CURSILLO VIETNAM AU CHAU

 

 

« Sự dữ hiện hữu nhưng Chúa Giêsu cứu thoát »
Lời nguyện thứ bẩy và là lời nguyện cuối của « Kinh Lậy Cha » (toàn văn)
MAI 15, 2019 17:00 HÉLÈNE GINABAT - AUDIENCE GÉNÉRALE, PAPE FRANÇOIS


Đức Giáo Hoàng Phanxicô trên Quảng Trường Thánh Phêrô, 15/5/2019

Sự hiện diện của sự dữ là « không chối cãi » được, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận xét, nhưng người Kitô hữu « biết », bởi vì đã trải nghiệm và vì Chúa Giêsu cứu thoát.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục bài suy ngẫm hàng tuần của ngài về « Kinh Lậy Cha », trong buổi triều kiến chung ngày thứ tư 15/5/2019, trên Quảng Trường Thánh Phêrô, trước đám đông khách hành hương và du khách đến từ khắp nước Ý và trên toàn thế giới và thời tiết xấu đã không làm họ nản chí. Trong bài diễn văn bằng tiếng Ý, ngài đã bình giảng lời nguyện thứ bẩy và là lời nguyện chót của « Kinh Lậy Cha » : « nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ ».
« Bài kinh của Chúa Giêsu để lại cho chúng ta là gia tài quý giá nhất : sự hiện diện của Con Thiên Chúa, Đấng đã cứu chúng ta thoát khỏi sự dữ, bằng cách đấu tranh để cải tạo nó », Đức Giáo Hoàng khẳng định. « Chúa ban cho chúng ta bình an, Người ban cho chúng ta sự tha thứ, nhưng chúng ta phải cầu xin : ‘‘xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ’’, để không sa vào sự dữ. Đó là niềm hy vọng của chúng ta, là sức mạnh mà Chúa Giêsu phục sinh, Đấng đang hiện diện ở đây, ở giữa chúng ta, ban cho chúng ta : Người đang ở đây. Người đang ở đây với sức mạnh Người ban cho chúng ta để tiến tới, và Người hứa với chúng ta sẽ cứu chúng ta cho khỏi sự dữ ».
Sau đây là bản dịch Bài Giáo Lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
HG
Bài Giáo Lý bằng tiếng Ý
Thân chào Quý Anh Chị Em !
Cuối cùng chúng ta đã tới lời nguyện thứ bẩy của « Kinh Lậy Cha » : « nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ » (Mt 6,13b)
Với câu này, người cầu nguyện không chỉ xin đừng bị bỏ rơi trong cơn cám dỗ, mà còn khẩn cầu cho được cứu khỏi sự dữ. Động từ Hy Lạp nguyên thủy mang ý nghĩa rất mạnh : nó nhắc tới sự hiện diện của ác thần đang muốn vồ lấy chúng ta để cắn xé chúng ta (x. 1Pr 5,8) và chúng ta cầu xin Thiên Chúa cho được giải thoát khỏi nó. Thánh Phêrô tông đồ cũng nói rằng ác thần, ma quỷ, chúng rảo quanh chúng ta như sư tử dữ, gầm thét, để cắn xé chúng ta và chúng ta cầu xin Thiên Chúa giải cứu
Với hai lời nguyện xin gom lại này : « Xin chớ để chúng con » và « xin cứu chúng con », nổi lên một đặc tính căn bản của kinh nguyện Kitô giáo. Chúa Giêsu dạy cho các bạn hữu của Người phải đặt lời cầu khẩn Chúa Cha lên trước hết, kể cả và nhất là trong những lúc mà ác thần thể hiện sự có mặt đầy đe dọa của nó. Quả vậy, kinh cầu Kitô giáo không nhắm mắt trước cuộc đời. Đó là một kinh cầu của con cái, chứ không phải kinh cầu của con nít. Kinh này không tự phụ vì tình từ phụ của Thiên Chúa đến độ quên rằng con đường của người ta đầy rẫy những khó khăn. Nếu không có những lời nguyện chót của « Kinh Lậy Cha », làm sao mà những người tội lỗi, những người bị bách hại, những người thất vọng, những người hấp hối có thể cầu nguyện được ? Lời cầu xin cuối cùng chính sẽ là lời cầu của chúng ta khi chúng ta đã đến mức giới hạn.
Có một sự dữ trong cuộc đời chúng ta, đó là một sự hiện diện không chối cãi được. Các sách lịch sử là danh mục đáng buồn cho thấy cuộc sống trên đời này đã trở thành một cuộc phiêu lưu thường hay thất bại. Có một sự dữ huyền bí, chắc chắn không phải là công trình của Thiên Chúa ; nó xâm nhập, lặng lẽ, trong những nếp gấp của lịch sử. Lặng lẽ như con rắn lặng lẽ mang nọc độc. Đôi khi, nó dường như thắng thế : có nhiều ngày, sự hiện diện của nó dường như còn hiển nhiên hơn cả sự hiện diện của lòng thương xót Thiên Chúa.
Kẻ cầu nguyện không mù quáng, và người đó nhìn thấy rõ ràng bằng đôi mắt mình sự dữ rất rộng lớn và quá là tương phản với ngay cả mầu nhiệm của Thiên Chúa. Người đó cảm nhận thấy nó trong thiên nhiên, trong lịch sử và ngay trong lòng chính mình. Bởi vì không ai trong chúng ta có thể nói rằng mình được miễn nhiễm sự dữ hay mình ít bị nó cám dỗ. Tất cả chúng ta đều biết sự dữ là gì ; tất cả chúng ta đều biết cám dỗ là gì ; tất cả chúng ta đều đã trải nghiệm cám dỗ, trong da thịt chúng ta, của bất cứ tội lỗi nào. Nhưng chính kẻ cám dỗ đã khiến chúng ta chuyển động và thúc đẩy chúng ta tới sự dữ, bằng cách nói với chúng ta : « làm cái này đi, nghĩ cái này đi, đi con đường này đi ».
Lời kêu cầu cuối cùng của « Kinh Lậy Cha » được dâng lên chống lại sự dữ này « mênh mông bờ bến », nó đứng dưới ô dù vô cùng kinh nghiệm của nó : những tang tóc của con người, sự đau khổ ngây thơ, sự nô lệ, sự công cụ hóa kẻ khác, những than khóc của trẻ thơ vô tội. Tất cả những biến cố đó phản đối trong lòng con người và trở thành tiếng nói trong lời cuối trong kinh nguyện của Chúa Giêsu.
Chính trong những đoạn kể về cuộc Thương Khó mà nhiều câu của « Kinh Lậy Cha » đã tìm được tiếng vang to lớn nhất. Chúa Giêsu kêu « Abba.. Lậy Cha, Cha làm được mọi sự. Xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn ! » (Mc 14,36). Chúa Giêsu trải nghiệm trọn vẹn mình bị đâm thấu bởi sự dữ. Không chỉ cái chết, mà cái chết trên thập giá. Không chỉ là nỗi cô đơn, mà còn là sự khinh miệt, sự xỉ nhục. Không chỉ là sự hung hăng mà còn là sự độc ác, sự kịch liệt chống Người. Đó là con người : một sinh vật được tạo dựng cho sự sống, hằng mơ ước tình yêu và điều thiện, nhưng đã luôn đưa thân mình ra và thân mình tha nhân ra hứng chịu sự dữ, đến nỗi chúng ta có thể bị cám dỗ thất vọng vì con người.
Quý Anh Chị Em thân mến, như thế, « Kinh Lậy Cha » giống như một bản hợp tấu đòi hỏi được thực hiện trong mỗi người chúng ta. Người Kitô hữu biết rõ quyền lực của sự dữ là bạo ngược, và đồng thời, trải nghiệm rằng Chúa Giêsu, Đấng không bao giờ nhường bước cho những lời nịnh hót của nó, Người luôn ở bên cạnh chúng ta và luôn giúp đỡ chúng ta.
Như thế, kinh nguyện của Chúa Giêsu để lại cho chúng ta là một gia tài quý giá nhất : sự hiện diện của Con Thiên Chúa, Đấng đã cứu chúng ta cho khỏi sự dữ, bằng cách đấu tranh để cải tạo nó. Vào giờ lâm trận cuối cùng, Người ra lệnh cho thánh Phêrô tra gươm vào bao, Người hứa hẹn thiên đàng cho người trộm lành, cho tất cả mọi người chung quanh, không ý thức được thảm kịch đang kết thúc, Người ban một lời bình an : « Lậy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm » (Lc 23,34).
Từ sự tha thứ của Chúa Giêsu trên thập giá đã tuôn ra sự bình an, sự bình an đích thực đến từ thập giá : đó là ơn phúc của Đấng Phục Sinh, một ơn phúc mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Quý Anh Chị Em hãy nghĩ về lời chào đầu tiên của Chúa Giêsu phục sinh là « bình an cho anh em », bình an cho linh hồn anh em, cho trái tim anh em, cho cuộc đời anh em. Chúa ban bình an cho chúng ta, Người ban sự tha thứ cho chúng ta nhưng chúng ta phải cầu xin : « xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ », để đừng sa vào sự dữ. Đó là niềm hy vọng của chúng ta, là sức mạnh mà Chúa Giêsu phục sinh đã ban cho chúng ta, Người đang hiện diện ở đây, ở giữa chúng ta : Người đang ở đây. Ngưởi ở đây với sức mạnh mà Người ban cho chúng ta để tiến tới, và Người hứa với chúng ta Người cứu chúng ta cho khỏi sự dữ.
© Traduction de Zenit, Hélène Ginabat
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.
https://fr.zenit.org/articles/audience-du-mercredi-le-mal-existe-mais-jesus-en-delivre-traduction-complete/

 

 

Sứ điệp Phục Sinh 2019
Của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
« Người không bỏ rơi những ai đang trong thử thách, trong đau khổ và trong tang tóc » (Toàn văn)

AVRIL 21, 2019 12:27 ANITA BOURDIN - PAPE FRANÇOIS


Phép lành Tòa Thánh Urbi et Orbi, Phục Sinh 2019

 « Đức Kitô sống và ở lại với chúng ta. Người bầy tỏ ánh sáng khuôn mặt Đấng Phục Sinh của Người và Người không bỏ rơi những ai đang trong thử thách, trong đau khổ và trong tang tóc », Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố trong Sứ Điệp Phục Sinh của ngài, ngày chúa nhật 21/4/2019, từ bao lơn phép lành của Đền Thánh Phêrô : ngài viện dẫn bức thư của ngài gửi giới trẻ « Christus Vivit » (Chúa Kitô Hằng Sống).
Nạn buôn bán vũ khí
Một sứ điệp khiến nghĩ tới các Kitô hữu và tất cả các nạn nhân đã mất mạng trong ngày chúa nhận Phục Sinh này trong một loạt các cuộc đánh bom khủng bố tại Sri Lanka, là Đức Giáo Hoàng đã tới thăm hồi tháng 01/2014 : ngài đã tuyên phong vị thánh đầu tiên của nước này là thánh Giuse Vaz, trong một Thánh Lễ đã quy tụ một triệu người tại Colombo, ngày 14/01/2014. Đức Giáo Hoàng đã bầy tỏ sự gần gũi với họ và ban phép lành « Urbi et Orbi » (trên Thành Phố Rôma và trên Thế Giới ». 
Đức Giáo Hoàng cũng đã đả kích nạn buôn bán vũ khí, ngài cầu mong Đức Kitô « Đấng ban cho chúng ta hòa bình, xin Người hãy làm im tiếng các vũ khí, trong chiến tranh cũng như trong các thành phố của chúng ta, và xin Người soi sáng cho những nhà lãnh đạo các quốc gia, để họ tham gia vào việc chấm dứt chạy đua vũ khí và phổ biến vũ khí một cách đáng lo ngại, nhất là trong những nước phát triển về kinh tế.
Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng đã mời gọi đừng vô cảm với sự đau khổ và « hãy xây dựng những nhịp cầu » : « Trước nhiều các đau khổ của thời đại chúng ta, cầu xin Chúa sự sống đừng thấy chúng ta lạnh lùng và thờ ơ. Xin Người làm cho chúng ta trở thành những người xây cầu chứ đừng là những kẻ xây tường ».
Vòng quanh thế giới thiêng liêng vì hòa bình
Đức Giáo Hoàng đã biện hộ cho tất cả những người bị thiệt thòi trên thế giới : « Mong Đấng Phục Sinh, Người đã mở rộng các cửa mồ, thì cũng mở tấm lòng chúng ta cho những nhu cầu của những người bị thiệt thòi và không được bảo vệ, những người nghèo, nhũng người thất nghiệp, những người bị gạt ra ngoài vòng xã hội, những người gõ cửa nhà chúng ta để tìm một miếng bánh, một chỗ trú ngụ và một sự nhìn nhận nhân phẩm của họ ».
Trên vòng quanh thế giới thiêng liêng, Đức Giáo Hoàng đã trước hết viện dẫn « nhân dân Syria đáng mến, nạn nhân của một cuộc chiến tranh kéo dài », rồi đến vùng Trung Đông, những người Do Thái và người Palestin, Jordania và Liban và Nam Suđan, Ukraina, dân chúng Vênêzuêla, Nicaragua.
« Quý Anh Chị Em thân mến, Đức Kitô hằng sống ! Người là hy vọng và là tuổi xuân cho mỗi người trong chúng ta và cho toàn thế giới. Chúng ta hãy để Người đổi mới chúng ta ! Chúc mừng Phục Sinh ! », Đức Giáo Hoàng kết luận.
Đức Giáo Hoàng đã chủ sự, vào lúc 10 giờ sáng, Thánh Lễ Phục Sinh trên Quảng Trường Thánh Phêrô, trước hàng chục ngàn người, với nghi thức « Surrexit Domine » và mở ra tượng ảnh Phục Sinh bình phong ba tấm, được trang hoàng bằng hoa bởi các nhà trồng hoa nước Hòa Lan. Sau đó, ngài đã đi một vòng Quảng Trường Thánh Phêrô bằng xe papamobile để chào hỏi đám dông rong đó có nhiều người trẻ.
Anh chị em đừng sợ !
Sau đó ngài đã ban phép lành « Urbi et Orbi » - phép lành trên thành phố Rôma và trên Thế Giới -, với ơn toàn xá các hậu quả của tội lỗi, với những điều kiện dự trù bởi Hội Thánh, nghĩa là xưng tôi, tham dự các bí tích, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Phép lành được thông báo bởi Đức Hồng Y người Ý, Renato Martino.
Đức Giáo Hoàng cũng đã đăng tải hai tweet trong buổi sáng : « Sự Phục Sinh của Chúa Kitô là hy vọng đích thực của thế giới. Chúc mừng Phục Sinh ».
Ngài đã mời gọi « đừng sợ hãy » : « Ngày hôm nay, chúng ta chiêm ngắm ngôi mộ trống, khong có Đức Kitô và lắng nghe những lời của thiên sứ : « Xin đừng sợ ! Người đã sống lại ! ».
Sau đây là bản dịch chính thức tiếng Pháp của sứ điệp được tuyên đọc bằng tiếng Ý.
AB


Phép lành Urbi et Orbi, Phục Sinh 2019


Sứ Điệp Phục Sinh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Chúc Mừng Phục Sinh Quý Anh Chị Em !
Ngày hôm nay, Hội Thánh nhắc lại lời loan báo của các môn đệ đầu tiên ; ‘‘ Chúa Giêsu đã phục sinh’’. Và miệng truyền miệng, tâm truyền tâm, Hội Thánh nhắc lại lời mời gọi ca tụng ‘‘Allêluia... Alleluia’’. Sáng ngày lễ Phục Sinh này, tuổi xuân vĩnh viễn của Hội Thánh và của toàn thể nhân loại, tôi muốn nói với mỗi người trong anh chị em những lời đầu tiên của Tông Huấn dành cho giới trẻ :
« Người hằng sống, Đức Kitô, niềm hy vọng của chúng ta và Người là tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất của thế gian này. Tất cả những gì Người chạm tới, trở thành trẻ trung, trở thành mới mẻ, tràn đầy sự sống. Những lời đầu tiên mà tôi muốn gửi tới mỗi người trong các Kitô hữu trẻ là như vầy : Người hằng sống và Người muốn con sống ! Người ở trong con, Người ở với con và không bao giờ người bỏ rơi con. Con càng tách xa Người, Đấng Phục Sinh vẫn ở đó, kêu gọi con và đợi chờ con để bắt đầu trở lại. Khi con cảm thấy bị già nua vì buồn bã, vì căm hận, vì sợ hãi, vì những nghi ngờ hay những thất bại, Người sẽ luôn ở đó để ban cho con lại sức mạnh và niềm hy vọng » (Christus vivit, ss 1-2).
Quý Anh Chị Em thân mến, sứ điệp này được gửi đồng thời cho mỗi người và cho toàn thế giới. Sự Phục Sinh của Đức Kitô là khởi đầu của một sự sống mới cho mỗi con người nam và nữ. Nhưng Phục Sinh cũng là sự khởi đầu của một thế giới mới, được giải phóng khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết : thế giới cuối cùng đã mở ra với Nước Thiên Chúa, Nước của tình yêu, của hòa bình và của tình huynh đệ.
Đức Kitô hằng sống và ở cùng chúng ta. Người biểu lộ ánh sáng của chân dung Đấng Phục Sinh và không bỏ rơi những người đang trong thử thách, trong đau khổ và trong tang tóc. Cầu mong Người, Đấng Hằng Sống, là niềm hy vọng cho dân chúng Syria yêu quý, nạn nhân của một cuộc chiến tranh kéo dài, khiến cho chúng ta có nguy cơ ngày càng phải cam chịu và kể cả thờ ơ. Đây đáng lẽ phải là thời khắc để lập lại sự dấn thân cho một giải pháp chính trị để đáp ứng những khát vọng chính đáng về tự do, hòa bình và công lý, để đối phó với cuộc khủng hoảng cứu trợ nhân đạo và tạo điều kiện cho sự hồi cư những người di tản và những người đang tỵ nạn trong các nước lân bang, nhất là tại Liban và Jordania.
Lễ Phục Sinh khiến chúng ta hướng mắt tới vùng Trung Đông, bị rách nát bởi những chia rẽ và những căng thẳng liên tục. Mong rằng các Kitô hữu trong vùng, với một sự bền chí kiên nhẫn, làm chứng cho Chúa Phục Sinh và cho chiến thắng của sự sống trên sự chết. Tôi có một tư tưởng đặc biệt cho dân chúng nước Yemen, nhất là cho các trẻ em đang bị kiệt sức vì đói khát và chiến tranh. Mong rằng ánh sáng Phục Sinh soi đường cho những nhà cầm quyền và cho mọi dân tộc vùng Trung Đông, bắt đầu từ người Do Thái và người Palestina, và khuyến khích họ hãy làm dịu bớt bao sự đau khổ và theo đuổi một tương lai hòa bình và ổn định.
Mong rằng súng đạn chấm dứt gây đổ máu cho nước Lybia là nơi nhiều người không tự vệ lại bị chết trong những tuần lễ gần đây và là nơi nhiều gia đình bị bắt buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ. Tôi kêu gọi các bên liên hệ hãy chọn lựa đối thoại hơn là sự đàn áp, tránh làm động những vết thương của một thập niên tranh chấp và bất ổn chính trị.
Cầu xin Đức Kitô Hằng Sống ban hòa bình của Người xuống cho lục địa Phi Châu yêu mến, còn rải các những vụ căng thẳng về mặt xã hội, những tranh chấp và đôi khi bạo lực quá khích đang gây ra sự bất ổn, sự tàn phá và chết chóc, nhất là tại Burkina Faso, tại Mali, tại Niger, tại Nigeria và tại Cameroun. Suy nghĩ của tôi cũng hướng về nước Soudan, đang trải qua một thời gian bấp bênh về chính trị và tôi cầu chúc tất cả các thành phần có thể biểu lộ và mỗi bên nỗ lực để giúp cho đất nước tìm được tự do, phát triển và sự phồn vinh mà mọi người mong đợi từ nhiều nnăm nay.
Cầu xin Chúa Phục Sinh đồng hành với những nỗ lực của các Nhà Cầm Quyền dân sự và tôn giáo tại Nam Suđan, được hỗ trợ bởi những kết quả của cuộc tĩnh tâm thiêng liêng cách đây ít ngày tại Vatican. Cầu mong được mở ra một trang lịch sử mới của đất nước, trong đó mọi lực lượng chính trị, xã hội và tôn giáo tích cực tham gia vì sự thịnh vượng chung và sự hòa giải của quốc gia.
Nhân dịp lễ Phục Sinh này, mong rằng dân chúng vùng Đông Ukraine sẽ tìm được chút an ủi, vì vẫn phải chịu cuộc tranh chấp còn đang tiếp diễn. Cầu xin Chúa khuyến khích những sáng kiến về nhân đạo và những sáng kiến nhằm đạt tới một nên hòa bình trường cửu.
Mong rằng niềm vui Phục Sinh đổ đầy tâm hồn những người trên lục địa Mỹ Châu, đang chịu đựng những hậu quả của tình hình chính trị và kinh tế khó khăn. Tôi đặc biệt nghĩ tới dân chúng của Vênêzuêla : tới nhiều người không có những điều kiện tối thiểu để sống một cách xứng đáng và an toàn, bởi vì cuộc khủng hoảng kéo dài và trầm trọng. Cầu xin Chúa ban cho những người có trách nhiệm chính trị, hành động để chấm dứt những bất công xã hội, những lạm dụng cũng như những bạo lực và tiến một bước cụ thể giúp chữa lành những chia rẽ và cống hiến cho dân chúng những sự trợ giúp mà họ đang cần.
Cầu xin Chúa Phục Sinh soi sáng những nỗ lực đang diễn ra tại Nicaragua nhằm tìm được một giải pháp ôn hòa và qua đàm phán càng sớm càng tốt phục vụ cho tất cả mọi người dân của Nicaragua.
Trước nhiều đau khổ của thời đại chúng ta, cầu xin Chúa sự sống đừng thấy chúng ta lạnh lùng và thờ ơ. Xin Người làm cho chúng ta thành những người xây cầu chứ không là những người xây tường. Người là Đấng ban cho chúng ta bình an, xin Người làm im tiếng súng, trong những cuộc chiến tranh cũng như trong các thành phố của chúng ta, và xin Người gợi ý cho những người lãnh đạo các quốc gia để họ tham gia vào việc chấm dứt cuộc chạy đua vũ khí và sự phổ biến vũ khí đáng lo ngại, nhất là trong những quốc gia phát triển hơn về kinh tế. Mong Đấng Phục Sinh, Người đã mở rộng các cửa mồ, thì cũng mở tấm lòng chúng ta ra những nhu cầu của những người bị thiệt thòi và không được bảo vệ, những người nghèo, nhũng người thất nghiệp, những người bị gạt ra ngoài vòng xã hội, những người gõ cửa nhà chúng ta để tìm một miếng bánh, một chỗ trú ngụ và một sự nhìn nhận nhân phẩm của họ. 
Quý Anh Chị Em thân mến, Đức Kitô hằng sống ! Người là hy vọng và là tuổi xuân cho mỗi người trong chúng ta và cho toàn thế giới. Chúng ta hãy để Người đổi mới chúng ta ! Chúc mừng Phục Sinh !
(c) Librairie éditrice du Vatican
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.
https://fr.zenit.org/articles/message-de-paques-du-pape-francois-texte-complet/

 

Bài Giáo Lý về Kinh Lậy Cha
« Lậy Chúa , xin giúp con tha thứ ! »
« Chúa Giêsu lồng thêm sức mạnh tha thứ vào trong các quan hệ con người »

AVRIL 24, 2019 19:31 ANITA BOURDIN - AUDIENCE GÉNÉRALE, PAPE FRANÇOIS


Triều kiến chung Phục Sinh ngày 24/4/2019

 « Không có « con người tự làm » trong Hội Thánh », Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở trong Bài Giáo Lý bằng tiếng Ý về Kinh Lậy Cha, ngày thứ tư tuần lễ Phục Sinh, 24/4/2019, trên Quảng Trường Thánh Phêrô.
Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh trên sự kiện là mọi vật thụ tạo đều nhờ tất cả vào Thiên Chúa : « Căn tính của chúng ta được xây dựng từ của cải nhận lãnh. Của đầu tiên là sự sống ». Mỗi con người được tạo dựng, được mong muốn, được thương yêu, được tha thứ : vì thế mỗi người đều được kêu gọi cũng tha thứ
Buổi triều kiến chung sáng ngày thứ tư đã bắt đầu khoảng 09giờ10, tại Vatican, trên Quảng Trường Thánh Phêrô, nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp các nhóm du khách đến từ Ý và từ trên toàn thế giới, bằng cách chạy một vòng trên xe papamobile, được tháp tùng bởi 4 người trẻ lên xe với ngài. Đức Giáo Hoàng đã ban phép lành cho đám đông, đặc biệt là những em bé và những người già hay các trẻ em bị bệnh.
Trong Bài Giáo Lý bằng tiếng ý, Đức Giáo Hoàng đã tiếp tục những giáo huấn của ngài về Kinh Lậy Cha, và ngài đã xoáy vào sự xuy gẫm trên chủ đề « Như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con » (x. Mt 18, 21-22).
« Chúng ta hãy suy nghĩ, Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu, chúng ta đang ở đây, nếu chúng ta tha thứ hay có khả năng tha thứ. « Thưa cha, con không thể làm được chuyện này, bởi vì người ta cũng làm nhiều điều đó với con ! » Nhưng nếu con không thể làm được, con hãy cầu xin Chúa ban cho con sức mạnh để làm : Lậy Chúa, xin giúp con tha thứ ».
« Chúa Giêsu lồng thêm sức mạnh tha thứ trong những quan hệ con người », Đức Giáo Hoàng lưu ý. Chúa Giêsu lồng sức mạnh tha thứ trong các quan hệ con người.
Sau khi tóm tắt Bài Giáo Lý trong các ngôn ngữ khác nhau, Đức Giáo Hoàng đã gửi lời chào mừng đặc biệt tới các nhóm hiện diện.
Buổi triều kiến chung đã kết thúc bằng bài hát Kinh Lậy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.
Sau đây là bản dịch nhanh Bài Giáo Lý cua Đức Giáo Hoàng Phanxicô được ban ra bằng tiếng Ý.
AB
Bài Giáo Lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thần chào Quý Anh Chị Em thân mến !
Chúng ta bổ sung Bài Giáo Lý về lời nguyện thứ năm của « Kinh Lậy Cha », bằng cách dừng lại ở câu « như chúng con cũng tha những người có lỗi với chúng con » (Mt 6,12). Chúng ta đã thấy rằng điều cơ hữu của con người là mắc nợ Thiên Chúa : chúng ta đã nhận được tất cả từ Người, kể cả về vật chất lẫn về ơn phúc. Sự sống của chúng ta không những chỉ là được mong muốn, mà còn là được thương yêu bởi Thiên Chúa : không có chỗ đứng cho sự tự phụ khi chúng ta chắp hai tay lại cầu nguyện. Không có thứ « self made man » trong Hội Thánh, nghĩa là những con người được tự mình làm thành. Tất cả chúng ta đều mắc nợ đối với Thiên Chúa và đối với nhiều người đã hiến tặng cho chúng ta những điều kiện thuận lợi để sống. Căn tính của chúng ta được xây dựng từ những của cải nhận được. Cái thứ nhất, chính là sự sống.
Người cầu nguyện học cách nói lên lời « cảm tạ ». Và chúng ta, chúng ta thương hay quên nói lời « cảm tạ », chúng ta ích kỷ.  
Người cầu nguyện học cách nói lên lời « cảm tạ » và cầu xin Thiên Chúa nhân lành với mình. Mặc dù tất cả mọi nỗ lực của chúng ta, trước mặt Thiên Chúa vẫn luôn còn một món nợ không thể trả mà chúng ta cũng không bao giờ trả nổi : Người thương yêu chúng ta muôn vạn lần hơn chúng ta yêu mến Người. Và như thế, mặc dù mọi nỗ lực của chúng ta để sống theo những giáo huấn Kitô giáo, vẫn luôn có cái gì đó để cầu xin tha thứ trong cuộc đời chúng ta : chúng ta hãy nghĩ tới những ngày trây lười đã qua, tới những lúc mà sự hờn giận chiếm ngự trong lòng chúng ta, vv... Đó là những trải nghiệm, khốn nỗi không mấy hiếm đã khiến chúng ta phải cầu khẩn : « Lậy Chúa, Lậy Cha, xin tha nợ cho chúng con ». Chính như thế, chúng ta cầu xin Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta.
Nghĩ cho cùng, lời nguyện cũng có thể giới hạn vào phần thứ nhất, cũng đã là đẹp. Thay vì vậy, Chúa Giêsu gắn liền nó với lời thứ nhì vốn với phần đầu chỉ là một. Quan hệ nhân lành chiều thẳng đứng từ phía Thiên Chúa đã bị khúc xạ và được kêu gọi thể hiện trong một quan hệ mới mà chúng ta sống với các anh em của chúng ta : một quan hệ theo chiều ngang. Thiên Chúa nhân từ mời gọi tất cả chúng ta trở nên nhân từ. Hai phần của lời nguyện được nối liền bởi một kết hợp tàn nhẫn : chúng ta cầu xin Chúa tha nợ cho chúng ta, tội lỗi của chúng ta, « như » chúng ta tha thứ cho bạn bè chúng ta, cho những người sinh sống với chúng ta, cho những người hàng xóm của chúng ta, cho những người đã làm cho chúng ta chuyền gì không tốt.
Mọi người Kitô hữu đều biết có sự hiện hữu cho mình một sự tha thứ tội lỗi, tất cả chúng ta đều biết : Thiên Chúa tha thứ tất cả và Người luôn tha thứ. Khi Chúa Giêsu kể cho các môn đệ về dung nhan của Thiên Chúa, Người mô tả bằng những thành ngữ của lòng thương xót êm ái. Người phán rằng trên trời sẽ vui mừng với một người tội lỗi ăn năn trở lại hơn là khi có cả một đám đông người công chính không cần sám hối (x. Lc 15, 7.10). Không có gì trong các Phúc Âm cho thấy rằng Thiên Chúa không tha thứ tội lỗi cho những người sẵn lòng và cầu xin được Người ôm ấp trở lại.
Nhưng ân sủng của Thiên Chúa, rất dồi dào, luôn là một thách đố. Ai đã nhận được bao nhiêu, phải học cách cho ra bấy nhiêu và đừng giữ lại những gì mình đã được nhận lãnh. Ai đã nhận được bao nhiêu, phải học cho ra bấy nhiêu. Không phải là một sự ngẫu nhiên khi Phúc Âm theo thánh Mátthêu, ngay sau khi ban bố bản văn « Kinh Lậy Cha », trong 7 lời nguyện, đã dừng lại bằng cách nhấn mạnh ngay đến sự tha thứ mang tính huynh đệ : « Nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em » (Mt 6, 14-15). Lời Chúa quả thật là mạnh ! Tôi nghĩ : đôi khi tôi nghe người ta nói : « Không bao giờ tôi tha cho người đó ! Tôi không bao giờ tha cho những gì họ đã làm đối với tôi ! ». Nhưng nếu bạn không tha thứ, Thiên Chúa cũng sẽ không tha thứ cho bạn. Bạn đóng cửa lại.
Chúng ta hãy suy nghĩ nếu chúng ta có khả năng tha thứ hay nếu chúng ta không tha thứ. Một linh mục, khi tôi còn ở giáo phận trước đây, đã lo lắng nói với tôi rằng ngài đã đi ban các phép sau cùng cho một bà già sắp chết. Bà đó đã không còn nói được nữa. Và vị linh mục đã nói với bà : « Thưa bà, bà có ăn năn tội không ? » Bà ta nói có ; bà ta đã không thể xưng tội mà bà đã nói có. Thế cũng đã đủ. Và còn : « Bà có tha cho những người khác không ? » Và bà ta, trên giường trước khi chết, đã nói « Không ». Vị linh mục luôn lo lắng. Nếu bạn không tha, Thiên Chúa cũng sẽ không tha.
Chúng ta hãy suy nghĩ, chúng ta đang ở đây, nếu chúng ta tha thứ hay có khả năng tha thứ. « Thưa cha, con làm không được, bởi vì những người đó đã xúc phạm nhiều đến con ! ». Nhưng nếu con không thể làm được, thì con hãy cầu xin Chúa ban cho con sức mạnh để làm : Lậy Chúa, xin giúp con tha thứ. Chúng ta tìm thấy ở đây sự gắn liền giữa sự yêu mến Thiên Chúa và yêu mến tha nhân. Tình yêu réo gọi tình yêu, tha thứ kêu gọi tha thứ. Một lần nữa trong Phúc Âm thánh Mátthêu, chúng ta tìim được một dụ ngôn rất mạnh mẽ dành cho sự thứ tha trong anh em (x. Mt 18, 21-35). Chúng ta hãy nghe đây :
Có một người đầy tớ đã mắc một món nợ khổng lồ với vị vua của hắn ta : mười ngàn yến vàng ! Một món tiền hắn không thể nào trả nổi ; tôi không biết nó sẽ là bao nhiêu ở thời đại ngày hôm nay, nhưng có thể là hàng trăm triệu. Tuy thế, phép mầu đã xẩy đến, và tên đầy tớ đã nhận được không phải là một sự gia hạn trả nợ, mà một sự xóa nợ hoàn toàn. Một ân điển không ngờ ! Nhưng cũng tên đầy tớ này, ngay sau đó, đã nắm cổ người anh em mắc nợ của hắn 100 quan tiền - chẳng là bao nhiêu - , dù là món tiền nhỏ, hắn cũng không chấp nhận những lời xin lỗi và van xin. Vì thế, cuối cùng vị tôn chủ đã đòi hắn đến và kết án hắn. Bởi vì nếu con không cố gắng tha thứ, con sẽ không được tha thứ ; nếu con không tìm cách yêu thương, con cũng chẳng được thương yêu nữa.
Chúa Giêsu lồng thêm sức mạnh của sự tha thứ vào trong các quan hệ con người. Trong cuộc đời, tất cả không chỉ được giải quyết bằng công lý. Không. Nhất là ở nơi mà cần phải đặt một giới hạn cho sự ác, cần phải có ai đó yêu thương vượt trội hơn bổn phận để bắt đầu lại một câu chuyện ân điển. Cái ác biết trả thù, và nếu nó không bị đứt đoạn, nó có rủi ro lan rộng và bóp nghẹt toàn thế giới.
Thay vì luật Talion – ăn miếng, trả miếng -, Chúa Giêsu đã đặt luật tình yêu : điều mà Thiên Chúa đã làm cho tôi, tôi trả lại cho Người ! Ngày hôm nay, chúng ta hãy suy nghĩ rằng, trong tuần lễ Phục Sinh này, tôi có thể tha thứ. Và nếu tôi cảm thấy không có thể, tôi phải cầu xin Chúa ban cho tôi ơn để tha thứ, bởi vì biết tha thứ chính là một ân sủng.
Thiên Chúa ban cho mỗi người Kitô hữu ơn phúc viết lên một câu chuyện về điều thiện trong cuộc đời của những người anh em mình, đặc biệt của những người đã làm cho mình chuyện gì khó chịu và tai hại.
Bằng một lời nói, một cái ôm, một nụ cười, chúng ta có thể truyền đạt cho người khác điều quý hóa nhất mà chúng ta đã nhận được. Điều quý giá mà chúng ta đã nhận được là gì ? Là sự tha thứ, mà chúng ta phải có thể trao tặng lại cho những người khác.
© Traduction de Zenit, Anita Bourdin
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit
https://fr.zenit.org/articles/catechese-sur-le-notre-pere-seigneur-aide-moi-a-pardonner-traduction-complete/

 

Nữ Vương Thiên Đàng
« Niềm vui Phục Sinh của Chúa Giêsu kéo dài trong cuộc đời »
« Sự phục sinh của Chúa Giêsu, biến cố mang tính đảo lộn của lịch sử »

AVRIL 22, 2019 15:17 ANITA BOURDIN - ANGELUS ET REGINA CAELI, PAPE FRANÇOIS


Nữ Vương Thiên Đàng, 22/4/2019

 « Niềm vui (…) sự phục sinh của Chúa Giêsu (…) kéo dài trong phụng vụ, trong cả cuộc đời », Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý, trong ngày thứ hai Phục Sinh, 22/4/2019, « Ngày Thứ hai các Thiên Thần » theo tục lệ của Ý, ngài đã chủ sự kinh kính Đức Mẹ « Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng », từ trên cửa sổ văn phòng của Dinh Giáo Hoàng tại Vatican trông xuống Quảng Trường Thánh Phêrô.
Sự sống lại của Đức Kitô làm thành biến cố mang tính đảo lộn nhất của lịch sử nhân loại », Đức Giáo Hoàng tuyên bố.
Ngài đề nghị một bài tập thiên liêng hiệu quả : điều này sẽ giúp cho chúng ta đi tới ngôi mộ trống rỗng của Chúa Giêsu trong tư tưởng
Ngài nhấn mạnh về thực tế của cuộc gặp gỡ với Đức Kitô hằng sống : « Các bà đã đụng chạm tới Người : không phải một bóng ma, chính là Chúa Giêsu, sống động, bằng xương bằng thịt, đúng là Người ».
Rồi Đức Giáo Hoàng đã khuyến khích trải nghiệm Đấng Phục Sinh và sứ vụ người công giáo : « Chúng ta cũng được gọi để gặp gỡ riêng với Người và trở thành (…) những chứng nhân của người
« Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng » thay thế Kinh Truyền Tin trong suốt mùa phụng vụ Phục Sinh.
Với hàng ngàn du khách, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện :
Xướng : Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hãy vui mừng – Alleluia
Đáp : Vì đấng Mẹ đã đáng cưu mang trong lòng – Alleluia
Xướng : Người đã sống lại thật như lời đã phán hứa – Alleluia
Đáp : Xin cầu cùng Chúa cho chúng con – Alleluia
Xướng : Lạy Nữ Đồng Trinh Maria hãy hỉ hoan khoái lạc – Alleluia
Đáp : Vì Chúa đã sống lại thật – Alleluia
Sau đây là bản dịch nhanh những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, được ngài ban bằng tiếng Ý.
AB
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng
Thân chào Quý Anh Chị Em !
Ngày hôm nay và suốt trong tuần này, niềm vui phục sinh của Chúa Giêsu, mà chúng ta đã kỷ niệm một cách long trọng hôm chúa nhật, tiếp tục trong phụng vụ, và trong cả đời sống.
Trong buổi canh thức phục sinh, những lời được nói lên bởi các thiên thần gần ngôi mộ trống của Đức Kitô đã vang lên. Với các bà đã đi tới mộ vào sáng sớm ngày thứ nhất sau ngày sabbat, các thiên thần đã nói : « Sao các bà lại đi tìm Người Sống ở giữa kẻ chết ? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi » (Lc 24, 5-6).
Sự phục sinh của Đức Kitô làm thành biến cố mang tính đảo lộn của lịch sử loài người. Nó là minh chứng của sự chiến thắng của tình yêu Thiên Chúa trên tội lỗi và sự chết và ban một nền tảng vững chắc như núi đá, cho niềm hy vọng được sống của chúng ta. Điều không thể tưởng tượng được đối với con người đã xảy đến : « Đức Giêsu Nazareth […] Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, giải thoát Người ra khỏi những đau khổ của cái chết » (Cv 2, 22-24).
Trong ngày Thứ Hai « các Thiên Thần », phụng vụ, qua Phúc Âm theo thánh Mátthêu (x. 28, 8-15), đưa chúng ta trở lại ngôi mộ trống rỗng của Chúa Giêsu, điều này làm cho chúng ta cảm thấy sung sướng đi tới trong trí tưởng tượng của chúng ta đến ngôi mộ trống của Chúa Giêsu. Các bà đã vừa sợ hãi vừa vui mừng, vội vã chạy đi báo cho các môn đệ rằng ngôi mộ trống rỗng ; và vào lúc đó, Chúa Giêsu hiện ra trước các bà. Các bà « tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lậy Người » (Mt 28,9). Các bà đã đụng chạm đến Người : không phải là một bóng ma, chính là Chúa Giêsu, sống động, bằng xương bằng thịt, đúng là Người. Chúa Giêsu xua đuổi nỗi sợ hãi trong lòng các bà và khuyến khích các bà hơn nữa để loan báo những gì đã xẩy đến cho những người anh em của các bà.
Tất cả các Phúc Âm đều nhấn mạnh vai trò của các phụ nữ, bà Maria Mađalêna và các bà khác, như các chứng nhân đầu tiên của sự sống lại. Các ông, còn sợ hãi, còn đang trốn trong nhà Tiệc Ly. Các ông Phêrô và Gioan, được thông báo bởi bà Mađalêna, chỉ chạy vội ra để thấy ngôi mộ trống rỗng. Nhưng chính là các bà đã là những người thứ nhất được gặp Đấng Phục Sinh và loan báo Người vẫn sống.
Ngày hôm nay, Quý Anh Chị Em thân mến, những lời của Chúa Giêsu phán với các bà cũng đang vang động đối với chúng ta : « Chị em đừng sợ ! Về báo cho … » (Mt 28,10). Sau những lễ nghi của Tam Nhật Phục Sinh, đã làm cho chúng ta sống lại mầu nhiệm sự chết và sự sống lại của Chúa chúng ta, giờ đây, chúng ta chiêm ngắm Người với con mắt của đức tin, đã phục sinh và hằng sống. Chúng ta cũng vậy, chúng ta được kêu gọi hãy gặp gỡ cá nhân với Người và trở thành những người đi loan báo và những chứng tá của người.
Với Thánh ca phụng vụ Phục sinh cũ, trong những ngày này, chúng ta luôn hát : « Đức Kitô, niềm hy vọng của tôi, đã sống lại ! ». Và nơi Người, chúng ta cũng được sống lại, vượt qua cái chết để đến sự sống, qua nô lệ của tội lỗi đến tự do của tình yêu. Chúng ta hãy để cho minh được đón nhận thông điệp an ủi của Phục Sinh để nó bao trùm chúng ta bằng ánh sáng vinh quang, dẹp tan những màn đêm của sự sợ hãi và buồn bã.
Chúa Giêsu phục sinh bước đi bên cạnh chúng ta. Người xuất hiện cho những ai kêu cầu Người và yêu mến Người. Trước hết là trong cầu nguyện, nhưng cũng là trong những niềm vui đơn sơ được trải nghiệm với đức tin và lòng cảm tạ. Chúng ta cũng có thể cảm thấy Người hiện diện khi chia sẻ những thời khắc tâm tình, đón nhận, thân hữu, ngắm nhìn thiên nhiên.
Mong rằng ngày lễ này, trong đó thói quen là lợi dụng một chút thời gian nghỉ ngơi, giúp cho chúng ta trải nghiệm sự hiện diện của Chúa Giêsu.
Chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Maria để có thể đong múc đầy tay, sự bình an và thanh thản, là những ơn phúc của Đấng Phục Sinh, để chia sẻ lại cho anh em chúng ta, đặc biệt là cho những ai đang cần đến sự an ủi và niềm hy vọng hơn ai hết.
(c) Traduction de Zenit, Anita Bourdin
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.
https://fr.zenit.org/articles/regina-caeli-la-joie-de-la-resurrection-de-jesus-se-poursuit-dans-la-vie-traduction-complete/

 

Cháy Nhà Thờ Đức Bà Paris
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi tổng giám mục Paris, ĐC. Aupetit
« Lòng can đảm và công việc của lính cứu hỏa »

AVRIL 16, 2019 12:51 ANITA BOURDIN - PAPE FRANÇOIS


Tượng Đức Trinh Nữ Maria tại Nhà Thờ Đức Bà Paris

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi thông điệp này, bằng tiếng Pháp, cho tổng giám mục Paris, Đức Cha Michel Aupetit, sau vụ hỏa hoạn tại Nhà Thờ Đức Bà Paris, trong đêm 15 rạng ngày 16/4/2019.
Một thông điệp được Tòa Thánh công bố, đã tiếp nối hai thông điệp khác gửi chiều ngày 15/4 – « khó tin và buồn thảm » - và vào sáng ngày 16/4 - Đức Giáo Hoàng « gần gũi với nước Pháp ».
Vào xế trưa, tweet này đã được đăng trên trương mục @Pontifex_fr, ngày 16/4 : « Ngày hôm nay, chúng tôi hiệp nhất với dân Pháp, và mong rằng nỗi đau gắn liền với trận hỏa hoạn trầm trọng biến thành hy vọng để xây dựng lại. Thánh Maria, Đức Bà của chúng con, xin cầu nguyện cho chúng con ».
Điện Elysée thông báo rằng tổng thống Emmanuel Macron sẽ điện thoại với Đức Giáo Hoàng Phanxicô chiều ngày thứ ba 16/4/2019.
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Kính gửi Đức Cha Michel Aupetit
Tổng Giám Mục Paris - PARIS
Sau vụ hỏa hoạn đã tàn phá một phần lớn của Nhà Thờ Đức Bà Paris, tôi xin chia sẻ nỗi đau buồn của Đức Cha, cũng như của các tín hữu thuộc giáo phận Đức Cha, của dân chúng Paris và trên toàn thể người Pháp. Trong những Ngày Tuần Thánh này, khi chúng ta kính nhớ cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, sự chết và sống lại của Người, tôi cam kết với Đức Cha sự gần gũi thiêng liêng và lời cầu nguyện của tôi.
Thảm họa này đã làm hư hại trầm trọng một công trình lịch sử. Nhưng tôi ý thức rằng nó cũng đã tác động đến một biểu tượng mang tính quốc gia thân yêu trong lòng những người dân của Paris và mọi người Pháp trong sự đa dạng về tín ngưỡng của họ. Bởi vì Nhà Thờ Đức Bà Paris là báu vật về kiến trúc của một ký ức tập thể, là nơi chốn để tập họp cho nhiều những biến cố trọng đại, là chứng nhân của đức tin và cầu nguyện giữa lòng thành phố.
Trong khi chào kính lòng can đảm và công việc của lính cứu hỏa đã can thiệp để quây lại vụ hỏa hoạn, tôi cầu chúc Nhà Thờ Đức Bà Paris có thể trở lại, nhờ vào công việc xây dựng lại và sự huy động của mọi người, để viên ngọc ở giữa thành phố, dấu hiệu của đức tin của những người đã xây lên nó, thánh đường Đức Mẹ của giáo phận Đức Cha, di sản kiến trúc và thiêng liêng của Paris, của nước Pháp và của nhân loại.
Với niềm hy vọng đó, tôi hết lòng ban phép lành Tòa Thánh cho Đức Cha, cũng như cho các Đức Giám Mục của Pháp và cho các tín hữu thuộc giáo phận của Đức Cha, và tôi cầu xin phép lành của Thiên Chúa xuống trên người dân Paris và trên mọi người Pháp.
PHANXICÔ Giáo Hoàng
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.
https://fr.zenit.org/articles/incendie-a-notre-dame-message-du-pape-francois-a-larcheveque-de-paris-mgr-aupetit/

Mùa Chay và Tuần Thánh
Các lễ do Đức Giáo Hoàng cử hành
Chương trình các tháng Ba và Tư năm 2019

FÉVRIER 27, 2019 16:10 ANNE KURIAN - PAPE FRANÇOIS


Phép lành Urbi et Orbi, lễ Phục Sinh

Hôm 26/02/2019, Tòa Thánh đã phổ biến lịch trình các lễ nghi do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành cho tháng 3 và tháng 4/2019, bao gồm cả Tuần Thánh, đến Lễ Phục Sinh.
Vào Mùa Chay
Mùa Chay sẽ bắt đầu ngày 06/3/2019 với Thứ Tư Lễ Tro, vốn theo truyền thống cũng là « chặng » thứ nhất Mùa Chay tại Rôma : một truyền thống cổ xưa đề nghị một cuộc hành hương mỗi ngày tới các thánh đường khác nhau trong thành phố Rôma, trong Mùa Chay, Tuần Thánh và tuần lễ thứ nhất sau Phục Sinh.
Chặng được Đức Giáo Hoàng chủ sự sẽ bắt đầu vào lúc 16giờ30 bởi một khoảng thời gian cầu nguyện trong thánh đường Biển Đức Thánh Anselme, trên đồi Aventin.
Sau đó sẽ có cuộc rước kiệu đền tội truyền thống – các Đức Hồng Y, tổng giám mục và giám mục, các tu sĩ dòng Thánh Anselme, các Cha dòng Đa Minh của Sainte Sabine và các giáo dân - tại Sainte Sabine, nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ chủ sự vào lúc 17 giờ Thánh Lễ trong đó ngài làm phép và ban tro.
Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều Rôma sẽ bắt đầu cuộc tĩnh tâm Mùa Chay ngày chúa nhật tiếp theo, 10/3/2019, chủa nhật thứ nhất Mùa Chay, đến ngày thứ sáu 15/3/2019. Từ khi Đức Giáo Hoàng người Argentina được bầu lên, cuộc tĩnh tâm này không diễn ra tại Vatican nữa, mà ở Ariccia, ở phía đông nam Rôma.
Cũng như mọi năm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ chủ sự một lễ nghi sám hối ngày thứ sáu 29/3/2019, tại Đền Thánh Phêrô, vào lúc 17 giờ. Thông thường, ngài xưng tội trước khi ban bí tích.
Cuối tuần lễ sau, 30-31/3, ngài sẽ đi tông du Maroc.
Chương trình Tuần Thánh
Đức Giáo Hoàng sẽ khai mạc Tuần Thánhn ngày chúa nhật 14/4/2019, Chúa Nhật Lễ Lá và Cuộc Khổ Nạn của Chúa : lúc 10 giờ, trên Quảng Trường Thánh Phêrô, ngài sẽ chủ sự rước kiệu nhắc nhở cuộc nhập thành Giêrusalem vinh hiển của Chúa Giêsu, với các tàu lá cọ và cành lá tươi, trước khi cử hành Thánh Lễ.
Chúa nhật Lễ Lá cũng là Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Ngày 18/4/2019, Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ chủ sự Thánh Lễ truyền dầu, buổi sáng lúc 09giờ30, trong Đền Thánh Phêrô. Trong cuộc  cử hành này, ngài sẽ làm phép « Dầu Thánh », dầu dùng cho các bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Truyền Chức Thánh. Ngài cũng sẽ làm phép dầu tân tòng và dầu bệnh nhân.
Giờ giấc và địa điểm Thánh Lễ Tiệc Ly, chiều ngày Thứ Năm Tuần Thánh chưa được thông báo. Những năm trước đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không theo truyền thống bằng cách không cử hành tại nhà thờ Thánh Gioan Latran cũng không tại Đền Thánh Phêrô, mà trong những nơi gặp gỡ với những người nghèo khó nhất, các nhà tù, các trung tâm cho người khuyết tật hay người tỵ nạn.
Thứ Sáu Tuần Thánh, 19/4, Đức Giáo Hoàng sẽ chủ sự cử hành Cuộc Khổ Nạn của Chúa, tại Đền Thánh Phêrô, vào lúc 17 giờ. Rồi ngài sẽ tham dự Chặng Đường Thánh Giá, sẽ khởi hành từ Đấu Trường Côlisê vào lúc 21giờ15.
Canh thức và chúa nhật Phục sinh
Thứ bẩy 20/4/2019, cuộc canh thức vượt qua sẽ diễn ra tại Đền Thánh Phêrô vào lúc 20giờ30. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ làm phép lửa tại cửa đền thánh và thắp sáng cây nến Phục Sinh.
Sau cuộc rước kiệu và bài thánh ca Exultet truyền thống, bài ca chiến thắng của sự sống lại được hát lên trong đêm Phục Sinh, Đức Giáo Hoàng sẽ chủ sự phụng vụ Lời Chúa, phụng vụ Rửa Tội và phụng vụ Thánh Thể.
Sáng ngày Lễ Phục Sinh, chúa nhật 21/4/2019, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ trên sân trước Đền Thánh Phêrô vào lúc 10 giờ. Sau Thánh Lễ, vào buổi trưa, ngài sẽ ban Phép Lành « Urbi et Orbi », cho thành phố và cho thế giới, từ bao lơn giữa của đền thánh.
Phép lành đặc biệt này, ban ơn đại xá toàn phần, với những điều kiện thông thường được dụ trù bởi Hội Thánh, nhất là xưng tội và rước lễ bí tích, kể cả cho những người theo dõi phép lành qua truyền hình, radio và trên Internet. Phép lành này được ban nhân dịp lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh, cũng như khi bầu được Đức Giáo Hoàng mới.
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.
https://fr.zenit.org/articles/careme-et-semaine-sainte-les-celebrations-du-pape/

 

Kinh Truyền Tin : Trong lo âu, chúng ta hãy đến với Mẹ Maria và thưa với Mẹ:
« Chúng con hết rượu rồi »

« Lời nhắn nhủ của Mẹ Chúa Giêsu, chương trình cuộc đời người Kitô hữu »

JANVIER 20, 2019 15:00 ANITA BOURDIN - ANGÉLUS ET REGINA CAELI, PAPE FRANÇOIS


Angélus Du 20 Janvier 2019 @ Vatican Media
Kinh Truyền Tin ngày 20/01/2019

Trong lo âu, Đức Giáo Hoàng dặn dò, hãy chạy đến cùng Mẹ Maria : « Chúng ta hãy đến với Mẹ Maria và thưa với Mẹ : ‘‘Chúng con không còn rượu nữa’’ ».
Đức Giáo Hoàng đã bình giảng bài Phúc Âm Tiệc Cưới Cana trước Kinh Truyền Tin trưa ngày chúa nhật 20/01/2019 trên Quảng Trường Thánh Phêrô.
Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lời dặn dò : « Khi chúng ta ở trong những tình huống khó khăn, khi xẩy tới những vấn đề mà chúng ta không biết cách nào giải quyết, khi quá nhiều phen chúng ta cảm thấy lo âu và bồn chồn, khi thiếu đi niềm vui, chúng ta hãy đến với Mẹ Maria và thưa với Mẹ : ‘‘Chúng con không còn rượu nữa. Rượu hết rồi : xin Mẹ đoái nhìn con đây này, xin nhìn đến trái tim của con, đến linh hồn của con’’. Và Mẹ sẽ đi gặp Chúa Giêsu để nói với Người rằng : ‘‘Chúa hãy đoái nhìn người nam này, người nữ kia’’. Và rồi, Mẹ sẽ trở lại và sẽ nói với chúng ta : ‘‘Người bảo gì, các con cứ việc làm theo’’ ».   
« Chúa Giêsu luôn làm chúng ta ngạc nhiên. Chúng ta hãy thưa cùng Mẹ để Mẹ nói với Con của Mẹ, và Người sẽ làm cho chúng ta ngạc nhiên », Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh.
Sau đây là bản dịch nhanh bài giảng huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
AB
Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin
Thân chào Quý Anh Chị Em !
Chúa nhật trước, với Lễ kính Chúa Chịu Phép Rửa, chúng ta đã bắt đầu hành trình phụng vụ gọi là « mùa thường niên » : tức là mùa để theo chân Chúa Giêsu trong cuộc đời công khai của Người, trong sứ vụ Chúa Cha trao cho Người khi sai Người đến thế gian này. Trong bài Phúc Âm ngày hôm nay (x. Ga 2, 1-11), chúng ta thấy câu chuyện phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu, mà thánh sử gia Gioan gọi là những « dấu lạ », bởi vì Chúa Giêsu đã không làm để gợi lên sự thán phục, nhưng để biểu lộ tình yêu của Đức Chúa Cha. Dấu lạ đầu tiên đã xẩy ra trong ngôi làng Cana, xứ Galilêa, nhân một tiệc cưới.
Không phải là một chuyện ngẫu nhiên, khi bắt đầu cuộc đời công khai của Chúa Giêsu, có một đám cưới, bởi vì nơi Người, Thiên Chúa đã kết hôn với loài người : đây là tin mừng, dù rằng những người được mời chưa biết cùng bàn với họ có Con Thiên Chúa ngồi và chú rể đích thực mới chính là Người. Quả vậy, tất cả mầu nhiệm dấu lạ Cana được xây dựng trên nền tảng là sự hiện diện của vị hôn phu linh thánh này bắt đầu tỏ mình ra. Chúa Giêsu xuất hiện như chú rể của dân Thiên Chúa, được các tiên tri loan báo, và mặc khải cho chúng ta chiều sâu của quan hệ kết hợp chúng ta với Người : đó là Giao Ước Mới của tình yêu.
Trong bối cảnh của Giao Ước, ý nghĩa của biểu tượng rượu, trung tâm của phép lạ này, được hoàn toàn hiểu rõ. Vào cái lúc mà đám tiệc đang tới đỉnh điểm, thì hết rượu ; Đức Trinh Nữ Maria để ý thấy điều đó và nói với Chúa Giêsu : « Họ hết rượu rồi » (c. 3). Bởi vì tiếp tục tiệc cưới với nước lã thì không phải là điềm tốt ! Sách Thánh, đặc biệt là các Tiên Tri, cho biết rằng rượu nho là một yếu tố tiêu biểu cho bữa tiệc cứu độ (x. Am 9, 13-14 ; Ge 2,24 ; Is 25,6). Nước là cần thiết để sống, nhưng rượu bầy tỏ sự dư đầy của bữa tiệc và niềm vui của lễ hội. Một lễ hội không có rượu ? Tôi không biết... Khi biến đổi thành rượu các chum nước dùng « vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do Thái » (c.6), Chúa Giêsu làm một dấu lạ mang tính thuyết phục : Người biến đổi Lề Luật Môsê thành Phúc Âm, chuyển tải niềm vui.  
Và rồi chúng ta hãy xem Mẹ Maria, những lời mà Mẹ Maria nói với các gia nhân hoàn tất khung cảnh chủ hôn tiệc cưới Cana : « Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo » (c.5). Ngày hôm nay cũng thế Đức Trinh Nữ nói với tất cả chúng ta : « Người bảo gì, các con cứ việc làm theo ». Những lời này là một gia tài quý giá mà Mẹ chúng ta đã để lại cho chúng ta. Và thực vậy, tại Cana, các gia nhân đã vâng lời. « Đức Giêsu bảo họ ‘‘Các anh đổ đầy nước vào chum đi’’. Và họ đổ đầy tới miệng. Rồi Người nói với họ : ‘‘Bây giờ các anh múc và đưa cho ông quản tiệc’’. Họ liền đem cho ông » (c. 7-8). Trong những tiệc cưới này, một Giao Ước Mới đã thực sự được nêu rõ và một sứ vụ mới đã được giao phó cho các tôi tớ của Chúa, nghĩa là toàn thể Hội Thánh : « Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo ». Phục vụ Chúa có nghĩa là lắng nghe và thực hành những lời Người phán. Đó là lời dặn dò đơn giản và cốt yếu của Mẹ Chúa Giêsu, đó là chương trình cuộc đời người Kitô hữu.
Tôi muốn nhấn mạnh một kinh nghiệm mà nhiều người trong anh chị em đã trải qua trong cuộc đời chúng ta. Khi chúng ta ở trong những tình huống khó khăn, khi xẩy tới những vấn đề mà chúng ta không biết cách nào giải quyết, khi quá nhiều phen chúng ta cảm thấy lo âu và bồn chồn, khi thiếu đi niềm vui, chúng ta hãy đến với Mẹ Maria và thưa với Mẹ : « Chúng con không còn rượu nữa. Rượu hết rồi : xin Mẹ đoái nhìn con đây này, xin nhìn đến trái tim của con, đến linh hồn của con ». Và Mẹ sẽ đi gặp Chúa Giêsu để nói với Người rằng : « Chúa hãy đoái nhìn người nam này, người nữ kia ». Và rồi, Mẹ sẽ trở lại và sẽ nói với chúng ta : « Người bảo gì, các con cứ việc làm theo ». 
Đối với mỗi người chúng ta, đong múc trong chum tương đương với tin cậy vào Lời và các bí tích để trải nghiệm ơn phúc của Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta. Như thế, cả chúng ta nữa, như người quản tiệc đã nếm nước biến thành rượu, chúng ta có thể thốt lên rằng : « Anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ » (c.10). Chúa Giêsu luôn làm chúng ta ngạc nhiên. Chúng ta hãy thưa với Mẹ để Mẹ thưa lại với Con Mẹ, và Người sẽ làm cho chúng ta ngạc nhiên.
Cầu mong Đức Trinh Nữ phù giúp chúng ta đi theo lời mời gọi của Mẹ : « Người bảo gì, anh em cứ việc làm theo », để chúng ta có thể mở hết lòng ra với Chúa Giêsu, mà nhận ra được, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, những dấu lạ của sự hiện diện ban sự sống của Người.
© Traduction de Zenit, Anita Bourdin
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit
https://fr.zenit.org/articles/angelus-dans-langoisse-allons-a-marie-et-disons-nous-navons-pas-de-vin-traduction-complete/

 

 

Bài giáo lý : bí mật của sự « ghép » tim
Kết luận các Bài giáo lý về Mười Điều Răn.

NOVEMBRE 28, 2018 15:27 HÉLÈNE GINABAT - AUDIENCE GÉNÉRALE, PAPE FRANÇOIS


Để sống Thập Điều, « chúng ta cần có một trái tim mới, được Chúa Thánh Thần cư ngụ », Đức Giáo Hoàng Phanxicô dạy. Nhưng ngài hỏi : « cuộc « ghép » tim này tiến hành như thế nào, từ trái tim cũ sang trái tim mới ? ». Chính là « qua trao tặng những mong muốn mới, được gieo trồng trong chúng ta nhờ ân sủng của Thiên Chúa », Đức Giáo Hoàng trả lời. Đức Kitô là Đấng đã thực hiện các Điều Răn một cách hoàn hảo và qua Người, lề luật trước đây vốn là « một loạt những giới luật và cấm đoán », « đã thay đổi thành một thái độ tích cực ».
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kết thúc Bài giáo lý về Mười Điều Răn trong buổi triều kiến chung ngày thứ tư 28/11/2018, tại Hội Trường Phaolô VI của Vatican. Ngài đã đề nghị đọc lại Thập Điều bằng cách sử dụng chìa khóa, chủ đề các mong muốn, « hoàn toàn dưới ánh sáng của sự mặc khải trong Đức Kitô »
« Trong  Đức Kitô », Đức Giáo Hoàng còn giải thích, « và chỉ nơi Người, Thập Điều mới hết là một sự lên án và trở thành chân lý đích thực của đời sống con người, nghĩa là sự mong muốn thương yêu - ở đây nẩy sinh một mong muốn điều thiện, làm điều thiện – mong muốn niềm vui, mong muốn hòa bình, mong muốn sự cao thượng, lòng khoan dung, sự tốt lành, lòng chung thủy, sự dịu hiền, tính tự chủ ».
Và ngài kết luận : « Đời sống mới không phải là một nỗ lực lớn lao để phù hợp với một chuẩn mực », mà là « chính Thần Khí của Thiên Chúa bắt đầu hướng dẫn chúng ta đến những hoa trái của Người, trong một sự hài hòa giữa niềm vui của chúng ta được Người thương yêu và niềm vui của Người yêu mến chúng ta ».  
Sau đây là bản dịch toàn văn Bài giáo lý của  Đức Giáo Hoàng Phanxicô
HG
Bài giáo lý của  Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thần chào Quý Anh Chị Em !
Trong  Bài giáo lý ngày hôm nay, kết thúc hành trình về Mười Điều Răn, chúng ta có thể dùng như là chủ đề chìa khóa, chủ đề những mong muốn, cho phép chúng ta đi lại hành trình đã qua và tóm lược các chặng đường và đọc lại văn bản Thập Điều, luôn hoàn toàn dưới ánh sáng của sự mặc khải trong  Đức Kitô.
Chúng ta đã khởi hành bằng lòng tri ân như là nền móng của mối quan hệ tin tưởng và vâng phục : Thiên Chúa – như chúng ta đã thấy – không đòi hỏi gì trước khi đã ban cho chúng ta quá nhiều. Người mời gọi chúng ta vâng phục để cứu chuộc chúng ta khỏi điều dối trá của những thứ tín ngưỡng thờ thần của thế giới này đang có bao nhiêu quyền hành đối với chúng ta. Quả vậy, tìm kiếm sự thực hiện trong các tượng thần của thế giới này sẽ làm chúng ta cạn kiệt và khiến chúng ta trở thành nô lệ, trong khi điều cho chúng ta một vóc giáng và một thể chất, chính là quan hệ với Người, trong Đức Kitô, làm cho chúng ta trở thành con cái của Người khởi đầu từ tình phụ tử của Người (x.Dt 3,14-16).
Điều này bao hàm một tiến trình chúc lành và giải thoát, vốn là sự nghỉ ngơi đích thực. Cũng như Thánh Vịnh đã nói : « Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn, ơn cứu độ tôi bởi Người mà tới » (Tv 62,2).  
Cuộc đời được giải phóng này trở thành sự đón nhận lịch sử cá nhân chúng ta và hòa giải chúng ta với những gì chúng ta đã sống từ thuở thiếu thời cho đến bây giờ và đã làm cho chúng ta trở thành những con người trưởng thành, có khả năng cho đi sức nặng chính xác của chúng ta cho những thực tế và cho những con người của cuộc đời chúng ta. Chính nhờ con đường này mà chúng ta đi vào mối quan hệ với người thân cận, vốn dĩ từ tình yêu mà Thiên Chúa đã cho thấy trong  Đức Giêsu Kitô, là một ơn gọi đến với cái đẹp của sự trung thành, của lòng quảng đại và của sự chân thật.
Nhưng để sống như thế - nghĩa là trong cái đẹp của sự trung thành, của lòng quảng đại và của tính chân thật – chúng ta cần phải có một con tim mới mẻ, được cư ngụ bởi Chúa Thánh Thần (x. Ed 11,19 ; 36,26). Tôi tự hỏi : cuộc « ghép » tim này tiến hành như thế nào, từ trái tim cũ sang trái tim mới ? Qua ơn có được những mong ước mới (x. Rm 8,6), được gieo trổng trong chúng ta bởi ân sủng của Thiên Chúa, đặc biệt là qua Mười Điều Răn được Chúa Giêsu chu toàn, như Người đã dạy trong « bài giảng trên núi » (x. Mt 5, 17-48). Quả vậy, trong sự chiêm nghiệm về cuộc đời được mô tả trong Thập Điều, như là một cuộc sống biết ơn, tự do, đích thực, cuộc sống chúc phúc, trưởng thành, gìn giữ và yêu thương sự sống, thủy chung, quảng đại và chân thật, hầu như chúng ta cũng  không hề hay biết, chúng ta cùng ở trước mặt Chúa Kitô. Thập Điều là một cuộc « soi rọi tia X » của mình, nó mô tả như một tấm hình âm bản nổi lên khuôn mặt của mình – như khuôn mặt trong tấm Vải Liệm Chúa Giêsu. Và như thế Chúa Thánh Thần làm cho trái tim chúng ta kết thành hoa trái bằng cách gieo vào lòng chúng ta những mong ước vốn là một ân sủng của Người, những mong ước của Chúa Thánh Thần. Mong ước theo Chúa Thánh Thần, mong ước theo nhịp độ của Chúa Thánh Thần, mong ước với âm nhạc của Chúa Thánh Thần.
Khi nhìn lên  Đức Kitô, chúng ta thấy được chân, thiện, mỹ. Và Chúa Thánh Thần tạo ra một sự sống, khi nhậm lời những mong ước của Người, làm ra trong chúng ta đức tin, đức cậy và đức mến.
Như thế, chúng ta hiểu rõ hơn thế nào là sự kiện Chúa Giêsu không đến để bãi bỏ lề luật mà để kiện toàn lề luật, để làm cho lề luật lớn lên, trong khi lề luật theo xác thịt là một loạt những quy định và những cấm đoán, theo Thần Khí thì cũng luật này trở thành sự sống (x. Ga 6,63 ; Ep. 2,15), bởi vì không còn phải là một tiêu chuẩn mà là thân xác của chính Đức Kitô, Đấng thương yêu chúng ta, tìm kiếm chúng ta, tha thứ cho chúng ta, an ủi chúng ta và tái tạo chúng ta vào trong Nhiệm Thể của Người, hiệp thông với Đức Chúa Cha, nó đã bị mất đi bởi sự bất tuân tội lỗi.  Và như thế, tính phủ định về mặt văn học, tính phủ định trong sự biểu lộ các Điều Răn – « Chớ trộm cắp », « Chớ chửi rủa », « chớ giết người » - cái « chớ » đó đã được biến đổi thành một thái độ thiết thực : yêu thương, dọn chỗ cho người khác trong lòng mình, tất cả những mong ước đã gieo trồng sự thiết thực. Và chính là sự toàn vẹn của lề luật mà Chúa Giêsu đã đến để đem cho chúng ta.   
Trong Đức Kitô, và chỉ độc nhất trong Người, Thập Điều không còn là một sự lên án (x. Rm 8,1) và trở thành sự thật đích thực của đời sống con người, nghĩa là sự mong ước tình yêu - ở đây nẩy sinh một mong ước điều thiện, mong ước làm điều thiện – mong ước của niềm vui, của hòa bình, của lòng cao thượng, của lòng khoan dung, sự dịu hiền, lòng chung thủy, sự nhân hiền, lòng tự chủ. Từ những cái « không », người ta bước sang cái « được » : thái độ tích cực của một trái tim biết mở ra với sức mạnh của Chúa Thánh Thần.
Sự tìm kiếm Đức Kitô trong Thập Điều dùng để như thế đó : để làm trái tim chúng ta đâm hoa kết trái để nó được đầy tình yêu thương và mở ra cho công trình của  Thiên Chúa. Khi con người đi theo ước muốn của mình để sống theo Đức Kitô, lúc đó người ấy mở ra cánh của cứu độ, chỉ có thể đến, bởi vì Thiên Chúa Cha là Đấng rộng lượng và vì, như Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo đã nói, « Thiên Chúa khát khao chúng ta khao khát Ngài » (số 2560).
Nếu đó là những ước muốn xấu làm hùy hoại con người (x. Mt 15,18-20), Chúa Thánh Thần đặt để trong lòng chúng ta những ý muốn thánh thiện của Người, đó là mầm non của đời sống mới (x. 1 Ga 3,9). Đời sống mới, không phải là một nỗ lực lớn lao để phù hợp với một mẫu mực, mà đời sống mới là chính Thần Khí của Thiên Chúa bắt đầu hướng dẫn chúng ta đến những hoa trái của Người, trong một sự hài hòa giữa niềm vui của chúng ta được Người thương yêu và niềm vui của Người được yêu mến chúng ta. Hai niềm vui gặp nhau : niềm vui của Thiên Chúa thương yêu chúng ta và niềm vui của chúng ta được Người thương yêu.
Thập điều đối với chúng ta, các Kitô hữu, là như thế đó : chiêm ngắm  Đức Kitô để mở trái tim chúng ta ra nhận lấy trái tim của Người, để nhận được những ý muốn của Người, để nhận được Thần Khí của Người.
© Traduction de Zenit, Hélène Ginabat
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit
https://fr.zenit.org/articles/catechese-le-secret-de-la-greffe-du-coeur-traduction-integrale/


« Các con đừng sợ chọn Chúa Giêsu »
Đức Giáo Hoàng đối thoại với giới trẻ tại Vilnius.

Cuộc hội ngộ trước bức ảnh Chúa Giêsu « Lòng Chúa Thương Xót .
septembre 22, 2018 17:29 Anita Bourdin - Jeunes, Pape François, Voyages pontificaux


Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp giới trẻ tại Vilnius

 « Các con đừng sợ chọn Chúa Giêsu, ôm lấy chính nghĩa của Người, của Phúc Âm » : đó là lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi hàng chục ngàn thanh thiếu niên mà ngài đã gặp hôm 22/9/2018, trên sân trước thánh đường Vilnius (Lithuania), ngày đầu trong 4 ngày ngài ở lại các quốc gia Baltic. Nữ tổng thống, Bà Dalia Grybauskaité, cũng như đức nguyên tổng giám mục, Đức Hồng Y Audrys Backis, đã chào đón Đức Giáo Hoàng lúc ngài mới tới. Thời tiết ở đây lạnh hơn Rôma nhiều (10°C) và Đức Giáo Hoàng đã phải mặc chiếc áo choàng lớn mầu trắng.
Cuộc gặp đã diễn ra trước bức ảnh Chúa Giêsu, ảnh Lòng Chúa Thương Xót, được vẽ bởi họa sĩ Eugeniusz Kazimirowski năm 1934, tại Vilnius, dưới sự hướng dẫn của thánh nữ Faustina Kowalska, được tháp tùng bởi chân phước Michal Sopocko, là cha tinh thần của thánh nữ, một bí mật lớn : cha Sopocko làm người mẫu ! Bức ảnh thường được giữ trong thánh đường Chúa Ba Ngôi trở thành đền thánh Lòng Chúa Thương Xót tại Vilnius. Đền thánh xuất hiện trên webcam, không có bức ảnh.

Sau khi cầu nguyện trước bức ảnh, Đức Giáo Hoàng đã lắng nghe lời chứng của hai bạn trẻ, Monika và Jonas. Monica đã minh chứng rằng cô nhận được đức tin nhất là từ bà ngoại cô. Cha cô là người hung bạo. Cô bị đánh đập nhiều lần. Cô đã từng muốn mẹ cô bỏ đi. Cô giận mẹ và mối căm hận cha cô lớn dần. Rồi ông ta bị khánh tận và sa vào rượu chè. Mẹ cô thu gom chai không mang trả lấy tiền đi chợ mua thức ăn. Cô đã xin lỗi cha cô và ông đã ôm hôn cô. Khi cha cô quyết định rời bỏ cõi đời, cô đã hiểu, đúng là ơn Thiên Chúa đã ban cho cô được làm hòa với ông trước đó. Cô kết luận : « Thiên Chúa đã cứu con ra khỏi bóng tối bằng ánh sáng. Người đã cho con được hạnh phúc. Điều quan trọng nhất là Chúa Giêsu ở trên con thuyền cuộc đời con ».

Jonas có vợ. Anh đã tìm lại được đức tin sau 6 năm đám cưới, khi anh mắc phải một căn bệnh tự miễn dịch. Anh nói, anh đã hiểu « thế nào là được ở bên cạnh người phối ngẫu trong những lúc khó khăn và thật là quan trọng được đồng hành bởi người vợ ». « Chúng ta luôn phải tìm sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời ; bây giờ mỗi tuần ba lần, con phải đi lọc máu. Và con sống trong hy vọng », anh Jonas kết luận.

Đức Giáo Hoàng đã ôm hôn hai người và ngài đã lên tiếng, sau khi ngợi khen các bạn trẻ đã ca hát và nhẩy múa.
Ngài đã mời gọi các bạn trẻ hãy tin cậy vào Đức Kitô, như chữ viết trên bức ảnh mời gọi – « Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy nơi Chúa ! » - và ngài nói : « Quả vậy, Người không bao giờ bước ra khỏi con thuyền cuộc đời các con đâu, Người sẽ luôn đợi ở ngã ba đường của các con, Người không bao giờ ngừng hồi phục chúng ta, kể cả đôi khi chúng ta cứ nỗ lực tự hủy hoại mình. Chúa Giêsu ban cho ta nhiều và dư giả thời gian, ở đó có đủ chỗ cho những thất bại, ở đó không ai phải di cư, bởi vì có chỗ cho tất cả mọi người. Nhiều kẻ muốn chiếm ngự trái tim các con, phá hoại ruộng đồng của các con bằng cỏ lùng, nhưng cuối cùng, nếu chúng ta hiến dâng cuộc đời chúng ta cho Chúa, hạt giống tốt sẽ luôn thắng thế »
Cuối buổi ặp gỡ, Đức Tổng Giám Mục Gintaras Grusas đã mời gọi các bạn trẻ cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô như ngài thường yêu cầu và tất cả đã giơ tay về phía Đức Giáo Hoàng để cầu nguyện cho ngài.

Đức Giáo Hoàng đã lần chuỗi tại đền thánh Đức Mẹ là Cửa Bình Minh. Trên đường tới nhà thờ chánh tòa, ngài đã dừng chân bên những người bệnh của Trung Tâm điều trị tạm thời Chân Phước Michal Sopocko. Đức Giáo Hoàng đã ban phép lành cho các bệnh nhân và đã cầu nguyện cho họ.
Ngày mai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tới cố đô của Lithuania là Kaunas, cách Vilnius 100 cây số về hướng Đông-Bắc. Ngài sẽ chủ sự Thánh Lễ, và đặc biệt sẽ gặp hàng giáo sĩ và những người tận hiến. Ngài sẽ tưởng niệm các nạn nhân của nạn diệt chủng tại Lithuania và những nạn nhân trại tập trung người Do Thái.

https://fr.zenit.org/articles/nayez-pas-peur-de-vous-decider-pour-jesus-dialogue-du-pape-avec-les-jeunes-a-vilnius-texte-complet/

 

 

 

 

 

 

___________________________

<< Trang trước: =