngài làm giám mục giáo phận Ratisbonne vào năm 2002 và khẩu hiệu giám mục của ngài là "Dominus Iesus" (Chúa Giêsu). Tại Vatican, Đức Cha Gerhard Müller đã được biết đến : trong những năm 1998-2003, ngài đã là thành viên của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, và đã làm việc trong Hội Đồng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Hữu với tư cách là chuyên gia về đại kết. Năm 2008, Đức Thánh Cha đã yêu cầu ngài thành lập Viện Giáo Hoàng Biển Đức XVI (http://www.institut-papst-benedikt.de/franzoesisch.html), trụ sở đặt tại Ratisdbonne với mục đích chính là phổ biến các tác phẩm hoàn chỉnh của Đức Joseph Ratzinger.
Trong vài môi trường công giáo, việc bổ nhiệm giám mục Ratisbonne vào chức vụ bộ trưởng chính thống công giáo đã gây ra mối lo ngại, vì người ta tố cáo ngài có tiếp xúc với những người đại diện của môn thần học giải phóng, kết bạn với linh mục Gustavo Gutierrez, và cùng ông này viết một cuốn sách tựa đề "Phía người nghèo. Thần Học Giải Phóng".
Và thần học giải phóng đã bị lên án bởi cả ĐGH Gioan Phaolô II lẫn cựu bộ trưởng Thánh Bộ GLĐT là Đức Hồng Y Ratzinger. Vì thế mà vấn đề này sẽ là trung tâm của cuộc trao đổi của chúng tôi…
Với tư cách là linh mục và giám mục, ngài đã luôn rất nhạy cảm về những giá trị : công lý, liên đới và nhân phẩm. Tại sao lại chú ý đến những vấn đề xã hội như thế ? ĐC Müller – Cá nhân tôi đến từ Mayence. Hồi đầu thế kỷ XIX, giám mục thành phố này, bá tước Wilhelm Emmanuel von Kettler, là một vị giám mục vĩ đại, một vị tiên khởi của Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội. Lúc nhỏ, tôi đã sống trong cái môi ttrường dấn thân xã hội này. Và chúng ta đừng quên rằng nếu Châu Âu, sau Thế Chiến Thứ II và sau những chế độ độc tài, chúng ta đã xây dựng được một xã hội dân chủ, chính cũng nhờ vào Giáo Huấn Xã Hội Của Giáo Hội Công Giáo. Nhờ Kitô giáo mà các giá trị như công lý, liên đới và nhân phẩm đã được đưa vào Hiến Pháp của các nước chúng ta.
Khi quan sát hành trình của ngài, người ta thấy rằng ngài đã có nhiều tiếp xúc với Châu Mỹ La Tinh. Mối quan hệ với Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh đã nảy sinh như thế nào ?
Trong suốt 15 năm trời, tôi đã đi đến Châu Mỹ La Tinh, đến Pê-ru, nhưng cũng đến những nước khác nữa. Tôi đã qua đó mỗi năm vài ba tháng, sống giữa dân chúng, nghĩa là trong những điều kiện rất khiêm tốn. Lúc đầu, đối với một người Âu Châu điều này là khó, nhưng khi tìm hiểu từng cá nhân người bản xứ và thấy được họ sống như thế nào, thì lúc đó có thể chấp nhận được. Một người Kitô hữu thì ở đâu cũng là nhà mình; nơi nào có bàn thờ là có Đức Kitô hiện diện; ở mọi nơi, mình là thành viên của đại gia đình Thiên Chúa.
Hồi năm ngoái, khi ngài được bổ nhiệm bộ trưởng Thánh Bộ GLĐT, nhiều người lên tiếng tố giác ngài có quan hệ chặt chẽ cới linh mục Gustavo Gutierrez, người sáng lập môn thần học giải phóng. Ngài có thể cho chúng tôi biết về chuyện này ?
Đúng, tôi biết rõ cha Gustavo Gutierrez. Năm 1988 tôi được mời tham dự một cuộc hội thảo cùng với ngài. Tôi đã tới tham dự với đôi chút dè dặt bởi tôi biết rõ hai bản tuyên cáo của Thánh Bộ GLĐT về thần học giải phóng được công bố vào năm 1984 và năm 1986.
Nhưng tôi nhận thấy cần phải phân biệt giữa một thứ thần học giải phóng tốt và một thứ xấu. Tôi cho là một môn thần học tốt xuất phát từ Thiên Chúa và từ tình yêu thương của Ngài và nó có gì liên quan đến tự do và vinh hiển của con cái Thiên Chúa.
Như vậy, không thể trộn lẫn thần học Kitô giáo, vốn nói về sự cứu rổi do Thiên Chúa ban xuống, với chủ thuyết mác-xít chủ trương con người tự cứu rỗi. Nhân chủng hoc mác-xít hoàn toàn khác biệt với nhân chủng học Kitô giáo bởi vì nó bàn về con người mà không có tự do và phẩm giá. Chủ nghĩa cộng sản nói về chuyên chính vô sản, trong lúc một nền thần học tốt nói về tự do và bác ái.
Chủ nghĩa cộng sản, và kể cả chủ nghĩa tư bản tự do mới, từ chối tầm vóc siêu việt của cuộc sống và chỉ giới hạn vào mục đích vật chất của cuộc đời. Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản là hai mặt của một đồng tiền, một đồng tiền giả. Trong lúc đó, để xây dựng vương quốc Thiên Chúa, thần học tự do đích thực đong múc từ Thánh Kinh, từ các giáo phụ, từ những giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II.

Trong một số môi trường, việc bổ nhiệm ngài vào chức vụ đứng đầu Thánh Bộ và việc mới đây bầu cử Đức Tổng Giám Mục Buenos Aires lên ngôi giám mục Rôma đã được coi như một cuộc phục hận của thần học giải phóng đã từng bị ĐGH Gioan Phaolô II và Đức Hồng Y Joseph Ratzinger phản đối. Ngài trả lời thế nào ?
Trước hết tôi muốn nhấn mạnh không có sự gián đoạn giữa Đức Hồng Y Ratzinger/Biển Đức XVI và Đức Giáo Hoàng Phanxicô liên quan đến thần học giải phóng. Các tài liệu của bộ trưởng Thánh Bộ GLĐT thời đó dùng để làm sáng tỏ điều cần phải tránh để biến thần học giải phóng thành thần học của Giáo Hội. Sự bổ nhiệm tôi không có nghĩa là mở ra một chương mới trong những quan hệ với môn thần học này, nó có nghĩa là sự nối tiếp.
ĐGH Biển Đức XVI, khi tiếp đón một nhóm giám mục Brazil tới triều kiến ad limina, ngày 07/12/2009, đã nói "cũng cần phải nhớ lại là vào tháng Tám vừa qua, Thông Tư Liberatis nuntius, của Thánh Bộ GLĐT, về một số phương diện của thần học giải phóng, đã tròn 25 năm". Khi nói về môn thần học này, ngài đã thêm rằng : "Các hậu quả của nó có thể ít nhiều thấy được là nổi loạn, chia rẽ, bất hòa, xúc phạm, hỗn loạn, gây ra trong các cộng đoàn giáo phận của anh em nhiều đau khổ và một sự mất đi lực sống trầm trọng". Ngài có đồng ý với sự phân tích của Đức Giáo Hoàng liên quan đến những hậu quả của thần học giải phóng ?
Những phương diện tiêu cực mà ĐGH Biển Đức XVI nói đến là kết quả của một sự hiểu sai, áp dụng sai thần học giải phóng. Có thể sẽ không có những hiện tượng tiêu cực này nếu áp dụng thần học đích thực. Những khác biệt về thần học tạo ra sự chia rẽ trong Giáo Hội. Nhưng điều này cũng xảy ra ở Châu Âu giữa những người công giáo cấp tiến và những người bảo thủ. Điều này nhắc nhở tình trạng ở Côrintô nơi đã có những người dựa vào Thánh Phêrô, và những người khác dựa vào Đức Kitô. Nhưng tất cả chúng ta đều phải hợp nhất trong Chúa Giêsu Kitô, bởi vì Thiên Chúa kết hợp, ác thần chia rẽ. Thần học mà tạo chia rẽ, đúng hơn, là một chủ thuyết. Thần học đích thực phải hướng lên Thiên Chúa và sẽ không có chia rẽ.
Thưa Đức Cha, năm 2008 khi nhận lãnh một bằng tiến sĩ "Danh Dự" ở đại học Giáo Hoàng công giáo Pê-ru, trong bài phát biểu, ngài đã lên án "sự bỉ ổi trong thời đại của chúng ta là chủ nghĩa tư bản tự do mới". Chủ nghĩa tư bản tự do mới có phải là một cấu trúc của điều ác không ?
Thật khó mà làm công việc so sánh giữa một cấu trúc của điều ác và một tội lỗi cá nhân, vì mọi tội lỗi đều có tầm vóc xã hội, tùy theo nó được gắn liền với một cấu trúc : gia đình, nơi làm việc, xã hội, quốc gia. Chủ nghĩa tư bản tự do mới là một trong những cấu trúc của điều ác trong thế kỷ XIX và XX, vì muốn loại bỏ những giá trị Kitô giáo. Nhưng tôi xin lập lại, đàng sau mỗi cấu trúc, có những con người chấp nhận những nguyên tắc của mình, như thế, đàng sau mỗi cấu trúc của sự ác có tội lỗi cá nhân.
Bản dịch tiếng Pháp : Océane Le Gall
Bản dịch tiếng Việt : Mai Khôi (Trần Đức Tường).
© Innovative Media Inc
Nguồn : http://www.zenit.org/fr/articles/la-theologie-de-la-liberation-la-vraie
 

 

Sự Tôn Sùng Đức Maria và Công Đồng Vaticanô II
Sự quan trọng của Hiến Chế Tín Lý "Lumen Gentium"

Rôma – 14/05/2013 (Zenit.org) Carmine Tabarro

Đức Mẹ Chúa Trời đã có vai trò chủ trốt trong lịch sử cứu rỗi con người và có rất nhiều tài liệu của Giáo Hội đã cống hiến những tiêu chuẩn tham khảo để hiểu rõ vai trò này và tất cả sự quan trọng của nó.
Nhưng trước Công Đồng Vaticanô II không có một Công Đồng nào đã đưa ra một tài liệu tín lý về Đức Maria có cấu trúc rõ ràng như chương VIII của Hiến Chế Tín Lý "Lumen Gentium", cao điểm của toàn bộ văn kiện, ông Carmino Tabarro, của cộng đoàn Shalom nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm Công Đồng, tài liệu này, ít được các Kitô hữu biết đến trong 60 năm gần đây, mang lại một chuỗi những chỉ dấu quan trọng về sự tôn sùng Đức Maria mà trong tháng 5 này được dâng cho Đức Maria, đáng được chú ý đặc biệt..
Là chuyên viên về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội, ông Carmine Tabarro đã vì Zenit trở lại trên hai điểm cốt lõi được đưa ra ánh sáng trong tài liệu này : Ngôi Lời nhập thể và tư cách làm mẹ của Đức Maria.
*****.
Trước khi bắt đầu, cần phải nhắc lại rằng người ta thấy đã được những chỉ dấu trong hiến chế về phụng vụ Sacrosanctum Concilium (103), trong sắc lệnh về chức vụ đời sống linh mục Presbyterorum ordinis (18), trong sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Ad gentes (42), trong sắc lệnh về đào tạo linh mục và chủng sinh Optatam totius (8) và trong sắc lệnh về canh tân thích nghi đời sống dòng tu Perfectae caritatis (25)..
Nhưng điều quan hệ ở đây chính là Ngôi Lời nhập thể và tư cách làm mẹ của Đức Maria. Một tư cách làm mẹ mà Thánh Kinh trình bày như là công trình của Thánh Thần và làm thành trung tâm của giáo huấn công đồng : "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa" (Lc 1, 35).
Công Đồng qua đó đã công nhận cốt lõi phẩm giá của Đức Maria. Công Đồng đã thảo ra Lumen gentium (chương VIII, số 56): "Kết hôn vì tình yêu, không hề bị tội lỗi ngăn trở, Thánh Ý cứu rỗi, (Đức Maria) đã tận hiến, như tôi tớ của Chúa, cho thân thể và sự nghiệp của Con mình, để phục vụ, dưới quyền và cùng với Con mình, nhờ ân sủng Thiên Chúa toàn năng".
Các nghị phụ công đồng công nhận nơi Đức Maria sự chấp nhận dự định của Thiên Chúa và sự hợp tác của Mẹ phải bao gồm : một mặt sáng kiến của Thiên Chúa chỉ tuỳ thuộc và tình yêu tự do và tuyệt đối của Ngài, mặt khác sự đồng ý tự do và toàn vẹn (fides et ratio) của Đức Maria.
Liệu Đức Maria có hiểu rõ và sâu sắc điều mà Thiên Chúa đã yêu cầu nơi Bà ? Công đồng dạy rằng Đức Maria, "được ban xuống dư tràn ơn cân xứng với sứ mệnh cao cả như thế", đã dự phần vào sự nhập thể một cách tích cực và có trách nhiệm, mà không phải là hậu quả của một sự lựa chọn có trước của Bà. Đức Maria là đất đã đón nhận Ngôi Lời, đất dâng hiến và mở ra cho công trình của Thiên Chúa : "Đất đã sinh ra mùa màng hoa trái, Chúa Trời, Chúa chúng ta, đã ban phúc lộc" (Tv 67, 7).
Đức Maria là tượng thánh của điều quý trọng đặc biệt, nơi ơn phúc làm nên sự sống động và tạo hình hài cho..
Sau đây là những gì các nghị phụ Công Đồng đã mô tả về sự hiện diện của Đức Maria bên cạnh Chúa Giêsu Kitô : "[…] "Ðức Nữ Trinh cũng đã tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin, trung thành hiệp nhất với Con cho đến bên thập giá, là nơi mà theo ý Thiên Chúa, Ngài đã đứng đó. Ðức Maria đã đau đớn chịu khổ cực với Con một của mình và dự phần vào hy lễ của Con, với tấm lòng của một người mẹ hết tình ưng thuận hiến tế lễ vật do lòng mình sinh ra" (Lumen gentium, chương VIII, số 58).
Đức Maria, được Lịch Sử Cứu Rỗi kêu gọi tham gia vào dự định của Thiên Chúa, nhắc cho chúng ta rằng Bà là cửa ngõ dẫn đến Đức Kitô; hiểu biết, với trí tuệ của đức tin, vị trí mà Cha đã ban cho Đức Maria có nghĩa là xây dựng đức tin nơi Đức Giêsu Kitô trên tảng đá; chính là để giữ lấy chân lý của Đức Kitô mà Giáo Hội đã công nhận và xác định vai trò của Đức Maria.
Để kết luận, chúng ta hãy trở lại những ghi chép của chương VIII hiến chế Lumen gentium; chính xác hơn là ở các số từ 55 đến 59, trình bày cả một chuỗi các ghi chép phê phán, các quy chiếu Thánh Kinh và giáo phụ rất quan trọng, giúp cho sự phân định đúng đắn của sự tôn sùng Đức Maria.
Với thông điệp Đức Tin và Lý Trí (fides et ratio), đào sâu vai trò của Đức Maria trong đời sống của Giáo Hội và của các giáo dân là quan trọng để biết tránh rất nhiều những bóp méo (luôn hiện hữu trong lịch sử Giáo Hội) đang ngăn cản một niềm tin đúng đắn về Đức Mẹ: một mặt là mưu toan lan rộng nhằm giải ngộ nền văn hóa Maria, mặt khác có nguy cơ rơi vào khuynh hướng tình cảm hay trong một loại co rút vào cảm xúc; tới những quá khích đặt Đức Kitô vào trong tình trạng lệ thuộc đối với Đức Maria.
Công Đồng Vaticanô II đã mang lại một sự đóng góp lớn cho sự tôn sùng đúng đắn Thiếu Nữ Sion.
Bản dịch tiếng Pháp : Océane Le Gall
Bản dịch tiếng Việt : Gioan Trần Đức Tường
© Innovative Media Inc.
http://www.zenit.org/fr/articles/le-culte-marial-et-vatican-ii

 

 

Bài giáo lý Ngày Thứ Tư 1/5/2013
Của Đức Giáo Hoàng PHANXICÔ
(Yết kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô) 

Anh chị em thân mến, xin chào,
Ngày hôm nay, 01/05/2013, chúng ta mừng lễ Thánh Giuse Thợ và chúng ta khởi sự tháng truyền thống dành cho Đức Trinh Nữ. Như vậy, trong buổi gặp gỡ của chúng ta hôm nay, tôi muốn dừng lại ở hai khuôn mặt rất quan trọng trong cuộc đời Chúa Giêsu, cuộc đời của Giáo Hội và cuộc đời của chúng ta, qua hai ý niệm ngắn gọn : ý thứ nhất về lao động, ý thứ nhì về sự chiêm niệm của Chúa Giêsu.
1. Trong Phúc Âm Thánh Mátthêu, ở một trong những lần Chúa Giêsu trở về quê hương mình, ở Nazarét, và lên tiếng trong đền thờ, sự kinh ngạc thán phục của dân làng đối với sự khôn ngoan của Ngài đã được nhấn mạnh, và câu hỏi được họ đặt ra là : "Ông không phải là con bác thợ mộc sao ?" (Mt 13, 55). Chúa Giêsu đi vào lịch sử của chúng ta, Ngài đến giữa chúng ta, được sinh ra bởi Đức Maria nhờ quyền phép của Thiên Chúa, nhưng qua sự hiện diện của Thánh Giuse, người cha trên mặt pháp lý đã săn sóc Ngài và cũng dạy cho Ngài nghề nghiệp. Chúa Giêsu sinh ra và sống trong một gia đình, trong Thánh Gia, học được từ Thánh Giuse nghề thợ mộc, trong xưởng mộc Nazarét, chia sẻ với ngài sự cần mẫn, nỗi mệt nhọc, sự hài lòng cũng như những khó khăn của mỗi ngày.
Điều này nhắc nhở chúng ta về phẩm giá và sự quan trọng của lao động. Sách Sáng Thế kể lại rằng Thiên Chúa đã dựng nên người đàn ông và người đàn bà và trao cho họ nhiệm vụ sinh sản đầy trái đất và bắt trái đất phục tòng, điều đó không có nghĩa là lạm dụng trái đất, mà là cấy trồng và bảo quản mọi của cải của thiên nhiên và với cách này, chúng ta can dự vào công trình tạo dựng ! Lao động là một yếu tố cơ bản cho phẩm giá con người. Xin dùng một hình ảnh, lao động "xức dầu" phẩm giá cho chúng ta, làm cho chúng ta tràn đầy phẩm giá; nó khiến chúng ta giống như Thiên Chúa, là Đấng đã làm và đang làm, Ngài luôn tác động (x. Ga 5, 17); nó cho ta khả năng kiếm sống, nuôi sống gia đình, đóng góp vào sự tăng trưởng quốc gia. Và ở đây tôi nghĩ đến những khó khăn mà, trong nhiều quốc gia, giới lao động và xí nghiệp ngày nay đang gặp phải; tôi nghĩ đến những người, và không phải chỉ những người trẻ, đang bị thất nghiệp, thường vì một quan niệm thuần túy kinh tế của xã hội, quan niệm tìm kiếm lợi nhuận ích kỷ, mà không tính tới những thước đo của công bằng xã hội.
Tôi muốn gửi đến tất cả mọi người lời mời gọi hãy liên đới, và đến những người trách nhiệm các vấn đề công cộng sự khuyến khích hãy dồn hết nỗ lực để đẩy mạnh công ăn việc làm: điều này có nghĩa phải chăm lo cho phẩm giá con người; nhưng nhất là, tôi muốn nói là đừng bao giờ mất đi niềm hy vọng; Thánh Giuse cũng đã trải qua những giờ phút khó khăn, nhưng ngài đã không bao giờ mất hy vọng và đã biết vượt qua chúng, trong niềm xác tín rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Và tôi cũng muốn đặc biệt nói với tất cả, các em trai cũng như gái, và với tất cả, những thanh niên : hãy chuyên cần trong nhiệm vụ hàng ngày, trong học hành, trong làm việc, trong những quan hệ bằng hữu, trong sự giúp đỡ người khác; tương lai của các anh chị em cũng tùy thuộc vào cách anh chị em đang sống những năm tháng quý giá hiện nay trong cuộc đời. Anh chị em đừng sợ dấn thân, đừng sợ hi sinh, và xin đừng nhìn vào tương lai với sự sợ hãi; xin hãy giữ cho niềm hy vọng được sống động : ở phía chân trời luôn có ánh sáng.
Tôi xin thêm một suy nghĩ về một tình trạng lao động đặc biệt vẫn làm tôi bận tâm : tôi muốn nói về cái mà chúng ta có thể gọi là "lao nô", lao động biến ta thành nô lệ. Biết bao người, trên thế giới, là nạn nhân của lao động kiểu này, trong đó con người phục vụ cho lao động, trong lúc mà đúng ra phải là lao động phục vụ cho con người để con người có được nhân phẩm. Tôi yêu cầu anh chị em trong đức tin và tất cả những người nam cũng như nữ có thiện chí hãy có một sự lựa chọn dứt khoát chống lại nạn buôn người, và cũng là nạn "lao nô".
2. Tôi xin nêu ý niệm thứ nhì : trong sự yên lặng của công việc hàng ngày, Thánh Giuse, với Đức Maria, chỉ có một trọng tâm chăm sóc là Đức Giêsu. Hai Đấng đồng hành và che chở, với sự ân cần và hiền dịu, sự lớn lên của Con Thiên Chúa làm người cho chúng ta, trong khi suy nghĩ tới những chuyện đã xảy ra. Trong các Tin Mừng, Thánh Luca hai lần nhấn mạnh thái độ của Mẹ Maria, và cũng là thái độ của Thánh Giuse : Mẹ "hằng ghi nhớ những kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng" (Lc 2, 19.51). Để nghe được lời Chúa, phải học cách chiêm ngắm Ngài, học cách thấy được sự hiện diện của Ngài trong cuộc đời chúng ta; phải dừng lại để đàm thoại với Ngài, phải dành một chỗ cho Ngài bằng cầu nguyện. Mỗi người chúng ta, các em nhỏ nữa, con trai cũng như con gái, các thanh niên, sáng nay đông đảo thế này, phải tự hỏi : tôi dành cho Chúa chỗ nào đây ? Tôi có dừng chân lại để đàm thoại với Ngài không ? Từ lúc chúng ta còn bé, cha mẹ chúng ta đã tập cho chúng ta thói quen đọc kinh sớm tối, để dạy dỗ chúng ta cảm nhận được rằng tình bằng hữu và tình yêu thương của Thiên Chúa đồng hành với chúng ta. Chúng ta hãy tưởng nhớ đến Chúa trong những ngày chúng ta đang sống !
Trong tháng Năm này, tôi muốn nhắc nhở sự quan trọng và cái đẹp của kinh Mân Côi thánh. Khi đọc Kính Mừng Maria, chúng ta hãy chiêm ngẫm các mầu nhiệm của Chúa Giêsu, và như thế, suy nghĩ về những khoảnh khắc trọng tâm của cuộc đời Ngài, bởi vì, cũng như với Mẹ Maria hay Thánh Giuse, Ngài ở chính giữa những ý nghĩ của chúng ta, giữa những quan tâm và hành động của chúng ta. Thật là một điều tốt đẹp nếu, nhất là là trong tháng Năm này, chúng ta cùng nhau đọc chung trong gia đình, với bạn bè, trong giáo xứ, kinh Mân Côi hay kinh nào khác dâng lên Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ Maria ! Cùng nhau cầu nguyện chung là một khoảnh khắc quý giá để khiến cho đời sống gia đình và tình bằng hữu được bền chặt hơn !
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu xin Thánh Giuse và Đức Trinh Nữ Maria dạy cho chúng ta biết trung thành với những dấn thân hàng ngày của chúng ta, biết sống đức tin của chúng ta trong những hành động mỗi ngày và biết dành nhiều chỗ hơn cho Chúa trong cuộc đời chúng ta, biết dừng lại để chiêm ngắm dung nhan Ngài. Cảm ơn !
© Copyright 2013 - Libreria Editrice Vaticana
Mai Khôi (Trần Đức Tường) lược dịch
Nguồn : http://www.vatican.va/holy_father/francesco/audiences/2013/documents/papa-francesco_20130501_udienza-generale_fr.html 

 

« Ngày phán xét cuối cùng,
Một kích thích tố để sống tốt hơn»

Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thứ tư 24/04/2013.

Rôma – 24/04/2013 (Zenit.org)

"Nhìn vào ngày phán xét cuối cùng phải không bao giờ làm ta sợ hãi; thay vào đó, điều này phải thúc đẩy chúng ta sống thời gian hiện tại một cách tốt hơn", Đức Giáo Hoàng Phanxicô đánh giá.
Đức Giáo Hoàng đã chiêm nghiệm về sự đợi chờ lúc Đức Kitô quay lại, trong bài giáo lý ngày thứ tư, trên quảng trường Thánh Phêrô, hôm 24/04/2013 này : "Với lòng thương xót và tính kiên nhẫn của Ngài, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta thời gian này để chúng ta mỗi ngày học cách nhận biết Ngài trong người nghèo hèn và người bé mọn, để chúng ta gắn bó với việc làm điều thiện và để chúng ta cần phải tỉnh thức trong cầu nguyện và trong tình yêu", ngài giải thích.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bằng tiếng Ý
Anh chị em thân mến, xin chào !
Trong kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu "sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết". Lịch sử loài người bắt đầu bằng sự tạo dựng ra người đàn ông và người đàn bà theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa, và chấm dứt bằng ngày phán xét sau cùng của Đức Kitô. Chúng ta thường hay quên hai thái cực này của lịch sử và nhất là, đôi khi, lòng tin vào ngày trở lại của Đức Kitô và vào ngày phán xét cuối cùng cũng không được mấy rõ ràng và vững chắc trong tâm hồn người Kitô hữu.  Trong cuộc đời công cộng của Ngài, Chúa Giêsu thường nhắc nhở đến thực tế của sự kiện Ngài trở lại lần sau hết. Ngày hôm nay, tôi muốn suy gẫm về ba đoạn trong Tin Mừng đã giúp chúng ta đi vào 3 mầu nhiệm : mầu nhiệm mười cô trinh nữ, mầu nhiệm những nén bạc và mầu nhiệm ngày phán xét cuối cùng. Tất cả các mầu nhiệm làm thành diễn từ của Chúa Giêsu về lúc tận thế, Tin Mừng của Thánh Mátthêu.
Trước hết, chúng ta hãy nhớ rằng với mầu nhiệm Thăng Thiên, Con Thiên Chúa đã mang về cho Chúa Cha bản tính con người của chúng ta, và rằng Ngài muốn kéo hút chúng ta lên với Ngài, kêu gọi cả thế gian hãy để được đón nhận trong vòng tay mở rộng của Thiên Chúa để cho toàn bộ sự thật được phó dâng cho Chúa Cha, vào chung cuộc của lịch sử.
Nhưng có cái "thời trước mắt" này, giữa lần đến thứ nhất của Đức Kitô và lần sau cùng, vốn chính xác là thời gian mà chúng ta đang sống. Chính trong bối cảnh "thời gian trước mắt" mà dụ ngôn mười nàng trinh nữ đã ứng nghiệm (x. Mt 25, 1-13). Đó là chuyện mười cô gái đang đợi Chàng Rể tới, nhưng Chàng Rể tới muộn và các cô đã ngủ quên. Đến khi bỗng nhiên người ta cấp báo là Chàng Rể đang tới, các cô chuẩn bị để đón chàng, nhưng trong lúc năm cô trong bọn họ, năm cô gái ngoan, có dầu trong đèn của mình, các cô kia, mấy cô gái dại, thấy đèn của mình bị tắt vì hết dầu; và trong lúc các cô đi kiếm dầu thì Chàng Rể tới và các cô đã thấy cánh cửa dẫn đến lễ cưới bị đóng lại. Các cô nằn nì gõ cửa, nhưng bấy giờ đã quá muộn; Chàng Rể đáp vọng ra : Ta không hề biết các cô. Chàng Rể chính là Chúa, và thời gian chờ đợi Ngài tới là cái thời gian Ngài ban cho chúng ta, cho tất cả chúng ta trong khuôn khổ lòng thương xót và tính nhẫn nại của Ngài, trước khi Ngài tới lần sau cùng; đó là một thời gian của tỉnh thức, thời gian trong đó chúng ta phải thắp sáng ngọn đèn của đức tin, của đức cậy và của đức ái, trong đó chúng ta phải giữ cho con tim mở ra với điều thiện, với cái đẹp và với sự thật, một thời gian phải sống theo Thiên Chúa, bởi vì chúng ta không hề biết ngày, giờ Đức Kitô sẽ trở lại. Điều yêu cầu chúng ta, là phải sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ - sẵn sàng cho một cuộc gặp gỡ, cho một cuộc gặp gỡ tươi đẹp, gặp gỡ với Chúa Giêsu -, điều này có nghĩa là biết nhìn thấy những dấu chỉ sự hiện diện của Ngài, biết giữ cho đức tin của chúng ta sống động, bằng cầu nguyện, bằng các phép bí tích, thức tỉnh để không bị buồn ngủ, để không quên Thiên Chúa. Cuộc sống của người Kitô hữu ngủ quên là một cuộc sống buồn tẻ, không phải là một cuộc sống hạnh phúc. Người Kitô hữu phải hạnh phúc, bằng niềm vui của Chúa Giêsu. Chúng ta đừng để bị ngủ quên.
Dụ ngôn thứ nhì, dụ ngôn những nén bạc, làm cho chúng ta suy nghĩ về quan hệ giữa phương thức chúng ta sử dụng các ân sủng nhận được từ Thiên Chúa và sự trở lại của Ngài, khi Ngài sẽ chất vấn chúng ta rằng chúng ta đã sử dụng các nén bạc này như thế nào (x. Mt 25, 14-30). Chúng ta biết rõ dụ ngôn này : trước khi ra đi, ông chủ nhà đã trao cho các tôi tớ của ông nhiều nén bạc, để họ sử dụng tốt trong khi ông đi vắng. Ông đưa cho người thứ nhất 5 nén, người thứ nhì 2 nén và người thứ ba 1 nén. Trong lúc ông đi vắng, hai người làm công đầu đã làm cho các nén bạc của mình sinh lời – nén bạc là tiền thời cổ - trong lúc người thứ ba lại chọn cách chôn nén bạc và trả lại nguyên vẹn cho ông chủ nhà. Lúc trở về, ông chủ phán xét hành động của họ : ông khen ngợi hai người đầu trong lúc người thứ ba thì bị đuổi ra ngoài, vào nơi tối tăm, bởi vì hắn đã dấu nén bạc của mình, vì sợ, và khép kín mình lại. Một người Kitô hữu mà khép kín mình lại, mà dấu đi tất cả những gì Chúa đã ban cho mình, là một Kitô hữu… không phải thuộc Kitô giáo ! Đây là một Kitô hữu không cảm tạ Thiên Chúa vì tất cả những gì Ngài đã ban cho mình ! Dụ ngôn này nói cho chúngta biết rằng thời gian chờ đợi Chúa trở lại là một thời gian hành động – chúng ta đang ở trong thời gian hành động - thời gian để làm cho sinh lời những ân sủng của Thiên Chúa, không phải cho chúng ta mà cho Ngài, cho Hội Thánh, cho tha nhân, thời gian luôn luôn tìm cách làm lớn lên thiện ích trên thế gian. Và cách riêng ngày hôm nay, trong thời gian khủng hoảng này, thật quan trọng là không được khép kín mình lại và chôn đi những nén bạc của mình, những của cải tinh thần, trí thức, vật chất, tất cả những gì Chúa đã ban cho chúng ta, mà phải mở lòng ra, phải liên đới và bận tâm cho người khác. Tại đây, ngày hôm nay, tôi đã thấy có nhiều người trẻ, thật vậy phải không ? Có rất nhiều người trẻ ? Họ đâu cả rồi ? Với các bạn, các bạn đang bắt đầu con đường, tôi hỏi các bạn : Các bạn có nghĩ đến những nén bạc Thiên Chúa đã ban cho các bạn không ? Các bạn có nghĩ đến phương cách  để mang ra phục vụ tha nhân không ? Các bạn đừng chôn dấu những nén bạc của các bạn ! Hãy đầu tư vào những lý tưởng cao trọng, những lý tưởng này làm cho tấm lòng chúng ta mở rộng, những lý tưởng phục vụ này sẽ làm cho những nén bạc của các bạn sinh lời. Cuộc đời Chúa ban cho chúng ta không phải để chúng ta khư khư giữ lấy cho riêng mình, mà Ngài đã ban cho chúng ta để chúng ta trao tặng lại người khác. Các bạn trẻ thân mến, các bạn hãy có một tấm lòng rộng lưnợg ! Các bạn đừng sợ mơ về những chuyện to lớn !
Sau hết, xin có đôi lời về đoạn văn nói tới ngày phán xét cuối cùng, kể về sự giáng trần lần thứ nhì của Chúa, khi Ngài sẽ phán xét tất ca mọi con người, kẻ sống và kẻ chết (x. Mt 25, 31-46). Hình ảnh được Thánh Sử Gia sử dụng là hình ảnh người mục tử phân chia chiên với dê. Những ai đã hành động theo Thánh Ý Chúa, để cứu giúp tha nhân đang bị đói, khát, lạc lõng, trần truồng, đau ốm, tù đày, sẽ được đưa sang bên hữu – tôi nói "những người "lạc lõng" : là tôi đang nghĩ đến những người nước ngoài đang ở tại đây, trong giáo phận Rôma; chúng ta đã làm cho họ được những gì ? -; nhưng những ai không cứu giúp tha nhân sẽ phải đi qua bên trái. Dụ ngôn này nói cho ta biết rằng chúng ta sẽ phải chịu phán xét bởi Thiên Chúa về đức bác ái, về phương cách mà chúng ta yêu thương người anh em của mình, cách riêng là những người yếu đuối nhất, những người bần cùng nhất. Đương nhiên, chúng ta luôn phải nhớ nằm lòng rằng chúng ta đã được khiến cho trở thành công chính, chúng ta được cứu độ bởi ân sủng, bởi một hành động cho không của Thiên Chúa là Đấng luôn đi trước chúng ta; vì một mình chúng ta, chúng ta không làm gì được. Đức Tin, trước hết, là một ơn phúc mà chúng ta đã nhận lãnh. Nhưng để sinh hoa kết trái, ân sủng Thiên Chúa luôn đòi hỏi chúng ta phải mở lòng mình ra với Ngài, ân sủng cần sự đáp ứng tự do và cụ thể của chúng ta. Đức Kitô tới mang cho chúng ta lòng thương xót của Thiên Chúa cứu độ. Điều yêu cầu chúng ta, là chúng ta phải phó thác nơi Ngài, và đáp ứng với ân điển của tình yêu Ngài bằng một cuộc sống tốt lành, làm bằng những hành động được thúc đẩy bởi đức tin và đức ái.
Anh chị em thân mến, nhìn vào cuộc phán xét sau cùng phải không bao giờ khiến chúng ta sợ hãi; mà thay vào đó, thúc đẩy chúng ta sống tốt lành thời gian hiện tại. Với lòng thương xót và sự kiên nhẫn của Ngài, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta cái thời gian này để mỗi ngày, chúng ta học cách nhận biết Ngài trong những người nghèo khó và trong những kẻ bé mọn, mà chúng ta cam kết làm điều thiện cho họ và chúng ta luôn tỉnh thức trong cầu nguyện và trong tình thương yêu. Xin Chúa, vào cuối cuộc đời chúng ta và cuối lịch sử nhân loại, còn nhận ra chúng ta là những tôi tớ tốt lành và chung thủy. Cảm ơn !

Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat
Bản dịch tiếng Việt : Mai Khôi (Trần Đức Tường).
© Innovative Media Inc.
Nguồn :
http://www.zenit.org/fr/articles/le-jugement-dernier-un-stimulant-pour-mieux-vivre

 

"Bạn hãy hỏi Đức Giêsu xem Ngài muốn làm gì với bạn và hãy can đảm lên !"
Lời phát biểu trước kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng

Rôma – 21/04/2013 (Zenit.org)

"Bạn hãy hỏi Đức Giêsu xem Ngài muốn làm gì với con và hãy can đảm lên" : Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã yêu cầu giới trẻ hãy mạo hiểm vì Thiên Chúa, trong ngày Chúa Nhật "Đấng Chăn Chiên Lành", Ngày Thế Giới cầu nguyện cho Ơn Gọi. Đức Giáo Hoàng nhắc nhở : "Ơn gọi phát sinh trong cầu nguyện và từ cầu nguyện. Ơn gọi chỉ bền đỗ và mang lại hoa trái trong cầu nguyện".
Đức Giáo Hoàng, trưa ngày Chúa Nhật 21/04/2013, đã chủ tọa giờ đọc kinh Đức Mẹ Nữ Vương Thiên Đàng từ cửa sổ văn phòng của cung Giáo Hoàng Vatican, trước khoảng 100.000 người
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước kinh Nữ Vương Thiên Đàng
Anh chị em thân mến,
Chúa Nhật thứ IV Mùa Phục Sinh có đặc trưng là bài Tin Mừng "Đấng Chăn Chiên Lành" - của đoạn 10 Phúc Âm Thánh Gioan – mà chúng ta đọc hàng năm. Đoạn ngày hôm nay kể lại những lời của Chúa Giêsu : "Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. Tôi và Chúa Cha là một" (Ga 10, 27-30).
Bốn câu này chứa đựng thông điệp của Chúa Giêsu, cốt lõi trung tâm Tin Mừng của Ngài : Ngài kêu gọi chúng ta tham gia vào mối quan hệ với Chúa Cha, và đó là sự sống đời đời. Chúa Giêsu muốn thiết lập với bè bạn của Ngài một mối quan hệ phản ánh quan hệ giữa Ngài và Chúa Cha : một mối quan hệ sở hữu lẫn nhau trong sự tin cậy trọn vẹn, trong niềm hiệp thông mật thiết.
Để biểu lộ sự thông cảm sâu sắc này, quan hệ bạn bè này, Chúa Giêsu dùng hình ảnh người mục tử và đàn chiên của ông : Ông ta gọi và chúng nhận ra tiếng ông, chúng đáp lại tiếng gọi của ông và chúng theo ông. Dụ ngôn này rất đẹp ! Mầu nhiệm tiếng nói rất có ý nghĩa : ngay từ trong bụng mẹ, chúng ta đã học nhận biệt tiếng của mẹ và tiếng của cha chúng ta; giọng nói cho chúng ta thấy được tình yêu hay khinh bỉ, trìu mến hay lạnh lùng. Tiếng nói của Chúa Giêsu là duy nhất ! Nếu chúng ta học nhận biết giọng nói đó, Ngài dẫn dắt chúng ta trên con đường cuộc sống, một con đường vượt qua cả vực sâu của sự chết.
Nhưng đến một lúc nào đó, về đàn chiên của Ngài, Đức Giêsu nói : "Chính Cha Tôi đã ban chúng cho tôi" (Ga 10, 29). Đây là điều tối quan trọng, một mầu nhiệm sâu sắc, không dễ gì hiểu nổi : nếu tôi cảm thấy được Chúa Giêsu cuốn hút, nếu giọng nói của Ngài sưởi ấm tim tôi, chính là nhờ ở Chúa Cha, Đấng đã để trong tôi sự ham muốn tình yêu, sự thật, sự sống và cái đẹp… và Chúa Giêsu là tràn đầy tất cả những thứ đó ! Điều này giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm ơn gọi, đặc biệt những ơn gọi dâng hiến đặc biệt.
Đôi khi, Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta, yêu cầu chúng ta theo Ngài, nhưng có khi chúng ta không nhận ra rằng đó là chính Ngài, cũng như đã xảy ra với anh thanh niên Samuel. Có nhiều người trẻ ngày hôm nay, ngay tại đây, trên quảng trường này. Tôi muốn hỏi các bạn : các bạn có khi đã nghe được tiếng Chúa, vì một ước vọng, một mối lo, Ngài đã mời gọi các bạn đi theo Ngài một cách gần gũi hơn ? Các bạn đã có ước vọng trở thành tông đồ của Chúa Giêsu ? Tuổi trẻ, phải dám mang tuổi trẻ ra đánh cá với những lý tưởng cao cả. Bạn hãy hỏi Chúa Giêsu xem Ngài muốn làm gì với bạn và bạn hãy can đảm lên !
Sau mọi ơn gọi làm linh mục hay đời sống tận hiến và trước đó, luôn luôn có sự cầu nguyện mãnh liệt và liên lỉ của ai đó : của một bà ngoại, của một ông nội, của một người mẹ, của một người cha, của một cộng đoàn… Vì thế Chúa Giêsu đã phán : "Anh em hãy xin chủ mùa gặt - tức là Chúa Cha – sai thợ ra gặt lúa về !" (Mt 9, 38).
Các ơn gọi phát sinh trong cầu nguyện và từ cầu nguyện; và ơn gọi chỉ bền đỗ và mang lại hoa trái trong cầu nguyện. Ngày hôm nay, tôi muốn nhấn mạnh điều này, nhân "Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi". Chúng ta hãy cầu nguyện cách riêng cho các vị tân linh mục của giáo phận Rôma mà tôi đã có hân hạnh truyền chức sáng hôm nay. Và chúng ta hãy khẩn xin sự cầu bầu của Mẹ Maria là Người Nữ "Xin Vâng". Mẹ đã học nhận biết Chúa Giêsu ngay từ lúc Mẹ mang Chúa trong lòng. Xin Đức Maria phù giúp chúng ta luôn nhận biết giọng nói của Chúa Giêsu và đi theo giọng nói đó, để bước đi trên con đường của sự sống !

Bản dịch tiếng Pháp : Anita Bourdin
Bản dịch tiếng Việt : Mai Khôi (Trần Đức Tường)
© Innovative Media Inc.
Nguồn :
http://www.zenit.org/fr/articles/demande-a-jesus-ce-qu-il-veut-faire-de-toi-et-sois-courageux

 

"Mỗi ngày, hãy để cho Đức Kitô thay đổi chúng ta".
Bài Giáo Lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Rôma – 10/04/2013 Zenit.org

"Mỗi ngày, chúng ta phải để cho Đức Kitô thay đổi chúng ta theo hình ảnh của Ngài", Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích trong bài giáo lý này trong khuôn khổ Năm Đức Tin, ngày thứ tư 10/04/2013, trên quảng trường Thánh Phêrô.
Sau đây bản dịch toàn văn Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bằng tiếng Ý :
Anh chị em thân mến, xin chào !
"Trong bài giáo lý trước đây của chúng ta, chúng ta đã dừng lại ở biến cố Đức Giêsu Phục Sinh, với các bà trong một vai trò đặc biệt. Hôm nay, tôi muốn suy ngẫm về tầm vóc cứu độ của biến cố này. Phục Sinh có nghĩa là gì trong đời sống chúng ta ? Và tại sao, không có phục sinh, đức tin của chúng ta trở nên hão huyền ?
Đức tin của chúng ta được xây dựng trên cái chết và sự sống lại của Đức Kitô, đúng như một căn nhà được đặt trên nền móng của nó : nếu nền móng sụp lở, cả căn nhà sụp đổ. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã tự hiến thân mình gánh lấy tội lỗi chúng ta và đã từ đó xuống đến vực thẳm của sự chết, và ngài đã chiến thắng chúng trong sự Phục Sinh, Ngài đã xóa bỏ chúng và Ngài mở ra cho chúng ta con đường để tái sinh trong một cuộc đời mới. Thánh Phêrô biểu lộ điều này một cách tổng hợp ở đầu lá Thư Thứ Nhất của ngài; như chúng ta đã nghe : "Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta : Do lượng hải hà, Ngài cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động nhờ Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại, để được hưởng gia tài không thể hư hoại, không thể vẩn đục và tàn phai" (1, 3-4).
Vị Tông Đồ nói với chúng ta là, với sự sống lại của Đức Giêsu, có sự gì tuyệt đối mới lạ sẽ xảy ra : chúng ta được giải phóng khỏi ách nô lệ tội lỗi và chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa, nghĩa là chúng ta được sinh ra trong một cuộc đời mới. Bao giờ chuyện này sẽ xảy ra cho chúng ta ? Trong bí tích Rửa Tội. Thời xưa, người ta lãnh nhận bí tích này bằng cách dìm người trong nước. Người chịu phép Rửa bước xuống một cái bồn lớn trong nhà rửa tội, mặc nguyên quần áo, và vị giám mục hay linh mục đổ ba lần nước trên đầu người này, để rửa tội cho họ, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Rồi người tân tòng bước ra khỏi bồn và mặc lấy áo quần mới; màu trắng : điều này có nghĩa là người này đã được sinh ra trong một cuộc đời mới khi dìm mình trong cái chết và sự Sống Lại của Đức Kitô. Người này đã trở thành con cái Thiên Chúa. Trong Thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô viết : "Anh em đã lãnh nhận Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên "Áp-ba ! Cha ơi !" (Rm 8, 15). Chính đích thực là Thần Khí mà chúng ta đã lãnh nhận lúc rửa tội, Đấng dạy cho chúng ta, thúc đẩy chúng ta nói với Thiên Chúa : "Lạy Cha", hay tốt hơn "Áp-ba !", có nghĩa là "ba ơi". Thiên Chúa chúng ta là như thế : là một người cha đối với chúng ta. Chúa Thánh Linh thực hiện nơi chúng ta thân phận mới là con cái Thiên Chúa. Và đây là ân sủng lớn nhất mà chúng ta lãnh nhận qua mầu nhiệm phục sinh của Đức Giêsu. Và Thiên Chúa đã đối xử với chúng ta như con cái của ngài, Ngài hiểu thấu chúng ta, Ngài tha thứ cho chúng ta, ôm ấp chúng ta và yêu thương chúng ta, dù rằng khi chúng ta vấp phạm sai lầm. Trong Cựu Ước, tiên tri I-sa-ia xác định là; cho dù một người mẹ có thể quên con mình, Thiên Chúa sẽ không bao giờ quên chúng ta, không bao giờ (x. 49, 15). Và điều này, thật là đẹp !
Dù sao, quan hệ con cái đối với Thiên Chúa không phải như một kho tàng mà chúng ta gìn giữ trong một xó góc của cuộc đời của chúng ta, nhưng nó phải lớn lên, nó phải được nuôi dưỡng hàng ngày bằng cách nghe Lời của Thiên Chúa, cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, đặc biệt các bí tích hối cải và Thánh Thể, và bác ái. Chúng ta có thể sống như con cái ! Và điều này chính là phẩm giá của chúng ta. Chúng ta có phẩm giá của con cái. Xử sự như con cái đích thực ! Điều này có nghĩa là mỗi ngày, chúng ta phải để cho Đức Kitô thay đổi chúng ta theo hình ảnh của Ngài; điều này có nghĩa là tìm cách sống như con người Kitô hữu, tìm cách đi theo Ngài, cho dù chúng ta thấy rõ những giới hạn của chúng ta và những yếu đuối của chúng ta. Cám dỗ gạt Thiên Chúa sang một bên, để đặt mình vào trung tâm, luôn rình rập chúng ta và kinh nghiệm tội lỗi gây thương tích cho đời sống Kitô giáo, cho bản thân con cái Thiên Chúa. Vì vậy, chúng ta phải có can đảm đức tin, đừng để chúng ta bị lôi kéo bởi suy nghĩ "Thiên Chúa không ích lợi gì cả, Ngài không quan trọng đối với tôi", vv… Đích xác là trái ngược lại : chính chỉ bằng cách xử sự như con cái Thiên Chúa, không để bị làm nản lòng bởi những vấp ngã, những tội lỗi của chúng ta, và cảm thấy chúng ta được Thiên Chúa yêu thương, mà cuộc đời sẽ trở nên mới, được sinh động bởi sự thanh thản và bởi niềm vui. Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta ! Thiên Chúa là niềm hy vọng của chúng ta !
Anh chị em thân mến, chúng ta phải là những người đầu tiên giữ lấy niềm hy vọng mạnh mẽ này và chúng ta phải là một dấu hiệu hiển nhiên, trong sáng, của niềm hy vọng này. Chúa phục sinh là niềm hy vọng không bao giờ suy yếu, không làm thất vọng (x. Rm 5, 5). Hy vọng không làm thất vọng. Hy vọng của Chúa ! Biết bao lần trong đời chúng ta hy vọng đã tan biến, biết bao lần những mong đợi mà chúng ta ôm ấp trong lòng đã không thực hiện được ! Niềm hy vọng của chúng ta, những người Kitô giáo, là mạnh mẽ, chắc chắn, vững vàng, trên trái đất này mà Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta bước đi, và nó đã mở ra với vĩnh hằng, bởi vì nó được xây dựng trên Thiên Chúa là Đấng luôn thủy chung. Chúng ta đừng quên điều này : Thiên Chúa luôn chung thủy; Thiên Chúa chung thủy với chúng ta, luôn luôn. Sống lại với Đức Kitô qua phép thánh tẩy, với ơn Đức Tin, để có một gia tài không bị hư hoại, khiến chúng ta còn tìm kiếm nhiều hơn nữa những của cải từ Thiên Chúa, còn nghĩ nhiều hơn nữa về Ngài, còn cầu xin Ngài nhiều hơn nữa. Là người Kitô giáo không phải là chỉ giữ theo các giới răn, nhưng có nghĩa là sống trong Đức Kitô; suy nghĩ như Ngài, hành động như Ngài, yêu thương như Ngài; là để Ngài sở hữu tất cả cuộc đời chúng ta hầu đổi mới nó, giải thoát nó ra khỏi tối tăm của sự dữ và tội lỗi.
Anh chị em thân mến, nếu có ai chất vấn chúng ta lý do của niềm hy vọng trong chúng ta (x. 1Pr 3, 15), chúng ta hãy chỉ cho họ Đức Kitô sống lại. Chỉ vào Ngài bằng cách loan truyền Lời của Ngài, nhưng nhất là bằng cách sống như những con người đã được sống lại. Chúng ta hãy tỏ rõ niềm vui của chúng ta là con cái Thiên Chúa, sự tự do mà cuộc đời trong Đức Kitô đã ban cho chúng ta, đó là sự tự do đích thực, sự tự do cứu độ chúng ta khỏi cảnh nô lệ sự dữ, nô lệ tội lỗi và nô lệ sự chết ! Chúng ta hãy trông lên quê hương nước Trời, chúng ta sẽ có nguồn ánh sáng mới và chúng ta sẽ nhận được sức mạnh cho những dấn thân và những nỗ lực hàng ngày của chúng ta. Đó là một sự phục vụ quý giá mà chúng ta phải cống hiến cho thế gian, vốn thường không hướng được cái nhìn của mình lên cao, không còn có thể hướng mắt lên nhìn Thiên Chúa. Cảm ơn".

Bản dịch tiếng Pháp của Zenit : Hélène Ginabat
Mai Khôi (Trần Đức Tường) phỏng dịch
© Innovative Media Inc.
Nguồn : http://www.zenit.org/fr/articles/chaque-jour-se-laisser-transformer-par-le-christ.

____________________

<< Trang trước: =